Kinh Đời
Hà thành ốc học
Ốc luộc hay bún ốc thì bắt đầu đều từ ốc. Mà tuy ốc có quanh năm, nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9 âm lịch, ốc béo nhất! Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền
----------------------------------------------------
Nhận xét của nhà báo Nguyễn Lưu (FB Lưu Nguyễn)
Nhà “Ốc học” đây rồi!
http://bautx.blogspot.com/2014/07/ha-thanh-oc-hoc.html
Hà thành ốc học
FB Nam Nguyen:
Tuy ốc có quanh năm, nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9
âm lịch, ốc béo nhất! Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền”,
chứ hồi bé mình hay ăn, lấy đồng xu có lỗ bẻ “cắc” một cái là mút thôi,
cũng ngon! Ốc vặn hay ốc đá bây giờ thành loại nhỏ nhất, nhưng loại ngon
nhất là loại vỏ nhẵn thín cơ, nếu đi mua hay đi ăn mà thấy loại ấy thì
phải chọn ngay! Ốc mít thì ngon rồi, loại nhỡ nhỡ, ăn vã cũng ngon mà
nấu bún ốc cũng được. Ốc nhồi là ốc to nhất, cẩn thận hay bị trộn cả ốc
bưou vàng vào, ăn cứng quèo,...
Nửa đêm, hai đứa Hà Nội lại vật vờ chờ xem bán kết WC ở nhà một đứa Hà
Nội thứ ba, nhưng tại Sài Gòn. Mấy chai bia Peroni chỉ làm thêm buồn
ngủ, thôi đành lấy câu chuyện ra để giết thời gian, hóa ra mới xa Hà Nội
có hơn một ngày mà cả bọn đã nhớ thế? Tôi khích bác ông em chuyên gia
làm giám đốc các dự án tin học, đầu đã hoa râm: “anh em mình chịu khó ăn
chơi quần quật, quá nửa đời người rồi, chú có cao kiến gì để khi ra Hà
Nội anh em mình làm cùng tí cho vui, chú trẻ hơn có bộ môn nào uyên thâm
không?” thì ông em trầm ngâm giây lát rồi trả lời một câu làm tôi té
ghế, tỉnh cả ngủ:
- Em là một trong rất ít nhà “Hà thành ốc học”-tức là ăn ốc giỏi như em hiếm có lắm!
Mịa, nó đánh vào chỗ yếu của mình rồi, nhưng ai lại chịu thua ngay, tôi
mới kể ngày trước nhà có cây chanh, mỗi lần nhà luộc ốc là bà bắt ra hái
lá chanh và nhất là gai chanh để nhể ốc ăn. Hắn công nhận với tôi là ăn
ốc bằng gai chanh là một lạc thú, chứ ăn bằng ghim băng thì ghê ghê, ăn
bằng cái sắt nhọn hoắt như bây giờ cũng mất một phần sung sướng, có tăm
nhọn ăn còn tàm tạm. Thế tôi hỏi nó “chú giỏi thì kể xem!”, nó bắt đầu:
- Anh có ở Hà Nội bao lâu, mà không ở phố cổ, thì cũng chả biết ăn ốc
kiểu Hà thành. Mà anh ở Nhà Hát Lớn thì mới gần phố cổ, có chịu khó lượn
lờ cũng không thể cảm nhận được như dân phố cổ. Em chẳng tin có thằng
nước ngoài nào, Bobby Chinn hay ai đi nữa, mà đòi nấu món VN bằng được
người mình. Đến cả các tỉnh khác, ốc thì đủ loại, mà có ăn tinh như
người Hà Nội đâu, nhất là những món như ốc, mà ốc anh nhớ có 2 món
chính: ốc luộc và bún ốc, anh thích nghe gì nào?
- Thì chú cứ bắt đầu từ ốc luộc anh nghe xem sao?
- Ốc luộc hay bún ốc thì bắt đầu đều từ ốc. Mà tuy ốc có quanh năm,
nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9 âm lịch, ốc béo nhất!
Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền”, chứ hồi bé mình hay
ăn, lấy đồng xu có lỗ bẻ “cắc” một cái là mút thôi, cũng ngon! Ốc vặn
hay ốc đá bây giờ thành loại nhỏ nhất, nhưng loại ngon nhất là loại vỏ
nhẵn thín cơ, nếu đi mua hay đi ăn mà thấy loại ấy thì phải chọn ngay!
Ốc mít thì ngon rồi, loại nhỡ nhỡ, ăn vã cũng ngon mà nấu bún ốc cũng
được. Ốc nhồi là ốc to nhất, cẩn thận hay bị trộn cả ốc bưou vàng vào,
ăn cứng quèo, ai chứ em thì nhất quyết không ăn con bươu vàng nào cả!
Những người theo môn “ốc học” bọn em không tính đến các loại ốc vòi voi,
ốc hương...những thứ đắt tiền mà không cần tinh tế! Ốc đâu chả có,
nhưng ngon nhất là vùng có núi đá vôi, lại có suối nhiều, đầu bảng phải
là ốc vùng chùa Hương! Rồi đến Ninh Bình, Thanh Hóa cũng được đấy. Ngày
trước ngâm ốc phải ít nhất một ngày, mà bằng nước gạo nó mới nhả hết
chất nhớt ra, ăn mới sạch; bây giờ “công nghiệp hóa” rồi, người ta cho
ớt cay vào trong nước muối để ngâm, chỉ một buổi là hết nhớt, nhưng cũng
ảnh hưởng đến chất lượng con ốc rồi...
- Thôi chú vào mục ốc luộc sớm đi, đằng nào anh cũng chỉ ăn, có mua có về nhà nấu đâu!
- Ốc luộc thì dễ nhất mà cũng khó nhất đấy bác, vì ngon nhất không phải
là ở con ốc (hàng nào tử tế thì cũng mua được ốc theo mùa ngon lành như
nhau thôi), mà bí quyết là ở cái NƯỚC CHẤM! Tất nhiên mỗi hàng pha mỗi
khác nhau, mà cũng không thể chiều “gu” được hết các khách hàng, nhưng
đấy mới là bí quyết giữ khách đấy! Cũng chỉ có nước mắm pha với nước ốc,
thêm tí gừng sả, ớt thì tùy người, nhưng mà “đẳng cấp” là đây đấy! Trừ
mấy hàng có “thương hiệu” ra, thì bọn em có đi ăn quán khác thôi chịu
khó tự pha chứ không ăn được nước mắm của chủ hàng đưa đâu! Người ta nói
“nhạt như nước ốc” nhưng nhạt thế nào, quan trọng lắm! Mà ăn ốc xong cứ
uống nước ốc nóng và cay, cũng có tác dụng sẽ không bị đau bụng đâu...
- Thế chú cho anh biết hàng ốc luộc nào “top ten” để cho vào bộ nhớ nào, môn này hơi hiếm đây?
- Đứng đầu là một hàng ốc trong ngõ nhỏ ở phố Hàm Long, đối diện nhà
thờ, đến tối mới được ra vỉa hè mặt phố. Ốc nồi nào luộc nồi nấy, luộc
bằng chính nước từ con ốc ra thôi, không cho thêm nước vào, nước chấm
thì tất nhiên là “thôi rồi”! Không hề xô bồ, không quá đông. Ốc cũng
“tuyển” đấy nên ngon lắm, khó tả bằng lời...Thứ hai là một quán ốc ở
trong ngõ Quốc Tử Giám, gần như không kém gì Hàm Long cả! Ở đây có cái
đặc biệt, là đã có nước chấm pha sẵn rồi, nhưng lại khuyến khích người
ăn tự pha chế lại cho mình. Có một khay có sẵn các gia vị, thực khách cứ
tự gia giảm vào bát nước chấm của mình! Tuổi thơ em hay ăn quán ốc gần
trường “Thanh Quan” cũng ngon, bây giờ chả để ý còn không nữa. Trong cái
làng Khương Thượng, toàn chim với chả nhái ấy cũng có quán ốc được lắm,
nhưng thường chỉ sinh viên biết thôi. Thụy Khuê có một quán ốc trước
kia khá lắm, nhưng từ khi đông khách, và nhất là bán thêm nhiều món
khác, thế là hỏng rồi. À Lê Văn Hưu có món ốc luộc đi với rượu ốc nữa,
cũng không tồi. Rồi đến Đinh Liệt, Cửa Bắc, chợ Đuổi, ốc Đức Mười ở Liễu
Giai...
Em vẫn tiếc quán ốc của bà cụ già bán ở Lương Văn Can, nước mắm tuyệt
ngon, em cứ ăn mãi để học bà cụ cách pha, bây giờ chắc cụ già quá, thấy
cửa hàng chuyển sang bán đồ chơi Tàu rồi...Hàng Lược ốc ngon nước chấm
ngon, nhưng bây giờ bán hải sản, ốc chỉ là một món câu khách thôi. Quanh
Hồ Tây đúng là nhiều quán ốc thật (đừng nghĩ là ốc Hồ Tây nhé, làm gì
có) nhưng xô bồ lắm, cứ lấy thằng Phương Nguyên ra làm ví dụ, ngày bán
cả vài tạ ốc, chất lượng chỉ trung bình khá thôi. Mà đấy là đang nói ốc
luộc, chứ ốc hấp thuốc bắc với ốc xào cay thì chả nói làm gì, mút mát
cái vỏ ốc không cũng được, chả cần ăn ốc...Hà Nội bây giờ tràn ngập các
quán ốc vỉa hè, bán thêm cả trứng chim cút lộn với nem chua rán, ngao
hấp... khách chủ yếu là sinh viên học sinh, nhưng nói chung không ăn
được, ai đời trứng chim cút cũng chấm nước chấm ốc, hỏng hết mô hình đã
du nhập từ Sài Gòn. Nhân tiện em nói luôn, trong Nam nhiều thứ ốc ngon
lắm, nhưng làm búa xua không như ngoài mình, phí thế không biết! Em đi
ăn hết rồi, từ vùng Kỳ Đồng đến chân cầu...vẫn thua Hà Nội anh ạ, nên
sau này vào đây em không ăn ốc nữa...
- Người ta bảo “ăn ốc nói mò” mà chú ăn ốc nói như đinh đóng cột thế,
được! Thôi chuyển qua môn bún ốc đi, anh là một cổ động viên có hạng cho
môn này đấy-tôi khoe khéo, vì đúng là tôi cũng thích bún ốc thật! Cách
đây hai chục năm, hay ăn ở Mai Hắc Đế mà thấy chật chội nóng bức quá,
chính anh đưa ra sáng kiến sang bên cafe đối diện ngồi, rồi bảo quán bún
ốc bê sang, sau này nhiều người bắt chước quá nên quán cafe chuyển sang
chỉ phục vụ cho khách quán ốc, hai bên cùng có lợi đấy!
- Biết ngay là mấy ông đi xa về bày đặt mà, làm hỏng hết tinh thần của
việc ăn bún ốc!-cậu em giãy nảy-rảnh rỗi sinh nông nổi là thế! Phải biết
lịch sử người Hà thành là chuyên ăn quà vặt, đấy là nét đẹp của sinh
hoạt dân Thủ đô xưa, sau này chỉ có sống ở phố cổ mới duy trì được phần
nào. Ăn quà ở đây phải hiểu là ăn nhẹ, ăn điểm tâm, lấy ngon, lấy sướng
là chính, chứ có ăn cho no đâu! Ví dụ bún ốc người ta ăn như quà sáng,
tức là trước bữa ăn trưa, chứ không phải ăn bát ô tô tú ụ để no cả buổi
mà đi cày! (Buổi chiều ăn quà thì người Hà thành hay dùng bánh, bánh
đúc, bánh giò...cũng ăn thanh cảnh thôi). Thế nên nếu anh ăn bún ốc chơi
cả bát tô to tú ụ, ngồi trong quán cafe mát rượi, xem mấy cái DVD hải
ngoại...thì đúng là bức tranh của những năm 90 rồi, sau này còn tệ nữa,
khách sạn 5 sao buffet cũng bún ốc, nguội tanh, mất hết cả chất! Rồi bây
giờ đến mấy cô người mẫu cũng mở quán ốc, menu thập cẩm chi thiên,
“sang chảnh” quá!
- Thôi được rồi, sorry vụ phá hoại “thuần phong mỹ tục”, thế chú ăn bún ốc ở đâu?
- Từ từ anh, cũng như phở có nhiều loại thì bún ốc có 2 loại chính, là
bún chan thẳng nước dùng và bún chấm. Bún chấm thì bún lạnh sẽ cho cảm
giác nguội. Tất nhiên ốc quan trọng, ốc càng đều, càng béo càng tốt
thôi. Nhưng nước dùng quan trọng lắm nhé, đời trước toàn dùng dấm bỗng,
bây giờ “công nghiệp” hơn thì dùng nước me-đấy cái bún Mai Hắc Đế anh
khen, ốc thì to, được đấy, nhưng nước dùng chua loét, không sửa được!
Rau cũng đơn giản thôi, nhiều rau chuối thì tốt, rồi là tía tô, rau
thơm...Ớt chưng phải cẩn thận. Bún thì phải thửa loại tử tế chứ không
búa xua...Ăn bún xưa kia hay dùng bát chiết yêu, để ở dưới cầm không
nóng, miệng loe ra dễ ăn, nhanh nguội, mà ăn thế thôi chứ bây giờ chơi
cả bát ô tô với nửa cân bún, sợ quá! Bún vắt to thì cắt làm đôi, không
thì dùng bún rối...
- Thôi chú làm anh khô hết cả nước dãi, cho cái “top ten” xem nào!
- Đây: đầu bảng phải là bún ốc Hàng Chai, hay lắm nên em phải miêu tả kỹ
cho anh hiểu. Quán bé thôi, chỉ bán tầm sáng, ai gọi mới nhể ốc cho vào
bát nấy, mỗi người một bát một cái ghế con, một ít rau sống, một nắm
giấy ăn để lót tay cho đỡ nóng. Nước dùng ớt chưng để cay sâu, nhiều cà
chua, nóng giãy tay, xì xụp thế thôi, mà ngon nhất Hà Nội! Mà văn hóa ăn
quà ở đây cũng rất “Hà Nội gốc” nhé: khách hàng tự phân định, ai đến
trước được phục vụ trước, nếu có tranh cãi mời cả hai ra ngoài phân xử
xong thì vào, nhà quán sẽ phục vụ sau-thế nhưng quán có quyền ưu tiên
bán cho khách quen trước, cấm cãi! Tất nhiên em là khách hàng nhiều năm,
cũng nghiễm nhiên trong diện không xếp hàng rồi! Mà ai thích ăn thêm
thịt bò với bún ốc thì cứ việc mag thịt bò theo (“mốt” bún ốc thịt bò
trước kia có mỗi hàng bún ốc ở chợ Hòe Nhai duy trì), quán sẽ chần thịt
hộ cho, tất nhiên là chần riêng ra chứ không làm ảnh hưởng đến nồi nước
dùng dấm bỗng...
Thứ nhì (nhưng có vẻ nhiều người đã nghe qua hơn): bún chấm ở Ô Quan
Chưởng-Hàng Chiếu! Bún thửa tròn như viên bi ve thôi, mỗi vắt bún vừa
đúng một gắp. Nước ốc nóng để riêng, ngày trước để trong ống tre, gắp
bún lạnh mà chấm vào, sau này cũng thay hết thành bát cho dễ dọn rửa
rồi. Hà Nội trước 1954 toàn ăn bún lạnh chấm ốc nóng thế đấy! (Ngày
trước Nguyễn Trường Tộ cũng có một quán, cũng trong ngõ, giống như ở
đây, nhưng dạo này mất chất rồi, em tránh!) Hiện còn quán ốc Tuyết ở
Hàng Chĩnh, bún lạnh ngang ngửa với Ô Quan Chưởng đấy, tóm lại 2 quán
bún lạnh này đều xuất sắc!
Thứ ba đến các quán ở trong chợ Đồng Xuân, phục vụ cả bún chan lẫn bún
chấm, rồi phố Đào Duy Từ cũng được. Rồi đến mấy quán Mai Hắc Đế, Phù
Đổng Thiên Vương (bây giờ bán cả chả ốc thì phải)...lâu năm đấy, nhưng
chất lượng có vẻ đi xuống dần, nhất là nếu bán thêm mấy món khác nữa.
Trong phủ Tây Hồ cũng có mấy quán bún ốc được, hợp khẩu vị chị em đi lễ
bái đấy, vì ở đấy người ta dùng nước dùng chế bằng khế!
- Thế theo chú thì ốc nấu ở nhà với ngoài hàng, hơn kém nhau cái gì?
- Ở nhà luộc ốc có thể không thua ngoài hàng đâu, pha nước chấm thì tự
nếm theo sở thích cũng tạm ổn. Theo em bún ốc phải ra hàng ăn mới ngon,
chứ ở nhà chỉ được cái cho thêm nhiều ốc vào bát, chứ khó có được cảm
giác nước dùng chua cay xé lưỡi, con ốc béo ngậy...như ngoài hàng. Mà
nhất là rau chuối nhiều khi chả mua được. Mấy món ốc xào, ốc chuối
đậu...nấu ở đâu chả được như nhau. Ở nhà em chỉ thấy có một món ngon hơn
ngoài hàng, đó là ốc nhồi thịt. Thời bao cấp các mẹ phải giữ những cái
vỏ ốc to, đẹp, không sứt mẻ...từ đợt này qua đợt khác, năm này qua năm
khác, để có cái làm món này. Thịt và ốc băm kỹ, phải hấp lên thế nào cho
thật dậy mùi thơm, nhớ đến lại thèm, nhưng ngày trước chỉ khi nào nhà
có khách quý thì mới được ăn món này để đãi khách, có cái trước khi vào
ăn mẹ đã dặn con cái mỗi đứa chỉ được mấy con ốc, chứ không tranh hết
phần thì khách nhịn...Bây giờ ốc, thịt, mộc nhĩ đầy ra nhưng sao cảm
giác ngon không được như xưa nữa!
- Chú cứ hoài cổ thế, thế không có món ốc nào mới mà chấp nhận được à?
- Có chứ anh, miễn là ngon, không được bảo thủ! Ví dụ về nguyên liệu, em
khoái thêm ốc biển luộc với món ốc đá Vân Đồn, cái này cũng hiếm hàng
lắm! Con ốc mồm cong hẳn lên như cái nắp, bé hơn ốc mít, ăn ngon! Còn
cách nấu mới, như em chỉ chấp nhận thêm một món “tân thời”, đó là lẩu
ốc. Lẩu chua cay ngọt na ná súp "Tôm Jăm Kung" Thái Lan, ốc luộc sơ để
có thể nhể sẵn ra rồi, lúc ăn lẩu thì nhúng vào là lấy ra luôn, cũng ăn
với bún, có món này đả rượu đã đời lắm! Em hay ăn ở quán “1946” trong
ngõ phố Cửa Bắc...
- Thế sao chú nghiên cứu “ốc học” đến tầm ấy rồi, mà không áp dụng, kinh doanh?
- Em cũng có ý định đấy, anh có tham gia không? Làm cho vui, lại bảo vệ
truyền thống ẩm thực. Làm quán ốc trông vậy, tưởng tính lãi gấp đôi là
ít, nhưng công tác chuẩn bị cực kỳ công phu, mất công lắm đấy! Mà ốc bây
giờ hay bị dính vụ phun thuốc sâu...
Trái bóng đã lăn, thôi đành gác chuyện ốc học nhiều kỳ này lại, để hôm
tới về Hà Nội khai thác tiếp. Mình định dấu dốt, sẽ không hỏi ông em này
phố Hàng Chai ở đâu đâu, hỏi bác Gúc Gồ thôi, rồi lén đi ăn xong rồi có
bàn gì thì bàn tiếp. Hay là đi Hàm Long trước...
----------------------------------------------------
Nhận xét của nhà báo Nguyễn Lưu (FB Lưu Nguyễn)
Nhà “Ốc học” đây rồi!
Sáng nay mất điện, mãi mới lò dò vào FB và đọc được bài viết của nhà “Ốc
học” Nam Nguyễn. Quả là một tay sành, tôi ghi nhận đây chinh là một
gương mặt cừ khôi trong nhát cắt thời gian đương đại, tất nhiên là về
cái món ốc.
Tôi người nệ cổ, biết ốc có vị trí xứng đáng trong những cái tên: giải,
hãi, hào, hà, hàm, lị, cáp, phục ngư, ngõa ốc tử…nên khi đọc phóng sự
này thấy sướng. Xin kể một chi tiết về cách thưởng thức bún ốc của dân
Hà Nội gốc. Ấy là gia đình cụ Phán Côn, một danh gia Hà thành, vao
khoảng năm 60 TK 20, Cụ ưa xơi món bún ốc lạnh, do cô bán bún gánh hay
đến nhà mỗi chủ nhật. Bún ốc lạnh cay cực, thế mới ngon, và hôm ấy lai
có cu Ca, gọi Cụ Phán bằng cụ, mới 6 tuổi, xinh xắn lắm và cứ đòi ăn bún
dù Cụ nói là cay. Và thế là Cụ đã gọi cho cu Ca một suất, để trong cái
mẹt, gồm có 1 đĩa bún con và bát nước bên trong có ốc. Cu bé thích chi
lắm, nhưng mới ăn được nửa suất thì cay sè rồi cất tiếng khóc ré lên va
Cụ Phán đã cười yêu “Thế cho mà biết” rồi cho 1 quả chuối, và từ hôm ấy
hễ thoáng thấy bóng cô bán bún gánh, Ca ta im thít mà chẳng dám đòi.
Con gái Cụ Phán, sau này là người nấu ăn có tiếng nhất nhì nước Nam. Bà
đã từng tham khảo cuốn “Tản Đà thực phẩm” và trong sách ấy có một chi
tiết về ốc. Đó là việc Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tự trồng rau để ăn bún
riêu, bún ốc. Nhà thơ ay có một mảnh đất chỉ bằng cái chiếu đơn, cụ làm
đất thật kĩ trước khi trồng luống rau muống đều tăm tắp. Cụ Tản Đà lai
có mấy chục cái vỏ ốc nhồi, được làm thật sạch sẽ, thậm chí dùng que
bông lau tận bên trong cái vỏ ốc y như người ta ngoáy tai vậy. Khi rau
muống đã mọc dài chừng mươi phân, Cụ Tản Đà ngắt ngọn cho sát gốc rồi
đem những cái vỏ ốc kia úp hết lên từng gốc rau muống. Chỉ một tuần, do
được tưới tắm đầy đủ, cac ngọn rau đã mọc lên và chui hết vào bên trong
vỏ ốc, khi bứt gốc rồi rút từ vỏ ốc ra, sẽ thu được những búi nhỏ xoắn
đều, màu trắng xanh và cực giòn, mỗi búi ấy rất vừa một gắp cùng lá kinh
giới và mùi khi xơi món bún ốc hay bún riêu, thật tuyệt đỉnh khó bút
nào tả xiết! Cứ sau một lần thu hoạch, lại úp vỏ vào gốc muống và tiếp
tục lứa sau...
Bạn còn nhở tác phẩm sân khấu: NGHÊU-SÒ-ỐC-HẾN chứ? Tôi khoái nhất là
câu này, khi sắp bị lộ tẩy mọi chuyện, chàng Nghêu thì thầm vào tai Ốc:
"Tình hình gay đấy anh Ốc ạ!". Câu nói tếu ấy đã được vận dụng rất
vui...
Câu chuyện về Ốc, tưởng như còn nhiều lý thú, nhưng hết giờ giải lao rồi, hẹn gặp lại.http://bautx.blogspot.com/2014/07/ha-thanh-oc-hoc.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hà thành ốc học
Ốc luộc hay bún ốc thì bắt đầu đều từ ốc. Mà tuy ốc có quanh năm, nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9 âm lịch, ốc béo nhất! Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền
Hà thành ốc học
FB Nam Nguyen:
Tuy ốc có quanh năm, nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9
âm lịch, ốc béo nhất! Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền”,
chứ hồi bé mình hay ăn, lấy đồng xu có lỗ bẻ “cắc” một cái là mút thôi,
cũng ngon! Ốc vặn hay ốc đá bây giờ thành loại nhỏ nhất, nhưng loại ngon
nhất là loại vỏ nhẵn thín cơ, nếu đi mua hay đi ăn mà thấy loại ấy thì
phải chọn ngay! Ốc mít thì ngon rồi, loại nhỡ nhỡ, ăn vã cũng ngon mà
nấu bún ốc cũng được. Ốc nhồi là ốc to nhất, cẩn thận hay bị trộn cả ốc
bưou vàng vào, ăn cứng quèo,...
Nửa đêm, hai đứa Hà Nội lại vật vờ chờ xem bán kết WC ở nhà một đứa Hà
Nội thứ ba, nhưng tại Sài Gòn. Mấy chai bia Peroni chỉ làm thêm buồn
ngủ, thôi đành lấy câu chuyện ra để giết thời gian, hóa ra mới xa Hà Nội
có hơn một ngày mà cả bọn đã nhớ thế? Tôi khích bác ông em chuyên gia
làm giám đốc các dự án tin học, đầu đã hoa râm: “anh em mình chịu khó ăn
chơi quần quật, quá nửa đời người rồi, chú có cao kiến gì để khi ra Hà
Nội anh em mình làm cùng tí cho vui, chú trẻ hơn có bộ môn nào uyên thâm
không?” thì ông em trầm ngâm giây lát rồi trả lời một câu làm tôi té
ghế, tỉnh cả ngủ:
- Em là một trong rất ít nhà “Hà thành ốc học”-tức là ăn ốc giỏi như em hiếm có lắm!
Mịa, nó đánh vào chỗ yếu của mình rồi, nhưng ai lại chịu thua ngay, tôi
mới kể ngày trước nhà có cây chanh, mỗi lần nhà luộc ốc là bà bắt ra hái
lá chanh và nhất là gai chanh để nhể ốc ăn. Hắn công nhận với tôi là ăn
ốc bằng gai chanh là một lạc thú, chứ ăn bằng ghim băng thì ghê ghê, ăn
bằng cái sắt nhọn hoắt như bây giờ cũng mất một phần sung sướng, có tăm
nhọn ăn còn tàm tạm. Thế tôi hỏi nó “chú giỏi thì kể xem!”, nó bắt đầu:
- Anh có ở Hà Nội bao lâu, mà không ở phố cổ, thì cũng chả biết ăn ốc
kiểu Hà thành. Mà anh ở Nhà Hát Lớn thì mới gần phố cổ, có chịu khó lượn
lờ cũng không thể cảm nhận được như dân phố cổ. Em chẳng tin có thằng
nước ngoài nào, Bobby Chinn hay ai đi nữa, mà đòi nấu món VN bằng được
người mình. Đến cả các tỉnh khác, ốc thì đủ loại, mà có ăn tinh như
người Hà Nội đâu, nhất là những món như ốc, mà ốc anh nhớ có 2 món
chính: ốc luộc và bún ốc, anh thích nghe gì nào?
- Thì chú cứ bắt đầu từ ốc luộc anh nghe xem sao?
- Ốc luộc hay bún ốc thì bắt đầu đều từ ốc. Mà tuy ốc có quanh năm,
nhưng ăn ngon nhất phải tầm tháng bảy đến tháng 9 âm lịch, ốc béo nhất!
Ốc có mấy loại thôi: ốc mút nay đã “thất truyền”, chứ hồi bé mình hay
ăn, lấy đồng xu có lỗ bẻ “cắc” một cái là mút thôi, cũng ngon! Ốc vặn
hay ốc đá bây giờ thành loại nhỏ nhất, nhưng loại ngon nhất là loại vỏ
nhẵn thín cơ, nếu đi mua hay đi ăn mà thấy loại ấy thì phải chọn ngay!
Ốc mít thì ngon rồi, loại nhỡ nhỡ, ăn vã cũng ngon mà nấu bún ốc cũng
được. Ốc nhồi là ốc to nhất, cẩn thận hay bị trộn cả ốc bưou vàng vào,
ăn cứng quèo, ai chứ em thì nhất quyết không ăn con bươu vàng nào cả!
Những người theo môn “ốc học” bọn em không tính đến các loại ốc vòi voi,
ốc hương...những thứ đắt tiền mà không cần tinh tế! Ốc đâu chả có,
nhưng ngon nhất là vùng có núi đá vôi, lại có suối nhiều, đầu bảng phải
là ốc vùng chùa Hương! Rồi đến Ninh Bình, Thanh Hóa cũng được đấy. Ngày
trước ngâm ốc phải ít nhất một ngày, mà bằng nước gạo nó mới nhả hết
chất nhớt ra, ăn mới sạch; bây giờ “công nghiệp hóa” rồi, người ta cho
ớt cay vào trong nước muối để ngâm, chỉ một buổi là hết nhớt, nhưng cũng
ảnh hưởng đến chất lượng con ốc rồi...
- Thôi chú vào mục ốc luộc sớm đi, đằng nào anh cũng chỉ ăn, có mua có về nhà nấu đâu!
- Ốc luộc thì dễ nhất mà cũng khó nhất đấy bác, vì ngon nhất không phải
là ở con ốc (hàng nào tử tế thì cũng mua được ốc theo mùa ngon lành như
nhau thôi), mà bí quyết là ở cái NƯỚC CHẤM! Tất nhiên mỗi hàng pha mỗi
khác nhau, mà cũng không thể chiều “gu” được hết các khách hàng, nhưng
đấy mới là bí quyết giữ khách đấy! Cũng chỉ có nước mắm pha với nước ốc,
thêm tí gừng sả, ớt thì tùy người, nhưng mà “đẳng cấp” là đây đấy! Trừ
mấy hàng có “thương hiệu” ra, thì bọn em có đi ăn quán khác thôi chịu
khó tự pha chứ không ăn được nước mắm của chủ hàng đưa đâu! Người ta nói
“nhạt như nước ốc” nhưng nhạt thế nào, quan trọng lắm! Mà ăn ốc xong cứ
uống nước ốc nóng và cay, cũng có tác dụng sẽ không bị đau bụng đâu...
- Thế chú cho anh biết hàng ốc luộc nào “top ten” để cho vào bộ nhớ nào, môn này hơi hiếm đây?
- Đứng đầu là một hàng ốc trong ngõ nhỏ ở phố Hàm Long, đối diện nhà
thờ, đến tối mới được ra vỉa hè mặt phố. Ốc nồi nào luộc nồi nấy, luộc
bằng chính nước từ con ốc ra thôi, không cho thêm nước vào, nước chấm
thì tất nhiên là “thôi rồi”! Không hề xô bồ, không quá đông. Ốc cũng
“tuyển” đấy nên ngon lắm, khó tả bằng lời...Thứ hai là một quán ốc ở
trong ngõ Quốc Tử Giám, gần như không kém gì Hàm Long cả! Ở đây có cái
đặc biệt, là đã có nước chấm pha sẵn rồi, nhưng lại khuyến khích người
ăn tự pha chế lại cho mình. Có một khay có sẵn các gia vị, thực khách cứ
tự gia giảm vào bát nước chấm của mình! Tuổi thơ em hay ăn quán ốc gần
trường “Thanh Quan” cũng ngon, bây giờ chả để ý còn không nữa. Trong cái
làng Khương Thượng, toàn chim với chả nhái ấy cũng có quán ốc được lắm,
nhưng thường chỉ sinh viên biết thôi. Thụy Khuê có một quán ốc trước
kia khá lắm, nhưng từ khi đông khách, và nhất là bán thêm nhiều món
khác, thế là hỏng rồi. À Lê Văn Hưu có món ốc luộc đi với rượu ốc nữa,
cũng không tồi. Rồi đến Đinh Liệt, Cửa Bắc, chợ Đuổi, ốc Đức Mười ở Liễu
Giai...
Em vẫn tiếc quán ốc của bà cụ già bán ở Lương Văn Can, nước mắm tuyệt
ngon, em cứ ăn mãi để học bà cụ cách pha, bây giờ chắc cụ già quá, thấy
cửa hàng chuyển sang bán đồ chơi Tàu rồi...Hàng Lược ốc ngon nước chấm
ngon, nhưng bây giờ bán hải sản, ốc chỉ là một món câu khách thôi. Quanh
Hồ Tây đúng là nhiều quán ốc thật (đừng nghĩ là ốc Hồ Tây nhé, làm gì
có) nhưng xô bồ lắm, cứ lấy thằng Phương Nguyên ra làm ví dụ, ngày bán
cả vài tạ ốc, chất lượng chỉ trung bình khá thôi. Mà đấy là đang nói ốc
luộc, chứ ốc hấp thuốc bắc với ốc xào cay thì chả nói làm gì, mút mát
cái vỏ ốc không cũng được, chả cần ăn ốc...Hà Nội bây giờ tràn ngập các
quán ốc vỉa hè, bán thêm cả trứng chim cút lộn với nem chua rán, ngao
hấp... khách chủ yếu là sinh viên học sinh, nhưng nói chung không ăn
được, ai đời trứng chim cút cũng chấm nước chấm ốc, hỏng hết mô hình đã
du nhập từ Sài Gòn. Nhân tiện em nói luôn, trong Nam nhiều thứ ốc ngon
lắm, nhưng làm búa xua không như ngoài mình, phí thế không biết! Em đi
ăn hết rồi, từ vùng Kỳ Đồng đến chân cầu...vẫn thua Hà Nội anh ạ, nên
sau này vào đây em không ăn ốc nữa...
- Người ta bảo “ăn ốc nói mò” mà chú ăn ốc nói như đinh đóng cột thế,
được! Thôi chuyển qua môn bún ốc đi, anh là một cổ động viên có hạng cho
môn này đấy-tôi khoe khéo, vì đúng là tôi cũng thích bún ốc thật! Cách
đây hai chục năm, hay ăn ở Mai Hắc Đế mà thấy chật chội nóng bức quá,
chính anh đưa ra sáng kiến sang bên cafe đối diện ngồi, rồi bảo quán bún
ốc bê sang, sau này nhiều người bắt chước quá nên quán cafe chuyển sang
chỉ phục vụ cho khách quán ốc, hai bên cùng có lợi đấy!
- Biết ngay là mấy ông đi xa về bày đặt mà, làm hỏng hết tinh thần của
việc ăn bún ốc!-cậu em giãy nảy-rảnh rỗi sinh nông nổi là thế! Phải biết
lịch sử người Hà thành là chuyên ăn quà vặt, đấy là nét đẹp của sinh
hoạt dân Thủ đô xưa, sau này chỉ có sống ở phố cổ mới duy trì được phần
nào. Ăn quà ở đây phải hiểu là ăn nhẹ, ăn điểm tâm, lấy ngon, lấy sướng
là chính, chứ có ăn cho no đâu! Ví dụ bún ốc người ta ăn như quà sáng,
tức là trước bữa ăn trưa, chứ không phải ăn bát ô tô tú ụ để no cả buổi
mà đi cày! (Buổi chiều ăn quà thì người Hà thành hay dùng bánh, bánh
đúc, bánh giò...cũng ăn thanh cảnh thôi). Thế nên nếu anh ăn bún ốc chơi
cả bát tô to tú ụ, ngồi trong quán cafe mát rượi, xem mấy cái DVD hải
ngoại...thì đúng là bức tranh của những năm 90 rồi, sau này còn tệ nữa,
khách sạn 5 sao buffet cũng bún ốc, nguội tanh, mất hết cả chất! Rồi bây
giờ đến mấy cô người mẫu cũng mở quán ốc, menu thập cẩm chi thiên,
“sang chảnh” quá!
- Thôi được rồi, sorry vụ phá hoại “thuần phong mỹ tục”, thế chú ăn bún ốc ở đâu?
- Từ từ anh, cũng như phở có nhiều loại thì bún ốc có 2 loại chính, là
bún chan thẳng nước dùng và bún chấm. Bún chấm thì bún lạnh sẽ cho cảm
giác nguội. Tất nhiên ốc quan trọng, ốc càng đều, càng béo càng tốt
thôi. Nhưng nước dùng quan trọng lắm nhé, đời trước toàn dùng dấm bỗng,
bây giờ “công nghiệp” hơn thì dùng nước me-đấy cái bún Mai Hắc Đế anh
khen, ốc thì to, được đấy, nhưng nước dùng chua loét, không sửa được!
Rau cũng đơn giản thôi, nhiều rau chuối thì tốt, rồi là tía tô, rau
thơm...Ớt chưng phải cẩn thận. Bún thì phải thửa loại tử tế chứ không
búa xua...Ăn bún xưa kia hay dùng bát chiết yêu, để ở dưới cầm không
nóng, miệng loe ra dễ ăn, nhanh nguội, mà ăn thế thôi chứ bây giờ chơi
cả bát ô tô với nửa cân bún, sợ quá! Bún vắt to thì cắt làm đôi, không
thì dùng bún rối...
- Thôi chú làm anh khô hết cả nước dãi, cho cái “top ten” xem nào!
- Đây: đầu bảng phải là bún ốc Hàng Chai, hay lắm nên em phải miêu tả kỹ
cho anh hiểu. Quán bé thôi, chỉ bán tầm sáng, ai gọi mới nhể ốc cho vào
bát nấy, mỗi người một bát một cái ghế con, một ít rau sống, một nắm
giấy ăn để lót tay cho đỡ nóng. Nước dùng ớt chưng để cay sâu, nhiều cà
chua, nóng giãy tay, xì xụp thế thôi, mà ngon nhất Hà Nội! Mà văn hóa ăn
quà ở đây cũng rất “Hà Nội gốc” nhé: khách hàng tự phân định, ai đến
trước được phục vụ trước, nếu có tranh cãi mời cả hai ra ngoài phân xử
xong thì vào, nhà quán sẽ phục vụ sau-thế nhưng quán có quyền ưu tiên
bán cho khách quen trước, cấm cãi! Tất nhiên em là khách hàng nhiều năm,
cũng nghiễm nhiên trong diện không xếp hàng rồi! Mà ai thích ăn thêm
thịt bò với bún ốc thì cứ việc mag thịt bò theo (“mốt” bún ốc thịt bò
trước kia có mỗi hàng bún ốc ở chợ Hòe Nhai duy trì), quán sẽ chần thịt
hộ cho, tất nhiên là chần riêng ra chứ không làm ảnh hưởng đến nồi nước
dùng dấm bỗng...
Thứ nhì (nhưng có vẻ nhiều người đã nghe qua hơn): bún chấm ở Ô Quan
Chưởng-Hàng Chiếu! Bún thửa tròn như viên bi ve thôi, mỗi vắt bún vừa
đúng một gắp. Nước ốc nóng để riêng, ngày trước để trong ống tre, gắp
bún lạnh mà chấm vào, sau này cũng thay hết thành bát cho dễ dọn rửa
rồi. Hà Nội trước 1954 toàn ăn bún lạnh chấm ốc nóng thế đấy! (Ngày
trước Nguyễn Trường Tộ cũng có một quán, cũng trong ngõ, giống như ở
đây, nhưng dạo này mất chất rồi, em tránh!) Hiện còn quán ốc Tuyết ở
Hàng Chĩnh, bún lạnh ngang ngửa với Ô Quan Chưởng đấy, tóm lại 2 quán
bún lạnh này đều xuất sắc!
Thứ ba đến các quán ở trong chợ Đồng Xuân, phục vụ cả bún chan lẫn bún
chấm, rồi phố Đào Duy Từ cũng được. Rồi đến mấy quán Mai Hắc Đế, Phù
Đổng Thiên Vương (bây giờ bán cả chả ốc thì phải)...lâu năm đấy, nhưng
chất lượng có vẻ đi xuống dần, nhất là nếu bán thêm mấy món khác nữa.
Trong phủ Tây Hồ cũng có mấy quán bún ốc được, hợp khẩu vị chị em đi lễ
bái đấy, vì ở đấy người ta dùng nước dùng chế bằng khế!
- Thế theo chú thì ốc nấu ở nhà với ngoài hàng, hơn kém nhau cái gì?
- Ở nhà luộc ốc có thể không thua ngoài hàng đâu, pha nước chấm thì tự
nếm theo sở thích cũng tạm ổn. Theo em bún ốc phải ra hàng ăn mới ngon,
chứ ở nhà chỉ được cái cho thêm nhiều ốc vào bát, chứ khó có được cảm
giác nước dùng chua cay xé lưỡi, con ốc béo ngậy...như ngoài hàng. Mà
nhất là rau chuối nhiều khi chả mua được. Mấy món ốc xào, ốc chuối
đậu...nấu ở đâu chả được như nhau. Ở nhà em chỉ thấy có một món ngon hơn
ngoài hàng, đó là ốc nhồi thịt. Thời bao cấp các mẹ phải giữ những cái
vỏ ốc to, đẹp, không sứt mẻ...từ đợt này qua đợt khác, năm này qua năm
khác, để có cái làm món này. Thịt và ốc băm kỹ, phải hấp lên thế nào cho
thật dậy mùi thơm, nhớ đến lại thèm, nhưng ngày trước chỉ khi nào nhà
có khách quý thì mới được ăn món này để đãi khách, có cái trước khi vào
ăn mẹ đã dặn con cái mỗi đứa chỉ được mấy con ốc, chứ không tranh hết
phần thì khách nhịn...Bây giờ ốc, thịt, mộc nhĩ đầy ra nhưng sao cảm
giác ngon không được như xưa nữa!
- Chú cứ hoài cổ thế, thế không có món ốc nào mới mà chấp nhận được à?
- Có chứ anh, miễn là ngon, không được bảo thủ! Ví dụ về nguyên liệu, em
khoái thêm ốc biển luộc với món ốc đá Vân Đồn, cái này cũng hiếm hàng
lắm! Con ốc mồm cong hẳn lên như cái nắp, bé hơn ốc mít, ăn ngon! Còn
cách nấu mới, như em chỉ chấp nhận thêm một món “tân thời”, đó là lẩu
ốc. Lẩu chua cay ngọt na ná súp "Tôm Jăm Kung" Thái Lan, ốc luộc sơ để
có thể nhể sẵn ra rồi, lúc ăn lẩu thì nhúng vào là lấy ra luôn, cũng ăn
với bún, có món này đả rượu đã đời lắm! Em hay ăn ở quán “1946” trong
ngõ phố Cửa Bắc...
- Thế sao chú nghiên cứu “ốc học” đến tầm ấy rồi, mà không áp dụng, kinh doanh?
- Em cũng có ý định đấy, anh có tham gia không? Làm cho vui, lại bảo vệ
truyền thống ẩm thực. Làm quán ốc trông vậy, tưởng tính lãi gấp đôi là
ít, nhưng công tác chuẩn bị cực kỳ công phu, mất công lắm đấy! Mà ốc bây
giờ hay bị dính vụ phun thuốc sâu...
Trái bóng đã lăn, thôi đành gác chuyện ốc học nhiều kỳ này lại, để hôm
tới về Hà Nội khai thác tiếp. Mình định dấu dốt, sẽ không hỏi ông em này
phố Hàng Chai ở đâu đâu, hỏi bác Gúc Gồ thôi, rồi lén đi ăn xong rồi có
bàn gì thì bàn tiếp. Hay là đi Hàm Long trước...
----------------------------------------------------
Nhận xét của nhà báo Nguyễn Lưu (FB Lưu Nguyễn)
Nhà “Ốc học” đây rồi!
Sáng nay mất điện, mãi mới lò dò vào FB và đọc được bài viết của nhà “Ốc
học” Nam Nguyễn. Quả là một tay sành, tôi ghi nhận đây chinh là một
gương mặt cừ khôi trong nhát cắt thời gian đương đại, tất nhiên là về
cái món ốc.
Tôi người nệ cổ, biết ốc có vị trí xứng đáng trong những cái tên: giải,
hãi, hào, hà, hàm, lị, cáp, phục ngư, ngõa ốc tử…nên khi đọc phóng sự
này thấy sướng. Xin kể một chi tiết về cách thưởng thức bún ốc của dân
Hà Nội gốc. Ấy là gia đình cụ Phán Côn, một danh gia Hà thành, vao
khoảng năm 60 TK 20, Cụ ưa xơi món bún ốc lạnh, do cô bán bún gánh hay
đến nhà mỗi chủ nhật. Bún ốc lạnh cay cực, thế mới ngon, và hôm ấy lai
có cu Ca, gọi Cụ Phán bằng cụ, mới 6 tuổi, xinh xắn lắm và cứ đòi ăn bún
dù Cụ nói là cay. Và thế là Cụ đã gọi cho cu Ca một suất, để trong cái
mẹt, gồm có 1 đĩa bún con và bát nước bên trong có ốc. Cu bé thích chi
lắm, nhưng mới ăn được nửa suất thì cay sè rồi cất tiếng khóc ré lên va
Cụ Phán đã cười yêu “Thế cho mà biết” rồi cho 1 quả chuối, và từ hôm ấy
hễ thoáng thấy bóng cô bán bún gánh, Ca ta im thít mà chẳng dám đòi.
Con gái Cụ Phán, sau này là người nấu ăn có tiếng nhất nhì nước Nam. Bà
đã từng tham khảo cuốn “Tản Đà thực phẩm” và trong sách ấy có một chi
tiết về ốc. Đó là việc Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tự trồng rau để ăn bún
riêu, bún ốc. Nhà thơ ay có một mảnh đất chỉ bằng cái chiếu đơn, cụ làm
đất thật kĩ trước khi trồng luống rau muống đều tăm tắp. Cụ Tản Đà lai
có mấy chục cái vỏ ốc nhồi, được làm thật sạch sẽ, thậm chí dùng que
bông lau tận bên trong cái vỏ ốc y như người ta ngoáy tai vậy. Khi rau
muống đã mọc dài chừng mươi phân, Cụ Tản Đà ngắt ngọn cho sát gốc rồi
đem những cái vỏ ốc kia úp hết lên từng gốc rau muống. Chỉ một tuần, do
được tưới tắm đầy đủ, cac ngọn rau đã mọc lên và chui hết vào bên trong
vỏ ốc, khi bứt gốc rồi rút từ vỏ ốc ra, sẽ thu được những búi nhỏ xoắn
đều, màu trắng xanh và cực giòn, mỗi búi ấy rất vừa một gắp cùng lá kinh
giới và mùi khi xơi món bún ốc hay bún riêu, thật tuyệt đỉnh khó bút
nào tả xiết! Cứ sau một lần thu hoạch, lại úp vỏ vào gốc muống và tiếp
tục lứa sau...
Bạn còn nhở tác phẩm sân khấu: NGHÊU-SÒ-ỐC-HẾN chứ? Tôi khoái nhất là
câu này, khi sắp bị lộ tẩy mọi chuyện, chàng Nghêu thì thầm vào tai Ốc:
"Tình hình gay đấy anh Ốc ạ!". Câu nói tếu ấy đã được vận dụng rất
vui...
Câu chuyện về Ốc, tưởng như còn nhiều lý thú, nhưng hết giờ giải lao rồi, hẹn gặp lại.http://bautx.blogspot.com/2014/07/ha-thanh-oc-hoc.html