Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
HUY CHƯƠNG TẬP THỂ CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ - Hồ Viết lượng
Sơ Lược Tiểu Sử Tác Giả
- Tháng 6-1960, nhập học khoá 10 SQTB Thủ Đức.
- 1-8-1961, ra trường bổ xung về ĐĐ 315 BĐQ, giữ chức vụ trung đội trưởng.
- 1961-1963: ĐĐ 315 BĐQ chuyển từ Tân Uyên Biên Hoà thuộc QK III về QK
IV, đóng tại “Cái Vồn” là bản doanh của Tướng Năm Lửa, quận Bình Minh,
Vĩnh Long.
- 1963-1965: Tr/U ĐĐT thuộc ĐĐ3 TĐ42 BĐQ
- 1965-1967: Tiểu Đoàn Phó TĐ 42 BĐQ.
- 1967-1968: Th/T TĐT Tiểu Đoàn 44 BĐQ.
- 1968-1971: Liên Đoàn Phó LĐ6 BĐQ, LĐ1 BĐQ.
- 1971-1973: Quận Trưởng quận Đức Lập, Quảng Đúc thuộc Vùng II, kế tiếp là Quận Trưởng quận Thiện Giáo, Bình Thuận.
- 1973-1975: Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 32 thuộc SĐ21 BB, hậu cứ ở Cà Mau.
Vào khoảng tháng 4-1965, tin tức từ Phòng 2 Sư Đoàn 22 BB cho biết, lưc lượng của địch bao gồm Trung Đoàn 18B CSBV cộng với 2 Tiểu Đoàn “cơ động” tỉnh Cần Thơ (Tây Đô), và tỉnh Sóc Trăng, hiện đang ẩn nấp dọc bờ kinh Thác Lác, toạ độ 548 458, với ý định tấn công các quận lỵ, đồn bót hai tỉnh nói trên. Sư Đoàn 21 BB bèn mở cuộc hành quân Dân Chí 250 để càn quyét tiêu diệt địch. Tiểu Đoàn 42 BĐQ được lệnh tham gia chiến dịch này. 10 giờ đêm ngày 2-5-1965, tiểu đoàn nhận phóng đồ hành quân do Sư Đoàn cấp phát. Lực lượng của ta bao gồm:
a. Lực lượng chính:
- Tiểu Đoàn 42 BĐQ (-)
- Tiểu đoàn 2/32 BB thuộc SĐ21 BB
b. Lực lượng trừ bị:
- Trung đoàn 32 BB (-), trú đóng tại sân bay Sóc Trăng.
- Tiểu đoàn 42 BĐQ (-): Đại đội 3 +4 (tại sân bay).
c. Lực lương yểm trợ:
- Một đại đội trực thăng, gồm trực thăng võ trang túc trực tại sân bay Sóc Trăng.
- Không quân chiến thuật Mỹ + Việt.
- Hoả Long.
- Pháo binh sư đoàn.
Trong phiên họp hành quân của TĐ 42 BĐQ do Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng điều khiển (có sự hiện diện của Đại Úy Wep, cố vấn trưởng), nhiệm vụ được phân chia như sau:
BCH/TĐ cộng Đ1 và Đ2 +Trung đội Trinh Sát của tiểu đoàn được trực thăng bốc tại sân bay Bạc Liêu lúc 8 giớ sáng để đổ quân vào trận địa theo phóng đồ hành quân.
(Vào thời gian này, ở chung quanh bờ sông Thát Lát, dân chúng đã gặt hái xong nên cánh đồng mênh mông chỉ còn trơ cuống rạ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, dân để lại gốc rạ cao từ 20 đến 30cm. Khi gốc rạ khô, họ sẽ đốt lấy tro làm phân bón cho mùa tới.)
Mục tiêu là kinh Thác Lác, nơi đây bờ kinh cao hơn mặt ruộng từ 50cm đến 1m. Địch đang chiến giữ điạ thế này nên rất có ưu thế vì ở trên cao, xạ trường có thể quan sát từ xa.
Đối với lực lượng của ta, trước khi đổ quân vào mục tiêu thuờng dọn bãi đáp bằng pháo binh, trực thăng võ trang, đồng thời xử dụng không quân đánh phá vị trí địch trước khi đổ bộ vào mục tiêu.
8 giờ sáng, tiểu đoàn 2/32 SĐ 21 BB đổ quân vào hướng Tây Bắc mục tiêu, cách bờ kinh khoảng 500m trong khi TĐ42 BĐQ đổ quân cách bờ kinh khoảng 400m thuộc hướng Tây Nam, đối diện với TĐ2/32 BB. Tiểu đoàn 2/32 vừa chạm đất đã bị Tiểu đoàn của VC thuộc tỉnh Sóc Trăng, bố trí sẵn trên bờ kinh Thát Lát, tác xạ rất mãnh liệt. Mặc dù điạ thế khu vực đổ quân trống trải, nhưng nhờ các bờ ruộng, các mương nhỏ nên TĐ đã phản ứng kịp thời, tránh được thiệt hại ban đầu. Đồng thời nhờ trực thăng võ trang yểm trợ nên tổn thất đơn vị bạn không quá nặng.
9 giờ 10 sáng, TĐ42 BĐQ cũng chạm súng mạnh với TĐ Tây Đô của VC sau khi rời bãi đáp trực thăng.
TĐ2/32 BB phối hợp với TĐ42 BĐQ dã quần thảo với VC một thời gian khá dài, nhưng vì địch và ta rất gần nhau nên quân ta không thể xử dụng pháo binh, trực thăng võ trang được. Trong thời gian gần đây, vì biết chúng ta có ưu thế hoả lực yểm trợ, nên chúng vô hiệu hoá bằng cách bám sát quân ta. Ta và địch xen kẽ nhau như một miếng bánh “da lợn”. Hai bên cùng lấy bờ kinh Thát Lát làm điểm tựa để đánh nhau.
Đ1/42 nằm tại chỗ bắn cầm chân TĐ Tây Đô cuả VC. Trong khi đó BCH TĐ42 + Đ2 +tiểu đội trinh sát vừa đánh vừa di chuyển về hướng Đông, rồi chuyền ngược về hướng Tây, phối hợp với Đ1/42 bao vây địch.
Chúng cũng không kém, di chuyển 2 đại đội về hướng Đông, rồi trở ngược về hướng Tây Nam để bao vây lại TĐ 42 BĐQ (-). Địch và ta dành nhau từng bờ ruộng, từng con mương, và từng rặng trâm bầu. Hai bên ghìm nhau bắn qua bắn lại từ 9:30 sáng cho đến 4:30 chiều, bất phân thắng bại!
Trời đã về chiều, hoả lực của Không Quân không thể giúp đỡ gì hơn cho quân bạn.
Chúng tôi, 2 đại đội trừ bị tại sân bay Bạc Liêu, qua tần số nội bộ đã theo dõi trận đánh từ đầu. Chúng tôi đã biết cả ta và địch đã thấm mệt vì 2 bên đều có thương vong! Đạn dược của Tiểu Đoàn 42 (-) đang cạn dần nhưng không thể tiếp viện được vì quân ta bị kẹp giữa 2 làn đạn của quân địch. Vì thế, hai đại đội chúng tôi rất nóng lòng được “tung” vào mặt trận để tiếp ứng quân bạn.
4:50 chiều, Đ3 + Đ4 BĐQ được sư đoàn điều điều động lên sân bay Sóc Trăng.
5:30 chiều, tôi được gọi đến trình diện Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Tư Lệnh Quân Đoàn VI, QK VI. Sau khi trình diện tên, cấp bậc, chức vụ, Chuẩn Tướng Quang hỏi tôi về quân số đại đội.
- Thưa Chuẩn Tướng, 110 binh sĩ. Tôi trả lời.
Chuẩn Tướng Quang ra lệnh cho tôi phải cố gắng tiếp ứng cánh quân của TĐ 42 BĐQ đang bị địch bao vây. Nhờ theo dõi từ sàng đến giờ, tôi đã hiểu rất rõ tình hình ta và địch. Vì thế, tôi đã phác hoạ được chiến thuật để tiêu diệt chúng.
ĐĐ3 42BĐQ được 11 chiếc HU1D vận chuyển và 4 trực thăng võ trang yểm trợ. Khi bay vòng vòng trên mặt trận, tôi đã xác nhận được quân bạn qua những trái khói màu xanh. Nơi bãi đổ quân, khói bay mù mịt, phần do gốc rạ còn cháy, phần do trực thăng thả trái khói để che mắt VC. Trên máy bay, tôi ra lệnh cho đon vị khi xuống đất không được xử dụng súng bắn vòng cầu, như súng cối 61 ly và M-79, mà chỉ dúng tối đa lựu đạn ném vào hầm của địch khi tấn công. Đồng thời, tôi cũng thông báo cho quân bạn đang ở dưới đất rằng khi thấy đại đội đổ quân thì phải nằm sát đất để tránh đạn.
Khi đơn vị hoàn tất cuộc đổ quân, tôi ra lệnh đại đội dàn hàng ngang. Trung đội 3 mở rộng qua cánh phải, xử dụng đại liên M-60 tác xạ sát mặt đất vào phòng tuyến địch để ghìm đầu chúng xuống, không cho chúng trồi đầu lên tác xạ vào các vị trí của ta. Trong khi đó, trực thăng võ trang bay trên phiá trên để chuẩn bị tinh thần cho quân sĩ đang tấn công. Trung đội 1 và 2 tấn công thẳng vào phòng tuyến địch, dùng lựu đạn ném vào các hàm cá nhân của chúng. Địch kháng cự mãnh liệt, nhưng sau 30 phút chịu đụng cuộc tấn công của quân ta, một số VC bị chết tại chỗ, một số nhảy ra khỏi hầm chạy thoát thân về hướng Đông.
Lúc này trời đã tối hẳn. Hoả long, bao vùng đảm trách, bắn hoả châu sáng chói bầu trời. Những tên VC còn sống sót chạy tán loạn về hướng Đông làm mồi ngon cho các trực thăng võ trang.
ĐĐ3, bắt tay được với BCH/TĐ42 BĐQ, cùng ĐĐ1 và 2 tấn công phần còn lại của TĐ Tây Đô và TĐ “cơ động” tỉnh Sóc Trăng. Lại thêm một số bị tiêu diệt, một số thoát thân trong đêm tối. Trung Đoàn 18B CSBV, trừ bị của địch, không dám xuất đầu lộ diện!
TĐ42 BĐQ đã bắt tay được với TĐ2/32 BB đang ở bên kia bờ kinh Thát Lát. TĐT 42 BĐQ được lịnh từ sư đoàn là chỉ huy tổng quát qua đêm tại mặt trận.
Lực lượng phòng thử được phân chia như sau: TĐ42 BĐQ phòng thủ bờ Nam, TĐ2/32 phòng thủ bờ Bắc kinh Thát Lát. Hoả châu bao vùng thả trái sáng và dùng hỏa lực bảo vệ để bảo vệ quân ta đang trú đóng.
Sau khi hoàn tất việc phòng thủ khoảng 10 giờ tối, tôi được Đại Úy TĐT, cùng Đại Uý Wep, cố vấn TĐ, bắt tay chúc mừng, khen ngợi. ĐĐ3 BĐQ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải vây cho TĐ và quân bạn.
Sáng hôm sau, TĐ lại dàn hàng ngang để lục soát chiến trường. Binh sĩ đi tới từng hầm cá nhân kéo VC lên, các thi thể này nếu còn sống thì rất trẻ. Đúng là đám giặc Công, vô thần, xem mạng người như cỏ rác. Khi thấy xác địch nằm phơi đầy trên trên các cánh đồng đang còn bốc khói dưới ánh nắng ban mai của muà hè, thật sự tôi thấy xốn xang. Nhưng biết làm sao. Mình không giết chúng thì chúng giết mình thôi. “Chiến tranh là như vậy!”
Sau 2 giờ lục soát ta đếm được 42 VC chết tại chỗ, thu được mộ số vũ khí cộng đồng và cá nhân. Chiên thắng nào cũng phải trả giá. Ta bị thưong 13, tử thương 13. 9:30 sáng hôm sau, TĐ đón tiếp một số phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, và truyền hình của Nhật, Pháp v..v.. Đ/U TĐT v à cố vấn trưởng TĐ hướng dẫn phái đoàn Pháp đi quan sát chiến trường. Đ/U Biết đã cử Tr/U Vũ Ngọc Hồ Paul làm thông dịch viên. Trung Uý Paul rất giỏi tiếng Pháp. Tôi không nhớ, dường như Tr/U Paul khoá 18 hay 20 Võ Bị Đà Lạt.
Sau khi phái đoàn báo chí ra về, TĐ 42 BĐQ được không vận ra sân bay Sóc Trăng, rồi Quân Vận Sư Đoàn 21 BB chuyển vận TĐ về hậu cứ ở Bạc Liêu.
Tiểu đoàn 42/BĐQ trong thời gian được tăng phái cho Sư đoàn 21/BB, đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân Dân Chí do sư đoàn tổ chức, tại các địa danh thuộc Khu 42 Chiến thuật như: Kinh Thác Lác, Phụng Hiệp, Bún Tàu v.v… (thuộc tỉnh Cần Thơ). Tiểu đoàn đã gặt hái được nhiều kết quả, điển hình gần đây nhất là Đ3 thuộc TĐ đã giải vây thành công cho TĐ42 BĐQ và TĐ2/32 BB trên bờ kinh Thác Lác. TĐ42 BĐQ vì thế đã được thượng cấp ân thưởng. Một số sĩ quan, hạ sĩ quan, và binh sĩ đã được thăng cấp, gắn huy chương trong cuộc lễ.
Vì sơ xuất, tôi không được thăng cấp cũng như không được gắn huy chương trong dịp này, vì không có tên trong danh sách đề nghị thăng thưởng, mà là tên một người khác cùng ở trong đơn vị. Nhờ sự can thiệp của Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Tư Lệnh QĐVI và QK4, sau khi xem xét lại danh sách và thấy thiếu tên tôi, nên ông đã yêu cầu điều chỉnh. Sở dĩ ông nhớ đến tôi là nhờ những câu hỏi của ông và những câu trả lời trước đây của tôi tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn (như đã đề cập ở trên). Tôi đã được thăng lên đại uý và được tưởng thưởng Bảo Quốc Huân Chương Đệ Ngũ Đẳng, kèm Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương liễu vào khoảng tháng 5-1965.
Trong thời gian được đặt dưới quyền chỉ huy gián tiếp của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh SĐ21 BB, kiêm Khu 42 Chiến Thuật, quân nhân các cấp của TĐ đã được nhiều loại huy chương và thăng cấp. Đại Uý Web, cố vấn trưởng của TĐ, đã phúc trình về Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Nhờ thế, TĐ là đơn vi đầu tiên của QLVNCH được nhận Huy Chương Tập Thể cuả Tổng Thống Hoa Kỳ (Presidential Unit Citation).
Một ngày đẹp trời dưới ánh ban mai rực rỡ tại sân bay Sóc Trăng, TĐ đã tập họp để nhận huy chương cao quý này. Đại Tướng Westmoreland, đại diện Tổng Thống Johnson, đã gắn huy chương cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Biết, Đại Uý Wep, và một số sĩ quan trong đó có tôi.
Chiếc huy chương có chiều dài khoảng 4cm, ngang 1.5cm, mạ vàng, nền bằng nhung xanh trông khá đẹp. Nó giống như chiếc bàn bi da thu nhỏ nên binh sĩ TĐ thường gọi đùa là “huy chương bi da”. Sau này, TĐ 42 BĐQ còn được gắn thêm 3 huy chương nhành dương liễu trên nền nhung của huy chương tập thể.
(Sau bao biến đổi đau thương, một số trong anh em chúng tôi đã đã mất
trong chiến trận. Một số còn sống sót thì bị trả thù một cách nghiệt
ngã, vô nhân đạo trong ngục tù của tập đoàn CS vô thần, vô tổ quốc.
Những ai còn sống sót đến nay trẻ nhất cũng gần 60. Tôi đã ghi lại những
gì mình đã cống hiến cả cuộc đời trai trẻ cho Tổ Quốc, mà không hổ thẹn
với Tiền Nhân! Việc ghi lại có thể có nhiều thiếu sót vì sự kiện xảy ra
quá lâu. Cũng mong quý độc giả niệm tình tha thứ./.)
bietdongquan.com
Sinh Tồn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
HUY CHƯƠNG TẬP THỂ CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ - Hồ Viết lượng
Sơ Lược Tiểu Sử Tác Giả
- Tháng 6-1960, nhập học khoá 10 SQTB Thủ Đức.
- 1-8-1961, ra trường bổ xung về ĐĐ 315 BĐQ, giữ chức vụ trung đội trưởng.
- 1961-1963: ĐĐ 315 BĐQ chuyển từ Tân Uyên Biên Hoà thuộc QK III về QK
IV, đóng tại “Cái Vồn” là bản doanh của Tướng Năm Lửa, quận Bình Minh,
Vĩnh Long.
- 1963-1965: Tr/U ĐĐT thuộc ĐĐ3 TĐ42 BĐQ
- 1965-1967: Tiểu Đoàn Phó TĐ 42 BĐQ.
- 1967-1968: Th/T TĐT Tiểu Đoàn 44 BĐQ.
- 1968-1971: Liên Đoàn Phó LĐ6 BĐQ, LĐ1 BĐQ.
- 1971-1973: Quận Trưởng quận Đức Lập, Quảng Đúc thuộc Vùng II, kế tiếp là Quận Trưởng quận Thiện Giáo, Bình Thuận.
- 1973-1975: Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 32 thuộc SĐ21 BB, hậu cứ ở Cà Mau.
Vào khoảng tháng 4-1965, tin tức từ Phòng 2 Sư Đoàn 22 BB cho biết, lưc lượng của địch bao gồm Trung Đoàn 18B CSBV cộng với 2 Tiểu Đoàn “cơ động” tỉnh Cần Thơ (Tây Đô), và tỉnh Sóc Trăng, hiện đang ẩn nấp dọc bờ kinh Thác Lác, toạ độ 548 458, với ý định tấn công các quận lỵ, đồn bót hai tỉnh nói trên. Sư Đoàn 21 BB bèn mở cuộc hành quân Dân Chí 250 để càn quyét tiêu diệt địch. Tiểu Đoàn 42 BĐQ được lệnh tham gia chiến dịch này. 10 giờ đêm ngày 2-5-1965, tiểu đoàn nhận phóng đồ hành quân do Sư Đoàn cấp phát. Lực lượng của ta bao gồm:
a. Lực lượng chính:
- Tiểu Đoàn 42 BĐQ (-)
- Tiểu đoàn 2/32 BB thuộc SĐ21 BB
b. Lực lượng trừ bị:
- Trung đoàn 32 BB (-), trú đóng tại sân bay Sóc Trăng.
- Tiểu đoàn 42 BĐQ (-): Đại đội 3 +4 (tại sân bay).
c. Lực lương yểm trợ:
- Một đại đội trực thăng, gồm trực thăng võ trang túc trực tại sân bay Sóc Trăng.
- Không quân chiến thuật Mỹ + Việt.
- Hoả Long.
- Pháo binh sư đoàn.
Trong phiên họp hành quân của TĐ 42 BĐQ do Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng điều khiển (có sự hiện diện của Đại Úy Wep, cố vấn trưởng), nhiệm vụ được phân chia như sau:
BCH/TĐ cộng Đ1 và Đ2 +Trung đội Trinh Sát của tiểu đoàn được trực thăng bốc tại sân bay Bạc Liêu lúc 8 giớ sáng để đổ quân vào trận địa theo phóng đồ hành quân.
(Vào thời gian này, ở chung quanh bờ sông Thát Lát, dân chúng đã gặt hái xong nên cánh đồng mênh mông chỉ còn trơ cuống rạ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, dân để lại gốc rạ cao từ 20 đến 30cm. Khi gốc rạ khô, họ sẽ đốt lấy tro làm phân bón cho mùa tới.)
Mục tiêu là kinh Thác Lác, nơi đây bờ kinh cao hơn mặt ruộng từ 50cm đến 1m. Địch đang chiến giữ điạ thế này nên rất có ưu thế vì ở trên cao, xạ trường có thể quan sát từ xa.
Đối với lực lượng của ta, trước khi đổ quân vào mục tiêu thuờng dọn bãi đáp bằng pháo binh, trực thăng võ trang, đồng thời xử dụng không quân đánh phá vị trí địch trước khi đổ bộ vào mục tiêu.
8 giờ sáng, tiểu đoàn 2/32 SĐ 21 BB đổ quân vào hướng Tây Bắc mục tiêu, cách bờ kinh khoảng 500m trong khi TĐ42 BĐQ đổ quân cách bờ kinh khoảng 400m thuộc hướng Tây Nam, đối diện với TĐ2/32 BB. Tiểu đoàn 2/32 vừa chạm đất đã bị Tiểu đoàn của VC thuộc tỉnh Sóc Trăng, bố trí sẵn trên bờ kinh Thát Lát, tác xạ rất mãnh liệt. Mặc dù điạ thế khu vực đổ quân trống trải, nhưng nhờ các bờ ruộng, các mương nhỏ nên TĐ đã phản ứng kịp thời, tránh được thiệt hại ban đầu. Đồng thời nhờ trực thăng võ trang yểm trợ nên tổn thất đơn vị bạn không quá nặng.
9 giờ 10 sáng, TĐ42 BĐQ cũng chạm súng mạnh với TĐ Tây Đô của VC sau khi rời bãi đáp trực thăng.
TĐ2/32 BB phối hợp với TĐ42 BĐQ dã quần thảo với VC một thời gian khá dài, nhưng vì địch và ta rất gần nhau nên quân ta không thể xử dụng pháo binh, trực thăng võ trang được. Trong thời gian gần đây, vì biết chúng ta có ưu thế hoả lực yểm trợ, nên chúng vô hiệu hoá bằng cách bám sát quân ta. Ta và địch xen kẽ nhau như một miếng bánh “da lợn”. Hai bên cùng lấy bờ kinh Thát Lát làm điểm tựa để đánh nhau.
Đ1/42 nằm tại chỗ bắn cầm chân TĐ Tây Đô cuả VC. Trong khi đó BCH TĐ42 + Đ2 +tiểu đội trinh sát vừa đánh vừa di chuyển về hướng Đông, rồi chuyền ngược về hướng Tây, phối hợp với Đ1/42 bao vây địch.
Chúng cũng không kém, di chuyển 2 đại đội về hướng Đông, rồi trở ngược về hướng Tây Nam để bao vây lại TĐ 42 BĐQ (-). Địch và ta dành nhau từng bờ ruộng, từng con mương, và từng rặng trâm bầu. Hai bên ghìm nhau bắn qua bắn lại từ 9:30 sáng cho đến 4:30 chiều, bất phân thắng bại!
Trời đã về chiều, hoả lực của Không Quân không thể giúp đỡ gì hơn cho quân bạn.
Chúng tôi, 2 đại đội trừ bị tại sân bay Bạc Liêu, qua tần số nội bộ đã theo dõi trận đánh từ đầu. Chúng tôi đã biết cả ta và địch đã thấm mệt vì 2 bên đều có thương vong! Đạn dược của Tiểu Đoàn 42 (-) đang cạn dần nhưng không thể tiếp viện được vì quân ta bị kẹp giữa 2 làn đạn của quân địch. Vì thế, hai đại đội chúng tôi rất nóng lòng được “tung” vào mặt trận để tiếp ứng quân bạn.
4:50 chiều, Đ3 + Đ4 BĐQ được sư đoàn điều điều động lên sân bay Sóc Trăng.
5:30 chiều, tôi được gọi đến trình diện Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Tư Lệnh Quân Đoàn VI, QK VI. Sau khi trình diện tên, cấp bậc, chức vụ, Chuẩn Tướng Quang hỏi tôi về quân số đại đội.
- Thưa Chuẩn Tướng, 110 binh sĩ. Tôi trả lời.
Chuẩn Tướng Quang ra lệnh cho tôi phải cố gắng tiếp ứng cánh quân của TĐ 42 BĐQ đang bị địch bao vây. Nhờ theo dõi từ sàng đến giờ, tôi đã hiểu rất rõ tình hình ta và địch. Vì thế, tôi đã phác hoạ được chiến thuật để tiêu diệt chúng.
ĐĐ3 42BĐQ được 11 chiếc HU1D vận chuyển và 4 trực thăng võ trang yểm trợ. Khi bay vòng vòng trên mặt trận, tôi đã xác nhận được quân bạn qua những trái khói màu xanh. Nơi bãi đổ quân, khói bay mù mịt, phần do gốc rạ còn cháy, phần do trực thăng thả trái khói để che mắt VC. Trên máy bay, tôi ra lệnh cho đon vị khi xuống đất không được xử dụng súng bắn vòng cầu, như súng cối 61 ly và M-79, mà chỉ dúng tối đa lựu đạn ném vào hầm của địch khi tấn công. Đồng thời, tôi cũng thông báo cho quân bạn đang ở dưới đất rằng khi thấy đại đội đổ quân thì phải nằm sát đất để tránh đạn.
Khi đơn vị hoàn tất cuộc đổ quân, tôi ra lệnh đại đội dàn hàng ngang. Trung đội 3 mở rộng qua cánh phải, xử dụng đại liên M-60 tác xạ sát mặt đất vào phòng tuyến địch để ghìm đầu chúng xuống, không cho chúng trồi đầu lên tác xạ vào các vị trí của ta. Trong khi đó, trực thăng võ trang bay trên phiá trên để chuẩn bị tinh thần cho quân sĩ đang tấn công. Trung đội 1 và 2 tấn công thẳng vào phòng tuyến địch, dùng lựu đạn ném vào các hàm cá nhân của chúng. Địch kháng cự mãnh liệt, nhưng sau 30 phút chịu đụng cuộc tấn công của quân ta, một số VC bị chết tại chỗ, một số nhảy ra khỏi hầm chạy thoát thân về hướng Đông.
Lúc này trời đã tối hẳn. Hoả long, bao vùng đảm trách, bắn hoả châu sáng chói bầu trời. Những tên VC còn sống sót chạy tán loạn về hướng Đông làm mồi ngon cho các trực thăng võ trang.
ĐĐ3, bắt tay được với BCH/TĐ42 BĐQ, cùng ĐĐ1 và 2 tấn công phần còn lại của TĐ Tây Đô và TĐ “cơ động” tỉnh Sóc Trăng. Lại thêm một số bị tiêu diệt, một số thoát thân trong đêm tối. Trung Đoàn 18B CSBV, trừ bị của địch, không dám xuất đầu lộ diện!
TĐ42 BĐQ đã bắt tay được với TĐ2/32 BB đang ở bên kia bờ kinh Thát Lát. TĐT 42 BĐQ được lịnh từ sư đoàn là chỉ huy tổng quát qua đêm tại mặt trận.
Lực lượng phòng thử được phân chia như sau: TĐ42 BĐQ phòng thủ bờ Nam, TĐ2/32 phòng thủ bờ Bắc kinh Thát Lát. Hoả châu bao vùng thả trái sáng và dùng hỏa lực bảo vệ để bảo vệ quân ta đang trú đóng.
Sau khi hoàn tất việc phòng thủ khoảng 10 giờ tối, tôi được Đại Úy TĐT, cùng Đại Uý Wep, cố vấn TĐ, bắt tay chúc mừng, khen ngợi. ĐĐ3 BĐQ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải vây cho TĐ và quân bạn.
Sáng hôm sau, TĐ lại dàn hàng ngang để lục soát chiến trường. Binh sĩ đi tới từng hầm cá nhân kéo VC lên, các thi thể này nếu còn sống thì rất trẻ. Đúng là đám giặc Công, vô thần, xem mạng người như cỏ rác. Khi thấy xác địch nằm phơi đầy trên trên các cánh đồng đang còn bốc khói dưới ánh nắng ban mai của muà hè, thật sự tôi thấy xốn xang. Nhưng biết làm sao. Mình không giết chúng thì chúng giết mình thôi. “Chiến tranh là như vậy!”
Sau 2 giờ lục soát ta đếm được 42 VC chết tại chỗ, thu được mộ số vũ khí cộng đồng và cá nhân. Chiên thắng nào cũng phải trả giá. Ta bị thưong 13, tử thương 13. 9:30 sáng hôm sau, TĐ đón tiếp một số phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, và truyền hình của Nhật, Pháp v..v.. Đ/U TĐT v à cố vấn trưởng TĐ hướng dẫn phái đoàn Pháp đi quan sát chiến trường. Đ/U Biết đã cử Tr/U Vũ Ngọc Hồ Paul làm thông dịch viên. Trung Uý Paul rất giỏi tiếng Pháp. Tôi không nhớ, dường như Tr/U Paul khoá 18 hay 20 Võ Bị Đà Lạt.
Sau khi phái đoàn báo chí ra về, TĐ 42 BĐQ được không vận ra sân bay Sóc Trăng, rồi Quân Vận Sư Đoàn 21 BB chuyển vận TĐ về hậu cứ ở Bạc Liêu.
Tiểu đoàn 42/BĐQ trong thời gian được tăng phái cho Sư đoàn 21/BB, đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân Dân Chí do sư đoàn tổ chức, tại các địa danh thuộc Khu 42 Chiến thuật như: Kinh Thác Lác, Phụng Hiệp, Bún Tàu v.v… (thuộc tỉnh Cần Thơ). Tiểu đoàn đã gặt hái được nhiều kết quả, điển hình gần đây nhất là Đ3 thuộc TĐ đã giải vây thành công cho TĐ42 BĐQ và TĐ2/32 BB trên bờ kinh Thác Lác. TĐ42 BĐQ vì thế đã được thượng cấp ân thưởng. Một số sĩ quan, hạ sĩ quan, và binh sĩ đã được thăng cấp, gắn huy chương trong cuộc lễ.
Vì sơ xuất, tôi không được thăng cấp cũng như không được gắn huy chương trong dịp này, vì không có tên trong danh sách đề nghị thăng thưởng, mà là tên một người khác cùng ở trong đơn vị. Nhờ sự can thiệp của Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Tư Lệnh QĐVI và QK4, sau khi xem xét lại danh sách và thấy thiếu tên tôi, nên ông đã yêu cầu điều chỉnh. Sở dĩ ông nhớ đến tôi là nhờ những câu hỏi của ông và những câu trả lời trước đây của tôi tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn (như đã đề cập ở trên). Tôi đã được thăng lên đại uý và được tưởng thưởng Bảo Quốc Huân Chương Đệ Ngũ Đẳng, kèm Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương liễu vào khoảng tháng 5-1965.
Trong thời gian được đặt dưới quyền chỉ huy gián tiếp của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh SĐ21 BB, kiêm Khu 42 Chiến Thuật, quân nhân các cấp của TĐ đã được nhiều loại huy chương và thăng cấp. Đại Uý Web, cố vấn trưởng của TĐ, đã phúc trình về Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Nhờ thế, TĐ là đơn vi đầu tiên của QLVNCH được nhận Huy Chương Tập Thể cuả Tổng Thống Hoa Kỳ (Presidential Unit Citation).
Một ngày đẹp trời dưới ánh ban mai rực rỡ tại sân bay Sóc Trăng, TĐ đã tập họp để nhận huy chương cao quý này. Đại Tướng Westmoreland, đại diện Tổng Thống Johnson, đã gắn huy chương cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Biết, Đại Uý Wep, và một số sĩ quan trong đó có tôi.
Chiếc huy chương có chiều dài khoảng 4cm, ngang 1.5cm, mạ vàng, nền bằng nhung xanh trông khá đẹp. Nó giống như chiếc bàn bi da thu nhỏ nên binh sĩ TĐ thường gọi đùa là “huy chương bi da”. Sau này, TĐ 42 BĐQ còn được gắn thêm 3 huy chương nhành dương liễu trên nền nhung của huy chương tập thể.
(Sau bao biến đổi đau thương, một số trong anh em chúng tôi đã đã mất
trong chiến trận. Một số còn sống sót thì bị trả thù một cách nghiệt
ngã, vô nhân đạo trong ngục tù của tập đoàn CS vô thần, vô tổ quốc.
Những ai còn sống sót đến nay trẻ nhất cũng gần 60. Tôi đã ghi lại những
gì mình đã cống hiến cả cuộc đời trai trẻ cho Tổ Quốc, mà không hổ thẹn
với Tiền Nhân! Việc ghi lại có thể có nhiều thiếu sót vì sự kiện xảy ra
quá lâu. Cũng mong quý độc giả niệm tình tha thứ./.)
bietdongquan.com
Sinh Tồn