Đoạn Đường Chiến Binh

Hai chuyến đi

S au khi ra trường cuối tháng 07 năm 1970, tôi may mắn có tên trong danh sánh được đi thực tập khoảng hai tháng trên Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ. Gần hai tháng làm thủ tục, đổi tiền, may sắm quân phục và trình diện hàn
30 tháng 04 năm 1975

       V ừa tốt nghiệp khóa Tham Mưu Trung Cấp ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân vào khoảng tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh thuyên chuyển về làm Chỉ Huy Phó Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Cà Mau. Nhưng trước khi đi khoảng một tuần thì tôi lại được lệnh trình diện HQ Đại Tá NKLuân, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận trong Hải Quân Công Xưởng. Vào trình diện CHT, tôi mới biết nhiệm sở mới sẽ là Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Bình Thủy.
Thế là tôi khăn gói hành trang lên xe đò xuống Bình Thủy, không phải đi Cà Mau. Vào trình diện đơn vị mới, CHT CCYTTTBT là HQ Trung Tá Cơ Khí NNXuân, lúc đó đã gần giửa tháng 04 năm 1975. Tôi gặp lại nhiều bạn 20 đang phục vụ tại đây, nhưng gần gũi và đi chơi với nhau nhiều là bạn Nhan Thanh Toàn. Chiều nào, Toàn cũng chở tôi bằng xe Honda ra phố ăn cơm canh chua cá bông lau. Trước khi rời SàiGòn đi Bình Thủy nhận nhiệm sở mới, tôi đã nghe một vài bạn 20 ở Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cho biết các Hạm Trưởng đi họp về ra lệnh Sĩ Quan nghiên cứu hải trình đi Guam hoặc Subic Bay. Tôi có linh cảm sẽ có một chuyến di tản lớn. Tuy vậy, tôi vẫn trấn an gia đình Chú Thiếm tôi ở SàiGòn là chắc không có gì nguy hiểm. Chú tôi đang tìm cách xin giấy tờ để đi di tản qua ngã Tòa Đại Sứ Mỹ.
Gia đình ba má tôi ở Biên Hòa, ông anh ruột đang làm Sĩ Quan Quân Báo cho Sư Đoàn 3 Không Quân ở phi trường Biên Hòa. Một ông anh rể, SQ Pháo Binh của Quân Đoàn II, vừa di tản từ Ban Mê Thuộc về Biên Hòa, rồi lại ra Phan Thiết trình diện đơn vị vừa rút về tái phối trí ở đây.
Tôi không liên lạc được với ai trong gia đình từ lúc xuống Bình Thủy. Sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975, tôi có nhiệm vụ hướng dẫn khoảng 6 nhân viên gồm Hạ Sỉ Quan và Thủy Thủ đi tuần tiểu ngoài Căn Cứ. Kế bên Căn Cứ YTTVBT là phi trường Trà Nóc. Nhìn lên trời, tôi thấy những chiếc trực thăng của Không Quân từ từ rời phi trường, trên trực thăng chở xe gắn máy, tivi, thường dân. Mấy phi công đưa tay vẩy vẩy, ra hiệu bảo chúng tôi đi đi. Sau khi đi tuần tiểu xong, tôi dẫn cả nhóm trở về căn cứ, thì nghe tin Tổng Thống Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng. Tôi bảo tất cã nhân viên giao trả vũ khí vào kho và nói: "Tình hình chắc không yên đâu, các anh về lo liệu cho gia đình và thân nhân".
Sau đó, tôi về phòng, soạn những giấy tờ cá nhân cần thiết đem theo, rồi từ từ xuống cầu tàu. Trên đường đi, tôi có ý tìm bạn Toàn nhưng không gặp. Xuống đến cầu tàu thì tôi thấy có hai chiếc PCF đang cặp bến ở đây.
Trên tàu có một Sĩ Quan tên Tân (biệt phái từ Thủ Đức). Tôi quen Tân lúc phục vụ ở Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà Bè, hình như Tân lúc đó đang đi Giang Đoàn. Tân là thuyền trưởng PCF. Trưởng toán của hai chiếc PCF này là HQ Đại Úy LKHào (khóa 15). Tân cho tôi biết hai chiếc PCF được lệnh về đây để bảo vệ Bộ Tự Lệnh Vùng 4 Sông Ngòi ở Cần Thơ (?). Nhưng về đến đây thì cả Bộ Tư Lệnh đã di tản bằng chiếc HQ330 từ hôm trước. Tôi đề nghị Tân nói với Đ/u Hào cùng di tản luôn. Đ/u Hào bằng lòng đi. Lúc đó, trên cầu tàu đã bắt đầu nhôn nhao. Tất cả các tàu lớn nhỏ đều nối đuôi chờ tiếp tế nhiên liệu. Hai chiếc PCF đã có đầy nhiện liệu từ hôm trước nên chúng tôi tách ra đi dễ dàng. Trên hai chiếc PCF, tổng cộng tất cả SQ và nhân viên khoảng 8-10 người. Chúng tôi rời Bình Thủy ra gần đến bến Ninh Kiều thì có một vài nhân viên trên tàu tỏ ý không muốn đi. Đ/u Hào quyết định: "Anh nào không muốn đi, thì tôi sẽ cập bến Ninh Kiều cho mấy anh lên". Hai chiếc PCF cập vào bến Ninh Kiều, có khoảng 3 hoặc 4 nhân viên lên bờ. Chúng tôi móc túi lấy tất cả tiền mặt trong người cho các anh, vì đâu còn xài nữa. Xong xuôi, hai chiếc PCF tiến nhanh theo sông Cần Thơ ra cửa biển. Trên đường đi, chúng tôi thấy hai bên bờ, một số lính Địa Phương Quân vẫn vác súng đi tuần tiểu, với lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới. Cũng có một vài ghe lớn, biết tin nên chở đầy người và thức ăn đi theo hướng chúng tôi ra biển. Không may cho chúng tôi, khi gần ra cửa biển thì nước thủy triều xuống, hai chiếc PCF mắc cạn, không đi được nữa. Lúc đó, trời đã sẫm tối, lại thêm vùng này là vùng sôi đậu, không an ninh nên chúng tôi phải thay phiên nhau canh gác suốt đêm. Đêm đó, tôi thao thức, bàng hoàng và lo lắng không biết gia đình ở SàiGòn và Biên Hòa như thế nào? Nhìn ra cửa biển thì thấy bắn trái sáng rực cả bầu trời. Chúng tôi đoán là một số chiến hạm Hoa Kỳ đang ở ngoài khơi chờ đón làn sóng người di tản.
Sáng hôm sau, thủy triều lên, hai chiếc PCF bắt đầu ra cửa biển thì không còn thấy bóng dáng chiếc tàu nào hết!!! Đ/u Hào quyết định đi về hướng Thái Lan. Trên đường đi, gặp một vài ghe đánh cá, chúng tôi hỏi thăm thì họ nói tối hôm qua có một chiếc tàu rất to (chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội) ở đây.
Chúng tôi lênh đênh trên biển gần hai ngày, vừa mệt mỏi vừa say sóng, ai cũng rã rời. Mưa bắt đầu trút xuống, càng lúc càng nặng hột, lại thêm một chiếc PCF bất khiển dụng (máy hư). Tôi cố gắng phụ giúp một anh nhân viên sửa nhưng chưa được. Đ/u Hào ra lệnh bỏ chiếc PCF bất khiển dụng, tất cả qua chiếc PCF còn lại và tiếp tục đi. Lúc đó, nhìn xa xa, bỗng thấy có một chiếc tàu hàng dân sự đang đi thật chậm và gần đó có hai chiếc tàu LCM (hoặc LCVP) của HQVN đang cố gắng tiến gần tàu buôn này. Chúng tôi mừng quá, cố gắng tiến về chiếc thương thuyền này và đồng thời bắn mấy trái sáng ra hiệu. Khi tất cả mọi người từ hai chiếc LCM lên được chiếc tàu buôn thì chúng tôi cũng vừa đến. Và chúng tôi cũng được cho lên tàu, sau khi bỏ lại tất cả vũ khí. Lên được tàu buôn rồi thì mới biết một chiếc LCM của CCYTTVBT đi từ Bình Thủy do Trung Tá NNXuân, CHT hướng dẫn và một chiếc khác đi từ Nhà Bè do HQ Đại Tá Cơ Khí LKSa hướng dẫn. Tổng cộng có hơn 200 người được tàu buôn cứu vớt. Tôi gặp lại hai bạn 20 là Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Hoàng Kiệt.
Thương thuyền Đại Hàn có tên là Twin Dragons trên đường đến Thái Lan chở hàng. Vừa cặp bến hải cảng Bangkok, Đại Tá Sa (thâm niên nhất trong nhóm) và Thuyền Trưởng có lên gặp đại diện Mỹ ở Bangkok để xin tỵ nạn cho cả nhóm nhưng bị từ chối. Lý do: chúng tôi được tàu buôn Đại Hàn cứu vớt nên thuộc nước Đại Hàn, Hoa Kỳ không thể nhận. Chúng tôi đành phải tạm trú trên thương thuyền, có một vài người không chịu được, nhảy xuống chạy về khu vực của HQ Hoa Kỳ, nhưng sau đó, bị chận bắt và trả về lại thương thuyền. Mỗi ngày, những người phu Thái Lan (làm việc trong bến tàu), trên đường về đi ngang qua và ném lên tàu cho chúng tôi chuối, cơm, kẹo, bánh v..v…. Sau này, mỗi lần nhắc đến chuyện tỵ nạn, tôi đều không khỏi xúc động trước nghỉa cử cao quý của những người dân Thái Lan này. Ngoài ra, ông đại diện Hàng Không VN ở Bangkok (không nhớ tên) cũng đem đến tặng chúng tôi một số sách báo, tiểu thuyết tiếng Việt.
Sau khi lấy xong hàng và biết là Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ sẽ không can thiệp giúp đở chúng tôi, Thuyền Trưởng tàu buôn quyết định chở chúng tôi về Đại Hàn. Trên đường hải hành về Đại Hàn, chúng tôi được tin Tổng Thống Đại Hàn Phát Chung Hy đã chấp nhận cho chúng tôi tỵ nạn tại Đại Hàn. Tất cả mọi người thở phào nhẹ nhõm. Khi qua eo biển Đài Loan, trước khi đến Đại Hàn, tàu gặp sóng lớn nên mọi người trên tàu cũng “lắc lư” theo. Thành phố hải cảng chúng tôi sắp đến có tên là Pusan, nằm về hướng cực Nam của nước Đại Hàn, chỉ cách Nhật Bản chừng vài chục hải lý.
Chúng tôi được đưa đến tạm trú trong một trường tiểu học. Trước đó vài tuần, nơi đây cũng đã tiếp nhận khoảng trên 1300 người Việt (có thân nhân là người Đại Hàn), được di tản từ SàiGòn giửa tháng 04 năm 1975 bằng hai chiến hạm LST của Hải Quân Đại Hàn. Để phân biệt hai nhóm, những người đến trước được phân phát quần áo màu xanh, còn chúng tôi thì nhận quần áo màu đỏ. Thành ra, mới có danh xưng: “toán áo xanh và toán áo đỏ”. Tổng cộng hai nhóm lên đến trên 1500 người.
Hội Hồng Thập Tự Đại Hàn chuẩn bị rất chu đáo. Mỗi người chúng tôi được phát khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, quần áo ngủ, mền, gối ..v..v.. Mỗi ngày, chúng tôi được ăn uống ba bữa đầy đủ. Tôi vẫn còn nhớ mì, trứng và kim chi là những món chính. Từ từ, chúng tôi lập thành toán đá banh và đánh bóng bàn, còn bên áo xanh thì lập nhóm văn nghệ trình diển giúp vui trong khi chờ đợi đại diện các quốc gia đến phỏng vấn để nhận tỵ nạn. Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, từ đó mới liên lạc được đứa em bà con đang du học bên Thụy Sỉ, và được gởi cho $100 US dollards. Tôi bắt đầu sống thoải mái hơn một chút, có tiền mua thuốc lá và ăn vặt. Hình như lúc đó 1 dollard đổi được 5 đồng Won (tiền Đại Hàn).
Tạm trú ở Pusan hơn năm tháng thì có phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn và hầu hết tất cả cựu quân nhân quân lực VNCH như chúng tôi đều được phép định cư tại Hoa Kỳ. Trước khi lên đường sang Mỹ, chúng tôi được đi thăm thủ đô Seoul và một vài cơ sở kỹ nghệ lớn của Đại Hàn như xưởng đóng tàu, xưởng chế tạo xe du lịch v..v… Quốc gia Đại Hàn, mặc dù vẫn đang trong tình trạng Quốc Cộng giữa hai miền Nam Bắc, nhưng kinh tế phát triển nhanh và đang cạnh tranh với quốc gia Nhật Bản láng giềng.
Giã từ Pusan, chúng tôi lên chiếc phi cơ thương mại của hãng World Airways để đi Hoa Kỳ. Chặng dừng chân đầu tiên khi đến Hoa Kỳ là phi trường Anchorage, tiểu bang Alaska. Ghé phi trường nghỉ chờ tiếp tế nhiên liệu, tôi vào phòng đợi mua một gói thuốc lá Marlboro. Lúc đó, một gói thuốc lá chỉ có 15 xu. Sau đó, chúng tôi được đưa đến trại Fort Chaffee thuộc tiểu bang Arkansas và bắt đầu cuộc sống lưu vong tỵ nạn từ đó…….
Bạn Hiếu chờ phỏng vấn quá lâu nên quyết định đi Canada trước chúng tôi. Bốn năm sau, bạn qua Mỹ và hiện sống ở Sunnyvale, California.
Tôi không được tin Nguyễn Hoàng Kiệt sau khi rời trại Fort Chaffee.
Toàn thì kẹt lại, sau đó mới sang được Hoa Kỳ, hiện định cư tại Tiểu bang Utah. Tân (thuyền trưởng PCF) qua Đại Hàn rồi đi Mỹ cùng lượt với tôi, rồi bặt tin luôn. Tôi mang ơn người bạn này vì nếu không có bạn thì chưa chắc tôi đã đi được.
Niên Trưởng Hào và tôi cùng theo đuổi một cô cựu sinh viên trường Luật thuộc nhóm áo xanh trong thời gian tạm trú ở Pusan. Cuối cùng, tôi là kẽ may mắn. NT Hào đã qua đời tháng 07 năm 2001 ở San Jose, hình như bị ung thư phổi.
Ba má tôi bình yên, hơn bốn tháng sau mới biết tin tôi đã sang được bến bờ Tự do. Đến cuối năm 1992, tôi mới có dịp về VN thăm gia đình lần đầu. Năm năm sau thì Ba tôi qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Tôi có về lo thủ tục chôn cất cho Thân Phụ tôi. Má tôi vẫn còn sống, đang ở dưới quê với anh chị cả tôi.
Anh ruột tôi, chỉ vì tiếc chiếc xe Honda 90, đem về nhà cất, trở lại phi trường thì lỡ chuyến bay. Ở lại, anh bị đi học tập cải tạo trên ba năm, trở về vài năm sau thì được xuất cảnh theo viện HO và hiện sống ở San Jose, California.
Anh rể tôi, kẹt ở Phan Thiết, trở về Biên Hòa, ra trình diện và đi học tập cải tạo. Lý lịch là Sĩ Quan cấp tá, du học quân sự tại Hoa Kỳ, nên anh “được” nếm mùi 13 năm ở núi rừng Hoàng Liên Sơn miền Bắc. Trở về sau 13 năm lưu đày, anh có tên trong danh sách đi Mỹ diện HO nhưng anh không đi, ở lại với chị cả tôi để săn sóc Ba má tôi. Hiện vợ chồng anh đang vui thú điền viên với con cháu ở Biên Hòa.
Chú Thiếm tôi, đi được bằng phi cơ qua ngã Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, sang đảo Guam rồi đến trại Fort Chaffee, từ đó sang Pháp định cư cho đến nay.
       C òn tôi thì “lưu lạc giang hồ”, từ trại Fort Chaffee, ra tiểu bang Missouri ở tạm đi làm vài tháng, rồi lên Iowa theo học ngành Điện tại trường Iowa State University ở thành phố Ames với đứa em bà con. Trong thời gian này, tôi có dịp theo Hà Mạnh Chí (học cùng trường ISU với tôi) về Nebraska, cách trường ISU chừng 50 dặm, thăm bố là Cố HQ Đại Tá HVNgạc. Theo học tại trường ISU được hai năm thì tôi lên tiểu bang Wisconsin lập gia đình với cô cựu sinh viên trường Luật, rồi di chuyển qua California và định cư cho đến bây giờ .......... 

LêvănChâu
07-2005

http://www.denhihocap.com/ds2006/hcd.html
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hai chuyến đi

S au khi ra trường cuối tháng 07 năm 1970, tôi may mắn có tên trong danh sánh được đi thực tập khoảng hai tháng trên Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ. Gần hai tháng làm thủ tục, đổi tiền, may sắm quân phục và trình diện hàn
30 tháng 04 năm 1975

       V ừa tốt nghiệp khóa Tham Mưu Trung Cấp ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân vào khoảng tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh thuyên chuyển về làm Chỉ Huy Phó Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Cà Mau. Nhưng trước khi đi khoảng một tuần thì tôi lại được lệnh trình diện HQ Đại Tá NKLuân, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận trong Hải Quân Công Xưởng. Vào trình diện CHT, tôi mới biết nhiệm sở mới sẽ là Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Bình Thủy.
Thế là tôi khăn gói hành trang lên xe đò xuống Bình Thủy, không phải đi Cà Mau. Vào trình diện đơn vị mới, CHT CCYTTTBT là HQ Trung Tá Cơ Khí NNXuân, lúc đó đã gần giửa tháng 04 năm 1975. Tôi gặp lại nhiều bạn 20 đang phục vụ tại đây, nhưng gần gũi và đi chơi với nhau nhiều là bạn Nhan Thanh Toàn. Chiều nào, Toàn cũng chở tôi bằng xe Honda ra phố ăn cơm canh chua cá bông lau. Trước khi rời SàiGòn đi Bình Thủy nhận nhiệm sở mới, tôi đã nghe một vài bạn 20 ở Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cho biết các Hạm Trưởng đi họp về ra lệnh Sĩ Quan nghiên cứu hải trình đi Guam hoặc Subic Bay. Tôi có linh cảm sẽ có một chuyến di tản lớn. Tuy vậy, tôi vẫn trấn an gia đình Chú Thiếm tôi ở SàiGòn là chắc không có gì nguy hiểm. Chú tôi đang tìm cách xin giấy tờ để đi di tản qua ngã Tòa Đại Sứ Mỹ.
Gia đình ba má tôi ở Biên Hòa, ông anh ruột đang làm Sĩ Quan Quân Báo cho Sư Đoàn 3 Không Quân ở phi trường Biên Hòa. Một ông anh rể, SQ Pháo Binh của Quân Đoàn II, vừa di tản từ Ban Mê Thuộc về Biên Hòa, rồi lại ra Phan Thiết trình diện đơn vị vừa rút về tái phối trí ở đây.
Tôi không liên lạc được với ai trong gia đình từ lúc xuống Bình Thủy. Sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975, tôi có nhiệm vụ hướng dẫn khoảng 6 nhân viên gồm Hạ Sỉ Quan và Thủy Thủ đi tuần tiểu ngoài Căn Cứ. Kế bên Căn Cứ YTTVBT là phi trường Trà Nóc. Nhìn lên trời, tôi thấy những chiếc trực thăng của Không Quân từ từ rời phi trường, trên trực thăng chở xe gắn máy, tivi, thường dân. Mấy phi công đưa tay vẩy vẩy, ra hiệu bảo chúng tôi đi đi. Sau khi đi tuần tiểu xong, tôi dẫn cả nhóm trở về căn cứ, thì nghe tin Tổng Thống Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng. Tôi bảo tất cã nhân viên giao trả vũ khí vào kho và nói: "Tình hình chắc không yên đâu, các anh về lo liệu cho gia đình và thân nhân".
Sau đó, tôi về phòng, soạn những giấy tờ cá nhân cần thiết đem theo, rồi từ từ xuống cầu tàu. Trên đường đi, tôi có ý tìm bạn Toàn nhưng không gặp. Xuống đến cầu tàu thì tôi thấy có hai chiếc PCF đang cặp bến ở đây.
Trên tàu có một Sĩ Quan tên Tân (biệt phái từ Thủ Đức). Tôi quen Tân lúc phục vụ ở Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà Bè, hình như Tân lúc đó đang đi Giang Đoàn. Tân là thuyền trưởng PCF. Trưởng toán của hai chiếc PCF này là HQ Đại Úy LKHào (khóa 15). Tân cho tôi biết hai chiếc PCF được lệnh về đây để bảo vệ Bộ Tự Lệnh Vùng 4 Sông Ngòi ở Cần Thơ (?). Nhưng về đến đây thì cả Bộ Tư Lệnh đã di tản bằng chiếc HQ330 từ hôm trước. Tôi đề nghị Tân nói với Đ/u Hào cùng di tản luôn. Đ/u Hào bằng lòng đi. Lúc đó, trên cầu tàu đã bắt đầu nhôn nhao. Tất cả các tàu lớn nhỏ đều nối đuôi chờ tiếp tế nhiên liệu. Hai chiếc PCF đã có đầy nhiện liệu từ hôm trước nên chúng tôi tách ra đi dễ dàng. Trên hai chiếc PCF, tổng cộng tất cả SQ và nhân viên khoảng 8-10 người. Chúng tôi rời Bình Thủy ra gần đến bến Ninh Kiều thì có một vài nhân viên trên tàu tỏ ý không muốn đi. Đ/u Hào quyết định: "Anh nào không muốn đi, thì tôi sẽ cập bến Ninh Kiều cho mấy anh lên". Hai chiếc PCF cập vào bến Ninh Kiều, có khoảng 3 hoặc 4 nhân viên lên bờ. Chúng tôi móc túi lấy tất cả tiền mặt trong người cho các anh, vì đâu còn xài nữa. Xong xuôi, hai chiếc PCF tiến nhanh theo sông Cần Thơ ra cửa biển. Trên đường đi, chúng tôi thấy hai bên bờ, một số lính Địa Phương Quân vẫn vác súng đi tuần tiểu, với lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới. Cũng có một vài ghe lớn, biết tin nên chở đầy người và thức ăn đi theo hướng chúng tôi ra biển. Không may cho chúng tôi, khi gần ra cửa biển thì nước thủy triều xuống, hai chiếc PCF mắc cạn, không đi được nữa. Lúc đó, trời đã sẫm tối, lại thêm vùng này là vùng sôi đậu, không an ninh nên chúng tôi phải thay phiên nhau canh gác suốt đêm. Đêm đó, tôi thao thức, bàng hoàng và lo lắng không biết gia đình ở SàiGòn và Biên Hòa như thế nào? Nhìn ra cửa biển thì thấy bắn trái sáng rực cả bầu trời. Chúng tôi đoán là một số chiến hạm Hoa Kỳ đang ở ngoài khơi chờ đón làn sóng người di tản.
Sáng hôm sau, thủy triều lên, hai chiếc PCF bắt đầu ra cửa biển thì không còn thấy bóng dáng chiếc tàu nào hết!!! Đ/u Hào quyết định đi về hướng Thái Lan. Trên đường đi, gặp một vài ghe đánh cá, chúng tôi hỏi thăm thì họ nói tối hôm qua có một chiếc tàu rất to (chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội) ở đây.
Chúng tôi lênh đênh trên biển gần hai ngày, vừa mệt mỏi vừa say sóng, ai cũng rã rời. Mưa bắt đầu trút xuống, càng lúc càng nặng hột, lại thêm một chiếc PCF bất khiển dụng (máy hư). Tôi cố gắng phụ giúp một anh nhân viên sửa nhưng chưa được. Đ/u Hào ra lệnh bỏ chiếc PCF bất khiển dụng, tất cả qua chiếc PCF còn lại và tiếp tục đi. Lúc đó, nhìn xa xa, bỗng thấy có một chiếc tàu hàng dân sự đang đi thật chậm và gần đó có hai chiếc tàu LCM (hoặc LCVP) của HQVN đang cố gắng tiến gần tàu buôn này. Chúng tôi mừng quá, cố gắng tiến về chiếc thương thuyền này và đồng thời bắn mấy trái sáng ra hiệu. Khi tất cả mọi người từ hai chiếc LCM lên được chiếc tàu buôn thì chúng tôi cũng vừa đến. Và chúng tôi cũng được cho lên tàu, sau khi bỏ lại tất cả vũ khí. Lên được tàu buôn rồi thì mới biết một chiếc LCM của CCYTTVBT đi từ Bình Thủy do Trung Tá NNXuân, CHT hướng dẫn và một chiếc khác đi từ Nhà Bè do HQ Đại Tá Cơ Khí LKSa hướng dẫn. Tổng cộng có hơn 200 người được tàu buôn cứu vớt. Tôi gặp lại hai bạn 20 là Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Hoàng Kiệt.
Thương thuyền Đại Hàn có tên là Twin Dragons trên đường đến Thái Lan chở hàng. Vừa cặp bến hải cảng Bangkok, Đại Tá Sa (thâm niên nhất trong nhóm) và Thuyền Trưởng có lên gặp đại diện Mỹ ở Bangkok để xin tỵ nạn cho cả nhóm nhưng bị từ chối. Lý do: chúng tôi được tàu buôn Đại Hàn cứu vớt nên thuộc nước Đại Hàn, Hoa Kỳ không thể nhận. Chúng tôi đành phải tạm trú trên thương thuyền, có một vài người không chịu được, nhảy xuống chạy về khu vực của HQ Hoa Kỳ, nhưng sau đó, bị chận bắt và trả về lại thương thuyền. Mỗi ngày, những người phu Thái Lan (làm việc trong bến tàu), trên đường về đi ngang qua và ném lên tàu cho chúng tôi chuối, cơm, kẹo, bánh v..v…. Sau này, mỗi lần nhắc đến chuyện tỵ nạn, tôi đều không khỏi xúc động trước nghỉa cử cao quý của những người dân Thái Lan này. Ngoài ra, ông đại diện Hàng Không VN ở Bangkok (không nhớ tên) cũng đem đến tặng chúng tôi một số sách báo, tiểu thuyết tiếng Việt.
Sau khi lấy xong hàng và biết là Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ sẽ không can thiệp giúp đở chúng tôi, Thuyền Trưởng tàu buôn quyết định chở chúng tôi về Đại Hàn. Trên đường hải hành về Đại Hàn, chúng tôi được tin Tổng Thống Đại Hàn Phát Chung Hy đã chấp nhận cho chúng tôi tỵ nạn tại Đại Hàn. Tất cả mọi người thở phào nhẹ nhõm. Khi qua eo biển Đài Loan, trước khi đến Đại Hàn, tàu gặp sóng lớn nên mọi người trên tàu cũng “lắc lư” theo. Thành phố hải cảng chúng tôi sắp đến có tên là Pusan, nằm về hướng cực Nam của nước Đại Hàn, chỉ cách Nhật Bản chừng vài chục hải lý.
Chúng tôi được đưa đến tạm trú trong một trường tiểu học. Trước đó vài tuần, nơi đây cũng đã tiếp nhận khoảng trên 1300 người Việt (có thân nhân là người Đại Hàn), được di tản từ SàiGòn giửa tháng 04 năm 1975 bằng hai chiến hạm LST của Hải Quân Đại Hàn. Để phân biệt hai nhóm, những người đến trước được phân phát quần áo màu xanh, còn chúng tôi thì nhận quần áo màu đỏ. Thành ra, mới có danh xưng: “toán áo xanh và toán áo đỏ”. Tổng cộng hai nhóm lên đến trên 1500 người.
Hội Hồng Thập Tự Đại Hàn chuẩn bị rất chu đáo. Mỗi người chúng tôi được phát khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, quần áo ngủ, mền, gối ..v..v.. Mỗi ngày, chúng tôi được ăn uống ba bữa đầy đủ. Tôi vẫn còn nhớ mì, trứng và kim chi là những món chính. Từ từ, chúng tôi lập thành toán đá banh và đánh bóng bàn, còn bên áo xanh thì lập nhóm văn nghệ trình diển giúp vui trong khi chờ đợi đại diện các quốc gia đến phỏng vấn để nhận tỵ nạn. Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, từ đó mới liên lạc được đứa em bà con đang du học bên Thụy Sỉ, và được gởi cho $100 US dollards. Tôi bắt đầu sống thoải mái hơn một chút, có tiền mua thuốc lá và ăn vặt. Hình như lúc đó 1 dollard đổi được 5 đồng Won (tiền Đại Hàn).
Tạm trú ở Pusan hơn năm tháng thì có phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn và hầu hết tất cả cựu quân nhân quân lực VNCH như chúng tôi đều được phép định cư tại Hoa Kỳ. Trước khi lên đường sang Mỹ, chúng tôi được đi thăm thủ đô Seoul và một vài cơ sở kỹ nghệ lớn của Đại Hàn như xưởng đóng tàu, xưởng chế tạo xe du lịch v..v… Quốc gia Đại Hàn, mặc dù vẫn đang trong tình trạng Quốc Cộng giữa hai miền Nam Bắc, nhưng kinh tế phát triển nhanh và đang cạnh tranh với quốc gia Nhật Bản láng giềng.
Giã từ Pusan, chúng tôi lên chiếc phi cơ thương mại của hãng World Airways để đi Hoa Kỳ. Chặng dừng chân đầu tiên khi đến Hoa Kỳ là phi trường Anchorage, tiểu bang Alaska. Ghé phi trường nghỉ chờ tiếp tế nhiên liệu, tôi vào phòng đợi mua một gói thuốc lá Marlboro. Lúc đó, một gói thuốc lá chỉ có 15 xu. Sau đó, chúng tôi được đưa đến trại Fort Chaffee thuộc tiểu bang Arkansas và bắt đầu cuộc sống lưu vong tỵ nạn từ đó…….
Bạn Hiếu chờ phỏng vấn quá lâu nên quyết định đi Canada trước chúng tôi. Bốn năm sau, bạn qua Mỹ và hiện sống ở Sunnyvale, California.
Tôi không được tin Nguyễn Hoàng Kiệt sau khi rời trại Fort Chaffee.
Toàn thì kẹt lại, sau đó mới sang được Hoa Kỳ, hiện định cư tại Tiểu bang Utah. Tân (thuyền trưởng PCF) qua Đại Hàn rồi đi Mỹ cùng lượt với tôi, rồi bặt tin luôn. Tôi mang ơn người bạn này vì nếu không có bạn thì chưa chắc tôi đã đi được.
Niên Trưởng Hào và tôi cùng theo đuổi một cô cựu sinh viên trường Luật thuộc nhóm áo xanh trong thời gian tạm trú ở Pusan. Cuối cùng, tôi là kẽ may mắn. NT Hào đã qua đời tháng 07 năm 2001 ở San Jose, hình như bị ung thư phổi.
Ba má tôi bình yên, hơn bốn tháng sau mới biết tin tôi đã sang được bến bờ Tự do. Đến cuối năm 1992, tôi mới có dịp về VN thăm gia đình lần đầu. Năm năm sau thì Ba tôi qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Tôi có về lo thủ tục chôn cất cho Thân Phụ tôi. Má tôi vẫn còn sống, đang ở dưới quê với anh chị cả tôi.
Anh ruột tôi, chỉ vì tiếc chiếc xe Honda 90, đem về nhà cất, trở lại phi trường thì lỡ chuyến bay. Ở lại, anh bị đi học tập cải tạo trên ba năm, trở về vài năm sau thì được xuất cảnh theo viện HO và hiện sống ở San Jose, California.
Anh rể tôi, kẹt ở Phan Thiết, trở về Biên Hòa, ra trình diện và đi học tập cải tạo. Lý lịch là Sĩ Quan cấp tá, du học quân sự tại Hoa Kỳ, nên anh “được” nếm mùi 13 năm ở núi rừng Hoàng Liên Sơn miền Bắc. Trở về sau 13 năm lưu đày, anh có tên trong danh sách đi Mỹ diện HO nhưng anh không đi, ở lại với chị cả tôi để săn sóc Ba má tôi. Hiện vợ chồng anh đang vui thú điền viên với con cháu ở Biên Hòa.
Chú Thiếm tôi, đi được bằng phi cơ qua ngã Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, sang đảo Guam rồi đến trại Fort Chaffee, từ đó sang Pháp định cư cho đến nay.
       C òn tôi thì “lưu lạc giang hồ”, từ trại Fort Chaffee, ra tiểu bang Missouri ở tạm đi làm vài tháng, rồi lên Iowa theo học ngành Điện tại trường Iowa State University ở thành phố Ames với đứa em bà con. Trong thời gian này, tôi có dịp theo Hà Mạnh Chí (học cùng trường ISU với tôi) về Nebraska, cách trường ISU chừng 50 dặm, thăm bố là Cố HQ Đại Tá HVNgạc. Theo học tại trường ISU được hai năm thì tôi lên tiểu bang Wisconsin lập gia đình với cô cựu sinh viên trường Luật, rồi di chuyển qua California và định cư cho đến bây giờ .......... 

LêvănChâu
07-2005

http://www.denhihocap.com/ds2006/hcd.html
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm