Di Sản Hồ Chí Minh
Hai công viên ở trung tâm Sài Gòn từng là nghĩa trang lớn
Công viên Lê Thị Riêng và Lê Văn Tám trước năm 1975 là nghĩa trang lớn, một dành cho giới thượng lưu, một là nơi chôn cất tầng lớp bình dân.
Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP HCM) trước năm 1975 là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm.
Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào năm 1965 (ảnh tư liệu). Nơi này nguyên là nghĩa trang chôn cất các sĩ quan và binh lính người Pháp trong cuộc chiếm đóng Sài Gòn. Người dân thời đó cũng gọi là Đất thánh Tây.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, các chính trị gia cao cấp, tướng tá và thành viên nổi bật đương thời cũng được chôn tại đây. Nổi tiếng nhất là Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai - cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Hai người đã bị quân đảo chính ám sát vào ngày 2/11/1963.
Năm 1983, chính quyền TP HCM quyết định ngừng hoạt động, di dời hàng nghìn ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi về nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Dương) và dự kiến xây nơi này thành thành Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố. Tuy nhiên, về sau nơi đây được quy hoạch thành công viên Lê Văn Tám. Trong ảnh là bức tượng Lê Văn Tám đặt tại trung tâm công viên với hình ảnh bó đuốc sống.
"Trước đây tôi làm kế toán cho Sở vệ sinh thành phố. Chính tôi cùng nhiều người khác đã tham gia công tác di dời hàng nghìn ngôi mộ. Những người có thân nhân chôn trong nghĩa trang được cho 2 tháng để cải táng, nếu không có người nhận thì được hỏa táng, di dời nơi khác. Còn lại hài cốt của lính Pháp được đưa về quê chôn cất", bà Trần Dục Mùi (70 tuổi, quận 3) chia sẻ.
Hiện nay, công viên có nhiều loài cây rợp bóng mát, là nơi dạo chơi, tập thể dục của người dân thành phố. Và hai năm một lần, ở đây cũng diễn ra hội sách TP HCM cùng nhiều hoạt động giải trí khác.
Đây cũng là nơi có dự án bãi đậu xe ngầm 100 triệu USD với quy mô chứa 2.000 xe máy, 1.250 ôtô, 28 xe buýt, xe tải và một bên là ba tầng hầm dành cho thương mại. Tuy nhiên, sau ngày động thổ vào tháng 8/2010, đến nay dự án đang "án binh bất động" vì vướng một số thủ tục và chưa biết bao giờ mới thi công.
Công viên Lê Thị Riêng (quận 10) cũng từng là nghĩa địa lớn của Sài Gòn. Trước năm 1975, nơi này là nghĩa trang Đô Thành. Công viên được giới hạn bởi đường Cách Mạng Tháng 8, Bắc Hải, Trường Sơn.
Nơi này là chỗ an nghỉ của tầng lớp bình dân. Theo các cao niên, qua các thời kỳ chiến tranh, nhiều nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa số là của lính chết trận không người thân nhận xác. Trong ảnh tư liệu là cổng chính của nghĩa trang trước năm 1975 với bức tượng Địa tạng vương màu đen khá nổi tiếng, cao 5 - 6 m. Tượng này sau đó được di dời về Quan Âm tu viện ở Biên Hòa.
Trong kế hoạch chỉnh trang thành phố, nghĩa địa Đô Thành được giải tỏa vào năm 1983 để xây dựng thành công viên Lê Thị Riêng như ngày nay.
Ngay lối vào là khu nhà truyền thống, bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Trong đó có mộ phần bà Lê Thị Riêng (Ủy viên Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam).
Ở công viên còn có bia tưởng niệm Tổng bí thư Trần Phú. Năm 1999 chính quyền đã tìm thấy phần mộ của ông tại công viên này sau 68 năm ngày ông hy sinh.
Bao quanh công viên là hồ nước tạo cảnh quan. Theo ông Đinh Quang Sử (68 tuổi, quận 10), hồ nước này trước giải phóng vốn là một con rạch thông ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. "Hồi ấy, nghĩa trang rộng lắm, nhiều người chết vô danh được chôn tập thể ở đây, khu này xưa vắng hoe, ít người lai vãng", ông Sử nói.
Hiện nay công viên Lê Thị Riêng có 80% mảng xanh trên diện tích 8 ha với nhiều đồi, cây cỏ, bồn hoa đan xen lối đi.
Quan Trần chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hai công viên ở trung tâm Sài Gòn từng là nghĩa trang lớn
Công viên Lê Thị Riêng và Lê Văn Tám trước năm 1975 là nghĩa trang lớn, một dành cho giới thượng lưu, một là nơi chôn cất tầng lớp bình dân.
Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP HCM) trước năm 1975 là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm.
Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vào năm 1965 (ảnh tư liệu). Nơi này nguyên là nghĩa trang chôn cất các sĩ quan và binh lính người Pháp trong cuộc chiếm đóng Sài Gòn. Người dân thời đó cũng gọi là Đất thánh Tây.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, các chính trị gia cao cấp, tướng tá và thành viên nổi bật đương thời cũng được chôn tại đây. Nổi tiếng nhất là Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai - cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu. Hai người đã bị quân đảo chính ám sát vào ngày 2/11/1963.
Năm 1983, chính quyền TP HCM quyết định ngừng hoạt động, di dời hàng nghìn ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi về nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Dương) và dự kiến xây nơi này thành thành Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố. Tuy nhiên, về sau nơi đây được quy hoạch thành công viên Lê Văn Tám. Trong ảnh là bức tượng Lê Văn Tám đặt tại trung tâm công viên với hình ảnh bó đuốc sống.
"Trước đây tôi làm kế toán cho Sở vệ sinh thành phố. Chính tôi cùng nhiều người khác đã tham gia công tác di dời hàng nghìn ngôi mộ. Những người có thân nhân chôn trong nghĩa trang được cho 2 tháng để cải táng, nếu không có người nhận thì được hỏa táng, di dời nơi khác. Còn lại hài cốt của lính Pháp được đưa về quê chôn cất", bà Trần Dục Mùi (70 tuổi, quận 3) chia sẻ.
Hiện nay, công viên có nhiều loài cây rợp bóng mát, là nơi dạo chơi, tập thể dục của người dân thành phố. Và hai năm một lần, ở đây cũng diễn ra hội sách TP HCM cùng nhiều hoạt động giải trí khác.
Đây cũng là nơi có dự án bãi đậu xe ngầm 100 triệu USD với quy mô chứa 2.000 xe máy, 1.250 ôtô, 28 xe buýt, xe tải và một bên là ba tầng hầm dành cho thương mại. Tuy nhiên, sau ngày động thổ vào tháng 8/2010, đến nay dự án đang "án binh bất động" vì vướng một số thủ tục và chưa biết bao giờ mới thi công.
Công viên Lê Thị Riêng (quận 10) cũng từng là nghĩa địa lớn của Sài Gòn. Trước năm 1975, nơi này là nghĩa trang Đô Thành. Công viên được giới hạn bởi đường Cách Mạng Tháng 8, Bắc Hải, Trường Sơn.
Nơi này là chỗ an nghỉ của tầng lớp bình dân. Theo các cao niên, qua các thời kỳ chiến tranh, nhiều nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa số là của lính chết trận không người thân nhận xác. Trong ảnh tư liệu là cổng chính của nghĩa trang trước năm 1975 với bức tượng Địa tạng vương màu đen khá nổi tiếng, cao 5 - 6 m. Tượng này sau đó được di dời về Quan Âm tu viện ở Biên Hòa.
Trong kế hoạch chỉnh trang thành phố, nghĩa địa Đô Thành được giải tỏa vào năm 1983 để xây dựng thành công viên Lê Thị Riêng như ngày nay.
Ngay lối vào là khu nhà truyền thống, bia tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Trong đó có mộ phần bà Lê Thị Riêng (Ủy viên Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam).
Ở công viên còn có bia tưởng niệm Tổng bí thư Trần Phú. Năm 1999 chính quyền đã tìm thấy phần mộ của ông tại công viên này sau 68 năm ngày ông hy sinh.
Bao quanh công viên là hồ nước tạo cảnh quan. Theo ông Đinh Quang Sử (68 tuổi, quận 10), hồ nước này trước giải phóng vốn là một con rạch thông ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. "Hồi ấy, nghĩa trang rộng lắm, nhiều người chết vô danh được chôn tập thể ở đây, khu này xưa vắng hoe, ít người lai vãng", ông Sử nói.
Hiện nay công viên Lê Thị Riêng có 80% mảng xanh trên diện tích 8 ha với nhiều đồi, cây cỏ, bồn hoa đan xen lối đi.
Quan Trần chuyen