Tham Khảo
"Hai nước Iran"
Tuy nhiên cả hai nhật báo đều nhận thấy chính sách tìm kiếm hòa bình cho Cận Đông của Donald Trump vẫn chưa rõ ràng. Điều này khiến La Croix lo lắng đặt câu hỏi
Le Monde và La Croix ngày 23/05/2017, có bài tổng kết về chuyến đi
Ả Rập Xê Út của tổng thống Mỹ. Trước đông đảo đại diện và lãnh đạo
của khoảng 50 quốc gia Hồi Giáo, tổng thống Mỹ khẳng định cuộc
chiến chống khủng bố là một cuộc chiến đấu khó khăn giữa cái «
Thiện » và « Ác ».
Việc Donald Trump vạch ra một « trục tội ác mới », bao gồm Daech – Iran cho thấy Washington đang thay đổi chiến
lược của mình tại Trung Đông, như nhận định của bài xã luận trên Le
Monde. Nhưng với La Croix, khi chỉ định Iran là kẻ thù chính cho
các đồng minh của Mỹ tại Trung Cận Đông, phớt lờ kết quả bầu cử
tổng thống khách quan tại Iran, tổng thống Mỹ như đang cho thấy
trên thế giới tồn tại « hai nước Iran ».
Một Iran khủng bố, cần phải được cô lập với thế giới. Bởi vì
Teheran ủng hộ Hezbollah tại Liban và Hamas tại Palestine…Nước Iran
này can thiệp vào các nước khác trong khu vực, như Syria, Irak và
Yemen… Donald Trump đặt Iran ngang hàng với những tổ chức thánh
chiến quốc tế như Al-Qaida hay Daech. Phê phán Iran, nhưng tránh
chỉ trích Ả Rập Xê Út, Qatar hay Thổ Nhĩ Kỳ, vốn dĩ cũng làm điều
tương tự… Nói tóm lại, tại Riyad, tổng thống Mỹ đã đơn giản hóa
chính sách Trung Đông của ông như sau : Tất cả đều chống Iran và
lợi ích của Mỹ sẽ được bảo vệ.
Nhưng tổng thống Mỹ cũng quên rằng còn có một quốc gia Iran khao
khát được mở cửa với thế giới. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
việc ông Hassan Rohani, người có tư tưởng Hồi Giáo ôn hòa tái đắc
cử tổng thống vẻ vang ngay trong vòng một bầu cử, trước đối thủ có
lập trường đóng cửa là ông Ebrahim Raissi.
Lãnh đạo Tối cao Ali Khamenei, người đảm bảo sự sinh tồn của hệ
thống chính trị thần quyền do giáo chủ Khomeyni xây dựng trong
những năm 1980, dù không hề có chút tư tưởng dân chủ nào nay buộc
phải nghĩ đến những khát vọng của người dân.
Do đó, La Croix cho rằng tại một vùng Trung Đông phức tạp, nơi mà
những trào lưu cấp tiến đang củng cố lẫn nhau, nước Pháp của
Emmanuel Macron nên có những chính sách khôn khéo. Paris có lẽ nên
tăng cường các mối hợp tác trao đổi – văn hóa, kinh tế, du lịch…
với Teheran, kể cả trong lĩnh vực y tế, giáo dục, truyền thông. Nói
một cách rộng hơn, Pháp không nên ủng hộ một phe nào (Ả Rập và hệ
phái Sunni) để chống lại phe nào (Iran và hệ phái Shia).
Trump mơ mang đến hòa bình cho Cận Đông
Báo chí Pháp tiếp tục theo dõi sát sao chuyến công du nước ngoài
đầu tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại chặng dừng thứ hai,
sau Ả Rập Xê Út, Les Echos cho biết « Chính quyền Israel trải thảm đỏ đón Trump ». Một chuyến thăm « lịch sử » đối với thủ tướng Benyamin
Netannyahu. Bởi vì, « trước đây chưa có một tổng thống Mỹ nào đã xếp Israel vào trong
hành trình công du ngoại quốc đầu tiên », theo như lời thủ tướng Israel.
Về phần mình, Le Figaro thấy rằng « Donald Trump muốn thúc đẩy chính sách Cận Đông ». Sau Israel, tổng thống Mỹ cũng đến vùng lãnh thổ Palestine. Ông
muốn đóng vai trò người kiến tạo hòa bình trong cuộc xung đột
Israel – Palestine. Ngay khi đặt chân xuống phi trường quốc tế tại
Tel Aviv, tổng thống Mỹ đã không quên nhấn mạnh đến một « cơ hội hiếm hoi cho an ninh, sự ổn định và hòa bình » trong khu vực.
Tuy nhiên cả hai nhật báo đều nhận thấy chính sách tìm kiếm hòa
bình cho Cận Đông của Donald Trump vẫn chưa rõ ràng. Điều này khiến
La Croix lo lắng đặt câu hỏi « Liệu Donald Trump có thể đạt được hòa bình ở Cận Đông hay không ? ».
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Hai nước Iran"
Tuy nhiên cả hai nhật báo đều nhận thấy chính sách tìm kiếm hòa bình cho Cận Đông của Donald Trump vẫn chưa rõ ràng. Điều này khiến La Croix lo lắng đặt câu hỏi
Le Monde và La Croix ngày 23/05/2017, có bài tổng kết về chuyến đi
Ả Rập Xê Út của tổng thống Mỹ. Trước đông đảo đại diện và lãnh đạo
của khoảng 50 quốc gia Hồi Giáo, tổng thống Mỹ khẳng định cuộc
chiến chống khủng bố là một cuộc chiến đấu khó khăn giữa cái «
Thiện » và « Ác ».
Việc Donald Trump vạch ra một « trục tội ác mới », bao gồm Daech – Iran cho thấy Washington đang thay đổi chiến
lược của mình tại Trung Đông, như nhận định của bài xã luận trên Le
Monde. Nhưng với La Croix, khi chỉ định Iran là kẻ thù chính cho
các đồng minh của Mỹ tại Trung Cận Đông, phớt lờ kết quả bầu cử
tổng thống khách quan tại Iran, tổng thống Mỹ như đang cho thấy
trên thế giới tồn tại « hai nước Iran ».
Một Iran khủng bố, cần phải được cô lập với thế giới. Bởi vì
Teheran ủng hộ Hezbollah tại Liban và Hamas tại Palestine…Nước Iran
này can thiệp vào các nước khác trong khu vực, như Syria, Irak và
Yemen… Donald Trump đặt Iran ngang hàng với những tổ chức thánh
chiến quốc tế như Al-Qaida hay Daech. Phê phán Iran, nhưng tránh
chỉ trích Ả Rập Xê Út, Qatar hay Thổ Nhĩ Kỳ, vốn dĩ cũng làm điều
tương tự… Nói tóm lại, tại Riyad, tổng thống Mỹ đã đơn giản hóa
chính sách Trung Đông của ông như sau : Tất cả đều chống Iran và
lợi ích của Mỹ sẽ được bảo vệ.
Nhưng tổng thống Mỹ cũng quên rằng còn có một quốc gia Iran khao
khát được mở cửa với thế giới. Điều đó được thể hiện rõ nét qua
việc ông Hassan Rohani, người có tư tưởng Hồi Giáo ôn hòa tái đắc
cử tổng thống vẻ vang ngay trong vòng một bầu cử, trước đối thủ có
lập trường đóng cửa là ông Ebrahim Raissi.
Lãnh đạo Tối cao Ali Khamenei, người đảm bảo sự sinh tồn của hệ
thống chính trị thần quyền do giáo chủ Khomeyni xây dựng trong
những năm 1980, dù không hề có chút tư tưởng dân chủ nào nay buộc
phải nghĩ đến những khát vọng của người dân.
Do đó, La Croix cho rằng tại một vùng Trung Đông phức tạp, nơi mà
những trào lưu cấp tiến đang củng cố lẫn nhau, nước Pháp của
Emmanuel Macron nên có những chính sách khôn khéo. Paris có lẽ nên
tăng cường các mối hợp tác trao đổi – văn hóa, kinh tế, du lịch…
với Teheran, kể cả trong lĩnh vực y tế, giáo dục, truyền thông. Nói
một cách rộng hơn, Pháp không nên ủng hộ một phe nào (Ả Rập và hệ
phái Sunni) để chống lại phe nào (Iran và hệ phái Shia).
Trump mơ mang đến hòa bình cho Cận Đông
Báo chí Pháp tiếp tục theo dõi sát sao chuyến công du nước ngoài
đầu tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại chặng dừng thứ hai,
sau Ả Rập Xê Út, Les Echos cho biết « Chính quyền Israel trải thảm đỏ đón Trump ». Một chuyến thăm « lịch sử » đối với thủ tướng Benyamin
Netannyahu. Bởi vì, « trước đây chưa có một tổng thống Mỹ nào đã xếp Israel vào trong
hành trình công du ngoại quốc đầu tiên », theo như lời thủ tướng Israel.
Về phần mình, Le Figaro thấy rằng « Donald Trump muốn thúc đẩy chính sách Cận Đông ». Sau Israel, tổng thống Mỹ cũng đến vùng lãnh thổ Palestine. Ông
muốn đóng vai trò người kiến tạo hòa bình trong cuộc xung đột
Israel – Palestine. Ngay khi đặt chân xuống phi trường quốc tế tại
Tel Aviv, tổng thống Mỹ đã không quên nhấn mạnh đến một « cơ hội hiếm hoi cho an ninh, sự ổn định và hòa bình » trong khu vực.
Tuy nhiên cả hai nhật báo đều nhận thấy chính sách tìm kiếm hòa
bình cho Cận Đông của Donald Trump vẫn chưa rõ ràng. Điều này khiến
La Croix lo lắng đặt câu hỏi « Liệu Donald Trump có thể đạt được hòa bình ở Cận Đông hay không ? ».