Tin nóng trong ngày
Hậu quả môi trường Vũng Áng: Nhiễm độc, cá chết trắng biển miền Trung
Song Hà
20-4-2016
Gần nửa tháng nay, cá biển các loại chết trắng biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Nhiều tàu thuyền đã phải kéo lên bờ phơi nắng và người dân về nhà ngồi chơi. Bởi cá chết trắng biển gây hoang mang cho người dân trước hiện tượng lạ này. Hàng loạt bè cá nuôi và cá tự nhiên chết tấp vào bờ dày đặc.
Theo văn bản Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh báo cáo kết quả quan trắc đột xuất cá chết bất thường tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, nơi có giáo xứ Đông Yên) cách đây một tuần, thì nguyên nhân trực tiếp khiến cá chết hàng loạt nhiều khả năng là các yếu tố gây độc trong môi trường nước. Yếu tố này có thể bắt nguồn từ nguồn nước thải chưa được xử lý, trực tiếp đổ ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển và khi thủy triều lên theo nước biển tiến sâu vào đất liền gây độc cho cá.
Người dân ở đây cho biết, nguyên nhân là các nhà máy ở đây xả thẳng nước thải ra biển, dù ở đây cảng nước sâu hơn 25 mét, nhưng nước vẫn bị nhiễm độc nghiêm trọng gây chết cho cá và hủy hoại môi trường thủy sinh ở đây.
Người ta vẫn nhớ, rất nhiều khu công nghiệp, nhà máy được đầu tư bởi công nghệ Trung Quốc thường đổ thẳng nước thải độc hại ra môi trường; các nhà máy xi măng, nhiệt điện phát tán một lượng bụi rất lớn vào không khí và gây hại môi trường khủng khiếp.
Đặc biệt, tại khu kinh tế Vũng Áng, trong vụ sụp đổ giàn giáo năm trước gây thiệt hại nhiều mạng người, khi lực lượng cứu hộ đến mới phát hiện ra những đường hầm bê tông đi từ khu công nghiệp thẳng ra biển.
Báo chí báo động về đường hầm ở Formosa. Ảnh: Chụp màn hình.
Người ta không rõ và chưa ai giải thích những đường hầm ấy để làm gì, là đường ngầm cho người và phương tiện di chuyển hay là nơi đổ nước thải thẳng ra biển. Nhà cầm quyền VN làm ngơ, bỏ qua vụ này, dù báo chí đã phản ánh. Nên nhớ, Vũng Áng chỉ cách căn cứ quân sự Tam Á của Trung Quốc có 300 km và sự thâm hiểm của người Tàu thì xưa nay có tiếng.
Người dân cũng đã phát hiện một đường hầm khác dài hơn 50 mét, đổ thẳng nước ra biển và đã quay video lại.
Kể từ khi một số nhà máy ở Vũng Áng đi vào hoạt động, nhiều cơ sở chung quanh đãnhiễm bụi khói của nhà máy hết sức nặng nề. Nhiều công ty phải kêu trời vì khói bụi ô nhiễm, ví dụ vụ Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền Bắc ở gần đó đã được báo chí nói đến cách đây cả năm.
Thực ra, những chuyện tương tự không chỉ xảy ra ở Vũng Áng, mà là ở bất cứ nơi nào trên đất nước này có các nhà máy sử dụng công nghệ Trung Quốc hoạt động. Năm trước, người dân Bình Thuận đã phải có một cuộc phản kháng dữ dội, chặn đường để phản đối khói bụi do nhà máy nhiệt điện với công nghệ Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường không thể chấp nhận được. Và cuối cùng, nhà nước bó tay và bàn biện pháp đẩy dân đi nơi khác.
Cũng tại khu công nghiệp Vũng Áng, ngoài Đông Yên còn có giáo xứ Dũ Lộc bị bố trí bãi thải xỉ than trên đất của họ. Bãi xỉ than chiếm của dân diện tích 131 ha, chiều cao của bãi xỉ 30 mét. Công suất của bãi xỉ là hơn một triệu tấn xỉ than mỗi năm. Nơi gần nhất của bãi xỉ cách nhà dân chỉ 20m, chỗ xa nhất cũng chỉ có 500 mét. Khi người dân gửi đơn kêu cứu khắp nơi, nhà cầm quyền đã không giải quyết bằng luật pháp mà sử dụng bạo lực để nói chuyện với họ. Ngày 6/4/2015, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã gây ra vụ đánh đập người dân giáo xứ Dũ Lộc, khi họ ngăn chặn việc thi công đường dây điện để làm bãi thải mà chưa đền bù hoa màu cho người dân nơi đây.
Tương lai của những người dân và môi trường ở Vũng Áng là một tương lai mù mịt, chưa có hướng giải quyết và hầu như không được quan tâm, dù đã được báo động từ rất lâu.
Sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định xã hội và một môi trường lành mạnh, chính là ba yếu tố căn bản làm nên sự phát triển bền vững, theo giáo huấn của Hội thánh Công giáo.
Ở Vũng Áng nói riêng và trên cả nước nói chung, cả ba yếu tố ấy đều không được ưu tiên tính đến trong việc hoạch định và thi hành chính sách của nhà cầm quyền, trừ khi những yếu tố đó làm lợi cho một hay những nhóm lợi ích nắm quyền. Còn ngoài ra, người ta sẽ bất chấp quy luật môi trường và bất chấp lòng dân, để hậu quả cuối cùng sẽ không phải là một sự phát triển bền vững, mà trái lại, là tiêu diệt môi trường sống của con người và làm suy tổn nòi giống Việt Nam.
____
Mời xem thêm: Cá chết trắng biển miền Trung, nghi nhiễm độc từ Vũng Áng(VNN). – Cá chết giắt khe đá dọc bờ biển Hà Tĩnh (VNE). – Cá chết la liệt, chất thành đống ở ven biển Quảng Bình, Quảng Trị (Soha). – Vụ cá biển chết bất thường: Mua cá chết về ăn, người dân bị ngộ độc (TN). – Cá chết trắng bờ biển miền Trung, ngư dân sợ hãi: Đâu là nguyên nhân? (VTC). – Cá chết đổ thành đống: Người dân tuyệt đối không được ăn (Soha).
Bàn ra tán vào (0)
Hậu quả môi trường Vũng Áng: Nhiễm độc, cá chết trắng biển miền Trung
Song Hà
20-4-2016
Gần nửa tháng nay, cá biển các loại chết trắng biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Nhiều tàu thuyền đã phải kéo lên bờ phơi nắng và người dân về nhà ngồi chơi. Bởi cá chết trắng biển gây hoang mang cho người dân trước hiện tượng lạ này. Hàng loạt bè cá nuôi và cá tự nhiên chết tấp vào bờ dày đặc.
Theo văn bản Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh báo cáo kết quả quan trắc đột xuất cá chết bất thường tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, nơi có giáo xứ Đông Yên) cách đây một tuần, thì nguyên nhân trực tiếp khiến cá chết hàng loạt nhiều khả năng là các yếu tố gây độc trong môi trường nước. Yếu tố này có thể bắt nguồn từ nguồn nước thải chưa được xử lý, trực tiếp đổ ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển và khi thủy triều lên theo nước biển tiến sâu vào đất liền gây độc cho cá.
Người dân ở đây cho biết, nguyên nhân là các nhà máy ở đây xả thẳng nước thải ra biển, dù ở đây cảng nước sâu hơn 25 mét, nhưng nước vẫn bị nhiễm độc nghiêm trọng gây chết cho cá và hủy hoại môi trường thủy sinh ở đây.
Người ta vẫn nhớ, rất nhiều khu công nghiệp, nhà máy được đầu tư bởi công nghệ Trung Quốc thường đổ thẳng nước thải độc hại ra môi trường; các nhà máy xi măng, nhiệt điện phát tán một lượng bụi rất lớn vào không khí và gây hại môi trường khủng khiếp.
Đặc biệt, tại khu kinh tế Vũng Áng, trong vụ sụp đổ giàn giáo năm trước gây thiệt hại nhiều mạng người, khi lực lượng cứu hộ đến mới phát hiện ra những đường hầm bê tông đi từ khu công nghiệp thẳng ra biển.
Báo chí báo động về đường hầm ở Formosa. Ảnh: Chụp màn hình.
Người ta không rõ và chưa ai giải thích những đường hầm ấy để làm gì, là đường ngầm cho người và phương tiện di chuyển hay là nơi đổ nước thải thẳng ra biển. Nhà cầm quyền VN làm ngơ, bỏ qua vụ này, dù báo chí đã phản ánh. Nên nhớ, Vũng Áng chỉ cách căn cứ quân sự Tam Á của Trung Quốc có 300 km và sự thâm hiểm của người Tàu thì xưa nay có tiếng.
Người dân cũng đã phát hiện một đường hầm khác dài hơn 50 mét, đổ thẳng nước ra biển và đã quay video lại.
Kể từ khi một số nhà máy ở Vũng Áng đi vào hoạt động, nhiều cơ sở chung quanh đãnhiễm bụi khói của nhà máy hết sức nặng nề. Nhiều công ty phải kêu trời vì khói bụi ô nhiễm, ví dụ vụ Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền Bắc ở gần đó đã được báo chí nói đến cách đây cả năm.
Thực ra, những chuyện tương tự không chỉ xảy ra ở Vũng Áng, mà là ở bất cứ nơi nào trên đất nước này có các nhà máy sử dụng công nghệ Trung Quốc hoạt động. Năm trước, người dân Bình Thuận đã phải có một cuộc phản kháng dữ dội, chặn đường để phản đối khói bụi do nhà máy nhiệt điện với công nghệ Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường không thể chấp nhận được. Và cuối cùng, nhà nước bó tay và bàn biện pháp đẩy dân đi nơi khác.
Cũng tại khu công nghiệp Vũng Áng, ngoài Đông Yên còn có giáo xứ Dũ Lộc bị bố trí bãi thải xỉ than trên đất của họ. Bãi xỉ than chiếm của dân diện tích 131 ha, chiều cao của bãi xỉ 30 mét. Công suất của bãi xỉ là hơn một triệu tấn xỉ than mỗi năm. Nơi gần nhất của bãi xỉ cách nhà dân chỉ 20m, chỗ xa nhất cũng chỉ có 500 mét. Khi người dân gửi đơn kêu cứu khắp nơi, nhà cầm quyền đã không giải quyết bằng luật pháp mà sử dụng bạo lực để nói chuyện với họ. Ngày 6/4/2015, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã gây ra vụ đánh đập người dân giáo xứ Dũ Lộc, khi họ ngăn chặn việc thi công đường dây điện để làm bãi thải mà chưa đền bù hoa màu cho người dân nơi đây.
Tương lai của những người dân và môi trường ở Vũng Áng là một tương lai mù mịt, chưa có hướng giải quyết và hầu như không được quan tâm, dù đã được báo động từ rất lâu.
Sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định xã hội và một môi trường lành mạnh, chính là ba yếu tố căn bản làm nên sự phát triển bền vững, theo giáo huấn của Hội thánh Công giáo.
Ở Vũng Áng nói riêng và trên cả nước nói chung, cả ba yếu tố ấy đều không được ưu tiên tính đến trong việc hoạch định và thi hành chính sách của nhà cầm quyền, trừ khi những yếu tố đó làm lợi cho một hay những nhóm lợi ích nắm quyền. Còn ngoài ra, người ta sẽ bất chấp quy luật môi trường và bất chấp lòng dân, để hậu quả cuối cùng sẽ không phải là một sự phát triển bền vững, mà trái lại, là tiêu diệt môi trường sống của con người và làm suy tổn nòi giống Việt Nam.
____
Mời xem thêm: Cá chết trắng biển miền Trung, nghi nhiễm độc từ Vũng Áng(VNN). – Cá chết giắt khe đá dọc bờ biển Hà Tĩnh (VNE). – Cá chết la liệt, chất thành đống ở ven biển Quảng Bình, Quảng Trị (Soha). – Vụ cá biển chết bất thường: Mua cá chết về ăn, người dân bị ngộ độc (TN). – Cá chết trắng bờ biển miền Trung, ngư dân sợ hãi: Đâu là nguyên nhân? (VTC). – Cá chết đổ thành đống: Người dân tuyệt đối không được ăn (Soha).