Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Hai Trận Đánh - Song Vũ
I. Trận đánh phòng thủ Kontum tháng 4/ 1972.
1/ Tình hình quân sự trên khắp lãnh thổ VNCH kể từ cuối năm 1968 trở đi có nhiều chuyển biến tốt đẹp.
Cộng sản miền Bắc sau cuộc tổng tấn công tự sát vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã hy sinh gần hết lực lượng quân sự chủ lực miền, du kích và các hạ tầng cơ sở của họ. Tuy nhiên, hậu quả chính trị của hành động quân sự này lại mang tới cho Việt Cộng một kết quả ngoài mong đợi. Trong nội tình nước Mỹ, các chính khách diều hâu có cơ hội khẳng định về những báo cáo quân sự lạc quan trước đó rằng cộng sản đã ở trong thế yếu không còn khả năng mở các cuộc tấn công lớn nào nữa.
Từ đó phong trào phản chiến ngày càng dâng cao. Đó là thời cơ hiếm có cho phe chủ chiến trong bộ Chính Trị miền Bắc chớp cơ hội xua quân trực tiếp vào chiến trường miền Nam, nhằm tạo nên một chiến thắng quân sự cần thiết hỗ trợ cho cuộc hòa đàm đang bế tắc tại Paris. Đó là nguyên nhân chính tạo nên một mùa hè đỏ lửa trên cả ba vùng chiến thuật 1, 2, và 3 trong năm 1972 trên chiến trường miền Nam. Ngày khởi đầu của các trận đánh này là ngày 30 tháng 3 năm 1972 cho nên người Hoa Kỳ gọi là “Cuộc tấn công Mùa Phục Sinh“ bởi ngày đó là ngày đầu của Lễ Phục Sinh. Còn cộng sản Bắc Việt lại đặt tên cho chiến dịch tổng công kích của họ là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”.
- Hai giờ sáng ngày 30 tháng 3 /72, cộng quân sử dụng 200 chiến xa T54 cùng 40.000 quân gồm 6 sư đoàn tiến công từ hai hướng: Một vượt qua khu phi quân sự Bến Hải, một từ hướng Tây trên lãnh thổ Lào đánh qua, nhắm vào vùng Đông Hà và Quảng Trị tại quân đoàn 1.
- Ngày 5 tháng 4, ba sư đoàn quân Bắc Việt khoảng 20.000 người cùng chiến xa và pháo binh xuất phát từ lãnh thổ Campuchia mở một mặt trận thứ 2 tấn công vào thị xã An Lộc, Bình Long thuộc lãnh thổ quân đoàn 3.
- Ngày 9 tháng 4 (tức 4 ngày sau) cộng quân sử dụng sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức tấn công vào phía nam tiểu khu Bình Định nhằm chia cắt quân khu 2 thành 2 phần dọc theo quốc lộ 21 (Bình Định- Pleiku nếu họ chiếm xong cao nguyên trong kế hoạch kế tiếp).
- Ngày 24 tháng 4 là ngày khởi đầu chính thức cuộc tấn công vào vùng Đakto -Tân Cảnh, lãnh thổ của quân đoàn 2. Mặc dù trước đó đã có những cuộc tấn công các căn cứ biên phòng và các đơn vị BĐQ phòng thủ các khu vực chung quanh nhưng cuộc tấn công quy mô thực sự bắt đầu là ngày này. Lực lượng tấn công của địch bao gồm các sư đoàn 2 Sao Vàng miền Bắc xâm nhập -thực ra sư đoàn này đã xâm nhập vào chiến trường quân khu 2 kể từ đầu năm 1967 và họ cũng đã từng nhiều lần đụng độ với các lực lượng ta và Hoa Kỳ ở chiến trường này. Cộng thêm sư đoàn 320 Thép là sư đoàn tổng trừ bị của cộng sản Bắc Việt hoàn toàn mới và được kể như là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất của miền Bắc. Cộng với các trung đoàn thống thuộc Mặt Trận B3 đã có mặt từ trước. Tổng cộng lực lượng tấn công bao gồm 8 trung đoàn bộ binh. Ngoài ra còn có 1 trung đoàn 203 Chiến Xa, trung đoàn 95 Đặc Công. 13 tiểu đoàn Pháo Binh. Quân số ước lượng khoảng hơn 25.000 người.
Toàn bộ lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy của trung tướng VC Hoàng Minh Thảo, tư lệnh Mặt Trận B3 của cộng sản Bắc Việt. Tóm lại, mùa hè 1972 là một mùa hè khốc liệt trên cả ba vùng chiến thuật 1, 2, 3 mà nhà văn quân đội Phan Nhật Nam đặt thành tên “Mùa Hè Đỏ Lửa” rất chính xác cho giai đoạn này. Thành ra, cuộc tổng công kích này mang tới 3 tên khác nhau, Cuộc tấn công Mùa Phục Sinh, Chiến dịch Nguyễn Huệ, và Mùa Hè Đỏ Lửa; tùy theo các phe tham chiến.
Trong phạm vi hiểu biết, qua những chứng kiến vì trực tiếp tham dự trong trận đánh tại Kontum trong mùa hè đỏ lửa này, tôi chỉ ghi chép lại các diễn tiến chính đã xảy ra trên chiến trường với đơn vị tôi tham chiến lúc đó: Trung đoàn 44 BB thuộc sư đoàn 23 BB thuộc quân đoàn II.
2/ Tình hình chiến sự tổng quát lúc đó tại Kontum
- Sư đoàn 23 BB gồm 3 trung đoàn 44; 45, và 53. Một tiểu đoàn pháo binh 155 ly có tên 230 và 3 tiểu đoàn pháo 105 ly có tên 231, 232 và 233 gồm: 18 khẩu pháo 155 ly và 54 khẩu pháo 105 ly, thiết đoàn 8 Kỵ Binh ( trong đó có một chi đoàn chiến xa M41), tiểu đoàn 23 Công Binh. Trước khi di chuyển toàn bộ lên chiến trường Kontum, các đơn vị được phối trí như sau: Trung đoàn 44 phụ trách anh ninh 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Trung đoàn 45 phụ trách an ninh các tỉnh Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Trung đoàn 53 hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức. Như vừa trình bầy ở trên, sau cuộc tấn công Mậu Thân 1968, các đơn vị cơ động chủ lực miền và các cơ sở hậu cần của VC thuộc các tiểu khu nêu trên đều bị tổn thất gần hết và vì thế tình hình an ninh tại các tiểu khu do sư đoàn 23 đảm trách trở nên an ninh hơn.
Cùng lúc, kể từ cuối năm 1971, tình hình chiến sự tại cao nguyên lại trở nên sôi động hơn vì lý do cộng sản Bắc Việt buộc phải đưa quân chính quy ồ ạt từ miền Bắc xâm nhập hòng duy trì áp lực quân sự hỗ trợ cho cuộc hòa đàm Paris. Từ đó, trung đoàn 53 là trung đoàn đầu tiên của sư đoàn được chuyển lên Kontum hành quân từ kể từ cuối năm 1971. Tiếp sau đó là trung đoàn 45 và sau cùng là trung đoàn 44.
* Các cuộc chuyển quân của trung đoàn 44 Đầu tháng 2/1972, trung đoàn 44 theo lệnh quân đoàn, lập ra chiến đoàn 44A cùng một bộ chỉ huy nhẹ do tôi là trung đoàn phó chỉ huy đồn trú tại Sông Mao yểm trợ an ninh cho tiểu khu Bình Thuận. Bộ chỉ huy trung đoàn 44 và 2 tiểu đoàn 3 và 4/44 do trung tá Trần Quang Tiến, trung đoàn trưởng, chỉ huy di chuyển lên An Khê phối hợp hành quân với thiết đoàn 3 Thiết Giáp.
- Cuối tháng 4/1972, theo lệnh của BTL/QĐ, chiến đoàn A44 từ Sông Mao di chuyển lên Pleiku hội nhập lại cùng trung đoàn 44 tại An Khê.
- Ngày 5/5/72: Lệnh Quân Đoàn, chiến đoàn A44 di chuyển đi Pleiku thay thế nhiệm vụ của chiến đoàn A45 mở đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum.
- Chiều ngày 11/5/72: Toàn bộ trung đoàn 44 tập trung tại phi trường Pleiku để không vận đi Kontum. Cuộc không vận do các phi cơ Hercule C130 Hoa kỳ phụ trách khởi sự chuyển quân từ 11 giờ đêm. Với hệ thống pháo binh, hỏa tiễn và súng cối của địch bố trí dầy đặc chung quanh thành phố nên tình hình mất an ninh của phi trường Kontum lúc đó nói riêng và tỉnh Kontum nói chung không cho phép các cuộc chuyển quân hoặc tiếp tế thực hiện được vào ban ngày. Chiến đoàn A44 chúng tôi có mặt tại chiến trường Kontum theo chuyến bay đầu tiên và tiếp sau đó là bộ chỉ huy trung đoàn cùng 2 tiểu đoàn 3 và 4/44. Chuyến bay chở quân cuối cùng hoàn tất vào lúc 5:30 giờ sáng 12 tháng 5.
- Sáng ngày 12/5/72: Tôi vào trình diện đại tá Lý Tòng Bá, tư lệnh sư đoàn, tại Kontum. Ngay sau đó, chúng tôi nhận lệnh bàn giao tuyến phòng thủ của liên đoàn 6 BĐQ tại 5km Đông Bắc Kontum. Liên đoàn này trước đó là lực lượng được không vận từ chiến trường vùng 1 vào thay thế lữ đoàn 2 Nhảy Dù di chuyển về Sài Gòn. Cuộc thay quân diễn ra xuông xẻ và hoàn tất vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Với kế hoạch bố trí như sau: ba tiểu đoàn 1, 2, và 3 bố trí sát cạnh nhau theo hình vòng cung từ gần bờ sông Dak Kron ở phía Tây cho tới sát quốc lộ 14. Phía bên kia quốc lộ là đơn vị bạn, trung đoàn 45.
Riêng tiểu đoàn 4/44 bố trí phía sau phòng tuyến làm lực lượng trừ bị. Đại đội 44 Trinh Sát bảo vệ BCH/TRĐ. (Có một kỷ niệm đáng nhớ xảy ra vào lúc 6:30 giờ chiều cùng ngày, khi bộ chỉ huy trung đoàn chúng tôi bị pháo binh cộng sản trực xạ từ cao độ 612 nằm phía tây quốc lộ 14, cách chúng tôi chừng 4 Km. Kết quả của cuộc pháo kích là các cột anten 292 của chúng tôi mới dựng để thiết lập hệ thống liên lạc trước đó bị bắn xập nhưng không có tổn thất nhân mạng nào. Và 10 giờ đêm hôm đó, toán tình báo kỹ thuật của sư đoàn (là đơn vị tình báo sử dụng các phương tiện vô tuyến nhận bắt các báo cáo, thông tin liên lạc của địch qua hệ thống máy truyền tin, sau đó giải mật) nhận được báo cáo của đơn vị pháo của địch báo cáo cho thương cấp của họ là họ đã tiêu diệt gọn chỉ huy sở của trung đoàn 44!
- Trận đánh tiến chiếm thành phố Kontum của cộng sản miền Bắc thực sự khởi đầu vào lúc 6 giờ sáng ngày 13/05/72. Trục tiến quân của địch từ hướng Bắc đánh vào trung đoàn 44 và Đông Bắc đánh vào trung đoàn 45, với thành phần thiết giáp của trung đoàn tăng 203 phối hợp với sư đoàn 320 Thép. Cánh quân tấn công vào phòng tuyến đơn vị chúng tôi là trung đoàn 48 CS, còn đơn vị tấn công vào trung đoàn 45 là trung đoàn 64 cộng sản. Cả hai thuộc sư đoàn 320. Sau đợt pháo ác liệt dọn đường đầu tiên trên tuyến phòng thủ của chúng tôi, khi pháo binh ngưng thiết giáp địch xung kích vào mục tiêu. Chỉ trong vòng nửa tiếng hai tiểu đoàn 1 và 2/44 báo cáo đã hạ được 4 chiếc tăng T54 của địch ngay trên tuyến phòng thủ và hơn 100 xác địch nằm rải rác trên suốt tuyến dài khoảng 3 km của 3 tiểu đoàn 1, 2, và 3/44.
- Đợt tấn công thứ hai khởi sự lúc 2 giờ chiều cùng ngày, cũng với tăng và bộ binh xung phong sau khi pháo binh địch bắn dọn đường. Kết quả địch tiếp tục thảm bại. Chúng tôi vẫn giữ vững phòng tuyến. Lại có thêm gần 100 địch quân bỏ xác và thêm 3 xe tăng của địch bị bắn hạ. Ngoài ra, với sự hỗ trợ hiệu quả của các loại phi cơ diệt tăng được trang bị hỏa tiễn TOW, các toán trực thăng này đã săn diệt thêm 5 chiếc khác trên đường trốn chạy. Tổng kết trong ngày 13/5, chỉ tính riêng trung đoàn 44 chúng tôi đã bắn hạ 7 xe tăng địch và tiêu diệt gần 200 địch quân trên tuyến phòng thủ của chúng tôi. Còn tính chung cả phòng tuyến của trung đoàn 45 số thương vong của địch còn cao hơn nhiều, cộng thêm 3 xe tăng khác do trung đoàn 45 bắn hạ trên tuyến thì chỉ riêng trong ngày 13 địch quân bị tổn thất tổng cộng 15 chiến xa.
- Trong các ngày 14 và 15/ 5: Địch quân tiếp tục các cuộc tấn công bằng bộ binh và thiết giáp thêm nhiều đợt nữa, đặc biệt trong ngày 15 họ chiếm được một số vị trí của chúng tôi trên tuyến khu vực nằm giữa hai tiểu đoàn 2 và 3/44. Chúng tôi đã phải sử dụng tiểu đoàn 4/44 trừ bị lên chiếm lại các vị trí này và sau gần 4 giờ chiến đấu, tiểu đoàn này đã hoàn thành nhiệm vụ. (Sở dĩ địch chọc thủng được phòng tuyến vì lý do sau 2 ngày chiến đấu, các tiểu đoàn trên tuyến chịu một số tổn thất nên tuyến phòng thủ bị mỏng đi nên địch đã lợi dụng tình thế này chiếm được.) Cũng kể từ lúc đó, cả 4 tiểu đoàn của chúng tôi đều có mặt trên tuyến.
- Tiếp theo các ngày kế tiếp 16 và 17/5: Các đơn vị địch tung thêm các lực lượng bổ sung cho các đơn vị tấn công đã bị tổn thất quá nặng không còn khả năng tác chiến nữa, các trung đoàn 141, 24 của sư đoàn 2 Sao Vàng cùng trung đoàn 95 đặc công và trung đoàn 52 của 320 được đưa vào thay thế. Các lực lượng địch áp sát tuyến phòng thủ của ta ngõ hầu tránh bị sát thương bằng phi pháo và hỏa lực B52. Để vô hiệu hóa chiến thuật này, BTL/SĐ quyết định sử dụng một kế hoạch rất táo bạo và mạo hiểm: Sử dụng máy bay B52 trải thảm. Trên bản đồ quân sự tỷ lệ 250.000 chúng tôi sử dụng, một thảm bom B52 gồm 3 ô vuông (1x3) có nghĩa là chiều dài của thảm bom là 3 km x 1km bề ngang. Để thực hiện việc trải thảm này, các đơn vị bạn phải nằm song song với bề dọc của thảm và cách tối thiểu cạnh thảm bom là 500m. Mặc dù với kỹ thuật điện tử tinh vi của máy bay -rất khó thả lầm vị trí- nhưng với số lượng bom các loại từ 250 đến 500 pound, nếu nằm gần hơn khoảng cách tối thiểu đó, binh sĩ lực lượng bạn cũng vẫn bị sức ép của bom sát hại.
Hiện tại tuyến phòng thủ của trung đoàn chúng tôi chỉ cách địch chưa tới 200m. Để thực hiện, tư lệnh sư đoàn đã phải tổ chức cuộc họp mật tại BTL và chúng tôi nhận lệnh phải tạm bỏ phòng tuyến 15 phút trước 12 giờ đêm rút về phía sau núp trong một con suối cạn. Đúng 12 giờ, hai thảm bom B52 được thả rất gần tuyến phòng thủ của chúng tôi. Ngay khi bom thả xong, các đơn vị lại vội vã trở về phòng tuyến. Kết quả của cuộc đánh bom táo bạo này là rất khả quan. Các toán tình báo kỹ thuật theo dõi địch cho biết, BTL Mặt Trận B3 đã mất liên lạc với trung đoàn 48 VC là đơn vị đối đầu với chúng tôi. Thêm vào đó, bộ chỉ huy của trung đoàn 64 VC, lực luợng đối đầu với trung đoàn 45, cũng cho biết họ đã bị tổn thất khá nặng.
- Mặt trận Kontum tạm yên ắng trong các ngày 18 đến 21. Trung đoàn chúng tôi sau 10 ngày đêm liên tục chiến đấu thực sự cần được nghỉ ngơi và tái bổ sung. Ngày 22, trung đoàn 53 lên thay thế cho chúng tôi trở về Kontum nghỉ dưỡng quân. Các tiểu đoàn 1, 2, 3, và 4 về tuyến sau nằm sát bờ sông Dakbla; còn Bộ chỉ huy trung đoàn về trú đóng tại BTL/BK24 tại thành Dakbla.
- Sáng 23, đại tá (mới đặc cách thăng cấp) Trần Quang Tiến, trung đoàn trưởng, và tôi trình diện tướng Bá, tư lệnh sư đoàn, nhận lệnh mới. Tại đây tướng Bá cho biết, theo yêu cầu của phía cố vấn Hoa Kỳ, họ muốn chúng tôi phải tổ chức một cuộc đột kích sâu vào phía sau lưng địch trên tuyến chạm địch phía Bắc để tiêu diệt các chỉ huy sở hậu cần địch. Thực tâm mà nói, tướng Bá hiểu rất rõ tình trạng của chúng tôi, liên tục 10 ngày chiến đấu, quân số thương vong và tổn thất cũng đáng kể, giờ đây phải thi hành một nhiệm vụ tuy không khó khăn đối với một đơn vị còn khỏe khoắn nhưng lại khá vất vả cho một đơn vị mệt mỏi như chúng tôi. Dù sao với những đe dọa ngầm là nếu không thực hiện thì họ (Hoa Kỳ) rất khó xin yểm trợ hỏa lực B52 và không quân từ bộ tư lệnh MAGV ở Sài Gòn. Tôi được chỉ định tổ chức lực lượng để thi hành nhiệm vụ này.
- Tôi đã chọn 2 tiểu đoàn 1 và 2/44 để tổ chức cuộc đột kích. Sở dĩ có sự chọn lựa này vì hai lý do: Các tiểu đoàn trưởng 1 và 2/44 là các đại úy Đặng Trung Đức và Nguyễn Xuân Phán là hai sĩ quan cùng tốt nghiệp khóa 19 Võ bị là khóa đàn em do chính khóa 17 chúng tôi huấn luyện khi khóa này nhập học, nên ngoài tình đồng đội, chúng tôi còn có một tình thân rất đặc biệt như anh em ruột thịt. Ngoài ra, hai tiểu đoàn này cũng là hai đơn vị thiện chiến nhất của trung đoàn. Sau khi họp bàn, chúng tôi cùng đồng ý nguyên tắc; mỗi tiểu đoàn tuyển lựa ra hơn 100 người khỏe mạnh. Trang bị vũ khí nhẹ.
- Sáng ngày 24/5/72: Đơn vị hành quân của chúng tôi được phi đoàn 263 do thiếu tá Phạm văn Quang, phi đoàn trưởng, chở đến bãi đổ bộ. Sau khi bàn bạc với Quang, chúng tôi thực hiện một cuộc nghi binh đánh lừa sự quan sát theo dõi của địch bằng cách điều động hợp đoàn trực thăng bay dọc theo sông Dak BLa về phía tây, tới ngã ba sông Dak Kron bay về hướng bắc tới sau ngọn Ngok Bay, đổi hướng Tây Đông băng qua quốc lộ 14 ba cây số sau đó thả quân xuống các khoảng trống nằm tại hướng bắc của con suối Dak Kam. Ngay sau khi phi cơ võ trang dọn bãi đáp, nhưng không đánh dấu bằng khói màu, các đơn vị bộ binh sẽ đổ bộ xuống bãi và di chuyển ngay, vừa đi vừa chỉnh đốn đội hình. 9:30 giờ, cuộc đổ quân hoàn tất.
Nhờ cách nguỵ trang này, địch pháo kích vu vơ chung quanh khu vực chúng tôi đổ quân nhưng không gây tổn thất nào. Từ các vị trí bãi đáp này, chúng tôi chia làm hai cánh trực chỉ hướng Kontum, đi từ phía sau lưng của địch trở vào lại thành phố. Trên đường tiến quân, chúng tôi đã tao ngộ chiến với các toán trải dây truyền tin, các toán tải đạn tiếp tế, tản thương …. Và đơn vị chúng tôi đã nhanh chóng thanh toán các toán địch quân này tổng cộng khoảng 50 tên. Số vũ khí tịch thu được của địch được phá hủy tại chỗ, chỉ các giấy tờ tài liệu được mang về giao nộp lại cho phòng 2 sư đoàn khai thác tin tức.
Cho tới hai giờ trưa khi còn cách Kontum chừng 7 cây số về hướng Bắc, cách tuyến phòng thủ của trung đoàn 45 hai cây số, tôi ra lệnh dừng quân, chuẩn bị một cuộc xung phong tràn qua tuyến chống cự của địch. Cùng lúc, chúng tôi nhận được lệnh bằng mọi giá phải trở về Kontum trong buổi chiều! Nghĩ ra thật trớ trêu, buổi sáng lúc 8 giờ thì nhận lệnh ra đi bằng mọi giá bây giờ lại nhận được lệnh trở về lại bằng mọi giá! Sau khi liên lạc hàng ngang với đơn vị bạn là trung đoàn 45; đơn vị chúng tôi mở hỏa lực vượt qua tuyến bố trí của địch để trở về lại Kontum. Cuộc hành quân chấm dứt lúc 7 giờ tối cùng ngày. Tổng kết cuộc hành quân, điều an ủi duy nhất trong tư cách một cấp chỉ huy, là chúng tôi đã thực hiện được yêu cầu của nhiệm vụ với một tổn thất tối thiểu, những người bị thương trong giao tranh đã được đồng đội mang về đầy đủ ngoại trừ một hạ sĩ quan và hai binh sĩ tử trận đã không thể mang về được.
- Sáng ngày 24 tháng 5 -vừa tròn một giấc ngủ sau một ngày hôm trước hành quân, bộ chỉ huy trung đoàn 44 lại bị địch tấn công ngay tại giữa thành phố. Một điều lạ lùng đến ngạc nhiên. Chuyện gì đã xẩy ra? Khi trung úy Mạnh, đại đội trưởng trinh sát 44, báo cáo đã bắn hạ một chiếc xe tăng cách hầm chỉ huy trung đoàn chưa đầy 20 m thì sự ngạc nhiên biến thành… hoàn toàn không hiểu nổi! Cuộc chạm súng tiếp tục cho tới trưa, địch nằm ngay trong khu vực doanh trại của bịnh viện 2 dã chiến nằm ngay sát hàng rào của bộ tư lệnh Biệt Khu 44. Các trực thăng diệt tăng trang bị hỏa tiễn TOW được kêu lên hỗ trợ tìm kiếm các xe tăng địch còn ẩn núp trong bịnh viện và không lâu sau đó đã lần lượt bắn hạ 3 chiếc T59 đang núp trong các căn nhà lợp tôn fibro ciment của bịnh viện.
Cuộc tấn công của địch còn một mũi khác đánh thẳng vào mặt tiền của bộ chỉ huy Biệt Khu từ phía trại thiết giáp. Đến 12 giờ, tiểu doàn 3/44 được điều động tới giải tỏa áp lực địch. Trong trận đánh này, có một tiểu đội cán binh cộng sản bỏ súng xin hàng. Chúng tôi ra lệnh cho toán lính này buông súng xuống lề đường hai tay đưa lên đầu để chạy vào trước cổng căn cứ của chúng tôi. Trong lúc chạy về phía chúng tôi để đầu hàng, đồng bọn của họ bắn theo làm hai người ngã gục ngay bên lề đường! Sự kiện này được rất nhiều người chứng kiến chứ không phải riêng mình tôi. Tuy nhiên viên thiếu tá cố vấn phó Lovings của trung đoàn khi từ hầm hành quân chạy ra khi nghe chúng tôi kêu gọi các hàng binh này thì lại cho rằng chúng tôi bắn tù binh! Điều này được kể lại trong một cuốn sách có nhan đề là “Kontum trận chiến đấu cứu miền Nam” của trung tá Thomas Mc. Kenna, nguyên cố vấn của trung đoàn 44 lúc đó. Đây là một ngộ nhận rất đáng trách.
Hai giờ chiều, hai phi tuần khu trục được gọi tới hỗ trợ tiêu diệt địch đang lẩn trốn trong các căn nhà khu bịnh viện 2 dã chiến. Để an toàn cho đơn vị bạn, vì địch lọt giữa lòng thành phố mà chung quanh đều là lực lương bạn, các phi công khu trục chỉ có một hướng tấn công duy nhất: trục Đông Tây và ngược lại. Bởi vì nếu đánh theo các trục khác các cánh quân bạn đều rất gần với địch. Chúng tôi được yêu cầu thả trái khói liên tục để phi công xác định chính xác vị trí của chúng tôi và các loạt bom đạn sẽ đánh phía Bắc của màn khói từ 20 m trở lên. Sau khi điều chỉnh từng trái bom một, các trái bom được thả rất chính xác. Chúng tôi nhìn thấy địch bỏ chạy toán loạn khỏi các căn nhà bị trúng bom và chúng tôi đã tiêu diệt các toán địch này. Đến trái bom cuối cùng khi chiếc Skyraider cất đầu lên chuẩn bị đổi hướng trở về lại căn cứ không quân Pleiku thì một loạt súng phòng không của địch bố trí trên tháp chứa nước trong khu gia binh thiết giáp phía trước cửa của BCH chúng tôi bắn trúng phi cơ. Nhìn chiếc máy bay trúng đạn bay chao đảo trong màu khói đen, chúng tôi thật sự xúc động. Sau đó ít ngày, tôi được biết tên của viên phi công: thiếu tá Phạm Văn Thặng. Thực ra, anh đã có thể bỏ máy bay nhảy dù an toàn theo lệnh anh nhận được. Nhưng ý thức rằng khi anh rời khỏi phi cơ, máy bay này sẽ rớt ngay trong long thành phố và chắc chắn sẽ gây tổn thất chết chóc cho dân chúng. Anh đã chọn cách thứ 2, cố gắng mang phi cơ băng ngang qua sông Dak Bla để đáp trên một cánh đồng trống. Nhưng không may chiếc phi cơ đã bị lật úp khi vấp phải một mô đất và anh đã hy sinh. Đây là một kỷ niệm cho đến hôm nay ngồi viết lại vẫn còn để lại trong lòng tôi đầy cảm xúc.
Tôi củng giải thích thêm về trận đánh kỳ lạ này. Sau khi tìm hiểu các tin tức ngay sau trận đánh tôi được biết như sau: Sở dĩ ngày hôm trước tức là ngày 24 chúng tôi được lệnh phải trở về gấp vì lý do sư đoàn nhận được tin tình báo khá chính xác là BTL/ Mặt Trận B3 của cộng sản đã điều động sư đoàn 3 Sao Vàng từ Bình Định lên chiến trường Kontum để thay thế cho sư đoàn 320 và các trung đoàn trực thuộc, vì đã bị tổn thất quá nặng mất khả năng chiến đấu. Một trung đoàn của sư đoàn này luồn qua khoảng trống giữa trung đoàn 45 và các đơn vị ĐPQ/ TK Kontum từ hướng Đông Nam Kontum, thâm nhập vào khu vực binh viện 2 dã chiến để tấn công chúng tôi.
Một vị trí mà địch tin là đang do BTL/ SĐ 23 trú đóng! Họ không ngờ rằng BTL thực sự không đóng ở đó mà đóng ở một căn cứ MAGV nằm cách chúng tôi chừng 40m. Nói một cách khác, chúng tôi đã bị đánh nhầm! Chiếc xe tăng dẫn đầu cuộc tấn công bị bắn hạ. Khi mở nắp xe, chúng tôi thấy tên lái xe có tên là Vinh, cấp bực thượng úy, quấn quanh cổ một chiếc cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chúng tôi cũng tịch thu được tấm bản đồ hành quân và một cây súng lục K59 còn rất mới. Các chiến lợi phẩm này được tướng Bá trao cho cố vấn John Paul Vann khi cùng đến quan sát tại chỗ.
Từ sau trận đánh thứ 3 này, cũng là trận đánh được coi là giai đoạn 3 của cuộc tấn công vào Kontum. Mặt Trận B3 không còn khả năng tổ chức các cuộc tấn công mạnh mẽ nào khác. Cũng kể từ đầu tháng 6 trở đi, mặt trận Kontum hạ nhiệt. Đầu tháng 6, Đại tá Trần Quang Tiến được đề cử đi học khóa 2 Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp tại Đà Lạt. Tôi được chỉ định làm quyền trung đoàn trưởng. Ngày quân lực 19 tháng 6 năm ấy, các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ lập chiến công của cả sư đoàn được thăng mổi người một cấp đặc cách tại mặt trận. Các cấp chỉ huy của trung đoàn 44 đều được thăng một cấp. Quân kỳ của trung đoàn được tuyên dương trước quân đội và được gắn ADBT với nhành dương liễu. Đây là lần tuyên dương trước quân đội lần thứ 4 của trung đoàn. Tôi chính thức là trung đoàn trưởng kể từ ngày này.
Thời gian từ tháng 6 trở đi, mặc dù mức độ khốc liệt liên tục của chiến trường như thời gian trước đây không còn, nhưng thay vào đó vẫn còn những cuộc đụng độ lớn khi sư đoàn mở rộng vòng đai an ninh lên phía Bắc cách thành phố Kontum 10 cây số. Chính trong thời gian này, riêng trung đoàn chúng tôi đã mất đi hai sỹ quan tiểu đoàn trưởng tài năng: Thiếu tá Võ Anh, Tài tiểu đoàn trưởng 4/44, và thiếu tá Đặng Trung Đức, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/44. Tháng 8, tôi bị thương phải đi điều trị tại quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết. Tôi bàn giao lại trung đoàn cho đại tá Võ Hữu Hạnh.
Theo báo cáo tổng kết của BTL/QĐ2 sau trận đánh vào thành phố Kontum mùa hè 1972, địch có gần 10.000 chết và bị thương, 34 bị bắt làm tù binh, 38 chiến xa bị tiêu diệt. Ta tịch thu 6000 súng đủ loại.
II. Trận Ban Mê Thuột, tháng 3/1975
Như tôi vừa trình bầy ở trên, sau trận đánh tại Kontum mùa hè 1972, sư đoàn 23 có nhiều thay đổi. Tướng Trần Văn Cẩm về thay tướng Lý Tòng Bá, rồi sau đó tướng Lê Trung Tường về thay tướng Cẩm. Tháng 8/1972 tôi bị thương, sau khi điều trị tôi trở lại sư đoàn nhận nhiệm vụ mới kể từ tháng 11/1973: trưởng phòng hành quân của sư đoàn, thay thế trung tá Điều Ngọc Chánh thuyên chuyển về BTL Cảnh Sát Quốc Gia. Cũng trong thời gian này, trung tá Nguyễn Hữu Lữ từ sư đoàn 2 về trung đoàn 44 thay đại tá Võ Hữu Hanh. Tháng 7/1974 tôi nhận lệnh trở về đảm nhiệm chức vụ trung đoàn trưởng trung đoàn 44 thay thế trung tá Lữ giải ngũ. Lúc này tình hình quân sự tại Cao Nguyên giảm nhiệt. Các hoạt động quân sự của địch chuyển hướng về phía Nam. Lần lượt các trung đoàn 53 rời Kontum di chuyển về BMT. Tiếp sau là trung đoàn 45 chuyển khu vực hành quân về giữa Pleiku và BMT. Sau cùng tháng 8/ 1974, trung đoàn của tôi di chuyển đi Pleiku với trách nhiệm hoạt động tại vùng Tây Nam Pleiku. Bộ chỉ huy trung đoàn 44 đóng tại căn cứ 801, cách Pleiku khoảng 15km, cách biên giới VN-Campuchia khoảng 6km.
1/ Tết nguyên đán Ất Mão là ngày 11 tháng 2/ 1975. Tổng thống Thiệu theo thông lệ ra dùng cơm tại chiến trường với một đơn vị tác chiến. Trung đoàn 44 của chúng tôi được chỉ định tổ chức bữa cơm tân niên này tại căn cứ hành quân 801. Phái đoàn tháp tùng tổng thống gồm: trung tướng Trần Văn Trung, tổng cục CTCT; trung tướng Lê Nguyên Khang, Tổng tham mưu phó; thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân đoàn 2; và chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23. Trong buổi thuyết trình tình hình tại khu vực sư đoàn chiụ trách nhiệm, trung tá Điều Ngọc Truy, trưởng phòng 2, SĐ 23, có nêu lên hai tin quan trọng: - Một cuộc đổi quân đang diễn ra giữa sư đoàn 9 của cộng sản từ Bình Long kéo lên bàn giao vị trí tác chiến với sư đoàn 320 của cộng sản hiện đang phối trí tại phía Tây Pleiku trong khu vực trách nhiệm của trung đoàn 44 chúng tôi.
- Trung đoàn 45 trong cuộc hành quân tại khu vực đèo Tử Sĩ bắt được một tù binh cộng sản tên là Sính. Tên này đã cung khai rất chi tiết cuộc tấn công vào thị xã BMT trong thời gian sắp tới do Mặt Trận B3 chỉ huy với lực lượng khoảng 3 sư đoàn: sư đoàn 320, sư đoàn F10, và một sư đoàn kéo từ Lào qua không rõ danh hiệu (mà về sau ta được biết là sư đoàn 316) cùng các trung đoàn tăng, pháo binh, và đặc công. Tổng cộng quân số ước lượng có thể lên tới 30.000 người.
2/ Tổng thống Thiệu sau buổi thuyết trình ra lệnh cho tướng Phú
- Đưa toàn bộ sư đoàn 23 trở về BMT để tổ chức thiết lập vòng đai phòng thủ.
- BTL quân đoàn 2 tăng cường một chi đoàn thiết giáp M48 để đương đầu với thiết giáp T54 và T59 của địch.
- BTTM sẽ tăng cường cho quân đoàn 2 một liên đoàn BĐQ từ Sài Gòn ra thay thế khu vực hành quân hiện tại của trung đoàn 44.
3/ Ngày 18 tháng 2, sư đoàn 23 chuẩn bị kéo quân về lại BMT. BTL/HQ đã sẵn sàng di chuyển từ Hàm Rồng lúc 11 giờ. Phút chót lệnh di chuyển, do Tướng Phú quyết định, bị hủy bỏ.
4/ Các lực lượng cộng sản khởi sự tấn công BMT vào nửa đêm 10 tháng 3 1975. Lực lượng của sư đoàn 23 hiện có mặt tại BMT lúc đó gồm có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 cùng BCH/TRĐ. (một tiểu đoàn thuộc trung đoàn này hiện đồn trú tại quận Đức Lập), chi đoàn 8 thiết vận xa. Lực lượng địch gồm 3 sư đoàn và các đơn vị xe tăng pháo binh của Mặt Trận B3. Tổng cộng khoảng hơn 30.000 người.
5/ BMT hoàn toàn thất thủ vào ngày 12/3, đại tá tư lệnh phó sư đoàn 23 Vũ Thế Quang bị bắt cùng đại tá Nguyễn Trọng Luật tiểu khu trưởng... Liên đoàn 23 BĐQ của trung tá Lê Quý Dậu bị đẩy lui ra khỏi thị xã từ hướng Bắc hiện cách BMT gần 10Km.
6/ Ngày 12/3, trung đoàn 44 bàn giao vị trí phòng thủ với liên đoàn 7 BĐQ của đại tá Nguyễn Kim Tây ở căn cứ 801, sau đó di chuyển ra tập trung tại Hàm Rồng chờ phương tiện đổ quân để tái chiếm BMT.
7/ Ngày 13 BCH nhẹ của trung đoàn cùng tiểu đoàn 3/44, đại đội 44 TS được khoảng 30 máy bay các loại chuyên chở đưa xuống khu bãi trống trước cửa chi khu Phước An, nơi có BTL/SĐ đang tạm trú. Trước đó một ngày, trung đoàn 45 đã được không vận tới Phước An và hiện đang dàn quân cách quận lỵ Phước An 2 cây số chờ lệnh tiến vào BMT. Nếu không có gì thay đổi, theo đúng kế hoạch hành quân, trong ngày 13 sau khi trung đoàn 44 hoàn tất cuộc đổ quân, hai trung đoàn 44 và 45 cùng song song tiến vào BMT.
8/ Cuộc đổ quân chuyên chở 2 tiểu đoàn 1 và 2/44 về Phước An bất thành vì không có phương tiện vào phút chót. Hai tiểu đoàn này ngay sau đó có lệnh đặt dưới sự điều động trực tiếp cùa BTL/QĐ 2 kể từ trưa ngày 13/2/1975. Sau đó 2 tiểu đoàn này di chuyển triệt thoái theo tỉnh lộ 7 cùng các lực lượng của quân đoàn 2 và hoàn toàn bị tan rã.
9/ Lực lượng hỏa lực yểm trợ trực tiếp cho cuộc hành quân tái chiếm BMT của chúng tôi gồm có... hai khẩu đại bác 105 ly đặt tại chi khu Phước An! Cùng thời gian này, loại hỏa tiễn chống phi cơ do Liên Xô sản xuất có tên SA7 (hỏa tiễn cá nhân sử dụng, đất đối không) lần đầu tiên xuất hiện tại chiến trường này. Đây là loại hỏa tiễn chống phi cơ rất hiệu qủa được trang bị cho bộ binh, khiến cho các cuộc yểm trợ của không quân ta vốn đã ít ỏi càng trở nên khó khăn hơn.
10/ Cùng trong ngày hôm đó, Tướng Tường bị thương, đại tá Lê Hữu Đức lên thay thế. Ông ra lệnh cho 2 trung đoàn 44 và 45 kéo về tổ chức phòng thủ tại đồi Chu Cúc chờ lệnh. (Thực sự mang danh là 2 trung đoàn nhưng trong thực tế trung đoàn 44 chỉ gồm có 1 tiểu đoàn và bộ chỉ huy nhẹ trung đoàn cùng đại đội 44 TS.Trung đoàn 45 cũng không khá hơn vì số binh sĩ rã ngũ trở về tìm kiếm thân nhân vợ con đang sinh sống tại hậu cứ BMT. Số còn lại gom đủ cũng chĩ tương đương chưa tới 2 tiểu đoàn!)
11/ Với lực lượng và hỏa lực như vậy thật sự việc tái chiếm BMT là một nhiệm vụ bất khả thi.
12/ Nguyên do sự thất bại thực ra theo thiển ý là gì?
- Mang danh nghĩa là một cuộc hành quân tái chiếm BMT nhưng trên thực tế lực lượng tham dự để thực hiện nhiệm vụ này, như vừa trình bầy ở trên, là bất khả thực hiện. Nói cho chính xác hơn, trong tình hình hoảng loạn đang diễn ra trên chiến trường vùng 1, các lực lượng tổng trừ bị hiện bị cộng quân cẩm chân tại chỗ, quân lực chúng ta lúc đó không thể làm gì hơn. Cuộc tiến quân của các trung đoàn 44 (-) và 45 thực sự đã không thực hiện được.
Điểm sáng duy nhất trong trận chiến này là sự chống trả kiên cường của trung đoàn 53 (-) đang có mặt lúc đó tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột. Trong tình thế đơn độc, không được yểm trợ hỏa lực, bốn bề thọ địch, trung đoàn 53 vẫn anh dũng giữ vững vị trí của mình cho tới phút chót trong khoảng thời gian gần một tuần lễ. Cho tới phút cuối cùng khi nhận lệnh rút khỏi vị trí phòng thủ, trung tá Võ Ân trung đoàn trưởng mới bỏ căn cứ để rút ra ngoài.
- Phải nói thẳng là sau khi hiệp định Paris được ký kết, hệ quả tất yếu của các điều khoản quy định trong hiệp ước đều là những nhát dao chí tử đâm sau lưng chiến sĩ VNCH.
Một mặt quân Bắc Việt ung dung chuyển quân trang dụng và người vào chiến trường Miền Nam một cách công khai cùng với sự giúp đỡ ngày càng gia tăng của Liên Xô và Trung Quốc. Đối ứng lại, quân lực VNCH bị cắt giảm tối đa tiếp liệu, đạn dược, săng dầu; vì thế không còn khả năng giáng trả thích đáng đối với các vi phạm hiệp định của cộng sản nữa. Những người trực tiếp cầm súng tại tiền tuyến có thể nói không ai không nhận ra sự thua thiệt này. Tất cả chỉ còn trông vào thiện chí thi hành hiệp định của phía cộng sản. (Điều này không bao giờ xảy ra.)
- Khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực kể từ 12 giờ đêm 27/1/73, chiến tranh và hòa bình là một thứ nhập nhằng không phân biệt được. Súng ngoài chiến trường vẫn tiếp tục nổ, nhìn về hậu phương, những cuộc biểu tình đòi đủ thứ, chống đủ thứ nhốn nháo lộn xộn khắp nơi làm sao người lính an tâm đánh giặc? Nhìn qua bên kia Thái Bình Dương, phong trào phản chiến cũng gia tăng không kém. Thật sự chúng ta đã mất hết khả năng chiến thắng.
- Suy cho cùng, cả dân tộc chúng ta đều là nạn nhân của một thứ ý thức hệ cộng sản tai ác. Cuộc chiến tàn khốc khiến cho cả dân tộc đều thua và kẻ thắng duy nhất trong cuộc chiến vừa qua theo thiển ý chỉ có một: Đó là Trung Cộng.
Gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 4/1992 theo diện H.O. Tới khoảng tháng 6/1996, tôi mới có thời gian ngồi viết lại cả hai trận đánh này trong hai bài viết riêng rẽ cho từng trận. Sau đó, cả hai bài viết được phổ biến trên báo chí hải ngoại và trên một số diễn đàn toàn cầu. Từ đó, tôi cũng đã nhận được nhiều thư trả lời mong muốn tôi ghi rõ ý kiến cá nhân trong sự dẫn tới thất bại của trận đánh tái chiếm Ban Mê Thuột.
Nói cho thực tâm, khi đặt bút viết, tôi chỉ mong muốn ghi lại sự hy sinh và đóng góp của các chiến sĩ, đặc biệt là của trung đoàn 44 trong hai trận đánh này. Riêng trong nhiệm vụ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột, thực chất là một cuộc hành quân bất thành, không thực sự là một trận đánh hiểu theo nghĩa thông thường là có chạm súng giữa hai bên đối nghịch. Với tất cả sự thực như tôi vừa trình bầy ở trên, theo tôi nghĩ, toàn thể chúng ta đều có trách nhiệm và có lỗi ít hay nhiều tùy theo vị trí của mình. Riêng đối với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và thiếu tướng Phạm Văn Phú đã quá nhiều bài viết về hai vị này ở trong cũng như ngoài nước. Qua những quyết định trong hoảng loạn của các vị lãnh đạo; nói theo tâm linh, khi thế nước đảo điên, vận nước bước vào thời kỳ suy vong, dân tộc chúng ta đành phải chấp nhận hậu qủa khốc hại của các quyết định này. Câu nói này nhằm để trả lời cho câu hỏi:
”Nếu sư đoàn 23 được rút về phòng thủ BMT theo đúng chỉ thị của tổng thống Thiệu thì BMT có bị thất thủ không?”
Với tương quan lực lượng ta và địch như tôi vừa trình bầy -đặc biệt những tài liệu của cộng sản miền Bắc hiện được đưa lên các diễn đàn- tôi nghĩ người đọc sẽ tìm thấy câu trả lời chính xác cho mình.
Tôi vẫn nghĩ, dù sư đoàn 23 có mặt đông đủ tại thành phố BMT; trận đánh vẫn diễn ra. “Mức độ khốc liệt và tổn thất chắc chắn sẽ gia tăng, nhưng quân đoàn 2 sẽ không cần thực hiện việc triệt thoái qua liên tỉnh lộ 7” là những gì chúng ta có thể suy diễn ra được. Và cũng có phần chắc là sư đoàn 23 khó mà giữ được BMT nguyên vẹn. Còn những diễn tiến kế tiếp sẽ ra sao cho miền Nam nói chung, vượt quá khả năng hiểu biết của tôi, tôi không nghĩ tới.
Hậu quả sau khi cộng sản miền Bắc thống nhất đất nước bằng vũ lực trong năm 1975 bây giờ đã quá rõ ràng. Đảm nhiệm vai trò tên lính đánh thuê cho Liên Xô vả Trung Cộng như từng được chính Lê Duẩn thú nhận, những người cộng sản VN thực sự là những tên tội đồ của dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trên cả nước ngày càng lầm than, đất đai, hải đảo ngày càng bị lấn chiếm mất mát. Một tương lai không xa, “đất nước ta sẽ hoàn toàn chìm đắm vào vòng lệ thuộc Bắc phương” là không thể tránh khỏi.
Suy cho cùng, trong vị thế là một thành viên của quân đội VNCH, chúng ta vẫn có thể hãnh diện về công việc của mình đã làm; bởi vì chúng ta đã chiến đấu cho chánh nghĩa bảo vệ quốc gia dân tộc. Sự thành bại thực sự không quan trọng bằng ý nghĩa của công việc mình làm. Thắng rồi để bán nước cho ngoại bang không thể so sánh với bại trong hết lòng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tôi nghĩ như vậy.
Ba mươi tám năm đã trôi qua, nhiều tài liệu và bài viết về cả hai trận đánh này đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang web toàn cầu. Trong bài viết này, tôi đã cố ý thu hẹp trong phạm vi chiến đấu của trung đoàn 44 /SĐ23 BB vì lý do chúng tôi thực sự đã tham dự, chứng kiến và cảm nhận những sự kiện đã xảy ra trong suốt cả hai trận đánh này. Cho nên có thể có những sai khác về một số danh hiệu đơn vị tham chiến của phía quân đội miền Bắc CS, nhưng tôi vẫn giữ nguyên vì tôi muốn ghi lại thực sự những gì chúng tôi đã được biết trong lúc đó. Bài viết nhằm mục đích bổ sung thêm các chứng liệu cho quân sử VN để các thế hệ tiếp nối hiểu chính xác hơn các sự kiện lịch sử mà thế hệ đi trước đã làm./.
Campbell (12/12/13)
bietdongquan.com
Sinh Ton chuyenBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Hai Trận Đánh - Song Vũ
I. Trận đánh phòng thủ Kontum tháng 4/ 1972.
1/ Tình hình quân sự trên khắp lãnh thổ VNCH kể từ cuối năm 1968 trở đi có nhiều chuyển biến tốt đẹp.
Cộng sản miền Bắc sau cuộc tổng tấn công tự sát vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã hy sinh gần hết lực lượng quân sự chủ lực miền, du kích và các hạ tầng cơ sở của họ. Tuy nhiên, hậu quả chính trị của hành động quân sự này lại mang tới cho Việt Cộng một kết quả ngoài mong đợi. Trong nội tình nước Mỹ, các chính khách diều hâu có cơ hội khẳng định về những báo cáo quân sự lạc quan trước đó rằng cộng sản đã ở trong thế yếu không còn khả năng mở các cuộc tấn công lớn nào nữa.
Từ đó phong trào phản chiến ngày càng dâng cao. Đó là thời cơ hiếm có cho phe chủ chiến trong bộ Chính Trị miền Bắc chớp cơ hội xua quân trực tiếp vào chiến trường miền Nam, nhằm tạo nên một chiến thắng quân sự cần thiết hỗ trợ cho cuộc hòa đàm đang bế tắc tại Paris. Đó là nguyên nhân chính tạo nên một mùa hè đỏ lửa trên cả ba vùng chiến thuật 1, 2, và 3 trong năm 1972 trên chiến trường miền Nam. Ngày khởi đầu của các trận đánh này là ngày 30 tháng 3 năm 1972 cho nên người Hoa Kỳ gọi là “Cuộc tấn công Mùa Phục Sinh“ bởi ngày đó là ngày đầu của Lễ Phục Sinh. Còn cộng sản Bắc Việt lại đặt tên cho chiến dịch tổng công kích của họ là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”.
- Hai giờ sáng ngày 30 tháng 3 /72, cộng quân sử dụng 200 chiến xa T54 cùng 40.000 quân gồm 6 sư đoàn tiến công từ hai hướng: Một vượt qua khu phi quân sự Bến Hải, một từ hướng Tây trên lãnh thổ Lào đánh qua, nhắm vào vùng Đông Hà và Quảng Trị tại quân đoàn 1.
- Ngày 5 tháng 4, ba sư đoàn quân Bắc Việt khoảng 20.000 người cùng chiến xa và pháo binh xuất phát từ lãnh thổ Campuchia mở một mặt trận thứ 2 tấn công vào thị xã An Lộc, Bình Long thuộc lãnh thổ quân đoàn 3.
- Ngày 9 tháng 4 (tức 4 ngày sau) cộng quân sử dụng sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức tấn công vào phía nam tiểu khu Bình Định nhằm chia cắt quân khu 2 thành 2 phần dọc theo quốc lộ 21 (Bình Định- Pleiku nếu họ chiếm xong cao nguyên trong kế hoạch kế tiếp).
- Ngày 24 tháng 4 là ngày khởi đầu chính thức cuộc tấn công vào vùng Đakto -Tân Cảnh, lãnh thổ của quân đoàn 2. Mặc dù trước đó đã có những cuộc tấn công các căn cứ biên phòng và các đơn vị BĐQ phòng thủ các khu vực chung quanh nhưng cuộc tấn công quy mô thực sự bắt đầu là ngày này. Lực lượng tấn công của địch bao gồm các sư đoàn 2 Sao Vàng miền Bắc xâm nhập -thực ra sư đoàn này đã xâm nhập vào chiến trường quân khu 2 kể từ đầu năm 1967 và họ cũng đã từng nhiều lần đụng độ với các lực lượng ta và Hoa Kỳ ở chiến trường này. Cộng thêm sư đoàn 320 Thép là sư đoàn tổng trừ bị của cộng sản Bắc Việt hoàn toàn mới và được kể như là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất của miền Bắc. Cộng với các trung đoàn thống thuộc Mặt Trận B3 đã có mặt từ trước. Tổng cộng lực lượng tấn công bao gồm 8 trung đoàn bộ binh. Ngoài ra còn có 1 trung đoàn 203 Chiến Xa, trung đoàn 95 Đặc Công. 13 tiểu đoàn Pháo Binh. Quân số ước lượng khoảng hơn 25.000 người.
Toàn bộ lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy của trung tướng VC Hoàng Minh Thảo, tư lệnh Mặt Trận B3 của cộng sản Bắc Việt. Tóm lại, mùa hè 1972 là một mùa hè khốc liệt trên cả ba vùng chiến thuật 1, 2, 3 mà nhà văn quân đội Phan Nhật Nam đặt thành tên “Mùa Hè Đỏ Lửa” rất chính xác cho giai đoạn này. Thành ra, cuộc tổng công kích này mang tới 3 tên khác nhau, Cuộc tấn công Mùa Phục Sinh, Chiến dịch Nguyễn Huệ, và Mùa Hè Đỏ Lửa; tùy theo các phe tham chiến.
Trong phạm vi hiểu biết, qua những chứng kiến vì trực tiếp tham dự trong trận đánh tại Kontum trong mùa hè đỏ lửa này, tôi chỉ ghi chép lại các diễn tiến chính đã xảy ra trên chiến trường với đơn vị tôi tham chiến lúc đó: Trung đoàn 44 BB thuộc sư đoàn 23 BB thuộc quân đoàn II.
2/ Tình hình chiến sự tổng quát lúc đó tại Kontum
- Sư đoàn 23 BB gồm 3 trung đoàn 44; 45, và 53. Một tiểu đoàn pháo binh 155 ly có tên 230 và 3 tiểu đoàn pháo 105 ly có tên 231, 232 và 233 gồm: 18 khẩu pháo 155 ly và 54 khẩu pháo 105 ly, thiết đoàn 8 Kỵ Binh ( trong đó có một chi đoàn chiến xa M41), tiểu đoàn 23 Công Binh. Trước khi di chuyển toàn bộ lên chiến trường Kontum, các đơn vị được phối trí như sau: Trung đoàn 44 phụ trách anh ninh 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Trung đoàn 45 phụ trách an ninh các tỉnh Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Trung đoàn 53 hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức. Như vừa trình bầy ở trên, sau cuộc tấn công Mậu Thân 1968, các đơn vị cơ động chủ lực miền và các cơ sở hậu cần của VC thuộc các tiểu khu nêu trên đều bị tổn thất gần hết và vì thế tình hình an ninh tại các tiểu khu do sư đoàn 23 đảm trách trở nên an ninh hơn.
Cùng lúc, kể từ cuối năm 1971, tình hình chiến sự tại cao nguyên lại trở nên sôi động hơn vì lý do cộng sản Bắc Việt buộc phải đưa quân chính quy ồ ạt từ miền Bắc xâm nhập hòng duy trì áp lực quân sự hỗ trợ cho cuộc hòa đàm Paris. Từ đó, trung đoàn 53 là trung đoàn đầu tiên của sư đoàn được chuyển lên Kontum hành quân từ kể từ cuối năm 1971. Tiếp sau đó là trung đoàn 45 và sau cùng là trung đoàn 44.
* Các cuộc chuyển quân của trung đoàn 44 Đầu tháng 2/1972, trung đoàn 44 theo lệnh quân đoàn, lập ra chiến đoàn 44A cùng một bộ chỉ huy nhẹ do tôi là trung đoàn phó chỉ huy đồn trú tại Sông Mao yểm trợ an ninh cho tiểu khu Bình Thuận. Bộ chỉ huy trung đoàn 44 và 2 tiểu đoàn 3 và 4/44 do trung tá Trần Quang Tiến, trung đoàn trưởng, chỉ huy di chuyển lên An Khê phối hợp hành quân với thiết đoàn 3 Thiết Giáp.
- Cuối tháng 4/1972, theo lệnh của BTL/QĐ, chiến đoàn A44 từ Sông Mao di chuyển lên Pleiku hội nhập lại cùng trung đoàn 44 tại An Khê.
- Ngày 5/5/72: Lệnh Quân Đoàn, chiến đoàn A44 di chuyển đi Pleiku thay thế nhiệm vụ của chiến đoàn A45 mở đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum.
- Chiều ngày 11/5/72: Toàn bộ trung đoàn 44 tập trung tại phi trường Pleiku để không vận đi Kontum. Cuộc không vận do các phi cơ Hercule C130 Hoa kỳ phụ trách khởi sự chuyển quân từ 11 giờ đêm. Với hệ thống pháo binh, hỏa tiễn và súng cối của địch bố trí dầy đặc chung quanh thành phố nên tình hình mất an ninh của phi trường Kontum lúc đó nói riêng và tỉnh Kontum nói chung không cho phép các cuộc chuyển quân hoặc tiếp tế thực hiện được vào ban ngày. Chiến đoàn A44 chúng tôi có mặt tại chiến trường Kontum theo chuyến bay đầu tiên và tiếp sau đó là bộ chỉ huy trung đoàn cùng 2 tiểu đoàn 3 và 4/44. Chuyến bay chở quân cuối cùng hoàn tất vào lúc 5:30 giờ sáng 12 tháng 5.
- Sáng ngày 12/5/72: Tôi vào trình diện đại tá Lý Tòng Bá, tư lệnh sư đoàn, tại Kontum. Ngay sau đó, chúng tôi nhận lệnh bàn giao tuyến phòng thủ của liên đoàn 6 BĐQ tại 5km Đông Bắc Kontum. Liên đoàn này trước đó là lực lượng được không vận từ chiến trường vùng 1 vào thay thế lữ đoàn 2 Nhảy Dù di chuyển về Sài Gòn. Cuộc thay quân diễn ra xuông xẻ và hoàn tất vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Với kế hoạch bố trí như sau: ba tiểu đoàn 1, 2, và 3 bố trí sát cạnh nhau theo hình vòng cung từ gần bờ sông Dak Kron ở phía Tây cho tới sát quốc lộ 14. Phía bên kia quốc lộ là đơn vị bạn, trung đoàn 45.
Riêng tiểu đoàn 4/44 bố trí phía sau phòng tuyến làm lực lượng trừ bị. Đại đội 44 Trinh Sát bảo vệ BCH/TRĐ. (Có một kỷ niệm đáng nhớ xảy ra vào lúc 6:30 giờ chiều cùng ngày, khi bộ chỉ huy trung đoàn chúng tôi bị pháo binh cộng sản trực xạ từ cao độ 612 nằm phía tây quốc lộ 14, cách chúng tôi chừng 4 Km. Kết quả của cuộc pháo kích là các cột anten 292 của chúng tôi mới dựng để thiết lập hệ thống liên lạc trước đó bị bắn xập nhưng không có tổn thất nhân mạng nào. Và 10 giờ đêm hôm đó, toán tình báo kỹ thuật của sư đoàn (là đơn vị tình báo sử dụng các phương tiện vô tuyến nhận bắt các báo cáo, thông tin liên lạc của địch qua hệ thống máy truyền tin, sau đó giải mật) nhận được báo cáo của đơn vị pháo của địch báo cáo cho thương cấp của họ là họ đã tiêu diệt gọn chỉ huy sở của trung đoàn 44!
- Trận đánh tiến chiếm thành phố Kontum của cộng sản miền Bắc thực sự khởi đầu vào lúc 6 giờ sáng ngày 13/05/72. Trục tiến quân của địch từ hướng Bắc đánh vào trung đoàn 44 và Đông Bắc đánh vào trung đoàn 45, với thành phần thiết giáp của trung đoàn tăng 203 phối hợp với sư đoàn 320 Thép. Cánh quân tấn công vào phòng tuyến đơn vị chúng tôi là trung đoàn 48 CS, còn đơn vị tấn công vào trung đoàn 45 là trung đoàn 64 cộng sản. Cả hai thuộc sư đoàn 320. Sau đợt pháo ác liệt dọn đường đầu tiên trên tuyến phòng thủ của chúng tôi, khi pháo binh ngưng thiết giáp địch xung kích vào mục tiêu. Chỉ trong vòng nửa tiếng hai tiểu đoàn 1 và 2/44 báo cáo đã hạ được 4 chiếc tăng T54 của địch ngay trên tuyến phòng thủ và hơn 100 xác địch nằm rải rác trên suốt tuyến dài khoảng 3 km của 3 tiểu đoàn 1, 2, và 3/44.
- Đợt tấn công thứ hai khởi sự lúc 2 giờ chiều cùng ngày, cũng với tăng và bộ binh xung phong sau khi pháo binh địch bắn dọn đường. Kết quả địch tiếp tục thảm bại. Chúng tôi vẫn giữ vững phòng tuyến. Lại có thêm gần 100 địch quân bỏ xác và thêm 3 xe tăng của địch bị bắn hạ. Ngoài ra, với sự hỗ trợ hiệu quả của các loại phi cơ diệt tăng được trang bị hỏa tiễn TOW, các toán trực thăng này đã săn diệt thêm 5 chiếc khác trên đường trốn chạy. Tổng kết trong ngày 13/5, chỉ tính riêng trung đoàn 44 chúng tôi đã bắn hạ 7 xe tăng địch và tiêu diệt gần 200 địch quân trên tuyến phòng thủ của chúng tôi. Còn tính chung cả phòng tuyến của trung đoàn 45 số thương vong của địch còn cao hơn nhiều, cộng thêm 3 xe tăng khác do trung đoàn 45 bắn hạ trên tuyến thì chỉ riêng trong ngày 13 địch quân bị tổn thất tổng cộng 15 chiến xa.
- Trong các ngày 14 và 15/ 5: Địch quân tiếp tục các cuộc tấn công bằng bộ binh và thiết giáp thêm nhiều đợt nữa, đặc biệt trong ngày 15 họ chiếm được một số vị trí của chúng tôi trên tuyến khu vực nằm giữa hai tiểu đoàn 2 và 3/44. Chúng tôi đã phải sử dụng tiểu đoàn 4/44 trừ bị lên chiếm lại các vị trí này và sau gần 4 giờ chiến đấu, tiểu đoàn này đã hoàn thành nhiệm vụ. (Sở dĩ địch chọc thủng được phòng tuyến vì lý do sau 2 ngày chiến đấu, các tiểu đoàn trên tuyến chịu một số tổn thất nên tuyến phòng thủ bị mỏng đi nên địch đã lợi dụng tình thế này chiếm được.) Cũng kể từ lúc đó, cả 4 tiểu đoàn của chúng tôi đều có mặt trên tuyến.
- Tiếp theo các ngày kế tiếp 16 và 17/5: Các đơn vị địch tung thêm các lực lượng bổ sung cho các đơn vị tấn công đã bị tổn thất quá nặng không còn khả năng tác chiến nữa, các trung đoàn 141, 24 của sư đoàn 2 Sao Vàng cùng trung đoàn 95 đặc công và trung đoàn 52 của 320 được đưa vào thay thế. Các lực lượng địch áp sát tuyến phòng thủ của ta ngõ hầu tránh bị sát thương bằng phi pháo và hỏa lực B52. Để vô hiệu hóa chiến thuật này, BTL/SĐ quyết định sử dụng một kế hoạch rất táo bạo và mạo hiểm: Sử dụng máy bay B52 trải thảm. Trên bản đồ quân sự tỷ lệ 250.000 chúng tôi sử dụng, một thảm bom B52 gồm 3 ô vuông (1x3) có nghĩa là chiều dài của thảm bom là 3 km x 1km bề ngang. Để thực hiện việc trải thảm này, các đơn vị bạn phải nằm song song với bề dọc của thảm và cách tối thiểu cạnh thảm bom là 500m. Mặc dù với kỹ thuật điện tử tinh vi của máy bay -rất khó thả lầm vị trí- nhưng với số lượng bom các loại từ 250 đến 500 pound, nếu nằm gần hơn khoảng cách tối thiểu đó, binh sĩ lực lượng bạn cũng vẫn bị sức ép của bom sát hại.
Hiện tại tuyến phòng thủ của trung đoàn chúng tôi chỉ cách địch chưa tới 200m. Để thực hiện, tư lệnh sư đoàn đã phải tổ chức cuộc họp mật tại BTL và chúng tôi nhận lệnh phải tạm bỏ phòng tuyến 15 phút trước 12 giờ đêm rút về phía sau núp trong một con suối cạn. Đúng 12 giờ, hai thảm bom B52 được thả rất gần tuyến phòng thủ của chúng tôi. Ngay khi bom thả xong, các đơn vị lại vội vã trở về phòng tuyến. Kết quả của cuộc đánh bom táo bạo này là rất khả quan. Các toán tình báo kỹ thuật theo dõi địch cho biết, BTL Mặt Trận B3 đã mất liên lạc với trung đoàn 48 VC là đơn vị đối đầu với chúng tôi. Thêm vào đó, bộ chỉ huy của trung đoàn 64 VC, lực luợng đối đầu với trung đoàn 45, cũng cho biết họ đã bị tổn thất khá nặng.
- Mặt trận Kontum tạm yên ắng trong các ngày 18 đến 21. Trung đoàn chúng tôi sau 10 ngày đêm liên tục chiến đấu thực sự cần được nghỉ ngơi và tái bổ sung. Ngày 22, trung đoàn 53 lên thay thế cho chúng tôi trở về Kontum nghỉ dưỡng quân. Các tiểu đoàn 1, 2, 3, và 4 về tuyến sau nằm sát bờ sông Dakbla; còn Bộ chỉ huy trung đoàn về trú đóng tại BTL/BK24 tại thành Dakbla.
- Sáng 23, đại tá (mới đặc cách thăng cấp) Trần Quang Tiến, trung đoàn trưởng, và tôi trình diện tướng Bá, tư lệnh sư đoàn, nhận lệnh mới. Tại đây tướng Bá cho biết, theo yêu cầu của phía cố vấn Hoa Kỳ, họ muốn chúng tôi phải tổ chức một cuộc đột kích sâu vào phía sau lưng địch trên tuyến chạm địch phía Bắc để tiêu diệt các chỉ huy sở hậu cần địch. Thực tâm mà nói, tướng Bá hiểu rất rõ tình trạng của chúng tôi, liên tục 10 ngày chiến đấu, quân số thương vong và tổn thất cũng đáng kể, giờ đây phải thi hành một nhiệm vụ tuy không khó khăn đối với một đơn vị còn khỏe khoắn nhưng lại khá vất vả cho một đơn vị mệt mỏi như chúng tôi. Dù sao với những đe dọa ngầm là nếu không thực hiện thì họ (Hoa Kỳ) rất khó xin yểm trợ hỏa lực B52 và không quân từ bộ tư lệnh MAGV ở Sài Gòn. Tôi được chỉ định tổ chức lực lượng để thi hành nhiệm vụ này.
- Tôi đã chọn 2 tiểu đoàn 1 và 2/44 để tổ chức cuộc đột kích. Sở dĩ có sự chọn lựa này vì hai lý do: Các tiểu đoàn trưởng 1 và 2/44 là các đại úy Đặng Trung Đức và Nguyễn Xuân Phán là hai sĩ quan cùng tốt nghiệp khóa 19 Võ bị là khóa đàn em do chính khóa 17 chúng tôi huấn luyện khi khóa này nhập học, nên ngoài tình đồng đội, chúng tôi còn có một tình thân rất đặc biệt như anh em ruột thịt. Ngoài ra, hai tiểu đoàn này cũng là hai đơn vị thiện chiến nhất của trung đoàn. Sau khi họp bàn, chúng tôi cùng đồng ý nguyên tắc; mỗi tiểu đoàn tuyển lựa ra hơn 100 người khỏe mạnh. Trang bị vũ khí nhẹ.
- Sáng ngày 24/5/72: Đơn vị hành quân của chúng tôi được phi đoàn 263 do thiếu tá Phạm văn Quang, phi đoàn trưởng, chở đến bãi đổ bộ. Sau khi bàn bạc với Quang, chúng tôi thực hiện một cuộc nghi binh đánh lừa sự quan sát theo dõi của địch bằng cách điều động hợp đoàn trực thăng bay dọc theo sông Dak BLa về phía tây, tới ngã ba sông Dak Kron bay về hướng bắc tới sau ngọn Ngok Bay, đổi hướng Tây Đông băng qua quốc lộ 14 ba cây số sau đó thả quân xuống các khoảng trống nằm tại hướng bắc của con suối Dak Kam. Ngay sau khi phi cơ võ trang dọn bãi đáp, nhưng không đánh dấu bằng khói màu, các đơn vị bộ binh sẽ đổ bộ xuống bãi và di chuyển ngay, vừa đi vừa chỉnh đốn đội hình. 9:30 giờ, cuộc đổ quân hoàn tất.
Nhờ cách nguỵ trang này, địch pháo kích vu vơ chung quanh khu vực chúng tôi đổ quân nhưng không gây tổn thất nào. Từ các vị trí bãi đáp này, chúng tôi chia làm hai cánh trực chỉ hướng Kontum, đi từ phía sau lưng của địch trở vào lại thành phố. Trên đường tiến quân, chúng tôi đã tao ngộ chiến với các toán trải dây truyền tin, các toán tải đạn tiếp tế, tản thương …. Và đơn vị chúng tôi đã nhanh chóng thanh toán các toán địch quân này tổng cộng khoảng 50 tên. Số vũ khí tịch thu được của địch được phá hủy tại chỗ, chỉ các giấy tờ tài liệu được mang về giao nộp lại cho phòng 2 sư đoàn khai thác tin tức.
Cho tới hai giờ trưa khi còn cách Kontum chừng 7 cây số về hướng Bắc, cách tuyến phòng thủ của trung đoàn 45 hai cây số, tôi ra lệnh dừng quân, chuẩn bị một cuộc xung phong tràn qua tuyến chống cự của địch. Cùng lúc, chúng tôi nhận được lệnh bằng mọi giá phải trở về Kontum trong buổi chiều! Nghĩ ra thật trớ trêu, buổi sáng lúc 8 giờ thì nhận lệnh ra đi bằng mọi giá bây giờ lại nhận được lệnh trở về lại bằng mọi giá! Sau khi liên lạc hàng ngang với đơn vị bạn là trung đoàn 45; đơn vị chúng tôi mở hỏa lực vượt qua tuyến bố trí của địch để trở về lại Kontum. Cuộc hành quân chấm dứt lúc 7 giờ tối cùng ngày. Tổng kết cuộc hành quân, điều an ủi duy nhất trong tư cách một cấp chỉ huy, là chúng tôi đã thực hiện được yêu cầu của nhiệm vụ với một tổn thất tối thiểu, những người bị thương trong giao tranh đã được đồng đội mang về đầy đủ ngoại trừ một hạ sĩ quan và hai binh sĩ tử trận đã không thể mang về được.
- Sáng ngày 24 tháng 5 -vừa tròn một giấc ngủ sau một ngày hôm trước hành quân, bộ chỉ huy trung đoàn 44 lại bị địch tấn công ngay tại giữa thành phố. Một điều lạ lùng đến ngạc nhiên. Chuyện gì đã xẩy ra? Khi trung úy Mạnh, đại đội trưởng trinh sát 44, báo cáo đã bắn hạ một chiếc xe tăng cách hầm chỉ huy trung đoàn chưa đầy 20 m thì sự ngạc nhiên biến thành… hoàn toàn không hiểu nổi! Cuộc chạm súng tiếp tục cho tới trưa, địch nằm ngay trong khu vực doanh trại của bịnh viện 2 dã chiến nằm ngay sát hàng rào của bộ tư lệnh Biệt Khu 44. Các trực thăng diệt tăng trang bị hỏa tiễn TOW được kêu lên hỗ trợ tìm kiếm các xe tăng địch còn ẩn núp trong bịnh viện và không lâu sau đó đã lần lượt bắn hạ 3 chiếc T59 đang núp trong các căn nhà lợp tôn fibro ciment của bịnh viện.
Cuộc tấn công của địch còn một mũi khác đánh thẳng vào mặt tiền của bộ chỉ huy Biệt Khu từ phía trại thiết giáp. Đến 12 giờ, tiểu doàn 3/44 được điều động tới giải tỏa áp lực địch. Trong trận đánh này, có một tiểu đội cán binh cộng sản bỏ súng xin hàng. Chúng tôi ra lệnh cho toán lính này buông súng xuống lề đường hai tay đưa lên đầu để chạy vào trước cổng căn cứ của chúng tôi. Trong lúc chạy về phía chúng tôi để đầu hàng, đồng bọn của họ bắn theo làm hai người ngã gục ngay bên lề đường! Sự kiện này được rất nhiều người chứng kiến chứ không phải riêng mình tôi. Tuy nhiên viên thiếu tá cố vấn phó Lovings của trung đoàn khi từ hầm hành quân chạy ra khi nghe chúng tôi kêu gọi các hàng binh này thì lại cho rằng chúng tôi bắn tù binh! Điều này được kể lại trong một cuốn sách có nhan đề là “Kontum trận chiến đấu cứu miền Nam” của trung tá Thomas Mc. Kenna, nguyên cố vấn của trung đoàn 44 lúc đó. Đây là một ngộ nhận rất đáng trách.
Hai giờ chiều, hai phi tuần khu trục được gọi tới hỗ trợ tiêu diệt địch đang lẩn trốn trong các căn nhà khu bịnh viện 2 dã chiến. Để an toàn cho đơn vị bạn, vì địch lọt giữa lòng thành phố mà chung quanh đều là lực lương bạn, các phi công khu trục chỉ có một hướng tấn công duy nhất: trục Đông Tây và ngược lại. Bởi vì nếu đánh theo các trục khác các cánh quân bạn đều rất gần với địch. Chúng tôi được yêu cầu thả trái khói liên tục để phi công xác định chính xác vị trí của chúng tôi và các loạt bom đạn sẽ đánh phía Bắc của màn khói từ 20 m trở lên. Sau khi điều chỉnh từng trái bom một, các trái bom được thả rất chính xác. Chúng tôi nhìn thấy địch bỏ chạy toán loạn khỏi các căn nhà bị trúng bom và chúng tôi đã tiêu diệt các toán địch này. Đến trái bom cuối cùng khi chiếc Skyraider cất đầu lên chuẩn bị đổi hướng trở về lại căn cứ không quân Pleiku thì một loạt súng phòng không của địch bố trí trên tháp chứa nước trong khu gia binh thiết giáp phía trước cửa của BCH chúng tôi bắn trúng phi cơ. Nhìn chiếc máy bay trúng đạn bay chao đảo trong màu khói đen, chúng tôi thật sự xúc động. Sau đó ít ngày, tôi được biết tên của viên phi công: thiếu tá Phạm Văn Thặng. Thực ra, anh đã có thể bỏ máy bay nhảy dù an toàn theo lệnh anh nhận được. Nhưng ý thức rằng khi anh rời khỏi phi cơ, máy bay này sẽ rớt ngay trong long thành phố và chắc chắn sẽ gây tổn thất chết chóc cho dân chúng. Anh đã chọn cách thứ 2, cố gắng mang phi cơ băng ngang qua sông Dak Bla để đáp trên một cánh đồng trống. Nhưng không may chiếc phi cơ đã bị lật úp khi vấp phải một mô đất và anh đã hy sinh. Đây là một kỷ niệm cho đến hôm nay ngồi viết lại vẫn còn để lại trong lòng tôi đầy cảm xúc.
Tôi củng giải thích thêm về trận đánh kỳ lạ này. Sau khi tìm hiểu các tin tức ngay sau trận đánh tôi được biết như sau: Sở dĩ ngày hôm trước tức là ngày 24 chúng tôi được lệnh phải trở về gấp vì lý do sư đoàn nhận được tin tình báo khá chính xác là BTL/ Mặt Trận B3 của cộng sản đã điều động sư đoàn 3 Sao Vàng từ Bình Định lên chiến trường Kontum để thay thế cho sư đoàn 320 và các trung đoàn trực thuộc, vì đã bị tổn thất quá nặng mất khả năng chiến đấu. Một trung đoàn của sư đoàn này luồn qua khoảng trống giữa trung đoàn 45 và các đơn vị ĐPQ/ TK Kontum từ hướng Đông Nam Kontum, thâm nhập vào khu vực binh viện 2 dã chiến để tấn công chúng tôi.
Một vị trí mà địch tin là đang do BTL/ SĐ 23 trú đóng! Họ không ngờ rằng BTL thực sự không đóng ở đó mà đóng ở một căn cứ MAGV nằm cách chúng tôi chừng 40m. Nói một cách khác, chúng tôi đã bị đánh nhầm! Chiếc xe tăng dẫn đầu cuộc tấn công bị bắn hạ. Khi mở nắp xe, chúng tôi thấy tên lái xe có tên là Vinh, cấp bực thượng úy, quấn quanh cổ một chiếc cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chúng tôi cũng tịch thu được tấm bản đồ hành quân và một cây súng lục K59 còn rất mới. Các chiến lợi phẩm này được tướng Bá trao cho cố vấn John Paul Vann khi cùng đến quan sát tại chỗ.
Từ sau trận đánh thứ 3 này, cũng là trận đánh được coi là giai đoạn 3 của cuộc tấn công vào Kontum. Mặt Trận B3 không còn khả năng tổ chức các cuộc tấn công mạnh mẽ nào khác. Cũng kể từ đầu tháng 6 trở đi, mặt trận Kontum hạ nhiệt. Đầu tháng 6, Đại tá Trần Quang Tiến được đề cử đi học khóa 2 Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp tại Đà Lạt. Tôi được chỉ định làm quyền trung đoàn trưởng. Ngày quân lực 19 tháng 6 năm ấy, các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ lập chiến công của cả sư đoàn được thăng mổi người một cấp đặc cách tại mặt trận. Các cấp chỉ huy của trung đoàn 44 đều được thăng một cấp. Quân kỳ của trung đoàn được tuyên dương trước quân đội và được gắn ADBT với nhành dương liễu. Đây là lần tuyên dương trước quân đội lần thứ 4 của trung đoàn. Tôi chính thức là trung đoàn trưởng kể từ ngày này.
Thời gian từ tháng 6 trở đi, mặc dù mức độ khốc liệt liên tục của chiến trường như thời gian trước đây không còn, nhưng thay vào đó vẫn còn những cuộc đụng độ lớn khi sư đoàn mở rộng vòng đai an ninh lên phía Bắc cách thành phố Kontum 10 cây số. Chính trong thời gian này, riêng trung đoàn chúng tôi đã mất đi hai sỹ quan tiểu đoàn trưởng tài năng: Thiếu tá Võ Anh, Tài tiểu đoàn trưởng 4/44, và thiếu tá Đặng Trung Đức, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/44. Tháng 8, tôi bị thương phải đi điều trị tại quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết. Tôi bàn giao lại trung đoàn cho đại tá Võ Hữu Hạnh.
Theo báo cáo tổng kết của BTL/QĐ2 sau trận đánh vào thành phố Kontum mùa hè 1972, địch có gần 10.000 chết và bị thương, 34 bị bắt làm tù binh, 38 chiến xa bị tiêu diệt. Ta tịch thu 6000 súng đủ loại.
II. Trận Ban Mê Thuột, tháng 3/1975
Như tôi vừa trình bầy ở trên, sau trận đánh tại Kontum mùa hè 1972, sư đoàn 23 có nhiều thay đổi. Tướng Trần Văn Cẩm về thay tướng Lý Tòng Bá, rồi sau đó tướng Lê Trung Tường về thay tướng Cẩm. Tháng 8/1972 tôi bị thương, sau khi điều trị tôi trở lại sư đoàn nhận nhiệm vụ mới kể từ tháng 11/1973: trưởng phòng hành quân của sư đoàn, thay thế trung tá Điều Ngọc Chánh thuyên chuyển về BTL Cảnh Sát Quốc Gia. Cũng trong thời gian này, trung tá Nguyễn Hữu Lữ từ sư đoàn 2 về trung đoàn 44 thay đại tá Võ Hữu Hanh. Tháng 7/1974 tôi nhận lệnh trở về đảm nhiệm chức vụ trung đoàn trưởng trung đoàn 44 thay thế trung tá Lữ giải ngũ. Lúc này tình hình quân sự tại Cao Nguyên giảm nhiệt. Các hoạt động quân sự của địch chuyển hướng về phía Nam. Lần lượt các trung đoàn 53 rời Kontum di chuyển về BMT. Tiếp sau là trung đoàn 45 chuyển khu vực hành quân về giữa Pleiku và BMT. Sau cùng tháng 8/ 1974, trung đoàn của tôi di chuyển đi Pleiku với trách nhiệm hoạt động tại vùng Tây Nam Pleiku. Bộ chỉ huy trung đoàn 44 đóng tại căn cứ 801, cách Pleiku khoảng 15km, cách biên giới VN-Campuchia khoảng 6km.
1/ Tết nguyên đán Ất Mão là ngày 11 tháng 2/ 1975. Tổng thống Thiệu theo thông lệ ra dùng cơm tại chiến trường với một đơn vị tác chiến. Trung đoàn 44 của chúng tôi được chỉ định tổ chức bữa cơm tân niên này tại căn cứ hành quân 801. Phái đoàn tháp tùng tổng thống gồm: trung tướng Trần Văn Trung, tổng cục CTCT; trung tướng Lê Nguyên Khang, Tổng tham mưu phó; thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân đoàn 2; và chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23. Trong buổi thuyết trình tình hình tại khu vực sư đoàn chiụ trách nhiệm, trung tá Điều Ngọc Truy, trưởng phòng 2, SĐ 23, có nêu lên hai tin quan trọng: - Một cuộc đổi quân đang diễn ra giữa sư đoàn 9 của cộng sản từ Bình Long kéo lên bàn giao vị trí tác chiến với sư đoàn 320 của cộng sản hiện đang phối trí tại phía Tây Pleiku trong khu vực trách nhiệm của trung đoàn 44 chúng tôi.
- Trung đoàn 45 trong cuộc hành quân tại khu vực đèo Tử Sĩ bắt được một tù binh cộng sản tên là Sính. Tên này đã cung khai rất chi tiết cuộc tấn công vào thị xã BMT trong thời gian sắp tới do Mặt Trận B3 chỉ huy với lực lượng khoảng 3 sư đoàn: sư đoàn 320, sư đoàn F10, và một sư đoàn kéo từ Lào qua không rõ danh hiệu (mà về sau ta được biết là sư đoàn 316) cùng các trung đoàn tăng, pháo binh, và đặc công. Tổng cộng quân số ước lượng có thể lên tới 30.000 người.
2/ Tổng thống Thiệu sau buổi thuyết trình ra lệnh cho tướng Phú
- Đưa toàn bộ sư đoàn 23 trở về BMT để tổ chức thiết lập vòng đai phòng thủ.
- BTL quân đoàn 2 tăng cường một chi đoàn thiết giáp M48 để đương đầu với thiết giáp T54 và T59 của địch.
- BTTM sẽ tăng cường cho quân đoàn 2 một liên đoàn BĐQ từ Sài Gòn ra thay thế khu vực hành quân hiện tại của trung đoàn 44.
3/ Ngày 18 tháng 2, sư đoàn 23 chuẩn bị kéo quân về lại BMT. BTL/HQ đã sẵn sàng di chuyển từ Hàm Rồng lúc 11 giờ. Phút chót lệnh di chuyển, do Tướng Phú quyết định, bị hủy bỏ.
4/ Các lực lượng cộng sản khởi sự tấn công BMT vào nửa đêm 10 tháng 3 1975. Lực lượng của sư đoàn 23 hiện có mặt tại BMT lúc đó gồm có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 53 cùng BCH/TRĐ. (một tiểu đoàn thuộc trung đoàn này hiện đồn trú tại quận Đức Lập), chi đoàn 8 thiết vận xa. Lực lượng địch gồm 3 sư đoàn và các đơn vị xe tăng pháo binh của Mặt Trận B3. Tổng cộng khoảng hơn 30.000 người.
5/ BMT hoàn toàn thất thủ vào ngày 12/3, đại tá tư lệnh phó sư đoàn 23 Vũ Thế Quang bị bắt cùng đại tá Nguyễn Trọng Luật tiểu khu trưởng... Liên đoàn 23 BĐQ của trung tá Lê Quý Dậu bị đẩy lui ra khỏi thị xã từ hướng Bắc hiện cách BMT gần 10Km.
6/ Ngày 12/3, trung đoàn 44 bàn giao vị trí phòng thủ với liên đoàn 7 BĐQ của đại tá Nguyễn Kim Tây ở căn cứ 801, sau đó di chuyển ra tập trung tại Hàm Rồng chờ phương tiện đổ quân để tái chiếm BMT.
7/ Ngày 13 BCH nhẹ của trung đoàn cùng tiểu đoàn 3/44, đại đội 44 TS được khoảng 30 máy bay các loại chuyên chở đưa xuống khu bãi trống trước cửa chi khu Phước An, nơi có BTL/SĐ đang tạm trú. Trước đó một ngày, trung đoàn 45 đã được không vận tới Phước An và hiện đang dàn quân cách quận lỵ Phước An 2 cây số chờ lệnh tiến vào BMT. Nếu không có gì thay đổi, theo đúng kế hoạch hành quân, trong ngày 13 sau khi trung đoàn 44 hoàn tất cuộc đổ quân, hai trung đoàn 44 và 45 cùng song song tiến vào BMT.
8/ Cuộc đổ quân chuyên chở 2 tiểu đoàn 1 và 2/44 về Phước An bất thành vì không có phương tiện vào phút chót. Hai tiểu đoàn này ngay sau đó có lệnh đặt dưới sự điều động trực tiếp cùa BTL/QĐ 2 kể từ trưa ngày 13/2/1975. Sau đó 2 tiểu đoàn này di chuyển triệt thoái theo tỉnh lộ 7 cùng các lực lượng của quân đoàn 2 và hoàn toàn bị tan rã.
9/ Lực lượng hỏa lực yểm trợ trực tiếp cho cuộc hành quân tái chiếm BMT của chúng tôi gồm có... hai khẩu đại bác 105 ly đặt tại chi khu Phước An! Cùng thời gian này, loại hỏa tiễn chống phi cơ do Liên Xô sản xuất có tên SA7 (hỏa tiễn cá nhân sử dụng, đất đối không) lần đầu tiên xuất hiện tại chiến trường này. Đây là loại hỏa tiễn chống phi cơ rất hiệu qủa được trang bị cho bộ binh, khiến cho các cuộc yểm trợ của không quân ta vốn đã ít ỏi càng trở nên khó khăn hơn.
10/ Cùng trong ngày hôm đó, Tướng Tường bị thương, đại tá Lê Hữu Đức lên thay thế. Ông ra lệnh cho 2 trung đoàn 44 và 45 kéo về tổ chức phòng thủ tại đồi Chu Cúc chờ lệnh. (Thực sự mang danh là 2 trung đoàn nhưng trong thực tế trung đoàn 44 chỉ gồm có 1 tiểu đoàn và bộ chỉ huy nhẹ trung đoàn cùng đại đội 44 TS.Trung đoàn 45 cũng không khá hơn vì số binh sĩ rã ngũ trở về tìm kiếm thân nhân vợ con đang sinh sống tại hậu cứ BMT. Số còn lại gom đủ cũng chĩ tương đương chưa tới 2 tiểu đoàn!)
11/ Với lực lượng và hỏa lực như vậy thật sự việc tái chiếm BMT là một nhiệm vụ bất khả thi.
12/ Nguyên do sự thất bại thực ra theo thiển ý là gì?
- Mang danh nghĩa là một cuộc hành quân tái chiếm BMT nhưng trên thực tế lực lượng tham dự để thực hiện nhiệm vụ này, như vừa trình bầy ở trên, là bất khả thực hiện. Nói cho chính xác hơn, trong tình hình hoảng loạn đang diễn ra trên chiến trường vùng 1, các lực lượng tổng trừ bị hiện bị cộng quân cẩm chân tại chỗ, quân lực chúng ta lúc đó không thể làm gì hơn. Cuộc tiến quân của các trung đoàn 44 (-) và 45 thực sự đã không thực hiện được.
Điểm sáng duy nhất trong trận chiến này là sự chống trả kiên cường của trung đoàn 53 (-) đang có mặt lúc đó tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột. Trong tình thế đơn độc, không được yểm trợ hỏa lực, bốn bề thọ địch, trung đoàn 53 vẫn anh dũng giữ vững vị trí của mình cho tới phút chót trong khoảng thời gian gần một tuần lễ. Cho tới phút cuối cùng khi nhận lệnh rút khỏi vị trí phòng thủ, trung tá Võ Ân trung đoàn trưởng mới bỏ căn cứ để rút ra ngoài.
- Phải nói thẳng là sau khi hiệp định Paris được ký kết, hệ quả tất yếu của các điều khoản quy định trong hiệp ước đều là những nhát dao chí tử đâm sau lưng chiến sĩ VNCH.
Một mặt quân Bắc Việt ung dung chuyển quân trang dụng và người vào chiến trường Miền Nam một cách công khai cùng với sự giúp đỡ ngày càng gia tăng của Liên Xô và Trung Quốc. Đối ứng lại, quân lực VNCH bị cắt giảm tối đa tiếp liệu, đạn dược, săng dầu; vì thế không còn khả năng giáng trả thích đáng đối với các vi phạm hiệp định của cộng sản nữa. Những người trực tiếp cầm súng tại tiền tuyến có thể nói không ai không nhận ra sự thua thiệt này. Tất cả chỉ còn trông vào thiện chí thi hành hiệp định của phía cộng sản. (Điều này không bao giờ xảy ra.)
- Khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực kể từ 12 giờ đêm 27/1/73, chiến tranh và hòa bình là một thứ nhập nhằng không phân biệt được. Súng ngoài chiến trường vẫn tiếp tục nổ, nhìn về hậu phương, những cuộc biểu tình đòi đủ thứ, chống đủ thứ nhốn nháo lộn xộn khắp nơi làm sao người lính an tâm đánh giặc? Nhìn qua bên kia Thái Bình Dương, phong trào phản chiến cũng gia tăng không kém. Thật sự chúng ta đã mất hết khả năng chiến thắng.
- Suy cho cùng, cả dân tộc chúng ta đều là nạn nhân của một thứ ý thức hệ cộng sản tai ác. Cuộc chiến tàn khốc khiến cho cả dân tộc đều thua và kẻ thắng duy nhất trong cuộc chiến vừa qua theo thiển ý chỉ có một: Đó là Trung Cộng.
Gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 4/1992 theo diện H.O. Tới khoảng tháng 6/1996, tôi mới có thời gian ngồi viết lại cả hai trận đánh này trong hai bài viết riêng rẽ cho từng trận. Sau đó, cả hai bài viết được phổ biến trên báo chí hải ngoại và trên một số diễn đàn toàn cầu. Từ đó, tôi cũng đã nhận được nhiều thư trả lời mong muốn tôi ghi rõ ý kiến cá nhân trong sự dẫn tới thất bại của trận đánh tái chiếm Ban Mê Thuột.
Nói cho thực tâm, khi đặt bút viết, tôi chỉ mong muốn ghi lại sự hy sinh và đóng góp của các chiến sĩ, đặc biệt là của trung đoàn 44 trong hai trận đánh này. Riêng trong nhiệm vụ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột, thực chất là một cuộc hành quân bất thành, không thực sự là một trận đánh hiểu theo nghĩa thông thường là có chạm súng giữa hai bên đối nghịch. Với tất cả sự thực như tôi vừa trình bầy ở trên, theo tôi nghĩ, toàn thể chúng ta đều có trách nhiệm và có lỗi ít hay nhiều tùy theo vị trí của mình. Riêng đối với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và thiếu tướng Phạm Văn Phú đã quá nhiều bài viết về hai vị này ở trong cũng như ngoài nước. Qua những quyết định trong hoảng loạn của các vị lãnh đạo; nói theo tâm linh, khi thế nước đảo điên, vận nước bước vào thời kỳ suy vong, dân tộc chúng ta đành phải chấp nhận hậu qủa khốc hại của các quyết định này. Câu nói này nhằm để trả lời cho câu hỏi:
”Nếu sư đoàn 23 được rút về phòng thủ BMT theo đúng chỉ thị của tổng thống Thiệu thì BMT có bị thất thủ không?”
Với tương quan lực lượng ta và địch như tôi vừa trình bầy -đặc biệt những tài liệu của cộng sản miền Bắc hiện được đưa lên các diễn đàn- tôi nghĩ người đọc sẽ tìm thấy câu trả lời chính xác cho mình.
Tôi vẫn nghĩ, dù sư đoàn 23 có mặt đông đủ tại thành phố BMT; trận đánh vẫn diễn ra. “Mức độ khốc liệt và tổn thất chắc chắn sẽ gia tăng, nhưng quân đoàn 2 sẽ không cần thực hiện việc triệt thoái qua liên tỉnh lộ 7” là những gì chúng ta có thể suy diễn ra được. Và cũng có phần chắc là sư đoàn 23 khó mà giữ được BMT nguyên vẹn. Còn những diễn tiến kế tiếp sẽ ra sao cho miền Nam nói chung, vượt quá khả năng hiểu biết của tôi, tôi không nghĩ tới.
Hậu quả sau khi cộng sản miền Bắc thống nhất đất nước bằng vũ lực trong năm 1975 bây giờ đã quá rõ ràng. Đảm nhiệm vai trò tên lính đánh thuê cho Liên Xô vả Trung Cộng như từng được chính Lê Duẩn thú nhận, những người cộng sản VN thực sự là những tên tội đồ của dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trên cả nước ngày càng lầm than, đất đai, hải đảo ngày càng bị lấn chiếm mất mát. Một tương lai không xa, “đất nước ta sẽ hoàn toàn chìm đắm vào vòng lệ thuộc Bắc phương” là không thể tránh khỏi.
Suy cho cùng, trong vị thế là một thành viên của quân đội VNCH, chúng ta vẫn có thể hãnh diện về công việc của mình đã làm; bởi vì chúng ta đã chiến đấu cho chánh nghĩa bảo vệ quốc gia dân tộc. Sự thành bại thực sự không quan trọng bằng ý nghĩa của công việc mình làm. Thắng rồi để bán nước cho ngoại bang không thể so sánh với bại trong hết lòng chiến đấu bảo vệ quê hương. Tôi nghĩ như vậy.
Ba mươi tám năm đã trôi qua, nhiều tài liệu và bài viết về cả hai trận đánh này đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang web toàn cầu. Trong bài viết này, tôi đã cố ý thu hẹp trong phạm vi chiến đấu của trung đoàn 44 /SĐ23 BB vì lý do chúng tôi thực sự đã tham dự, chứng kiến và cảm nhận những sự kiện đã xảy ra trong suốt cả hai trận đánh này. Cho nên có thể có những sai khác về một số danh hiệu đơn vị tham chiến của phía quân đội miền Bắc CS, nhưng tôi vẫn giữ nguyên vì tôi muốn ghi lại thực sự những gì chúng tôi đã được biết trong lúc đó. Bài viết nhằm mục đích bổ sung thêm các chứng liệu cho quân sử VN để các thế hệ tiếp nối hiểu chính xác hơn các sự kiện lịch sử mà thế hệ đi trước đã làm./.
Campbell (12/12/13)
bietdongquan.com
Sinh Ton chuyen