Kinh Đời
Hải quân Mỹ: VN chưa có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông
Viên chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô lớn tại những bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Đô đốc Samuel Locklear cho biết như thế hôm thứ tư trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ.
Đô đốc Samuel Locklear nói với các thành viên của Uỷ ban Quân vụ Hạ viện rằng Trung Quốc “không cho thấy sự chậm lại trong tiến độ hiện đại hoá quân đội, nhất là hải quân.”
Ông cho biết chi tiêu quân sự gia tăng với tỉ lệ hai con số mỗi năm trong 5 năm liên tiếp đang giúp cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa:
"Giờ đây, họ đang thực hiện việc này với những gì mà chúng tôi nhận thấy là những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô khá lớn ở quần đảo Trường Sa và nâng cấp các cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa, là hai khu vực ở Biển Đông."
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho rằng những hoạt động đó giúp cho Trung Quốc có khả năng bố trí, dùng làm căn cứ và tiếp tế cho những tàu bè phi quân đội, như tàu hải giám, trong khu vực này. Ông nói tiếp:
"Trên cơ bản nó cho phép họ phát huy ảnh hưởng trong khu vực hiện giờ là khu vực có tranh chấp. Sự nới rộng diện tích đất đai ở đó rốt cuộc sẽ có thể dẫn tới chỗ bố trí những thứ, như ra đa quân sự tầm xa và những loại phi đạn tối tân, và nó có thể là cơ sở để chấp hành một vùng nhận dạng phòng không trong trường hợp họ muốn thiết lập một vùng như vậy."
Đô đốc Locklear cũng nói rằng cho tới giờ này, các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc hình thành một sự ứng phó hữu hiệu đối với những hành động của Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố hôm Thứ ba cho thấy hai đảo Phú Lâm và Quang Hoà của quần đảo Hoàng Sa đã được nới rộng một cách đáng kể. Những hình ảnh khác cho thấy những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc tại ít nhất 7 bãi đá san hô ở Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo đó sẽ được dùng cho các mục tiêu dân sự và quân sự.
Cũng tại cuộc điều trần hôm thứ tư, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Christine Wormuth cho biết những hoạt động trên biển của Trung Quốc đã tạo ra những sự xích mích đáng kể với các nước láng giềng:
"Chúng tôi đã thúc giục Trung Quốc chứng tỏ sự tự chế và tránh thực hiện thêm những hành động gây phương hại tới sự tin tưởng trong khu vực. Chúng tôi cũng đã tiếp tục hối thúc Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của yêu sách mơ hồ của đường chín đoạn như một điểm khởi đầu nhằm giảm thiểu căng thẳng và mang lại một sự minh bạch nhiều hơn cho các quốc gia trong khu vực."
Tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói, “Chúng tôi quan tâm tới vấn đề Trung Quốc không hoàn toàn tuân thủ các chuẩn mực và luật lệ quốc tế và đang dùng kích cỡ và cơ bắp của mình để ép các nước khác vào những vị thế tuân phục.” Mặc dầu vậy, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông nghĩ rằng sự hung hăng trên biển của Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua các phương tiện ngoại giao.
Trung Quốc tố cáo Washington thiên vị trong cuộc tranh chấp và can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực, kể cả vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, để “hòng cứu vãn ảnh hưởng đang tàn lụi ở Á châu Thái Bình Dương.”
Ông John Blaxand, một chuyên gia quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, cho biết Trung Quốc đang sử dụng những nguồn lực vô cùng to lớn để hỗ trợ cho những yêu sách chủ quyền và đang vẽ lại bản đồ ở Biển Đông:
"Họ đang làm ra những hòn đảo mới, những hòn đảo rất khó lòng trở lại như cũ. Đây là một việc chưa từng có. Khả năng xảy ra xung đột trong số những nước có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang gia tăng, và rõ ràng là tính chất trọng yếu của việc này rất cao. Nhưng, theo cái nhìn của Trung Quốc, bảo vệ các tuyến giao thương và tài nguyên của mình là những quyền lợi quốc gia có tính chất sinh tử."
Ông Blaxand cho biết Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng của mình với quyết tâm rất lớn và chính sách của Mỹ cần phải được điều chỉnh một cách thận trọng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hải quân Mỹ: VN chưa có cách ứng phó hữu hiệu ở Biển Đông
Viên chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô lớn tại những bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Đô đốc Samuel Locklear cho biết như thế hôm thứ tư trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ.
Đô đốc Samuel Locklear nói với các thành viên của Uỷ ban Quân vụ Hạ viện rằng Trung Quốc “không cho thấy sự chậm lại trong tiến độ hiện đại hoá quân đội, nhất là hải quân.”
Ông cho biết chi tiêu quân sự gia tăng với tỉ lệ hai con số mỗi năm trong 5 năm liên tiếp đang giúp cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa:
"Giờ đây, họ đang thực hiện việc này với những gì mà chúng tôi nhận thấy là những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô khá lớn ở quần đảo Trường Sa và nâng cấp các cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa, là hai khu vực ở Biển Đông."
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho rằng những hoạt động đó giúp cho Trung Quốc có khả năng bố trí, dùng làm căn cứ và tiếp tế cho những tàu bè phi quân đội, như tàu hải giám, trong khu vực này. Ông nói tiếp:
"Trên cơ bản nó cho phép họ phát huy ảnh hưởng trong khu vực hiện giờ là khu vực có tranh chấp. Sự nới rộng diện tích đất đai ở đó rốt cuộc sẽ có thể dẫn tới chỗ bố trí những thứ, như ra đa quân sự tầm xa và những loại phi đạn tối tân, và nó có thể là cơ sở để chấp hành một vùng nhận dạng phòng không trong trường hợp họ muốn thiết lập một vùng như vậy."
Đô đốc Locklear cũng nói rằng cho tới giờ này, các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc hình thành một sự ứng phó hữu hiệu đối với những hành động của Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố hôm Thứ ba cho thấy hai đảo Phú Lâm và Quang Hoà của quần đảo Hoàng Sa đã được nới rộng một cách đáng kể. Những hình ảnh khác cho thấy những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc tại ít nhất 7 bãi đá san hô ở Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo đó sẽ được dùng cho các mục tiêu dân sự và quân sự.
Cũng tại cuộc điều trần hôm thứ tư, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Christine Wormuth cho biết những hoạt động trên biển của Trung Quốc đã tạo ra những sự xích mích đáng kể với các nước láng giềng:
"Chúng tôi đã thúc giục Trung Quốc chứng tỏ sự tự chế và tránh thực hiện thêm những hành động gây phương hại tới sự tin tưởng trong khu vực. Chúng tôi cũng đã tiếp tục hối thúc Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của yêu sách mơ hồ của đường chín đoạn như một điểm khởi đầu nhằm giảm thiểu căng thẳng và mang lại một sự minh bạch nhiều hơn cho các quốc gia trong khu vực."
Tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói, “Chúng tôi quan tâm tới vấn đề Trung Quốc không hoàn toàn tuân thủ các chuẩn mực và luật lệ quốc tế và đang dùng kích cỡ và cơ bắp của mình để ép các nước khác vào những vị thế tuân phục.” Mặc dầu vậy, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông nghĩ rằng sự hung hăng trên biển của Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua các phương tiện ngoại giao.
Trung Quốc tố cáo Washington thiên vị trong cuộc tranh chấp và can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực, kể cả vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với một nhóm đảo ở Biển Đông Trung Hoa, để “hòng cứu vãn ảnh hưởng đang tàn lụi ở Á châu Thái Bình Dương.”
Ông John Blaxand, một chuyên gia quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, cho biết Trung Quốc đang sử dụng những nguồn lực vô cùng to lớn để hỗ trợ cho những yêu sách chủ quyền và đang vẽ lại bản đồ ở Biển Đông:
"Họ đang làm ra những hòn đảo mới, những hòn đảo rất khó lòng trở lại như cũ. Đây là một việc chưa từng có. Khả năng xảy ra xung đột trong số những nước có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang gia tăng, và rõ ràng là tính chất trọng yếu của việc này rất cao. Nhưng, theo cái nhìn của Trung Quốc, bảo vệ các tuyến giao thương và tài nguyên của mình là những quyền lợi quốc gia có tính chất sinh tử."
Ông Blaxand cho biết Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng của mình với quyết tâm rất lớn và chính sách của Mỹ cần phải được điều chỉnh một cách thận trọng.