Tham Khảo
Hải quân Đức sẽ đủ sức phong tỏa toàn bộ Baltic
Cho tới thời điểm hiện tại hạm đội Baltic của Nga hoạt động trên một khu vực bình thường (không quá lớn) nên không cần một số lượng lớn các tàu ngầm và tàu mặt nước.
Tàu đổ bộ hạng nặng, các tàu hộ vệ tên lửa cùng các lực lượng khác trong cuộc tập trận của NATO ở biển Baltic
Một số chuyên gia cho rằng, Hạm đội Baltic không cần nhiều kinh phí và không có tàu khu trục, số lượng tàu ngầm có thể giảm xuống còn 2 đến 3 chiếc.
Quan điểm này có thể được gọi là hợp lý, nhưng cách đây không lâu xuất hiện thông tin Hải quân Đức cùng với liên minh “phòng thủ” của NATO sẽ tăng cường các hoạt động và ảnh hưởng ở biển Baltic, vì vậy cần phải xem xét lại.
Các nguyên tắc cơ bản của việc triển khai các tàu chiến Đức theo chiến lược của NATO được chia thành hai phần.
Đó là giành sự thống trị hoàn toàn biển Baltic và sự phong tỏa eo biển, biển lớn biển nhỏ trong khu vực này. Các chuyên gia nghi ngờ lớn khả năng hoàn thành mục tiêu phần thứ nhất, còn mục tiêu thứ hai họ hoàn toàn có thể không thực hiện được.
Hiện tại sau khi hoàn thành việc trang bị lại, sức mạnh của Hải quân Đức và các hạm đội được tăng cường mạnh mẽ.
Hải quân Đức sẽ được trang bị 6 tàu ngầm Type 212, 4 khu trục hạm đa năng Type 125, 3 chiến hạm Type 124, 4 tàu Type 123 và 6 tàu Type MKS-180, cũng như 5 tàu hộ tống Type 130.
Như vậy trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột toàn diện ở biển Baltic, người Đức sẽ sử dụng lực lượng này và chiếm ưu thế không nhỏ so với hạm đội của Nga.
Hiện tại các lực lượng của Hải quân Nga ở Baltic sẽ có thể đáp trả bằng 2 tàu ngầm của dự án 877, 4 tàu hộ tống của dự án 20380, 1 khu trục hạm của dự án 20380, 2 tàu tuần tra của dự án 11540, 6 tàu tên lửa của dự án 1241, 4 tàu tên lửa nhỏ của dự án 1234 và 6 tàu chống tàu ngầm nhỏ của dự án 1331.
Tuy nhiên các tàu của Nga ở khu vực này phần lớn sản xuất từ thế kỷ trước (Liên Xô), vì vậy Hạm đội Baltic sẽ không đủ sức để chống lại các mối đe dọa từ Đức.
Hơn nữa, các nước thành viên châu Âu của NATO và các quốc gia gần biển Baltic đều có các hạm đội Hải quân, mặc dù không mạnh nhưng nếu họ hợp sức chống lại Nga thì Nga chắc chắn thua trận.
Điển hình như Đan Mạch, Na Uy và Ba Lan. Ngoài ra, các hạm đội của lực lượng Hải quân của Vương quốc Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ ở rất gần vùng biển này khi xảy ra xung đột họ có thể tới một cách nhanh chóng.
Tập hợp lực hượng Hải quân của tất cả các nước nhằm mục đích xây dựng Hạm đội “rắn” và sau đó tăng cường các hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của NATO tại biển Baltic. Với chiến lược này, rõ ràng NATO muốn kiểm soát lâu dài vùng biển Baltic và Kaliningrad.
Trước tình hình này Nga buộc phải tăng cường lực lượng ở biển Baltic. Bởi vì hiện tại nếu xảy ra xung đột lực lượng của Nga gần như không thể chống đỡ, các hạm đội biển Bắc và Thái Bình Dương có thể tới trợ giúp nhưng chắc chắn mất rất nhiều thời gian.
Một số chuyên gia cho rằng, Nga không thể mất ảnh hưởng ở khu vực này và chắc chắn họ buộc phải tăng cường sức chiến đấu cho hạm đội biển Baltic. Trong thời gian tới hạm đội này sẽ nhận được các tàu ngầm, tàu khu trực mới cũng như nhanh chóng thay thế các “di sản” từ thời Liên Xô.
Rất có thể hạm đội này sẽ được trang bị thêm các tàu hộ tống của dự án 20380 và 20385, các tàu khu trục của dự án 22350, tàu tên lửa nhỏ loại “Karakurt” và “Buyan-M”, tàu ngầm loại “Warszawianka”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hải quân Đức sẽ đủ sức phong tỏa toàn bộ Baltic
Cho tới thời điểm hiện tại hạm đội Baltic của Nga hoạt động trên một khu vực bình thường (không quá lớn) nên không cần một số lượng lớn các tàu ngầm và tàu mặt nước.
Tàu đổ bộ hạng nặng, các tàu hộ vệ tên lửa cùng các lực lượng khác trong cuộc tập trận của NATO ở biển Baltic
Một số chuyên gia cho rằng, Hạm đội Baltic không cần nhiều kinh phí và không có tàu khu trục, số lượng tàu ngầm có thể giảm xuống còn 2 đến 3 chiếc.
Quan điểm này có thể được gọi là hợp lý, nhưng cách đây không lâu xuất hiện thông tin Hải quân Đức cùng với liên minh “phòng thủ” của NATO sẽ tăng cường các hoạt động và ảnh hưởng ở biển Baltic, vì vậy cần phải xem xét lại.
Các nguyên tắc cơ bản của việc triển khai các tàu chiến Đức theo chiến lược của NATO được chia thành hai phần.
Đó là giành sự thống trị hoàn toàn biển Baltic và sự phong tỏa eo biển, biển lớn biển nhỏ trong khu vực này. Các chuyên gia nghi ngờ lớn khả năng hoàn thành mục tiêu phần thứ nhất, còn mục tiêu thứ hai họ hoàn toàn có thể không thực hiện được.
Hiện tại sau khi hoàn thành việc trang bị lại, sức mạnh của Hải quân Đức và các hạm đội được tăng cường mạnh mẽ.
Hải quân Đức sẽ được trang bị 6 tàu ngầm Type 212, 4 khu trục hạm đa năng Type 125, 3 chiến hạm Type 124, 4 tàu Type 123 và 6 tàu Type MKS-180, cũng như 5 tàu hộ tống Type 130.
Như vậy trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột toàn diện ở biển Baltic, người Đức sẽ sử dụng lực lượng này và chiếm ưu thế không nhỏ so với hạm đội của Nga.
Hiện tại các lực lượng của Hải quân Nga ở Baltic sẽ có thể đáp trả bằng 2 tàu ngầm của dự án 877, 4 tàu hộ tống của dự án 20380, 1 khu trục hạm của dự án 20380, 2 tàu tuần tra của dự án 11540, 6 tàu tên lửa của dự án 1241, 4 tàu tên lửa nhỏ của dự án 1234 và 6 tàu chống tàu ngầm nhỏ của dự án 1331.
Tuy nhiên các tàu của Nga ở khu vực này phần lớn sản xuất từ thế kỷ trước (Liên Xô), vì vậy Hạm đội Baltic sẽ không đủ sức để chống lại các mối đe dọa từ Đức.
Hơn nữa, các nước thành viên châu Âu của NATO và các quốc gia gần biển Baltic đều có các hạm đội Hải quân, mặc dù không mạnh nhưng nếu họ hợp sức chống lại Nga thì Nga chắc chắn thua trận.
Điển hình như Đan Mạch, Na Uy và Ba Lan. Ngoài ra, các hạm đội của lực lượng Hải quân của Vương quốc Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ ở rất gần vùng biển này khi xảy ra xung đột họ có thể tới một cách nhanh chóng.
Tập hợp lực hượng Hải quân của tất cả các nước nhằm mục đích xây dựng Hạm đội “rắn” và sau đó tăng cường các hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của NATO tại biển Baltic. Với chiến lược này, rõ ràng NATO muốn kiểm soát lâu dài vùng biển Baltic và Kaliningrad.
Trước tình hình này Nga buộc phải tăng cường lực lượng ở biển Baltic. Bởi vì hiện tại nếu xảy ra xung đột lực lượng của Nga gần như không thể chống đỡ, các hạm đội biển Bắc và Thái Bình Dương có thể tới trợ giúp nhưng chắc chắn mất rất nhiều thời gian.
Một số chuyên gia cho rằng, Nga không thể mất ảnh hưởng ở khu vực này và chắc chắn họ buộc phải tăng cường sức chiến đấu cho hạm đội biển Baltic. Trong thời gian tới hạm đội này sẽ nhận được các tàu ngầm, tàu khu trực mới cũng như nhanh chóng thay thế các “di sản” từ thời Liên Xô.
Rất có thể hạm đội này sẽ được trang bị thêm các tàu hộ tống của dự án 20380 và 20385, các tàu khu trục của dự án 22350, tàu tên lửa nhỏ loại “Karakurt” và “Buyan-M”, tàu ngầm loại “Warszawianka”.