Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Hải Quân VNCH 30/4/1975 - nghiệt ngã & kiên cường - Hải Quân Nguyễn Văn Phước
Sáu giờ sáng 30 Tháng Tư, một Thiếu Tá trở cờ chiếm căn cứ Đồng Tâm gài độ bắt tàu...Bài của cựu Hải Quân Nguyễn Văn Phước - Hạm Trưởng HQ 231
Lời nói đầu
Tôi chưa hề có ý dịnh viết lại cũng như không muốn nhớ tới những ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen. Vì đến bây giờ, lịch sử đã phô bày rõ ràng là các nỗ lực chiến đấu của QL/VNCH nói chung và các thành viên trong đó nói riêng, đều vô vọng trong một ván bài đã được định sẵn của các cường quốc. Họ tạo ra một không khí hoảng loạn để các đơn vị QL/VNCH buông súng.. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, vẫn có những nỗ lực kiên cường và những quyết tâm đơn độc để duy trì sức chiến đấu cho đơn vị đến tận giây phút cuối cùng trong những ngày của “Tháng Tư gọi là nghiệt ngã” đó.
Ăn cơm xong, tôi cầm túi xách nhỏ, từ biệt mẹ tôi để xuống tàu đi công tác. Bà nói: “Má thấy kỳ nầy nguy hiểm lắm nghe con. Đà Nẵng mất rồi. Má mua mấy bao gạo để dành. Con rán giữ gìn nghen”. Tôi gắt lời với bà cụ: “Má lúc nào cũng lo, làm tụi bán chợ đen có dịp thao túng.” Bà thẫn thờ nhìn tôi rời nhà chiều ngày 30/3/1975. Tàu tôi, HQ 231, đang sửa chữa đại kỳ, theo chương trình đến tháng 5/1975 mới xong. Nhưng vì biến động miền Trung, Bộ Tư Lịnh Hạm Đội [BTL/HD] ra lịnh HQCX sửa chữa gấp để HQ 231 lên đường tham dự chiến trận. Sau đây là những ngày giờ sau cùng của HQ 231.
Tàu tách bến lúc 5 giờ chiều, từ từ chạy qua tượng Đức Trần Hưng Đạo. Tôi đưa tay chào kính Ngài. Tôi thấy Ngài đưa tay chỉ xuống dòng sông và hình như Ngài nói: “Không đuổi được giặc đừng về đây”. Tôi nhận được lịnh hành quân đi Cam Ranh [BTL/ V2DH]. Cảm thấy chuyến đi nầy nhiều bất trắc, tôi ngồi thừ trên đài chỉ huy đến 12 giờkhuya. Lại có công điện thay đổi công tác: “Neo Vũng Tàu chờ lịnh mới”.
Sáng hôm sau, tôi lên trình diện BTL/V3DH tại Cát Lở, để nhận lịnh công tác khác. TMP/HQ là Thiếu tá Lê khánh Dư bảo: “Cam Ranh đang di tản, HQ 231 chưa ra đó được, chờ lịnh mới. Tạm thời đi tuần bảo vệ dàn khoan.” Cầm lịnh hành quân về tàu, tôi chuẩn bị nhổ neo đi công tác thì nhận được lịnh hủy bỏ. Tối hôm đó, tàu nhận được lịnh pháo mấy điểm ở Gành Ráng, mật khu địch quân. Tiếng đại bác 76,2 ly ầm ì, tôi có cảm giác như tiếng gầm rống cuối cùng của con sư tử, chúa tể rừng xanh, trước khi hậm hực bỏ vào rừng mất dạng.
Mấy ngày sau đó, chiến hạm được lịnh tuần tiễu canh chừng các thương thuyền và xà lan chở người di tản từ miền Trung về. Trên đó lúc nhúc đầy người. Các bà mẹ ôm các đứa con gầy rạc, thiểu não dơ lon ra xin nước uống. Tôi nhận được lịnh không được cập vào các xà lan và thương thuyền vì trên đó có bọn cướp giết người, đoạt của. Chúng tôi tận dụng mọi thứ, cái gì đựng nước được là đem ra xử dụng, rồi quăng qua các xà lan, tiếp tế một cách tuyệt vọng cho đồng bào trên đó để chia xẻ một chút tình người. Cảng Vũng Tàu náo động hẳn lên, đầy nghẹt thương thuyền và chiến hạm. Ngoài khơi, 2 chiếc LST của Đài Loan, im lìm đang neo chờ đón kiều bào của họ. Lính TQLC Đài Loan canh gác trên tàu, đứng im như các pho tượng.
Cuối cùng HQ 231 được lịnh đi Cam Ranh. Tàu rời Vũng Tàu cùng lúc với một Tuần Dương Hạm [WHEC] tiến vào. Đại Tá Nguyễn xuân Sơn, TL/HD, đang đứng trên đài chỉ huy của chiếc WHEC. Khi hai chiếc chạy ngang qua, tôi đưa tay chào kính. Tiếng Đại tá Sơn vang vang lên, hòa trong gió biển, vọng xuống: “Rán lên nghe Phước”. Đây là một hãnh diện vì trong bốn, năm chục ông hạm trưởng dưới quyền, ông vẫn nhớ đến tên tôi.
Trên đường đi Cam Ranh, công điện BTL/HD gởi ra tới tấp, dặn các hạm trưởng đích thân giữ chìa khóa kho súng, đề phòng phản loạn. Tôi bình tĩnh, kín đáo dặn riêng trung úy Hiển, sĩ quan trọng pháo, bảo ông giữ chìa khóa thay vì hạm trưởng, xem như tình hình vẫn bình thường. Mỗi sáng có công điện kỹ thuật, báo cáo tình trạng kỹ thuật của chiến hạm, tôi dặn hạm phó, tất cả các mục đều ghi tốt để tỏ thiện chí phục vụ và tránh gây ra ưu phiền cho BTL/HD. Vì vậy mà tàu phục vụ liên tục ngoài khơi gần một tháng.
Chiếc HQ 08 báo cáo hai máy bất khiển dụng, neo khẩn cấp ngoài khơi Phan Rang. Tôi cặp tàu vào, ghé thăm hạm trưởng thiêu tá Nguyễn Trường Yên. Anh là sĩ quan, chuyên nghiệp giỏi nhứt khóa tôi. Tàu đến Cam Ranh, BTL/V2DH đã di tản còn chơ vơ lại chiếc HQ605, hạm trưởng thiếu tá Trịnh như Toàn. Trên tàu có thiếu tá Đặng quang Lạc TMP/HQ/BTLV2DH. Tôi phỏng vấn anh Lạc, tình hình ra làm sao. Anh Lạc, một người năng nổ, đã từng bắt sống VC lúc còn là thiếu úy, bây giờ xuống sắc thấy rõ: “Tình hình kỳ cục lắm. Tao theo Đề Đốc Minh để đổ bộ Qui Nhơn. Đến nơi thì Qui Nhơn mất rồi. Lẹ không thể tưởng tượng được”. Tôi cười cười với anh: “Mất rồi thì lấy lại”. Bây giờ mới thấy là tôi quá ngốc nghếch.
Nha Trang vào tay địch, HQ 605 và HQ231 nhận lịnh án ngữ phòng tuyến phía bắc Cam Ranh, đề phòng tàu địch xâm nhập. Toàn rủ tôi vào vịnh Nha Trang quan sát, nơi mà chúng tôi theo học suốt hai năm, xem bây giờ ra sao.
HQ 605 chạy trước khuất vào trong vịnh giữa Bãi Dài thuộc Cam Ranh và Hòn Lớn. Tôi chuẩn bị quẹo theo anh thì nghe tiếng đại bác rít lên và tiếng Toàn trong máy: “Nó bắn tao Phước ơi”. Còi nhiệm sở tác chiến dồn dập, đại bác 76,2 ly và các khẩu 40 ly chỉa vào Cầu Đá Nha Trang tìm kẻ địch. Chiếc HQ 605 chạy ngược chiều trở ra, vải bố phía sau tàu bị bắn tơi tả. Tôi nhìn ống dòm quan sát, không thấy kẻ địch đâu, chỉ thấy dân chúng đi qua lại trên bờ thong thả. Trong tích tắc tôi quyết định quay ngươc lại trở ra vì tiến vào chỉ đưa đầu cho kẻ địch núp bắn, còn bắn ẩu thì chỉ chết dân.
HQ 605 được lịnh về Sài Gòn, HQ 231 ở lại đơn độc thi hành nhiệm vụ. Cam Ranh mất, tôi được lịnh về Phan Rang. Một chiếc tàu buôn Mỹ 20.000 tấn, tiến vào vịnh Phan Rang. Tàu tôi chớp đèn hỏi, nó trả lời, đến để di tản dân chúng. Cần ghi nhận ở đây, lúc đó Phan Rang chưa mất. Lúc đó thì ngạc nhiên, nhưng bây giờ thì thấy chương trình đã xếp đặt sẵn. Chiến hạm đi liên tục ngoài khơi nửa tháng, thức ăn tươi đã hết. Tôi xin cho tàu đi chợ Phan Rang. Chiếc tiểu đỉnh của tàu chở nhân viên đi chợ. Mai tiếng đồng hồ sau trở về. Mặt họ lộ vẻ hoảng hốt: T54 của địch xuất hiện ở chợ Phan Rang. Trên bầu trời, một trực thăng bay vần vũ gần một chiếc WHEC rồi một bóng người nhảy xuống biển. Sau đó mới biết là Thiếu Tướng Trần văn Nhựt TL/SD2BB. Mặt trận Phan Rang tan vỡ. Tàu tôi về trấn ở eo biển Cà Ná, phía nam Phan rang. Trên tàu, ngoài khơi, đặt ống dòm nhìn thấy quốc lộ 1 chạy dài dọc song song với bờ biển. Một làn không khí hăm hở thổi đến khi HQ 11 xuất hiện, hạm trưởng là Trung Tá Phạm đình San, ông là một sĩ quan dũng cảm, đã từng là hạm trưởng PT chở biệt kích ra Bắc.
Ban đêm, quốc lộ 1 sángrực lên, kéo thành một vệt dài như con rắn, uốn khúc theo sườn núi. Quân xa của địch, mở đèn sáng trưng, chạy nườm nượp như vào chỗ không người. Tôi thở dài: Phan Thiết chắc chắn rồi sẽ mất. Nhưng là chiến sĩ là phải chiến đấu đến giờ phút cuối cùng. HQ 11 và HQ 231 tắt đèn tối om, tiến vào bờ và bắn trực xạ vào cái đám lúc nhúc đó. Nghe tiếng đại bác, chúng vội vàng tắt đèn đứng im. Chúng tôi cũng ngừng bắn vì không thấy bọn chúng. Khi chúng mở đèn tiếp tục chạy, chúng tôi lại bắn. Thỉnh thoảng một chiếc xe cháy đõ rực lên là biết trúng đạn của chiến hạm. Địch hoạt động suốt đêm. Chúng tôi cũng bắn phá suốt đêm không biết mệt vì nghỉ đến sự sống còn của đất nước. Chắc có lẽ địch bị thiệt hại nặng và bị ngăn chận không tiến nhanh được.
Sáng tờ mờ đã thấy nhiều chiếc T54 của chúng xuất hiện. Trung Tá San quả thật là một hạm trưởng gan lì và nhiệt huyết. Ông cho tàu tiến gẩn sát bờ đấu súng với T54. Nhưng chiến hạm bị bất lợi vì mục tiêu lồ lộ, còn bọn chúng núp vào khe núi bắn ra. Chúng tôi còn một bất lợi nữa là muốn tác xạ chính xác, chiến hạm phải luôn luôn di chuyển để giữ đúng hướng. Ngừng tại chỗ, gió và sóng biển sẽ làm chiến hạm xoay, không thể bắn chính xác được. Còn nếu tiếp tục chạy đưa mũi tàu vào bờ, đến một lúc nào đó, phải quay ra, lúc đó là mục tiêu cho địch bắn. Cho tàu chạy song song với bờ thì cũng là mục tiêu tốt cho địch.
Chúng tôi chỉ có hai, còn chúng vô số kể. Tàu HQ11 bị bắn trúng pháo tháp 40 ly và hầm máy. Một thượng sĩ đứt đầu chết tại chỗ, vài thủy thủ bị thương nặng. Trong khi đó, một trung đoàn của sư đoàn 2 bộ binh, án ngữ mũi Cà Ná, bị VC tràn ngập, các đơn vị của ta rút xuống biển, Dương vận hạm HQ503, hạm trưởng trung tá Nguyễn văn Lộc, có nhiệm vụ bốc các chiến sĩ của ta lên. Địch quân đặt đại bác trong khe núi bắn ra. Một viên trúng đài chỉ huy, hạm trưởng bị thương nơi đầu bất tỉnh.
Chúng tôi được lịnh rút ra khơi. HQ11 về Sài Gòn còn HQ231 đi Phan thiết. Trên đường đi, một máy bay thám thính không biết từ nơi đâu xà xuống trên đầu chiến hạm, lúc đó đang ở tình trạng ứng chiến. Thủy thủ chưa bao giờ đối phó với không chiến, có vẻ hoảng sợ. Tôi trấn an bằng cách truyền đạt cho thủy đoàn biết: “Can đảm thì có cơ hội sống còn và máy bay địch luôn luôn tìm cách bắn đài chỉ huy trước”. Thủy thủ lên tinh thần. Máy bay đi một vòng xa, quay trở lại lượn trên đầu chúng tôi. Các khẩu pháo chỉa lên trời tua tủa. Máy bay vội vàng lảng xa. Sau đó mới biết là máy bay KQ/VNCH vì trong lúc hoảng loạn, truyền tin không liên lạc lẫn nhau được nên tưởng lầm chúng tôi là Hải Quân Bắc Cộng.
Tàu về Phan Thiết vào buổi chiều, lại nhận lịnh pháo kích núi Tà Cú ở phía nam Phan thiết. Có thể đây là điểm tập trung của Cộng quân. Đo trên hải đồ, tầm xa khoảng 22.000 yards trong khi đó tầm bắn của 76,2 ly là 20.000 yards .Tôi báo cáo cấp trên. Lại nhận lịnh cứ thi hành. Mệt mỏi vì pháo suốt đêm, tôi ngủ gà ngủ gật trên đài chỉ huy. Sáng hôm sau bừng tỉnh dậy, một cảnh tượng thật huy hoàng, khoảng 30 chiến hạm HQ/VNCH đang chỉa mủi tàu vào bờ biển phía nam Phan Thiết, các khẩu đại bác với tư thế sẵn sàng nhả đạn. Cảnh tượng hung vĩ giống như trận đổ bộ của Đồng Minh ở Normandie.. Hào khí dâng lên trong lòng tôi. Đang ngất ngây với cảnh tượng đó thì nhận được lịnh về Vũng Tàu nhận tiếp tế nhiên liệu và đạn dược.
Buổi chiều về neo ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, một số đoàn viên lên bờ nghỉ xả hơi vì đi liên tục 20 ngày rồi. Vũng Tàu hơi lao xao nhưng sinh hoạt vẫn bình thường. Tôi và một số sĩ quan vào ăn hủ tiếu ở bồng binh trước chợ gần phòng thông tin. Khi xong, tôi từ giã các sĩ quan đi thăm một người bạn. Bước ra ngoài, có một người chận tôi lại. Anh ăn mặc tươm tất và trông phương phi. Anh nói: “Tôi muốn nói chuyện với hạm trưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Làm sao ông biết tôi”. Anh chỉ vào huy hiệu hạm trưởng mà tôi đeo trên nắp túi áo bên trái. À ra thế, tôi cười cười với anh ta: “Như vậy là anh có nghiên cứu trước”. Anh đưa tôi vào tiệm kem kế bên rồi đề cập thẳng: “Miền Nam sẽ mất, tôi là người Hoa kiều buôn bán, tôi không thể sống dưới chế độ cộng sản. Tôi muốn đi Singapore. Ông có phương tiện. Tôi trả tiền ông mỗi đầu người 5 lượng vàng. Qua Singapore, tôi giúp ông kiếm việc làm”. Tôi lại cười cười hỏi: “Bao nhiêu người”. Anh trả lời: “Khoảng 40 người, có thể hơn”. Tôi nhẩm tính: “200 lượng vàng”. Lúc đó tôi không mường tượng được một lượng vàng ra làm sao. Tôi có bao giờ thấy nó đâu, tính là tính vậy thôi. Tôi trả lời cho qua chuyện: “Ông ở chỗ nào, cho tôi biết tôi sẽ liên lạc sau”. Anh đưa tôi một visiting card đề tên phía trước, mặt sau anh viết tay tên khách sạn và số phòng ở tại Vũng Tàu. Tôi từ biệt, anh bịn rịn cứ nhắc: “Nhớ nghe ông hạm trưởng”. Nhưng tôi có nhớ gỉ đâu rồi quên hẳn đi.
Tôi đi Cát lở, ghé Duyên Đoàn 32 thăm thiêu tá Nguyễn hữu Thiện CHT/DD. Ở đó bảo anh đi hành quân ở Bình Tuy rồi. Tôi trở về tàu. Buổi chiều tôi vận chuyển tàu cập vào HQ802 để tiếp tế nhiên liệu và nước ngọt. Tôi ở lại tàu vì không quen ai ở HQ802. Một sĩ quan qua chơi về cho tôi biết Tổng Thống Thiệu nói chuyện trước Quốc Hội, trực tiếp truyền hình.. Tôi trèo qua HQ802, đến phòng ăn sĩ quan đông nghẹt người. Hình ảnh Tổng Thống Thiệu thấp thoáng, hình như ông ấy khóc. Tôi thẫn thờ, bao nhiêu biến cố dồn dập. Tôi không biết suy nghĩ gì chỉ cảm thấy đất nước đang lâm nguy.
Sáng sớm hôm sau, HQ231 nhổ neo đi Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm trình diện BTL/Lực Lượng Thủy Bộ, cùng lúc với HQ228 đi Cần Thơ (BTL/V4SN ), hạm trưởng là thiếu tá Nguyễn hoàng Be. Gần đến Mỹ Tho, tôi nhận lịnh xuống cù lao An Long (Long Xuyên) biệt phái cho Bộ Chỉ Huy Liên Giang Đoàn ở đó, CHT là thiếu tá Nguyễn Thìn (nhạc sĩ Trường Sa). Tàu vừa neo, một chiếc LCVP chờ sẵn đón tôi qua Cơ xưởng hạm gần đó, CHT là đại úy Phạm văn Bảy. Anh có một bữa cơm nhỏ chờ tôi. Anh cho biết ở đây yên tĩnh, dân xung quanh theo đạo Hòa Hảo, VC không hoạt động được. Tôi cũng cảm thấy thế, không khí thật thanh bình.
Sáng sau, tôi gặp thiếu tá Thìn. Ông ngạc nhiên: “Không biết tại sao họ đưa ông xuống dưới nầy. Tình hình ở đây yên lắm đâu cần tàu ông”. Tôi cũng thắc mắc tình trạng kỳ quái đó. Tình hình chiến sự và chính trị ở đất liền dồn dập hàng ngày. Tôi ở ngoài biển suốt gần một tháng đâu biết gì. Sẵn dịp tôi nói với thiếu tá Thìn: “Nếu không cần, cho tôi về Sài Gòn một, hai ngày, xem sao”. Thiếu tá Thìn nói: “Ờ, ông đi đi. Tôi cấp cho ông một PCF đưa ông về Bắc Mỹ Thuận, từ đó ông đi đường bộ về Sài Gòn cho lẹ”. Ông viết một bức thơ nhờ tôi đưa về gia đình.
Về tàu, tôi dặn Hạm Phó chăm sóc tàu và chọn một sĩ quan đi theo tôi để mang thơ từ của sĩ quan và đoàn viên về Sài Gòn. Tôi đặt chân về nhà xế chiều ngày 26 tháng 4, ăn một bữa cơm gia đình ấm áp. Sáng 27 tôi vào BTL/HQ thì gặp thiếu tá Toàn, hạm trưởng HQ605. Chúng tôi đi ăn sáng, Toàn ra vẻ thạo về chánh trị: “Sẽ có giải pháp chánh trị, mầy yên tâm về tàu đi”. Tôi yên chí, vui vẻ đi thăm người anh ruột làm việc ở sở Hàng Hà. Anh ngây thơ, hiền lành không có suy nghĩ gì chỉ biết làm việc thôi. Tình hình Sài Gòn rất lộn xộn, người nói nầy, kẻ nói khác. Không ai nghĩ rằng người Mỹ sẽ rút bỏ. Riêng tôi cứ cho là chánh phủ sẽ rút về Cần thơ tiếp tục đánh.
Sáng ngày 28, tôi ra bến xe đò Phú Lâm để đi Long Xuyên. Bến xe đầy nghẹt người, không có chiếc nào khởi hành được vì cầu Bến Lức bị VC chận.. Tôi trở về Sài Gòn đến hãng HKVN gần chợ Bến Thành xếp hàng mua vé đi Cần Thơ. Đến đúng phiên tôi lại hết vé, cô nữ tiếp viên nhã nhặn xin phép đóng cửa quày. Tôi lại trở ra Phú lâm, cũng không có kết quả. Bỗng nhiên có người nói lớn: “Ngả Gò Công đi được”. Tôi trở về đến bến xe Gò Công ở Ngả Bảy. Người ta chạy tới chạy lui nhộn nhịp. Tôi kiếm một quán nước ngồi xem tình hình. Bỗng có một anh chàng lái xe Honda, phía trước ôm một sac marin. Anh rồ ga rùum ...rùum...rùum, hất hàm hỏi tôi: “Anh đi Gò Công hả”. Tôi gật đầu. Anh bảo: lên đây đi với tôi. Tôi phóng lên ngồi phía sau anh. Sau đó anh cho biết anh là nhân viên quân cảnh, rời đơn vị từ Tây Ninh về đơn vị ở Gò Công, đi một mình lạnh cẳng, anh rủ tôi đi cùng cho vui. Quốc lộ 4 vắng tanh, một vài chiếc xe đò bị giật mìn nằm dọc đường. Anh lái bạt mạng, lạng qua bên nầy, lạng qua bên kia, tôi ôm cứng eo ếch anh.. Vậy mà cũng đến được bến phà Gò Công. Anh quân cảnh bỏ tôi ở đó. Tôi qua phà, đến Mỹ Tho trời chạng vạng tối.
Ngủ đêm tại Mỹ Tho, 5 giờ sáng ngày 29, tôi lò mò ra bến xe. Hai bữa rồi không có chiếc nào chạy được, tài xế đói meo. Trời xui đất khiến thế nào, chiếc xe đò tôi mua vé, tài xế quyết định chạy. Quốc lộ 1 vắng tanh, không khí chiến tranh thấy rõ. Không một xe đạp, không một xe gắn máy, không một bòng người, Xe chạy được một đoạn đường lại ngừng, chờ xe đò đi ngược chiều, hỏi thăm có sao không rồi chạy tiếp. Đoạn đường qua Cai Lậy mới là hồi hộp. Cuối cùng tới Bắc Mỹ Thuận, tôi thở phào một cái.
Qua Bắc, không khí khác hẳn, cảnh vật thật thanh bình, người dân hình như không biết đến chiến tranh là gì. Rồi đến Long Xuyên, rồi đến Tân châu vào chiều tối. Tôi gặp thiếu tá Ngô như Chương CHT Giang Đoàn Tuần Thám đóng tại đây. Tôi và anh nói chuyện tới 10 giờkhuya rồi anh đưa tôi về tàu. Bước lên tàu, sĩ quan trực đưa mấy công điện “hỏa tốc”, là độ khẩn cao nhứt, bảo nhổ neo về Đồng Tâm, Mỹ Tho. Công điện cuối cùng bảo thi hành ngay và báo cáo. Điểm danh nhân viên, thiếu hạm phó và vài thủy thủ. Tôi quyết định nhổ neo vì nếu chậm trễ trong khi căn cứ Đồng Tâm bị tấn công thì sao”. Cứu binh còn hơn chữa lửa. Vả lại, những người vắng mặt, ngày mai có thể liên lạc với Cơ xưởng hạm tìm biết vị trí của chiến hạm để tìm đường về, nếu họ muốn.
Tàu giang hành ban đêm, tôi thức suốt đêm trên đài chỉ huy. Vào khoảng 2 giờ sáng, gặp một đoàn công voa của Quân Vận đi ngược chiều, dài mấy cây số. Đi sát gần bên, tôi hỏi lớn: “Từ đâu đến, đi về đâu”. Họ trả lời: “Từ Sài Gòn, đi Cần Thơ”. Tôi lại đinh ninh là chánh phủ sẽ di chuyển về Cần Thơ. Tự suy diễn để an tâm chiến đấu.
Sáu giờ sáng, tàu đến Đồng Tâm. Căn cứ Hải Quân Đồng Tâm đồn trú bên một cái hồ rất lớn, thông ra dòng sông cái. Tôi chuẩn bị quẹo tàu vào thì ở trong ùa ra hàng trăm tiểu đỉnh đủ mọi loại: thủy bộ, ngăn chận, LCVP... giống như một đàn cá tuồn qua một cổ chai. Không phải một cuộc di chuyển bình thường mà là một cuộc tháo chạy. Tôi ngạc nhiên quá, cho tàu ngưng máy và thả trôi lềnh bềnh. Một chiếc tiểu đỉnh cặp vào tàu, một viên trung úy đến chào tôi: “Trong căn cứ không còn ai. Một thiếu tá trở cờ, đang khống chế căn cứ. Họ sẽ kêu hạm trưởng vào để bắt giữ chiến hạm. Hạm trưởng ở đây thâm niên nhứt. Chúng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng.”
Tôi mất bình tĩnh, không ngờ sự việc xảy ra diễn tiến như vậy. Giải quyết sao đây. Tôi bảo ông trung úy: “Ông ra lịnh cho các tiểu đỉnh ủi bãi vào cù lao, chờ đó”. Ở đây cần nhấn mạnh đến tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hải Quân, đồn trú ở CCHQ/Đồng Tâm, là bằng chứng hùng hồn lòng kiên cường của binh sỉ QLVNCH.
Tôi bảo phòng vô tuyến liên lạc với BTL/HD. Phòng vô tuyến trả lời, tất cả đều đổi tần số không liên lạc được. BTL/HD là nơi chỉ huy chính gốc của tôi, BTL/LLTB là nơi biệt phái. Một nơi không liên lạc được, một nơi bị khống chế. Làm sao đây. Vào lúc đó CCHQ/DT gọi qua máy âm thoại PRC25: “Yêu cầu HQ231 vào cặp cầu căn cứ để nhận tiếp tế và nhận chỉ thị”. Tôi cầm ống liên hợp hỏi lại: “Cho tôi nói chuyện với ông số 1”. Tiếng trên máy trả lời: “Ông sô 1 đi họp với sư đoàn 7 rồi”. Tôi hỏi tiếp ông số 2 đâu. Trả lời: ông số 2 cũng đi rồi. Tôi hỏi dồn, còn ông số 3. Trên máy trả lời là không có luôn. Như vậy là quá rõ ràng, họ muốn bắt giữ HQ231. Tôi gằn giọng: “Anh là ai, anh không có thẩm quyền chỉ huy tôi”. Tiếng trên máy đổi giọng đe dọa: “Anh không tuân lịnh, tôi kêu mấy con chuồn chuồn bắn anh”. Tôi biết tỏng tòng tong là hắn hù tôi. Trên trời có mấy chiếc trực thăng, nhưng họ cũng lo bấn xúc xích, hơi đâu mà đi bắn đơn vị bạn..
Tôi cười thành tiếng trên máy “Anh lòi đuôi anh ra rồi, anh không phải là sĩ quan Hải Quân chính cống, không biết một tí gì về Hải Quân. Anh không biết hỏa lực con cá tôi mạnh đến mức nào. Hai con chuồn chuồn không ăn thua gì đâu, anh phải kêu 10 con chuồn chuồn mới hạ được tôi”..
Tiếng nói trên máy im bặt, hình như hắn bối rối. Tôi nạp thêm: “Anh cho tôi biết ý định của anh đi, nếu anh còn tiếp tục chiến đấu, tôi sẵn sàng yểm trợ anh. Còn không, anh đừng gọi tôi”. Đến phiên tôi, tôi bối rối khủng khiếp. Bây giờ làm sao đây. Tôi cảm như rơi xuống một vực thẳm tối om, có một lực nào đó lôi tôi tuồn tuột xuống, không bám víu vào đâu được. Các tiểu đỉnh bơ vơ, còn bám lấy tôi. Còn tôi bơ vơ, tôi bám vào đâu”.
Chiến hạm vẫn chạy tới, chạy lui trước Mỹ Tho và căn cứ Đồng Tâm. Một thủy thủ mang một radio lên đài chỉ huy, mở lớn cho tôi nghe. Tiếng Tổng Thống Dương văn Minh làm nghẹn lòng người: yêu cầu QLVNCH buông súng ngừng chiến đấu, ai ở đâu thì ở đó. Lời nói của Tổng Thống Minh như muôn ngàn mũi tên cắm vào thân thể tôi. Tôi như Từ Hải chết ngoài trận tiền. Một làn khí lạnh chạy suốt xương sống. Mồ hôi đổ ra đẵm ướt đầy mình. Tôi ngồi bất động, không biết bao nhiêu lâu, có thể là 5 phút, có thể là 10 phút mà cũng có thể hơn. Hoàn hồn lại, tôi nghĩ ngay là phải cứu con tàu. Biết đâu được, có một lực lượng nào còn chiến đấu thì sao. Sực nhớ tới hàng trăm tiểu đỉnh đang ủi bãi ở cù lao, nhưng Tổng Thống Minh đã tuyên bố đầu hàng rồi, tôi không còn trách nhiệm nữa. Còn sinh mạng họ. Tôi không thể tập họp, hỏi ai đi ai ở. Vì như vậy, cộng quân đủ thời giờ phong tỏa một khúc sông nào đó trên đường tàu ra cửa biển.
Tôi quyết định quay tàu ra cửa biển. Hai máy tiến full, động cơ nổ ầm ầm, nước rẽ sóng hai bên mũi tàu trắng xóa. Tàu đang ở nhiệm sở tác chiến. Khi nghe Tổng Thống Minh tuyên bố đầu hàng, thủy thủ đoàn tự động tan hàng. Họ đứng tụm năm, tụm ba bàn tán, có người mang hành lý ra sân tàu. Tôi biết tình hình bất ổn, không khéo có nổi loạn. Cuối cùng việc gì đến sẽ đến. Họ cử thiếu úy Long lên nói chuyện với tôi. Ông đứng dưới cầu thang nói vọng lên đài chỉ huy, giọng nói to tiếng hơn ngày thường: “Hạm trưởng, quay tàu về Mỹ Tho cho tụi tôi lên bờ”.
Nghĩ cho cùng, cách cư xử và lời nói của thiếu úy Long hoàn toàn đúng. Quân đội tan hàng rồi, thủy thủ có quyền đòi hỏi trở về với gia đình. Mục đích của tôi là muốn gìn giữ con tàu. Nếu tàu cặp bến Mỹ Tho, thủy thủ rời tàu, lập tức HQ231 sẽ là đống sắt vụn. Mục đích thứ hai là tôi thầm mong được tiếp tục chiến đấu, dại gì nộp con tàu cho kẻ địch. Làm theo lời thiếu úy Long là không được mà cứng rắn với thủy thủ đoàn lại càng không xong. Phải dùng tình cảm thôi.
Tôi nghiêm sắc mặt nói với thiếu úy Long: “Mặc dù chúng ta ở tình hình như thế này, nhưng truyền thống của Hải Quân, một sĩ quan đàn em nói với đàn anh như vậy sao”. Bình thường thiếu úy Long là một sĩ quan năng nổ, làm việc chăm chỉ và rất kỷ luật. Ông đã trui rèn hai năm ở quân trường, thấm nhuần truyền thống của Hải Quân, vì vậy ông thấm ý lời tôi nói. Ông đứng im. Tôi nói tiếp: “Thôi ông tập họp nhân viên cho tôi nói chuyện”.
Quân số thủy thủ đoàn vào khoảng 80 người. Họ đứng im phăng phắc, gương mặt rất nghiêm trọng. Chỉ có mình tôi là còn mặc áo giáp, đội nón sắt. Bỗng nhiên hôm đó, tôi nói rất hùng hồn. Đại khái: “Mọi người thấy rõ, tôi làm việc cho con tàu, cho Hải Quân, cho Quân Đội. Thủy thủ đoàn ở dưới tàu được chăm sóc đầy đủ quyền lợi. Tôi quyết định ra biển có 2 lý do: thứ nhứt là gìn giữ con tàu. Quay trở lại cặp bến, người ta sẽ phá con tàu, đây là tài sản của quốc gia. Thứ hai là bảo vệ sinh mạng các anh. Mặc dù quân đội tan hàng rồi, tôi vẫn còn trách nhiệm. Trong lúc tranh sáng, tranh tối các anh lên bờ có thể bị giết. Tôi hứa với các anh là, khi ra biển rồi, tình hình bình yên, ai muốn về tôi cho về. Phương tiện ghe đánh cá nhiều lắm. Tôi hứa”.
Tôi biết, phần đông các cuộc loạn trên tàu là do hạm trưởng hoặc thuyền trưởng o ép quá đáng. Tôi muốn làm cho rõ trắng đen để mọi người đều hả dạ. Nhưng để lái theo ý mình, phải khôn khéo một tí xíu cộng thêm một tí tình cảm. Tôi quyết định trưng cầu dân ý. Tôi nói: “Bây giờ, tôi lấy ý kiến các anh, bên nào đa số tôi làm theo. Tôi đặt ra 2 câu hỏi, thứ nhứt, ai muốn quay lại Mỹ Tho lên bờ, thứ nhì, ai theo tôi ra biển rồi sau đó muốn về thì về”. Tôi biết cái gì đưa ra đầu tiên, người ta bỡ ngỡ, ngập ngừng, ngại quyết định. Tôi nắm tâm lý đó. Vả lại, ý kiến thứ hai hấp dẫn hơn, đi thì cứ đi rồi sau đó muốn về thì về. Tôi biết chắc là tôi sẽ thắng. Nhưng để chắc ăn, tôi nêu câu thứ nhứt trước: “Ai muốn quay tàu lại Mỹ Tho”. Không ai đưa tay lên. Tôi lập lại lần thứ nhì rồi lần thứ ba. Không có người nào đưa tay. Tôi mừng thầm trong bụng vì biết là mình thắng rồi.
Tôi nói tiếp: “Bây giờ tôi sang câu thứ hai, ai theo tôi ra biển rồi muốn về thì về”. Một người đưa tay, hai người rồi ba rồi cả tàu. Một chiến thắng tuyệt đối. Nhấn mạnh ở đây là không có cò mồi. Tôi vẫn trầm tĩnh, nhẹ nhàng: “Như vậy là các anh đồng ý với tôi hết rồi, phải không” Các anh tiếp tục làm việc. Nhớ là ai muốn vào bờ cứ gặp tôi. Thôi tan hàng”. Mọi người vui vẻ mà tôi không bận tâm nữa.
Chiến hạm ra cửa biển bằng cửa Tiểu vào buổi chiều. Nhạc sĩ Trường Sa bập bềnh sóng nước trên chiếc Coast Guard. Ông gọi tôi, tôi ngừng lại để ông lên tàu. Tối hôm đó, bắt được tần số của Hạm Đội, tất cả tàu đang tập trung tại Côn Sơn. Trên đường đi, tôi gặp HQ228, hạm trưởng thiếu tá Vương thế Tuấn, cũng lạc loài bơ vơ như tôi. Chúng tôi ngừng lại cứu hai chiếc LCM, chết máy thả trôi lềnh bềnh, từ cửa Định An đi ra. Mỗi chiếc khoảng hai trăm người. Chúng tôi đến Côn Sơn rồi theo đoàn tàu qua Subic. Đến Subic, tôi là người cuối cùng rời tàu.
Một viên đại úy bộ binh, trong đám người di tản trên chiếc LCM, cố chờ tôi trên bờ, đến bắt tay tôi: “Tôi di tản từ miền Trung về, chưa thấy tàu nào có kỷ luật như tàu của ông”. Tôi cầm tay ông siết nhè nhẹ. Tôi thẫn thờ không nói được lời nào. Tôi muốn chia xẻ tình chiến hữu với ông. Nhưng trong lòng trăm mối ngổn ngang. Tình nước, tình nhà còn đó. Nhưng từ đây tất cả bỏ lại sau lưng. Bỏ lại quê hương yêu dấu, bỏ lại Hải Quân, bỏ lại biển xanh lồng lộng, bỏ lại Mẹ già và bỏ lại con tàu thân yêu.
Nguyễn Văn Phước
Duy Quan chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Hải Quân VNCH 30/4/1975 - nghiệt ngã & kiên cường - Hải Quân Nguyễn Văn Phước
Sáu giờ sáng 30 Tháng Tư, một Thiếu Tá trở cờ chiếm căn cứ Đồng Tâm gài độ bắt tàu...Bài của cựu Hải Quân Nguyễn Văn Phước - Hạm Trưởng HQ 231
Lời nói đầu
Tôi chưa hề có ý dịnh viết lại cũng như không muốn nhớ tới những ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen. Vì đến bây giờ, lịch sử đã phô bày rõ ràng là các nỗ lực chiến đấu của QL/VNCH nói chung và các thành viên trong đó nói riêng, đều vô vọng trong một ván bài đã được định sẵn của các cường quốc. Họ tạo ra một không khí hoảng loạn để các đơn vị QL/VNCH buông súng.. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, vẫn có những nỗ lực kiên cường và những quyết tâm đơn độc để duy trì sức chiến đấu cho đơn vị đến tận giây phút cuối cùng trong những ngày của “Tháng Tư gọi là nghiệt ngã” đó.
Ăn cơm xong, tôi cầm túi xách nhỏ, từ biệt mẹ tôi để xuống tàu đi công tác. Bà nói: “Má thấy kỳ nầy nguy hiểm lắm nghe con. Đà Nẵng mất rồi. Má mua mấy bao gạo để dành. Con rán giữ gìn nghen”. Tôi gắt lời với bà cụ: “Má lúc nào cũng lo, làm tụi bán chợ đen có dịp thao túng.” Bà thẫn thờ nhìn tôi rời nhà chiều ngày 30/3/1975. Tàu tôi, HQ 231, đang sửa chữa đại kỳ, theo chương trình đến tháng 5/1975 mới xong. Nhưng vì biến động miền Trung, Bộ Tư Lịnh Hạm Đội [BTL/HD] ra lịnh HQCX sửa chữa gấp để HQ 231 lên đường tham dự chiến trận. Sau đây là những ngày giờ sau cùng của HQ 231.
Tàu tách bến lúc 5 giờ chiều, từ từ chạy qua tượng Đức Trần Hưng Đạo. Tôi đưa tay chào kính Ngài. Tôi thấy Ngài đưa tay chỉ xuống dòng sông và hình như Ngài nói: “Không đuổi được giặc đừng về đây”. Tôi nhận được lịnh hành quân đi Cam Ranh [BTL/ V2DH]. Cảm thấy chuyến đi nầy nhiều bất trắc, tôi ngồi thừ trên đài chỉ huy đến 12 giờkhuya. Lại có công điện thay đổi công tác: “Neo Vũng Tàu chờ lịnh mới”.
Sáng hôm sau, tôi lên trình diện BTL/V3DH tại Cát Lở, để nhận lịnh công tác khác. TMP/HQ là Thiếu tá Lê khánh Dư bảo: “Cam Ranh đang di tản, HQ 231 chưa ra đó được, chờ lịnh mới. Tạm thời đi tuần bảo vệ dàn khoan.” Cầm lịnh hành quân về tàu, tôi chuẩn bị nhổ neo đi công tác thì nhận được lịnh hủy bỏ. Tối hôm đó, tàu nhận được lịnh pháo mấy điểm ở Gành Ráng, mật khu địch quân. Tiếng đại bác 76,2 ly ầm ì, tôi có cảm giác như tiếng gầm rống cuối cùng của con sư tử, chúa tể rừng xanh, trước khi hậm hực bỏ vào rừng mất dạng.
Mấy ngày sau đó, chiến hạm được lịnh tuần tiễu canh chừng các thương thuyền và xà lan chở người di tản từ miền Trung về. Trên đó lúc nhúc đầy người. Các bà mẹ ôm các đứa con gầy rạc, thiểu não dơ lon ra xin nước uống. Tôi nhận được lịnh không được cập vào các xà lan và thương thuyền vì trên đó có bọn cướp giết người, đoạt của. Chúng tôi tận dụng mọi thứ, cái gì đựng nước được là đem ra xử dụng, rồi quăng qua các xà lan, tiếp tế một cách tuyệt vọng cho đồng bào trên đó để chia xẻ một chút tình người. Cảng Vũng Tàu náo động hẳn lên, đầy nghẹt thương thuyền và chiến hạm. Ngoài khơi, 2 chiếc LST của Đài Loan, im lìm đang neo chờ đón kiều bào của họ. Lính TQLC Đài Loan canh gác trên tàu, đứng im như các pho tượng.
Cuối cùng HQ 231 được lịnh đi Cam Ranh. Tàu rời Vũng Tàu cùng lúc với một Tuần Dương Hạm [WHEC] tiến vào. Đại Tá Nguyễn xuân Sơn, TL/HD, đang đứng trên đài chỉ huy của chiếc WHEC. Khi hai chiếc chạy ngang qua, tôi đưa tay chào kính. Tiếng Đại tá Sơn vang vang lên, hòa trong gió biển, vọng xuống: “Rán lên nghe Phước”. Đây là một hãnh diện vì trong bốn, năm chục ông hạm trưởng dưới quyền, ông vẫn nhớ đến tên tôi.
Trên đường đi Cam Ranh, công điện BTL/HD gởi ra tới tấp, dặn các hạm trưởng đích thân giữ chìa khóa kho súng, đề phòng phản loạn. Tôi bình tĩnh, kín đáo dặn riêng trung úy Hiển, sĩ quan trọng pháo, bảo ông giữ chìa khóa thay vì hạm trưởng, xem như tình hình vẫn bình thường. Mỗi sáng có công điện kỹ thuật, báo cáo tình trạng kỹ thuật của chiến hạm, tôi dặn hạm phó, tất cả các mục đều ghi tốt để tỏ thiện chí phục vụ và tránh gây ra ưu phiền cho BTL/HD. Vì vậy mà tàu phục vụ liên tục ngoài khơi gần một tháng.
Chiếc HQ 08 báo cáo hai máy bất khiển dụng, neo khẩn cấp ngoài khơi Phan Rang. Tôi cặp tàu vào, ghé thăm hạm trưởng thiêu tá Nguyễn Trường Yên. Anh là sĩ quan, chuyên nghiệp giỏi nhứt khóa tôi. Tàu đến Cam Ranh, BTL/V2DH đã di tản còn chơ vơ lại chiếc HQ605, hạm trưởng thiếu tá Trịnh như Toàn. Trên tàu có thiếu tá Đặng quang Lạc TMP/HQ/BTLV2DH. Tôi phỏng vấn anh Lạc, tình hình ra làm sao. Anh Lạc, một người năng nổ, đã từng bắt sống VC lúc còn là thiếu úy, bây giờ xuống sắc thấy rõ: “Tình hình kỳ cục lắm. Tao theo Đề Đốc Minh để đổ bộ Qui Nhơn. Đến nơi thì Qui Nhơn mất rồi. Lẹ không thể tưởng tượng được”. Tôi cười cười với anh: “Mất rồi thì lấy lại”. Bây giờ mới thấy là tôi quá ngốc nghếch.
Nha Trang vào tay địch, HQ 605 và HQ231 nhận lịnh án ngữ phòng tuyến phía bắc Cam Ranh, đề phòng tàu địch xâm nhập. Toàn rủ tôi vào vịnh Nha Trang quan sát, nơi mà chúng tôi theo học suốt hai năm, xem bây giờ ra sao.
HQ 605 chạy trước khuất vào trong vịnh giữa Bãi Dài thuộc Cam Ranh và Hòn Lớn. Tôi chuẩn bị quẹo theo anh thì nghe tiếng đại bác rít lên và tiếng Toàn trong máy: “Nó bắn tao Phước ơi”. Còi nhiệm sở tác chiến dồn dập, đại bác 76,2 ly và các khẩu 40 ly chỉa vào Cầu Đá Nha Trang tìm kẻ địch. Chiếc HQ 605 chạy ngược chiều trở ra, vải bố phía sau tàu bị bắn tơi tả. Tôi nhìn ống dòm quan sát, không thấy kẻ địch đâu, chỉ thấy dân chúng đi qua lại trên bờ thong thả. Trong tích tắc tôi quyết định quay ngươc lại trở ra vì tiến vào chỉ đưa đầu cho kẻ địch núp bắn, còn bắn ẩu thì chỉ chết dân.
HQ 605 được lịnh về Sài Gòn, HQ 231 ở lại đơn độc thi hành nhiệm vụ. Cam Ranh mất, tôi được lịnh về Phan Rang. Một chiếc tàu buôn Mỹ 20.000 tấn, tiến vào vịnh Phan Rang. Tàu tôi chớp đèn hỏi, nó trả lời, đến để di tản dân chúng. Cần ghi nhận ở đây, lúc đó Phan Rang chưa mất. Lúc đó thì ngạc nhiên, nhưng bây giờ thì thấy chương trình đã xếp đặt sẵn. Chiến hạm đi liên tục ngoài khơi nửa tháng, thức ăn tươi đã hết. Tôi xin cho tàu đi chợ Phan Rang. Chiếc tiểu đỉnh của tàu chở nhân viên đi chợ. Mai tiếng đồng hồ sau trở về. Mặt họ lộ vẻ hoảng hốt: T54 của địch xuất hiện ở chợ Phan Rang. Trên bầu trời, một trực thăng bay vần vũ gần một chiếc WHEC rồi một bóng người nhảy xuống biển. Sau đó mới biết là Thiếu Tướng Trần văn Nhựt TL/SD2BB. Mặt trận Phan Rang tan vỡ. Tàu tôi về trấn ở eo biển Cà Ná, phía nam Phan rang. Trên tàu, ngoài khơi, đặt ống dòm nhìn thấy quốc lộ 1 chạy dài dọc song song với bờ biển. Một làn không khí hăm hở thổi đến khi HQ 11 xuất hiện, hạm trưởng là Trung Tá Phạm đình San, ông là một sĩ quan dũng cảm, đã từng là hạm trưởng PT chở biệt kích ra Bắc.
Ban đêm, quốc lộ 1 sángrực lên, kéo thành một vệt dài như con rắn, uốn khúc theo sườn núi. Quân xa của địch, mở đèn sáng trưng, chạy nườm nượp như vào chỗ không người. Tôi thở dài: Phan Thiết chắc chắn rồi sẽ mất. Nhưng là chiến sĩ là phải chiến đấu đến giờ phút cuối cùng. HQ 11 và HQ 231 tắt đèn tối om, tiến vào bờ và bắn trực xạ vào cái đám lúc nhúc đó. Nghe tiếng đại bác, chúng vội vàng tắt đèn đứng im. Chúng tôi cũng ngừng bắn vì không thấy bọn chúng. Khi chúng mở đèn tiếp tục chạy, chúng tôi lại bắn. Thỉnh thoảng một chiếc xe cháy đõ rực lên là biết trúng đạn của chiến hạm. Địch hoạt động suốt đêm. Chúng tôi cũng bắn phá suốt đêm không biết mệt vì nghỉ đến sự sống còn của đất nước. Chắc có lẽ địch bị thiệt hại nặng và bị ngăn chận không tiến nhanh được.
Sáng tờ mờ đã thấy nhiều chiếc T54 của chúng xuất hiện. Trung Tá San quả thật là một hạm trưởng gan lì và nhiệt huyết. Ông cho tàu tiến gẩn sát bờ đấu súng với T54. Nhưng chiến hạm bị bất lợi vì mục tiêu lồ lộ, còn bọn chúng núp vào khe núi bắn ra. Chúng tôi còn một bất lợi nữa là muốn tác xạ chính xác, chiến hạm phải luôn luôn di chuyển để giữ đúng hướng. Ngừng tại chỗ, gió và sóng biển sẽ làm chiến hạm xoay, không thể bắn chính xác được. Còn nếu tiếp tục chạy đưa mũi tàu vào bờ, đến một lúc nào đó, phải quay ra, lúc đó là mục tiêu cho địch bắn. Cho tàu chạy song song với bờ thì cũng là mục tiêu tốt cho địch.
Chúng tôi chỉ có hai, còn chúng vô số kể. Tàu HQ11 bị bắn trúng pháo tháp 40 ly và hầm máy. Một thượng sĩ đứt đầu chết tại chỗ, vài thủy thủ bị thương nặng. Trong khi đó, một trung đoàn của sư đoàn 2 bộ binh, án ngữ mũi Cà Ná, bị VC tràn ngập, các đơn vị của ta rút xuống biển, Dương vận hạm HQ503, hạm trưởng trung tá Nguyễn văn Lộc, có nhiệm vụ bốc các chiến sĩ của ta lên. Địch quân đặt đại bác trong khe núi bắn ra. Một viên trúng đài chỉ huy, hạm trưởng bị thương nơi đầu bất tỉnh.
Chúng tôi được lịnh rút ra khơi. HQ11 về Sài Gòn còn HQ231 đi Phan thiết. Trên đường đi, một máy bay thám thính không biết từ nơi đâu xà xuống trên đầu chiến hạm, lúc đó đang ở tình trạng ứng chiến. Thủy thủ chưa bao giờ đối phó với không chiến, có vẻ hoảng sợ. Tôi trấn an bằng cách truyền đạt cho thủy đoàn biết: “Can đảm thì có cơ hội sống còn và máy bay địch luôn luôn tìm cách bắn đài chỉ huy trước”. Thủy thủ lên tinh thần. Máy bay đi một vòng xa, quay trở lại lượn trên đầu chúng tôi. Các khẩu pháo chỉa lên trời tua tủa. Máy bay vội vàng lảng xa. Sau đó mới biết là máy bay KQ/VNCH vì trong lúc hoảng loạn, truyền tin không liên lạc lẫn nhau được nên tưởng lầm chúng tôi là Hải Quân Bắc Cộng.
Tàu về Phan Thiết vào buổi chiều, lại nhận lịnh pháo kích núi Tà Cú ở phía nam Phan thiết. Có thể đây là điểm tập trung của Cộng quân. Đo trên hải đồ, tầm xa khoảng 22.000 yards trong khi đó tầm bắn của 76,2 ly là 20.000 yards .Tôi báo cáo cấp trên. Lại nhận lịnh cứ thi hành. Mệt mỏi vì pháo suốt đêm, tôi ngủ gà ngủ gật trên đài chỉ huy. Sáng hôm sau bừng tỉnh dậy, một cảnh tượng thật huy hoàng, khoảng 30 chiến hạm HQ/VNCH đang chỉa mủi tàu vào bờ biển phía nam Phan Thiết, các khẩu đại bác với tư thế sẵn sàng nhả đạn. Cảnh tượng hung vĩ giống như trận đổ bộ của Đồng Minh ở Normandie.. Hào khí dâng lên trong lòng tôi. Đang ngất ngây với cảnh tượng đó thì nhận được lịnh về Vũng Tàu nhận tiếp tế nhiên liệu và đạn dược.
Buổi chiều về neo ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, một số đoàn viên lên bờ nghỉ xả hơi vì đi liên tục 20 ngày rồi. Vũng Tàu hơi lao xao nhưng sinh hoạt vẫn bình thường. Tôi và một số sĩ quan vào ăn hủ tiếu ở bồng binh trước chợ gần phòng thông tin. Khi xong, tôi từ giã các sĩ quan đi thăm một người bạn. Bước ra ngoài, có một người chận tôi lại. Anh ăn mặc tươm tất và trông phương phi. Anh nói: “Tôi muốn nói chuyện với hạm trưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Làm sao ông biết tôi”. Anh chỉ vào huy hiệu hạm trưởng mà tôi đeo trên nắp túi áo bên trái. À ra thế, tôi cười cười với anh ta: “Như vậy là anh có nghiên cứu trước”. Anh đưa tôi vào tiệm kem kế bên rồi đề cập thẳng: “Miền Nam sẽ mất, tôi là người Hoa kiều buôn bán, tôi không thể sống dưới chế độ cộng sản. Tôi muốn đi Singapore. Ông có phương tiện. Tôi trả tiền ông mỗi đầu người 5 lượng vàng. Qua Singapore, tôi giúp ông kiếm việc làm”. Tôi lại cười cười hỏi: “Bao nhiêu người”. Anh trả lời: “Khoảng 40 người, có thể hơn”. Tôi nhẩm tính: “200 lượng vàng”. Lúc đó tôi không mường tượng được một lượng vàng ra làm sao. Tôi có bao giờ thấy nó đâu, tính là tính vậy thôi. Tôi trả lời cho qua chuyện: “Ông ở chỗ nào, cho tôi biết tôi sẽ liên lạc sau”. Anh đưa tôi một visiting card đề tên phía trước, mặt sau anh viết tay tên khách sạn và số phòng ở tại Vũng Tàu. Tôi từ biệt, anh bịn rịn cứ nhắc: “Nhớ nghe ông hạm trưởng”. Nhưng tôi có nhớ gỉ đâu rồi quên hẳn đi.
Tôi đi Cát lở, ghé Duyên Đoàn 32 thăm thiêu tá Nguyễn hữu Thiện CHT/DD. Ở đó bảo anh đi hành quân ở Bình Tuy rồi. Tôi trở về tàu. Buổi chiều tôi vận chuyển tàu cập vào HQ802 để tiếp tế nhiên liệu và nước ngọt. Tôi ở lại tàu vì không quen ai ở HQ802. Một sĩ quan qua chơi về cho tôi biết Tổng Thống Thiệu nói chuyện trước Quốc Hội, trực tiếp truyền hình.. Tôi trèo qua HQ802, đến phòng ăn sĩ quan đông nghẹt người. Hình ảnh Tổng Thống Thiệu thấp thoáng, hình như ông ấy khóc. Tôi thẫn thờ, bao nhiêu biến cố dồn dập. Tôi không biết suy nghĩ gì chỉ cảm thấy đất nước đang lâm nguy.
Sáng sớm hôm sau, HQ231 nhổ neo đi Căn Cứ Hải Quân Đồng Tâm trình diện BTL/Lực Lượng Thủy Bộ, cùng lúc với HQ228 đi Cần Thơ (BTL/V4SN ), hạm trưởng là thiếu tá Nguyễn hoàng Be. Gần đến Mỹ Tho, tôi nhận lịnh xuống cù lao An Long (Long Xuyên) biệt phái cho Bộ Chỉ Huy Liên Giang Đoàn ở đó, CHT là thiếu tá Nguyễn Thìn (nhạc sĩ Trường Sa). Tàu vừa neo, một chiếc LCVP chờ sẵn đón tôi qua Cơ xưởng hạm gần đó, CHT là đại úy Phạm văn Bảy. Anh có một bữa cơm nhỏ chờ tôi. Anh cho biết ở đây yên tĩnh, dân xung quanh theo đạo Hòa Hảo, VC không hoạt động được. Tôi cũng cảm thấy thế, không khí thật thanh bình.
Sáng sau, tôi gặp thiếu tá Thìn. Ông ngạc nhiên: “Không biết tại sao họ đưa ông xuống dưới nầy. Tình hình ở đây yên lắm đâu cần tàu ông”. Tôi cũng thắc mắc tình trạng kỳ quái đó. Tình hình chiến sự và chính trị ở đất liền dồn dập hàng ngày. Tôi ở ngoài biển suốt gần một tháng đâu biết gì. Sẵn dịp tôi nói với thiếu tá Thìn: “Nếu không cần, cho tôi về Sài Gòn một, hai ngày, xem sao”. Thiếu tá Thìn nói: “Ờ, ông đi đi. Tôi cấp cho ông một PCF đưa ông về Bắc Mỹ Thuận, từ đó ông đi đường bộ về Sài Gòn cho lẹ”. Ông viết một bức thơ nhờ tôi đưa về gia đình.
Về tàu, tôi dặn Hạm Phó chăm sóc tàu và chọn một sĩ quan đi theo tôi để mang thơ từ của sĩ quan và đoàn viên về Sài Gòn. Tôi đặt chân về nhà xế chiều ngày 26 tháng 4, ăn một bữa cơm gia đình ấm áp. Sáng 27 tôi vào BTL/HQ thì gặp thiếu tá Toàn, hạm trưởng HQ605. Chúng tôi đi ăn sáng, Toàn ra vẻ thạo về chánh trị: “Sẽ có giải pháp chánh trị, mầy yên tâm về tàu đi”. Tôi yên chí, vui vẻ đi thăm người anh ruột làm việc ở sở Hàng Hà. Anh ngây thơ, hiền lành không có suy nghĩ gì chỉ biết làm việc thôi. Tình hình Sài Gòn rất lộn xộn, người nói nầy, kẻ nói khác. Không ai nghĩ rằng người Mỹ sẽ rút bỏ. Riêng tôi cứ cho là chánh phủ sẽ rút về Cần thơ tiếp tục đánh.
Sáng ngày 28, tôi ra bến xe đò Phú Lâm để đi Long Xuyên. Bến xe đầy nghẹt người, không có chiếc nào khởi hành được vì cầu Bến Lức bị VC chận.. Tôi trở về Sài Gòn đến hãng HKVN gần chợ Bến Thành xếp hàng mua vé đi Cần Thơ. Đến đúng phiên tôi lại hết vé, cô nữ tiếp viên nhã nhặn xin phép đóng cửa quày. Tôi lại trở ra Phú lâm, cũng không có kết quả. Bỗng nhiên có người nói lớn: “Ngả Gò Công đi được”. Tôi trở về đến bến xe Gò Công ở Ngả Bảy. Người ta chạy tới chạy lui nhộn nhịp. Tôi kiếm một quán nước ngồi xem tình hình. Bỗng có một anh chàng lái xe Honda, phía trước ôm một sac marin. Anh rồ ga rùum ...rùum...rùum, hất hàm hỏi tôi: “Anh đi Gò Công hả”. Tôi gật đầu. Anh bảo: lên đây đi với tôi. Tôi phóng lên ngồi phía sau anh. Sau đó anh cho biết anh là nhân viên quân cảnh, rời đơn vị từ Tây Ninh về đơn vị ở Gò Công, đi một mình lạnh cẳng, anh rủ tôi đi cùng cho vui. Quốc lộ 4 vắng tanh, một vài chiếc xe đò bị giật mìn nằm dọc đường. Anh lái bạt mạng, lạng qua bên nầy, lạng qua bên kia, tôi ôm cứng eo ếch anh.. Vậy mà cũng đến được bến phà Gò Công. Anh quân cảnh bỏ tôi ở đó. Tôi qua phà, đến Mỹ Tho trời chạng vạng tối.
Ngủ đêm tại Mỹ Tho, 5 giờ sáng ngày 29, tôi lò mò ra bến xe. Hai bữa rồi không có chiếc nào chạy được, tài xế đói meo. Trời xui đất khiến thế nào, chiếc xe đò tôi mua vé, tài xế quyết định chạy. Quốc lộ 1 vắng tanh, không khí chiến tranh thấy rõ. Không một xe đạp, không một xe gắn máy, không một bòng người, Xe chạy được một đoạn đường lại ngừng, chờ xe đò đi ngược chiều, hỏi thăm có sao không rồi chạy tiếp. Đoạn đường qua Cai Lậy mới là hồi hộp. Cuối cùng tới Bắc Mỹ Thuận, tôi thở phào một cái.
Qua Bắc, không khí khác hẳn, cảnh vật thật thanh bình, người dân hình như không biết đến chiến tranh là gì. Rồi đến Long Xuyên, rồi đến Tân châu vào chiều tối. Tôi gặp thiếu tá Ngô như Chương CHT Giang Đoàn Tuần Thám đóng tại đây. Tôi và anh nói chuyện tới 10 giờkhuya rồi anh đưa tôi về tàu. Bước lên tàu, sĩ quan trực đưa mấy công điện “hỏa tốc”, là độ khẩn cao nhứt, bảo nhổ neo về Đồng Tâm, Mỹ Tho. Công điện cuối cùng bảo thi hành ngay và báo cáo. Điểm danh nhân viên, thiếu hạm phó và vài thủy thủ. Tôi quyết định nhổ neo vì nếu chậm trễ trong khi căn cứ Đồng Tâm bị tấn công thì sao”. Cứu binh còn hơn chữa lửa. Vả lại, những người vắng mặt, ngày mai có thể liên lạc với Cơ xưởng hạm tìm biết vị trí của chiến hạm để tìm đường về, nếu họ muốn.
Tàu giang hành ban đêm, tôi thức suốt đêm trên đài chỉ huy. Vào khoảng 2 giờ sáng, gặp một đoàn công voa của Quân Vận đi ngược chiều, dài mấy cây số. Đi sát gần bên, tôi hỏi lớn: “Từ đâu đến, đi về đâu”. Họ trả lời: “Từ Sài Gòn, đi Cần Thơ”. Tôi lại đinh ninh là chánh phủ sẽ di chuyển về Cần Thơ. Tự suy diễn để an tâm chiến đấu.
Sáu giờ sáng, tàu đến Đồng Tâm. Căn cứ Hải Quân Đồng Tâm đồn trú bên một cái hồ rất lớn, thông ra dòng sông cái. Tôi chuẩn bị quẹo tàu vào thì ở trong ùa ra hàng trăm tiểu đỉnh đủ mọi loại: thủy bộ, ngăn chận, LCVP... giống như một đàn cá tuồn qua một cổ chai. Không phải một cuộc di chuyển bình thường mà là một cuộc tháo chạy. Tôi ngạc nhiên quá, cho tàu ngưng máy và thả trôi lềnh bềnh. Một chiếc tiểu đỉnh cặp vào tàu, một viên trung úy đến chào tôi: “Trong căn cứ không còn ai. Một thiếu tá trở cờ, đang khống chế căn cứ. Họ sẽ kêu hạm trưởng vào để bắt giữ chiến hạm. Hạm trưởng ở đây thâm niên nhứt. Chúng tôi đặt dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng.”
Tôi mất bình tĩnh, không ngờ sự việc xảy ra diễn tiến như vậy. Giải quyết sao đây. Tôi bảo ông trung úy: “Ông ra lịnh cho các tiểu đỉnh ủi bãi vào cù lao, chờ đó”. Ở đây cần nhấn mạnh đến tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hải Quân, đồn trú ở CCHQ/Đồng Tâm, là bằng chứng hùng hồn lòng kiên cường của binh sỉ QLVNCH.
Tôi bảo phòng vô tuyến liên lạc với BTL/HD. Phòng vô tuyến trả lời, tất cả đều đổi tần số không liên lạc được. BTL/HD là nơi chỉ huy chính gốc của tôi, BTL/LLTB là nơi biệt phái. Một nơi không liên lạc được, một nơi bị khống chế. Làm sao đây. Vào lúc đó CCHQ/DT gọi qua máy âm thoại PRC25: “Yêu cầu HQ231 vào cặp cầu căn cứ để nhận tiếp tế và nhận chỉ thị”. Tôi cầm ống liên hợp hỏi lại: “Cho tôi nói chuyện với ông số 1”. Tiếng trên máy trả lời: “Ông sô 1 đi họp với sư đoàn 7 rồi”. Tôi hỏi tiếp ông số 2 đâu. Trả lời: ông số 2 cũng đi rồi. Tôi hỏi dồn, còn ông số 3. Trên máy trả lời là không có luôn. Như vậy là quá rõ ràng, họ muốn bắt giữ HQ231. Tôi gằn giọng: “Anh là ai, anh không có thẩm quyền chỉ huy tôi”. Tiếng trên máy đổi giọng đe dọa: “Anh không tuân lịnh, tôi kêu mấy con chuồn chuồn bắn anh”. Tôi biết tỏng tòng tong là hắn hù tôi. Trên trời có mấy chiếc trực thăng, nhưng họ cũng lo bấn xúc xích, hơi đâu mà đi bắn đơn vị bạn..
Tôi cười thành tiếng trên máy “Anh lòi đuôi anh ra rồi, anh không phải là sĩ quan Hải Quân chính cống, không biết một tí gì về Hải Quân. Anh không biết hỏa lực con cá tôi mạnh đến mức nào. Hai con chuồn chuồn không ăn thua gì đâu, anh phải kêu 10 con chuồn chuồn mới hạ được tôi”..
Tiếng nói trên máy im bặt, hình như hắn bối rối. Tôi nạp thêm: “Anh cho tôi biết ý định của anh đi, nếu anh còn tiếp tục chiến đấu, tôi sẵn sàng yểm trợ anh. Còn không, anh đừng gọi tôi”. Đến phiên tôi, tôi bối rối khủng khiếp. Bây giờ làm sao đây. Tôi cảm như rơi xuống một vực thẳm tối om, có một lực nào đó lôi tôi tuồn tuột xuống, không bám víu vào đâu được. Các tiểu đỉnh bơ vơ, còn bám lấy tôi. Còn tôi bơ vơ, tôi bám vào đâu”.
Chiến hạm vẫn chạy tới, chạy lui trước Mỹ Tho và căn cứ Đồng Tâm. Một thủy thủ mang một radio lên đài chỉ huy, mở lớn cho tôi nghe. Tiếng Tổng Thống Dương văn Minh làm nghẹn lòng người: yêu cầu QLVNCH buông súng ngừng chiến đấu, ai ở đâu thì ở đó. Lời nói của Tổng Thống Minh như muôn ngàn mũi tên cắm vào thân thể tôi. Tôi như Từ Hải chết ngoài trận tiền. Một làn khí lạnh chạy suốt xương sống. Mồ hôi đổ ra đẵm ướt đầy mình. Tôi ngồi bất động, không biết bao nhiêu lâu, có thể là 5 phút, có thể là 10 phút mà cũng có thể hơn. Hoàn hồn lại, tôi nghĩ ngay là phải cứu con tàu. Biết đâu được, có một lực lượng nào còn chiến đấu thì sao. Sực nhớ tới hàng trăm tiểu đỉnh đang ủi bãi ở cù lao, nhưng Tổng Thống Minh đã tuyên bố đầu hàng rồi, tôi không còn trách nhiệm nữa. Còn sinh mạng họ. Tôi không thể tập họp, hỏi ai đi ai ở. Vì như vậy, cộng quân đủ thời giờ phong tỏa một khúc sông nào đó trên đường tàu ra cửa biển.
Tôi quyết định quay tàu ra cửa biển. Hai máy tiến full, động cơ nổ ầm ầm, nước rẽ sóng hai bên mũi tàu trắng xóa. Tàu đang ở nhiệm sở tác chiến. Khi nghe Tổng Thống Minh tuyên bố đầu hàng, thủy thủ đoàn tự động tan hàng. Họ đứng tụm năm, tụm ba bàn tán, có người mang hành lý ra sân tàu. Tôi biết tình hình bất ổn, không khéo có nổi loạn. Cuối cùng việc gì đến sẽ đến. Họ cử thiếu úy Long lên nói chuyện với tôi. Ông đứng dưới cầu thang nói vọng lên đài chỉ huy, giọng nói to tiếng hơn ngày thường: “Hạm trưởng, quay tàu về Mỹ Tho cho tụi tôi lên bờ”.
Nghĩ cho cùng, cách cư xử và lời nói của thiếu úy Long hoàn toàn đúng. Quân đội tan hàng rồi, thủy thủ có quyền đòi hỏi trở về với gia đình. Mục đích của tôi là muốn gìn giữ con tàu. Nếu tàu cặp bến Mỹ Tho, thủy thủ rời tàu, lập tức HQ231 sẽ là đống sắt vụn. Mục đích thứ hai là tôi thầm mong được tiếp tục chiến đấu, dại gì nộp con tàu cho kẻ địch. Làm theo lời thiếu úy Long là không được mà cứng rắn với thủy thủ đoàn lại càng không xong. Phải dùng tình cảm thôi.
Tôi nghiêm sắc mặt nói với thiếu úy Long: “Mặc dù chúng ta ở tình hình như thế này, nhưng truyền thống của Hải Quân, một sĩ quan đàn em nói với đàn anh như vậy sao”. Bình thường thiếu úy Long là một sĩ quan năng nổ, làm việc chăm chỉ và rất kỷ luật. Ông đã trui rèn hai năm ở quân trường, thấm nhuần truyền thống của Hải Quân, vì vậy ông thấm ý lời tôi nói. Ông đứng im. Tôi nói tiếp: “Thôi ông tập họp nhân viên cho tôi nói chuyện”.
Quân số thủy thủ đoàn vào khoảng 80 người. Họ đứng im phăng phắc, gương mặt rất nghiêm trọng. Chỉ có mình tôi là còn mặc áo giáp, đội nón sắt. Bỗng nhiên hôm đó, tôi nói rất hùng hồn. Đại khái: “Mọi người thấy rõ, tôi làm việc cho con tàu, cho Hải Quân, cho Quân Đội. Thủy thủ đoàn ở dưới tàu được chăm sóc đầy đủ quyền lợi. Tôi quyết định ra biển có 2 lý do: thứ nhứt là gìn giữ con tàu. Quay trở lại cặp bến, người ta sẽ phá con tàu, đây là tài sản của quốc gia. Thứ hai là bảo vệ sinh mạng các anh. Mặc dù quân đội tan hàng rồi, tôi vẫn còn trách nhiệm. Trong lúc tranh sáng, tranh tối các anh lên bờ có thể bị giết. Tôi hứa với các anh là, khi ra biển rồi, tình hình bình yên, ai muốn về tôi cho về. Phương tiện ghe đánh cá nhiều lắm. Tôi hứa”.
Tôi biết, phần đông các cuộc loạn trên tàu là do hạm trưởng hoặc thuyền trưởng o ép quá đáng. Tôi muốn làm cho rõ trắng đen để mọi người đều hả dạ. Nhưng để lái theo ý mình, phải khôn khéo một tí xíu cộng thêm một tí tình cảm. Tôi quyết định trưng cầu dân ý. Tôi nói: “Bây giờ, tôi lấy ý kiến các anh, bên nào đa số tôi làm theo. Tôi đặt ra 2 câu hỏi, thứ nhứt, ai muốn quay lại Mỹ Tho lên bờ, thứ nhì, ai theo tôi ra biển rồi sau đó muốn về thì về”. Tôi biết cái gì đưa ra đầu tiên, người ta bỡ ngỡ, ngập ngừng, ngại quyết định. Tôi nắm tâm lý đó. Vả lại, ý kiến thứ hai hấp dẫn hơn, đi thì cứ đi rồi sau đó muốn về thì về. Tôi biết chắc là tôi sẽ thắng. Nhưng để chắc ăn, tôi nêu câu thứ nhứt trước: “Ai muốn quay tàu lại Mỹ Tho”. Không ai đưa tay lên. Tôi lập lại lần thứ nhì rồi lần thứ ba. Không có người nào đưa tay. Tôi mừng thầm trong bụng vì biết là mình thắng rồi.
Tôi nói tiếp: “Bây giờ tôi sang câu thứ hai, ai theo tôi ra biển rồi muốn về thì về”. Một người đưa tay, hai người rồi ba rồi cả tàu. Một chiến thắng tuyệt đối. Nhấn mạnh ở đây là không có cò mồi. Tôi vẫn trầm tĩnh, nhẹ nhàng: “Như vậy là các anh đồng ý với tôi hết rồi, phải không” Các anh tiếp tục làm việc. Nhớ là ai muốn vào bờ cứ gặp tôi. Thôi tan hàng”. Mọi người vui vẻ mà tôi không bận tâm nữa.
Chiến hạm ra cửa biển bằng cửa Tiểu vào buổi chiều. Nhạc sĩ Trường Sa bập bềnh sóng nước trên chiếc Coast Guard. Ông gọi tôi, tôi ngừng lại để ông lên tàu. Tối hôm đó, bắt được tần số của Hạm Đội, tất cả tàu đang tập trung tại Côn Sơn. Trên đường đi, tôi gặp HQ228, hạm trưởng thiếu tá Vương thế Tuấn, cũng lạc loài bơ vơ như tôi. Chúng tôi ngừng lại cứu hai chiếc LCM, chết máy thả trôi lềnh bềnh, từ cửa Định An đi ra. Mỗi chiếc khoảng hai trăm người. Chúng tôi đến Côn Sơn rồi theo đoàn tàu qua Subic. Đến Subic, tôi là người cuối cùng rời tàu.
Một viên đại úy bộ binh, trong đám người di tản trên chiếc LCM, cố chờ tôi trên bờ, đến bắt tay tôi: “Tôi di tản từ miền Trung về, chưa thấy tàu nào có kỷ luật như tàu của ông”. Tôi cầm tay ông siết nhè nhẹ. Tôi thẫn thờ không nói được lời nào. Tôi muốn chia xẻ tình chiến hữu với ông. Nhưng trong lòng trăm mối ngổn ngang. Tình nước, tình nhà còn đó. Nhưng từ đây tất cả bỏ lại sau lưng. Bỏ lại quê hương yêu dấu, bỏ lại Hải Quân, bỏ lại biển xanh lồng lộng, bỏ lại Mẹ già và bỏ lại con tàu thân yêu.
Nguyễn Văn Phước
Duy Quan chuyen