Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hàn Quốc kêu gọi phục hưng chữ Hán khiến người Trung Quốc xấu hổ
Những năm gần đây, đời sống người dân Hàn Quốc xuất hiện nhiều bất tiện vì hủy bỏ chữ Hán. Do đó, việc kêu gọi phục hưng chữ Hán ở Hàn Quốc diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiện tượng này cũng khiến truyền thông Trung Quốc Đại lục chú ý đến. Mặc dù có không ít người Trung Quốc châm biếm trước sự việc này, nhưng cũng có không ít người nhắc nhở rằng: Trung Quốc Đại lục hủy bỏ chữ Hán phồn thể, sử dụng chữ Hán giản thể chẳng khác nào làm đứt gãy sự truyền thừa văn hóa Trung Hoa.
Hàn Quốc kêu gọi hồi sinh chữ Hán
Tờ “Tin Tức Tham Khảo” (Reference News) của Trung Quốc đưa tin: Từ xưa đến nay, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Trung Hoa. Chữ Hán cũng từng một thời gian trở thành chữ viết chính của đất nước này. Nhưng sau Thế chiến thứ Hai, người dân Hàn Quốc bắt đầu bài xích chữ Hán – loại chữ được sử dụng phổ biến và lâu đời ở bán đảo Triều Tiên. Vào niên đại 70 của thế kỷ trước, khi nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc, ông Park Chung-Hee đã hạ lệnh tiến hành sử dụng chữ Hàn, hủy bỏ hoàn toàn chữ Hán trong giáo dục và bộ máy chính quyền.
Hiện tại, ở Hàn Quốc có không ít học sinh thậm chí không biết viết chính xác tên mình bằng chữ Hán. Nhưng vào khoảng thời gian cách đây 20 -30 năm, sinh viên Hàn Quốc có thể viết luận văn bằng chữ Hán một cách thành thạo.
Thuận theo việc hủy bỏ chữ Hán thì những phiền toái mà người dân phải chịu cũng càng ngày càng nhiều. Trong từ vựng của Hàn Quốc có đến 70% là từ chữ Hán. Sau khi hủy bỏ chữ Hán, tiếng Hàn có rất nhiều từ đồng âm, tên người và địa danh rất dễ xuất hiện sự lẫn lộn. Nghiêm trọng hơn là rất nhiều sách lịch sử cổ của Hàn Quốc cũng được viết bằng chữ Hán, nhưng ngày nay gần như không có ai hiểu được.
Một người dân Hàn Quốc dựa vào chính trải nghiệm của bản thân mình cho biết: Nếu như có thể biết chữ Hán thì sẽ càng dễ dàng hiểu được nội dung của câu nói.
Những năm gần đây, người dân Hàn Quốc kêu gọi phục hưng chữ Hán càng ngày càng mạnh. Kết quả một cuộc thăm dò vào năm 2014 cho thấy, dân số trong hơn 5 thành phố ở Hàn Quốc cho rằng: Không hiểu chữ Hán sẽ cảm thấy cuộc sống thật bất tiện. Ngoài ra còn có 67% người dân Hàn Quốc tán thành việc sử dụng chữ Hán (song ngữ Hán – Hàn) trong sách giáo khoa.
Cuối năm 2016, Bộ Giáo dục Hàn Quốc quyết định bắt đầu từ năm 2019, sách giáo khoa từ lớp 5 – 6 cấp tiểu học toàn quốc sẽ có chú thích chữ Hán, kèm theo cách đọc và giải thích nghĩa của nó. Một nghị viên Hàn Quốc kiến nghị rằng trẻ sơ sinh khi đăng ký tên sẽ ghi tên cả bằng chữ Hàn và chữ Hán. Cũng vào thời điểm ấy, một số cha mẹ người Hàn Quốc đã bắt đầu dạy chữ Hán cho con của họ.
Trung Quốc hủy bỏ chữ chính thể làm đứt gãy việc truyền thừa văn hóa Trung Hoa
Tin tức người dân Hàn Quốc kêu gọi hồi sinh chữ Hán tại nước này khiến nhiều người Trung Quốc quan tâm. Ngoại trừ một số người tỏ thái độ giễu cợt ra thì có không ít người cho rằng, chữ Hán mà người Hàn Quốc sử dụng là chữ Hồng Kông. Chữ Hán mà người Đài Loan hiện đang dùng là chữ Hán phồn thể. Còn ở Trung Quốc Đại lục đã hủy bỏ chữ phồn thể dùng chữ giản thể, chẳng khác gì cắt đứt việc truyền thừa văn hóa Trung Hoa.
Một cư dân mạng có nick là “YG” nói rằng: “Trung Quốc hủy bỏ chữ phồn thể, chữ phồn thể là chữ chính thể, gần giống với chữ Hán ở Hàn Quốc!” Một người khác nói: “Điều này cũng giống như việc chữ phồn thể biến thành giản thể năm xưa, nền văn hóa truyền thống mấy ngàn năm cũng bởi vì một số người ngu ngốc mà bị cắt đứt như vậy!”
Chữ phồn thể là phương tiện truyền đạt của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều các chuyên gia, học giả chỉ ra rằng: “Chữ phồn thể mới là cái gốc của người Trung Quốc.” Nguyên giáo sư lịch sử học Trung Quốc Lưu Nhân Toàn từng chỉ ra rằng: “Chữ chính thể là báu vật của văn hóa Trung Hoa, giữ gìn tính nguyên vẹn của hệ thống chữ Hán có thể giúp truyền thừa văn hóa Trung Hoa.”
Ở Trung Quốc Đại lục, sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền đã ra sức phổ biến và sử dụng chữ Hán giản thể, bính âm (pīnyīn) phá hoại nghiêm trọng hình dạng và cấu tạo của chữ Hán, làm giảm hiệu quả và tác dụng của chữ Hán. Tháng Một năm 1956, Trung Quốc chính thức đề ra “phương án giản hóa chữ Hán”. Đến tháng Năm năm 1964, khi “Giản hóa tự tổng biểu” xuất bản thì tổng số chữ Hán giản thể đã là 2.236 chữ.
Trong một bài viết, tờ “Thời Báo Tài Chính” (Financial Times) từng dẫn lời của thi nhân đương thời Lưu Sa Hà: “Bởi vì sử dụng chữ giản thể, chúng ta đã rất khó khăn để hiểu rõ ý tứ thật sự của cổ nhân.” Nói về những ảnh hưởng tiêu cực mà chữ giản thể đem lại, thi nhân Lưu Sa Hà cho rằng: “Chữ giản thể làm cho văn hóa truyền thống bị đứt gãy. Chẳng hạn như, “tiểu học” (môn học chuyên nghiên cứu về văn tự, âm vận, giải thích chữ Hán) trong nghiên cứu cổ văn tự học bị thất truyền.”
Thi nhân Lưu Sa Hà cũng bày tỏ rằng, sở dĩ chính phủ Trung Quốc có thái độ tiêu cực đối với việc khôi phục lại chữ chính thể, nguyên nhân căn bản chính là ĐCSTQ không muốn phủ nhận cái gọi là “thành quả cách mạng” của bản thân mình. Thi nhân Lưu Sa Hà cũng vạch ra rằng, ĐCSTQ xem chữ giản thể như là công trạng và thành tích văn hóa mà mình ban ân cho người dân. Cho nên, hủy bỏ chữ giản thể chẳng khác nào họ thừa nhận bản thân đã bị thất bại trong chính sách văn hóa.
Hồng Ngọc
Mai Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hàn Quốc kêu gọi phục hưng chữ Hán khiến người Trung Quốc xấu hổ
Những năm gần đây, đời sống người dân Hàn Quốc xuất hiện nhiều bất tiện vì hủy bỏ chữ Hán. Do đó, việc kêu gọi phục hưng chữ Hán ở Hàn Quốc diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Hiện tượng này cũng khiến truyền thông Trung Quốc Đại lục chú ý đến. Mặc dù có không ít người Trung Quốc châm biếm trước sự việc này, nhưng cũng có không ít người nhắc nhở rằng: Trung Quốc Đại lục hủy bỏ chữ Hán phồn thể, sử dụng chữ Hán giản thể chẳng khác nào làm đứt gãy sự truyền thừa văn hóa Trung Hoa.
Hàn Quốc kêu gọi hồi sinh chữ Hán
Tờ “Tin Tức Tham Khảo” (Reference News) của Trung Quốc đưa tin: Từ xưa đến nay, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Trung Hoa. Chữ Hán cũng từng một thời gian trở thành chữ viết chính của đất nước này. Nhưng sau Thế chiến thứ Hai, người dân Hàn Quốc bắt đầu bài xích chữ Hán – loại chữ được sử dụng phổ biến và lâu đời ở bán đảo Triều Tiên. Vào niên đại 70 của thế kỷ trước, khi nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc, ông Park Chung-Hee đã hạ lệnh tiến hành sử dụng chữ Hàn, hủy bỏ hoàn toàn chữ Hán trong giáo dục và bộ máy chính quyền.
Hiện tại, ở Hàn Quốc có không ít học sinh thậm chí không biết viết chính xác tên mình bằng chữ Hán. Nhưng vào khoảng thời gian cách đây 20 -30 năm, sinh viên Hàn Quốc có thể viết luận văn bằng chữ Hán một cách thành thạo.
Thuận theo việc hủy bỏ chữ Hán thì những phiền toái mà người dân phải chịu cũng càng ngày càng nhiều. Trong từ vựng của Hàn Quốc có đến 70% là từ chữ Hán. Sau khi hủy bỏ chữ Hán, tiếng Hàn có rất nhiều từ đồng âm, tên người và địa danh rất dễ xuất hiện sự lẫn lộn. Nghiêm trọng hơn là rất nhiều sách lịch sử cổ của Hàn Quốc cũng được viết bằng chữ Hán, nhưng ngày nay gần như không có ai hiểu được.
Một người dân Hàn Quốc dựa vào chính trải nghiệm của bản thân mình cho biết: Nếu như có thể biết chữ Hán thì sẽ càng dễ dàng hiểu được nội dung của câu nói.
Những năm gần đây, người dân Hàn Quốc kêu gọi phục hưng chữ Hán càng ngày càng mạnh. Kết quả một cuộc thăm dò vào năm 2014 cho thấy, dân số trong hơn 5 thành phố ở Hàn Quốc cho rằng: Không hiểu chữ Hán sẽ cảm thấy cuộc sống thật bất tiện. Ngoài ra còn có 67% người dân Hàn Quốc tán thành việc sử dụng chữ Hán (song ngữ Hán – Hàn) trong sách giáo khoa.
Cuối năm 2016, Bộ Giáo dục Hàn Quốc quyết định bắt đầu từ năm 2019, sách giáo khoa từ lớp 5 – 6 cấp tiểu học toàn quốc sẽ có chú thích chữ Hán, kèm theo cách đọc và giải thích nghĩa của nó. Một nghị viên Hàn Quốc kiến nghị rằng trẻ sơ sinh khi đăng ký tên sẽ ghi tên cả bằng chữ Hàn và chữ Hán. Cũng vào thời điểm ấy, một số cha mẹ người Hàn Quốc đã bắt đầu dạy chữ Hán cho con của họ.
Trung Quốc hủy bỏ chữ chính thể làm đứt gãy việc truyền thừa văn hóa Trung Hoa
Tin tức người dân Hàn Quốc kêu gọi hồi sinh chữ Hán tại nước này khiến nhiều người Trung Quốc quan tâm. Ngoại trừ một số người tỏ thái độ giễu cợt ra thì có không ít người cho rằng, chữ Hán mà người Hàn Quốc sử dụng là chữ Hồng Kông. Chữ Hán mà người Đài Loan hiện đang dùng là chữ Hán phồn thể. Còn ở Trung Quốc Đại lục đã hủy bỏ chữ phồn thể dùng chữ giản thể, chẳng khác gì cắt đứt việc truyền thừa văn hóa Trung Hoa.
Một cư dân mạng có nick là “YG” nói rằng: “Trung Quốc hủy bỏ chữ phồn thể, chữ phồn thể là chữ chính thể, gần giống với chữ Hán ở Hàn Quốc!” Một người khác nói: “Điều này cũng giống như việc chữ phồn thể biến thành giản thể năm xưa, nền văn hóa truyền thống mấy ngàn năm cũng bởi vì một số người ngu ngốc mà bị cắt đứt như vậy!”
Chữ phồn thể là phương tiện truyền đạt của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều các chuyên gia, học giả chỉ ra rằng: “Chữ phồn thể mới là cái gốc của người Trung Quốc.” Nguyên giáo sư lịch sử học Trung Quốc Lưu Nhân Toàn từng chỉ ra rằng: “Chữ chính thể là báu vật của văn hóa Trung Hoa, giữ gìn tính nguyên vẹn của hệ thống chữ Hán có thể giúp truyền thừa văn hóa Trung Hoa.”
Ở Trung Quốc Đại lục, sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền đã ra sức phổ biến và sử dụng chữ Hán giản thể, bính âm (pīnyīn) phá hoại nghiêm trọng hình dạng và cấu tạo của chữ Hán, làm giảm hiệu quả và tác dụng của chữ Hán. Tháng Một năm 1956, Trung Quốc chính thức đề ra “phương án giản hóa chữ Hán”. Đến tháng Năm năm 1964, khi “Giản hóa tự tổng biểu” xuất bản thì tổng số chữ Hán giản thể đã là 2.236 chữ.
Trong một bài viết, tờ “Thời Báo Tài Chính” (Financial Times) từng dẫn lời của thi nhân đương thời Lưu Sa Hà: “Bởi vì sử dụng chữ giản thể, chúng ta đã rất khó khăn để hiểu rõ ý tứ thật sự của cổ nhân.” Nói về những ảnh hưởng tiêu cực mà chữ giản thể đem lại, thi nhân Lưu Sa Hà cho rằng: “Chữ giản thể làm cho văn hóa truyền thống bị đứt gãy. Chẳng hạn như, “tiểu học” (môn học chuyên nghiên cứu về văn tự, âm vận, giải thích chữ Hán) trong nghiên cứu cổ văn tự học bị thất truyền.”
Thi nhân Lưu Sa Hà cũng bày tỏ rằng, sở dĩ chính phủ Trung Quốc có thái độ tiêu cực đối với việc khôi phục lại chữ chính thể, nguyên nhân căn bản chính là ĐCSTQ không muốn phủ nhận cái gọi là “thành quả cách mạng” của bản thân mình. Thi nhân Lưu Sa Hà cũng vạch ra rằng, ĐCSTQ xem chữ giản thể như là công trạng và thành tích văn hóa mà mình ban ân cho người dân. Cho nên, hủy bỏ chữ giản thể chẳng khác nào họ thừa nhận bản thân đã bị thất bại trong chính sách văn hóa.
Hồng Ngọc
Mai Anh chuyển