Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hầu hết đường phố ở Nhật Bản không có tên, vì sao họ vẫn tìm được đường?
Nếu Nhật Bản đã không đặt tên đường thì vì sao lại chọn quốc gia này làm ví dụ cho việc đặt tên đường? Điều này giúp ích gì cho việc cạn quỹ
Nếu Nhật Bản đã không đặt tên đường thì vì sao lại chọn quốc gia này làm ví dụ cho việc đặt tên đường? Điều này giúp ích gì cho việc cạn quỹ tên đường mà Hà Nội hiện nay đang phải tìm cách xoay sở?
Với quy tắc đánh địa chỉ quá đặc thù của mình, Nhật Bản cho thấy việc có tên hay không có tên đường không phải là vấn đề. Vấn đề là cần có một bộ quy tắc thống nhất, cộng với việc cung cấp một hệ thống tìm kiếm tiện lợi cho người dân. Khi đó, mọi việc đều trở nên dễ dàng.
Những con đường không tên
“Đi tìm nhà ở Nhật rất khó chịu” – ấy là cảm giác chung mà nhiều người Việt cũng như nhiều người ngoại quốc khác sẽ vướng phải khi mới chỉ đặt chân lên đất nước “Mặt trời mọc” này một đôi lần.
Bởi vì hầu hết đường phố ở Nhật Bản đều không có tên. Thay vào đó, họ đặt tên theo từng block nhà. Cách đặt này là do từ ngày xưa đã vậy rồi, bây giờ không đổi lại nữa, biến điều này hoặc thành một thách thức thú vị với những ai ưa cái đức kiên trì của người Nhật, hoặc thành một trải nghiệm không mấy dễ chịu khi lịch trình hạn hẹp mà tàu điện ngầm thì không đợi ai.
Thực ra, nói cho đúng hơn thì người Nhật vẫn đặt tên cho đường lớn, chỉ đường nhỏ là không đặt tên.
Mỗi block nhà được bao bọc bởi các con đường nhỏ – những thế hệ say mê truyện tranh Doremon hẳn sẽ dễ dàng hình dung được điều này. Đặt tên theo block thì sẽ đặt tên chung cho một khu lớn.
Những con đường ngăn cách các block nhà đều không có tên. Hình ảnh tại khu phố Gion Machi (Nhật Bản). (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Dựa vào các đường đi cắt qua, người ta chia ra một địa khu (地区 – tương đương quận ở Việt Nam) thành các khu nhỏ hơn. Ví dụ, Hongo được chia làm 5, 6 phần nhỏ hơn. Còn khu Nezu thì nhỏ hơn nên chỉ chia đôi thôi, thành Nezu 1, Nezu 2.
Trong Hongo 2 lại chia tiếp thành 1, 2, 3…
Rồi trong Hongo 2-1, Hongo 2-2… lại chia tiếp, là tới số nhà.
Nghe qua thì sẽ thấy khó, nhưng cho vào điện thoại thì ra kết quả chính xác hết. Ví dụ như địa chỉ là Hongo 3-33-2 thì gõ vào sẽ ra kết quả định vị như này:
Chỉ có 2 cái đường to ngang và dọc là có tên. Đường dọc tên là Hongo, đường ngang là Kasuga. Còn lại toàn bộ đường nhỏ hơn đều không có tên. (Ảnh chụp màn hình/Đại Kỷ Nguyên)
Hoặc là ở mỗi góc phố đều có bản đồ khu phố. Nhìn cái là ra ngay. Cũng như đi ở Việt Nam thì ở đầu ngõ, hẻm có cái bảng, thì đi trên đường ở đây cũng có cái bảng, nhưng không phải cho mỗi ngõ, hẻm, mà là cho cả khu phố.
Địa chỉ Nezu 2-31-2 sẽ được khoanh lại như sau:
Bản đồ ở mỗi góc phố của Nhật Bản. Các khoanh đỏ lớn là các địa khu. Block 31 là khoanh tròn nhỏ. Click vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Số nhà 2 thì tự tìm trong block 31. Từ chỗ You are here (màu đỏ), qua đường rồi đi sang trái rồi đi sang phải. Ở Nhật là tìm đường như vậy đó.
Bản đồ chi tiết và ít biến đổi
Ở Việt Nam, “mê cung” không chỉ là những số nhà đánh loạn và tên đường đặt bất quy tắc. Mê cung đường phố còn là những ngõ, hẻm, xẹt đâm ngang đâm dọc mà bản đồ không thể hiển thị.
Vì thế, Sài Gòn có câu chuyện hẻm và người. Những con hẻm chật chội, làm người ta hoang mang khi tưởng đã lạc chân đến đường cụt rồi, bất ngờ lại mở ra một lối thông ra đường lớn. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động “bí mật” trong lòng phố – mà nhà báo Như Thuần đã có lần thổ lộ.
Ở Hà Nội, khi kẹt xe, những con ngõ khiến con người xích lại với nhau. Chỉ sau mươi, mười lăm phút kẹt xe, thế nào cũng có tiếng người hỏi, “ngõ này có thông ra đường ABC không bác?”, hoặc từ đâu xuất hiện một “tình nguyện viên” hàng nước hay xe ôm: “Rẽ vào đây, đi ngõ này là thông ra đường XY”…
Ở Nhật Bản thì không thế. Bản đồ như trên là hết đường rồi, tới block là lo tìm nhà thôi, không có đường nhánh để thành mê cung nữa. Vậy cũng nói, tuy không có tên đường nhưng việc tìm các block nhà lại không gặp khó khăn nếu trong tay có bản đồ.
Chờ sang đường tại một ngã tư trong khu phố Gion Kyoto. (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Cách đặt tên như trên có cái tiện là nhà nhỏ nhà to, nhà chung cư, trường học đều có thể xác định theo khu, theo số được.
Như ở Hà Nội hay gặp mấy cái chung cư một mình một kiểu số. Ở Giảng Võ có A1, A2, C5 các kiểu. Ở gần khu Trần Huy Hưng có CT10, CT11, CT18…
Ngoài ra, là vì chung cư nên thường giáp với 2 mặt đường. Là một tòa nhà thì nên là số 2 đường Giảng Võ hay số 4 Giang Văn Minh? Cái sự khó nó là như vậy.
Với quy tắc đặt tên như ở Nhật Bản, người trẻ thì dùng bản đồ trên máy là được. Người già thì họ xem bản đồ ở ngoài. Hoặc lúc nào không có máy thì mọi người xem bản đồ ở ngoài là tìm ra.
Một điểm đáng chú ý là người Nhật cũng không dùng tên các danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì chưa rõ, chỉ là không thấy bao giờ…
Một chút về văn hóa đặt tên đường của người Mỹ
Người Mỹ cũng không dùng tên danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì có thể do tính hạn chế trong định vị của kiểu tên này. Họ thường đánh tên đường theo các con số và chữ cái. Đường dọc luôn có đuôi Avenu, đường ngang có đuôi Street.
Theo nhà báo Phạm Tấn, đường phố đô thị được xác định bằng số và chữ cái theo quy tắc tăng dần kể từ một điểm trung tâm.
Có ý kiến cho rằng tại New York (Mỹ), tất cả đường ngang được đánh số 1, 2, 3; đường dọc đặt là a, b, c… Còn đường trục Bắc – Nam lâu đời nhất được đặt Broadway là tên chữ. Thực ra không hẳn như vậy.
Tại New York, chỉ khu Manhattan mới đặt bằng số cho các con đường. Ví dụ, đường ngang: N 3rd St, N 4th St, N 5th St …; đường dọc: 7th Ave, 8th Ave…
Ave vẫn có ngoại lệ. Chắc là do Ave dài quá nên một thời gian người ta đổi các số thành các tên, như là Broadway hay Lexington. Nhưng như 3rd Ave hay 5th Ave thì vẫn còn.
Sơ đồ khu Manhattan, Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Đường ngang được đánh theo thứ tự số và chữ (mũi tên). (Ảnh chụp màn hình/Google Map)
Còn khu Brooklyn, ngay cạnh khu Manhattan thì vẫn đặt tên theo chữ. Ví dụ Lorimer St và Norman Ave.
Phan A (ghi)
Với sự giúp đỡ của những người bạn tại Nhật Bản và Mỹ.
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Nếu Nhật Bản đã không đặt tên đường thì vì sao lại chọn quốc gia này làm ví dụ cho việc đặt tên đường? Điều này giúp ích gì cho việc cạn quỹ tên đường mà Hà Nội hiện nay đang phải tìm cách xoay sở?
Phố cổ Gion, Kyoto, một trong các khu phố geisha truyền thống và
danh tiếng của Nhật Bản. (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Bài viết dưới đây chỉ để thấy rằng dù đặt tên đường theo danh từ riêng
(Việt Nam), theo chữ hay theo số (New York và một số thành phố, Mỹ), hay
thậm chí là không đặt tên (Nhật Bản), thì điều quan trọng là cần có quy
tắc, một tiêu chí riêng để người dân không bị hoang mang khi đi tìm nhà
ngay tại nước mình, để khi nhìn vào, quốc tế định nghĩa được ngay được
bộ giá trị mà Việt Nam đang theo đuổi. Chúng chứa đựng thông điệp văn
hóa gì, hay là để đáp ứng yêu cầu hành chính, địa giới một cách tiện
dụng ngay cả với người ngoại quốc.Với quy tắc đánh địa chỉ quá đặc thù của mình, Nhật Bản cho thấy việc có tên hay không có tên đường không phải là vấn đề. Vấn đề là cần có một bộ quy tắc thống nhất, cộng với việc cung cấp một hệ thống tìm kiếm tiện lợi cho người dân. Khi đó, mọi việc đều trở nên dễ dàng.
Những con đường không tên
“Đi tìm nhà ở Nhật rất khó chịu” – ấy là cảm giác chung mà nhiều người Việt cũng như nhiều người ngoại quốc khác sẽ vướng phải khi mới chỉ đặt chân lên đất nước “Mặt trời mọc” này một đôi lần.
Bởi vì hầu hết đường phố ở Nhật Bản đều không có tên. Thay vào đó, họ đặt tên theo từng block nhà. Cách đặt này là do từ ngày xưa đã vậy rồi, bây giờ không đổi lại nữa, biến điều này hoặc thành một thách thức thú vị với những ai ưa cái đức kiên trì của người Nhật, hoặc thành một trải nghiệm không mấy dễ chịu khi lịch trình hạn hẹp mà tàu điện ngầm thì không đợi ai.
Thực ra, nói cho đúng hơn thì người Nhật vẫn đặt tên cho đường lớn, chỉ đường nhỏ là không đặt tên.
Mỗi block nhà được bao bọc bởi các con đường nhỏ – những thế hệ say mê truyện tranh Doremon hẳn sẽ dễ dàng hình dung được điều này. Đặt tên theo block thì sẽ đặt tên chung cho một khu lớn.
Những con đường ngăn cách các block nhà đều không có tên. Hình ảnh tại khu phố Gion Machi (Nhật Bản). (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Dựa vào các đường đi cắt qua, người ta chia ra một địa khu (地区 – tương đương quận ở Việt Nam) thành các khu nhỏ hơn. Ví dụ, Hongo được chia làm 5, 6 phần nhỏ hơn. Còn khu Nezu thì nhỏ hơn nên chỉ chia đôi thôi, thành Nezu 1, Nezu 2.
Trong Hongo 2 lại chia tiếp thành 1, 2, 3…
Rồi trong Hongo 2-1, Hongo 2-2… lại chia tiếp, là tới số nhà.
Nghe qua thì sẽ thấy khó, nhưng cho vào điện thoại thì ra kết quả chính xác hết. Ví dụ như địa chỉ là Hongo 3-33-2 thì gõ vào sẽ ra kết quả định vị như này:
Chỉ có 2 cái đường to ngang và dọc là có tên. Đường dọc tên là Hongo, đường ngang là Kasuga. Còn lại toàn bộ đường nhỏ hơn đều không có tên. (Ảnh chụp màn hình/Đại Kỷ Nguyên)
Hoặc là ở mỗi góc phố đều có bản đồ khu phố. Nhìn cái là ra ngay. Cũng như đi ở Việt Nam thì ở đầu ngõ, hẻm có cái bảng, thì đi trên đường ở đây cũng có cái bảng, nhưng không phải cho mỗi ngõ, hẻm, mà là cho cả khu phố.
Địa chỉ Nezu 2-31-2 sẽ được khoanh lại như sau:
Bản đồ ở mỗi góc phố của Nhật Bản. Các khoanh đỏ lớn là các địa khu. Block 31 là khoanh tròn nhỏ. Click vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Số nhà 2 thì tự tìm trong block 31. Từ chỗ You are here (màu đỏ), qua đường rồi đi sang trái rồi đi sang phải. Ở Nhật là tìm đường như vậy đó.
Bản đồ chi tiết và ít biến đổi
Ở Việt Nam, “mê cung” không chỉ là những số nhà đánh loạn và tên đường đặt bất quy tắc. Mê cung đường phố còn là những ngõ, hẻm, xẹt đâm ngang đâm dọc mà bản đồ không thể hiển thị.
Vì thế, Sài Gòn có câu chuyện hẻm và người. Những con hẻm chật chội, làm người ta hoang mang khi tưởng đã lạc chân đến đường cụt rồi, bất ngờ lại mở ra một lối thông ra đường lớn. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động “bí mật” trong lòng phố – mà nhà báo Như Thuần đã có lần thổ lộ.
Ở Hà Nội, khi kẹt xe, những con ngõ khiến con người xích lại với nhau. Chỉ sau mươi, mười lăm phút kẹt xe, thế nào cũng có tiếng người hỏi, “ngõ này có thông ra đường ABC không bác?”, hoặc từ đâu xuất hiện một “tình nguyện viên” hàng nước hay xe ôm: “Rẽ vào đây, đi ngõ này là thông ra đường XY”…
Ở Nhật Bản thì không thế. Bản đồ như trên là hết đường rồi, tới block là lo tìm nhà thôi, không có đường nhánh để thành mê cung nữa. Vậy cũng nói, tuy không có tên đường nhưng việc tìm các block nhà lại không gặp khó khăn nếu trong tay có bản đồ.
Chờ sang đường tại một ngã tư trong khu phố Gion Kyoto. (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Cách đặt tên như trên có cái tiện là nhà nhỏ nhà to, nhà chung cư, trường học đều có thể xác định theo khu, theo số được.
Như ở Hà Nội hay gặp mấy cái chung cư một mình một kiểu số. Ở Giảng Võ có A1, A2, C5 các kiểu. Ở gần khu Trần Huy Hưng có CT10, CT11, CT18…
Ngoài ra, là vì chung cư nên thường giáp với 2 mặt đường. Là một tòa nhà thì nên là số 2 đường Giảng Võ hay số 4 Giang Văn Minh? Cái sự khó nó là như vậy.
Với quy tắc đặt tên như ở Nhật Bản, người trẻ thì dùng bản đồ trên máy là được. Người già thì họ xem bản đồ ở ngoài. Hoặc lúc nào không có máy thì mọi người xem bản đồ ở ngoài là tìm ra.
Một điểm đáng chú ý là người Nhật cũng không dùng tên các danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì chưa rõ, chỉ là không thấy bao giờ…
Một chút về văn hóa đặt tên đường của người Mỹ
Người Mỹ cũng không dùng tên danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì có thể do tính hạn chế trong định vị của kiểu tên này. Họ thường đánh tên đường theo các con số và chữ cái. Đường dọc luôn có đuôi Avenu, đường ngang có đuôi Street.
Một bảng chỉ đường ở Thành phố New York: 6 Av (dọc) –
W 49 St (ngang). (Ảnh: fivethirtyeight.com)
Theo nhà báo Phạm Tấn, đường phố đô thị được xác định bằng số và chữ cái theo quy tắc tăng dần kể từ một điểm trung tâm.
Có ý kiến cho rằng tại New York (Mỹ), tất cả đường ngang được đánh số 1, 2, 3; đường dọc đặt là a, b, c… Còn đường trục Bắc – Nam lâu đời nhất được đặt Broadway là tên chữ. Thực ra không hẳn như vậy.
Tại New York, chỉ khu Manhattan mới đặt bằng số cho các con đường. Ví dụ, đường ngang: N 3rd St, N 4th St, N 5th St …; đường dọc: 7th Ave, 8th Ave…
Ave vẫn có ngoại lệ. Chắc là do Ave dài quá nên một thời gian người ta đổi các số thành các tên, như là Broadway hay Lexington. Nhưng như 3rd Ave hay 5th Ave thì vẫn còn.
Sơ đồ khu Manhattan, Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Đường ngang được đánh theo thứ tự số và chữ (mũi tên). (Ảnh chụp màn hình/Google Map)
Còn khu Brooklyn, ngay cạnh khu Manhattan thì vẫn đặt tên theo chữ. Ví dụ Lorimer St và Norman Ave.
Phan A (ghi)
Với sự giúp đỡ của những người bạn tại Nhật Bản và Mỹ.
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hầu hết đường phố ở Nhật Bản không có tên, vì sao họ vẫn tìm được đường?
Nếu Nhật Bản đã không đặt tên đường thì vì sao lại chọn quốc gia này làm ví dụ cho việc đặt tên đường? Điều này giúp ích gì cho việc cạn quỹ
Nếu Nhật Bản đã không đặt tên đường thì vì sao lại chọn quốc gia này làm ví dụ cho việc đặt tên đường? Điều này giúp ích gì cho việc cạn quỹ tên đường mà Hà Nội hiện nay đang phải tìm cách xoay sở?
Phố cổ Gion, Kyoto, một trong các khu phố geisha truyền thống và
danh tiếng của Nhật Bản. (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Bài viết dưới đây chỉ để thấy rằng dù đặt tên đường theo danh từ riêng
(Việt Nam), theo chữ hay theo số (New York và một số thành phố, Mỹ), hay
thậm chí là không đặt tên (Nhật Bản), thì điều quan trọng là cần có quy
tắc, một tiêu chí riêng để người dân không bị hoang mang khi đi tìm nhà
ngay tại nước mình, để khi nhìn vào, quốc tế định nghĩa được ngay được
bộ giá trị mà Việt Nam đang theo đuổi. Chúng chứa đựng thông điệp văn
hóa gì, hay là để đáp ứng yêu cầu hành chính, địa giới một cách tiện
dụng ngay cả với người ngoại quốc.Với quy tắc đánh địa chỉ quá đặc thù của mình, Nhật Bản cho thấy việc có tên hay không có tên đường không phải là vấn đề. Vấn đề là cần có một bộ quy tắc thống nhất, cộng với việc cung cấp một hệ thống tìm kiếm tiện lợi cho người dân. Khi đó, mọi việc đều trở nên dễ dàng.
Những con đường không tên
“Đi tìm nhà ở Nhật rất khó chịu” – ấy là cảm giác chung mà nhiều người Việt cũng như nhiều người ngoại quốc khác sẽ vướng phải khi mới chỉ đặt chân lên đất nước “Mặt trời mọc” này một đôi lần.
Bởi vì hầu hết đường phố ở Nhật Bản đều không có tên. Thay vào đó, họ đặt tên theo từng block nhà. Cách đặt này là do từ ngày xưa đã vậy rồi, bây giờ không đổi lại nữa, biến điều này hoặc thành một thách thức thú vị với những ai ưa cái đức kiên trì của người Nhật, hoặc thành một trải nghiệm không mấy dễ chịu khi lịch trình hạn hẹp mà tàu điện ngầm thì không đợi ai.
Thực ra, nói cho đúng hơn thì người Nhật vẫn đặt tên cho đường lớn, chỉ đường nhỏ là không đặt tên.
Mỗi block nhà được bao bọc bởi các con đường nhỏ – những thế hệ say mê truyện tranh Doremon hẳn sẽ dễ dàng hình dung được điều này. Đặt tên theo block thì sẽ đặt tên chung cho một khu lớn.
Những con đường ngăn cách các block nhà đều không có tên. Hình ảnh tại khu phố Gion Machi (Nhật Bản). (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Dựa vào các đường đi cắt qua, người ta chia ra một địa khu (地区 – tương đương quận ở Việt Nam) thành các khu nhỏ hơn. Ví dụ, Hongo được chia làm 5, 6 phần nhỏ hơn. Còn khu Nezu thì nhỏ hơn nên chỉ chia đôi thôi, thành Nezu 1, Nezu 2.
Trong Hongo 2 lại chia tiếp thành 1, 2, 3…
Rồi trong Hongo 2-1, Hongo 2-2… lại chia tiếp, là tới số nhà.
Nghe qua thì sẽ thấy khó, nhưng cho vào điện thoại thì ra kết quả chính xác hết. Ví dụ như địa chỉ là Hongo 3-33-2 thì gõ vào sẽ ra kết quả định vị như này:
Chỉ có 2 cái đường to ngang và dọc là có tên. Đường dọc tên là Hongo, đường ngang là Kasuga. Còn lại toàn bộ đường nhỏ hơn đều không có tên. (Ảnh chụp màn hình/Đại Kỷ Nguyên)
Hoặc là ở mỗi góc phố đều có bản đồ khu phố. Nhìn cái là ra ngay. Cũng như đi ở Việt Nam thì ở đầu ngõ, hẻm có cái bảng, thì đi trên đường ở đây cũng có cái bảng, nhưng không phải cho mỗi ngõ, hẻm, mà là cho cả khu phố.
Địa chỉ Nezu 2-31-2 sẽ được khoanh lại như sau:
Bản đồ ở mỗi góc phố của Nhật Bản. Các khoanh đỏ lớn là các địa khu. Block 31 là khoanh tròn nhỏ. Click vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Số nhà 2 thì tự tìm trong block 31. Từ chỗ You are here (màu đỏ), qua đường rồi đi sang trái rồi đi sang phải. Ở Nhật là tìm đường như vậy đó.
Bản đồ chi tiết và ít biến đổi
Ở Việt Nam, “mê cung” không chỉ là những số nhà đánh loạn và tên đường đặt bất quy tắc. Mê cung đường phố còn là những ngõ, hẻm, xẹt đâm ngang đâm dọc mà bản đồ không thể hiển thị.
Vì thế, Sài Gòn có câu chuyện hẻm và người. Những con hẻm chật chội, làm người ta hoang mang khi tưởng đã lạc chân đến đường cụt rồi, bất ngờ lại mở ra một lối thông ra đường lớn. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động “bí mật” trong lòng phố – mà nhà báo Như Thuần đã có lần thổ lộ.
Ở Hà Nội, khi kẹt xe, những con ngõ khiến con người xích lại với nhau. Chỉ sau mươi, mười lăm phút kẹt xe, thế nào cũng có tiếng người hỏi, “ngõ này có thông ra đường ABC không bác?”, hoặc từ đâu xuất hiện một “tình nguyện viên” hàng nước hay xe ôm: “Rẽ vào đây, đi ngõ này là thông ra đường XY”…
Ở Nhật Bản thì không thế. Bản đồ như trên là hết đường rồi, tới block là lo tìm nhà thôi, không có đường nhánh để thành mê cung nữa. Vậy cũng nói, tuy không có tên đường nhưng việc tìm các block nhà lại không gặp khó khăn nếu trong tay có bản đồ.
Chờ sang đường tại một ngã tư trong khu phố Gion Kyoto. (Ảnh tư liệu/Đại Kỷ Nguyên)
Cách đặt tên như trên có cái tiện là nhà nhỏ nhà to, nhà chung cư, trường học đều có thể xác định theo khu, theo số được.
Như ở Hà Nội hay gặp mấy cái chung cư một mình một kiểu số. Ở Giảng Võ có A1, A2, C5 các kiểu. Ở gần khu Trần Huy Hưng có CT10, CT11, CT18…
Ngoài ra, là vì chung cư nên thường giáp với 2 mặt đường. Là một tòa nhà thì nên là số 2 đường Giảng Võ hay số 4 Giang Văn Minh? Cái sự khó nó là như vậy.
Với quy tắc đặt tên như ở Nhật Bản, người trẻ thì dùng bản đồ trên máy là được. Người già thì họ xem bản đồ ở ngoài. Hoặc lúc nào không có máy thì mọi người xem bản đồ ở ngoài là tìm ra.
Một điểm đáng chú ý là người Nhật cũng không dùng tên các danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì chưa rõ, chỉ là không thấy bao giờ…
Một chút về văn hóa đặt tên đường của người Mỹ
Người Mỹ cũng không dùng tên danh nhân để đặt tên đường. Lý do thì có thể do tính hạn chế trong định vị của kiểu tên này. Họ thường đánh tên đường theo các con số và chữ cái. Đường dọc luôn có đuôi Avenu, đường ngang có đuôi Street.
Một bảng chỉ đường ở Thành phố New York: 6 Av (dọc) –
W 49 St (ngang). (Ảnh: fivethirtyeight.com)
Theo nhà báo Phạm Tấn, đường phố đô thị được xác định bằng số và chữ cái theo quy tắc tăng dần kể từ một điểm trung tâm.
Có ý kiến cho rằng tại New York (Mỹ), tất cả đường ngang được đánh số 1, 2, 3; đường dọc đặt là a, b, c… Còn đường trục Bắc – Nam lâu đời nhất được đặt Broadway là tên chữ. Thực ra không hẳn như vậy.
Tại New York, chỉ khu Manhattan mới đặt bằng số cho các con đường. Ví dụ, đường ngang: N 3rd St, N 4th St, N 5th St …; đường dọc: 7th Ave, 8th Ave…
Ave vẫn có ngoại lệ. Chắc là do Ave dài quá nên một thời gian người ta đổi các số thành các tên, như là Broadway hay Lexington. Nhưng như 3rd Ave hay 5th Ave thì vẫn còn.
Sơ đồ khu Manhattan, Thành phố New York, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ. Đường ngang được đánh theo thứ tự số và chữ (mũi tên). (Ảnh chụp màn hình/Google Map)
Còn khu Brooklyn, ngay cạnh khu Manhattan thì vẫn đặt tên theo chữ. Ví dụ Lorimer St và Norman Ave.
Phan A (ghi)
Với sự giúp đỡ của những người bạn tại Nhật Bản và Mỹ.
(Đại Kỷ Nguyên VN)