Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hãy Thử Đặt Tên Cho Cơn Giận
Mỗi ngày cơn giận nó đến không biết bao nhiêu lần, không chỉ những lúc thức giấc nó mới đến mà ngay cả lúc say giấc nồng hay nằm mơ nó cũng xuất hiện. Nó đến đi tự do như chủ nhà, như vậy có phải chúng ta đã thỏa hiệp để nó làm chủ thân tâm này rồi chăng? Không lẽ tính quả quyết và cương nhu đúng mực của con người lại dễ dàng cho tên trộm có biệt danh là “Cơn giận” này lộng hành và thỏa sức đạt được điều nó muốn.
Có lúc nó đến lấy đi nét mặt dịu hiền khả ái của chúng ta, để thay thế vào hình dáng của con người với sự hung hăng và dữ tợn như thể muốn nuốt trôi kẻ đối diện. Có lúc nó cướp đoạt lời nói êm ấm, nhẹ nhàng, trầm bổng, lời vàng ý ngọc của chúng ta để thay vào đó là những giọng điệu chua cay độc ác, chế giễu đầy khinh miệt.
Có lúc nó lại cướp đoạt trái tim bao dung hiền từ, một trái tim biết rung động thổn thức cùng với niềm vui cũng như nỗi đau của người xung quanh, nuôi dưỡng một ngọn lửa âm ỷ chờ có cơ hội để thiêu đốt bất kỳ vật gì làm nó thấy chướng ngại.
Nó lấy đi mất khoảng thời gian quý giá nhất, mà đáng lẽ ra ở tại thời điểm đó chúng ta dành thời gian xây dựng vun vén cho hạnh phúc của mình và người thân nhưng lại để sự muộn phiền bực dọc chế ngự cảm xúc của bản thân.
Chúng ta phải làm thế nào với tên trộm này đây? Tuyệt chiêu của nó không mới nhưng chưa bao giờ cũ kể từ khi tổ tiên của loài người xuất hiện trên trái đất này.
Ở những thời điểm Thiền tọa, các vị Thiền sư hay dạy chúng ta phương pháp “Hãy đặt tên cho cơn giận”, chúng ta luôn chánh niệm tỉnh thức quán chiếu cơn giận nó đến từ đâu, hậu quả như thế nào, để theo dõi và thông báo cho mọi người bên cạnh.
Giả sử cơn giận đến từ do thời tiết xấu, thì chúng ta đặt cho nó cái tên là “giận lạnh, giận nóng” gì đó, mà đặt tên xong sẽ nghĩ ra một điều, sao không mặc thêm áo ấm, hoặc đi dưới bóng râm, hơi đâu mà ngước mặt chửi ông trời.
Cơn giận đến từ áp lực công việc, thì đặt cho nó cái tên “giận cơm áo gạo tiền”, đặt xong rồi lại nghĩ, vì lo cho tương lai hạnh phúc của mình và mọi người nên cố gắng vượt qua thôi, giận chi cho mất hòa khí, mà cũng không giải quyết được gì khá hơn.
Cơn giận đến từ âm thanh, từ màu sắc, từ những thứ không tên, thì đặt cho nó cái tên “giận không tên”, thì lúc này quán chiếu lại, đường đi ở cõi thế gian này vốn không bằng phẳng như trải thảm, thì cớ sao ta không mua một đôi giày có đế bằng, phù hợp với đôi chân để mang, còn nếu như cứ đứng đó dòm trước ngó sau xem con đường gần và tiện, bằng phẳng và sạch sẽ thì bao giờ mới tới đích.
Đây cũng là cách chánh niệm chánh tri mà đức Phật luôn nhắc nhở hàng đệ tử, phải luôn làm chủ hành vi, ngôn ngữ và suy nghĩ của mình.
Đôi khi trong cuộc sống ở một vài phút giây chúng ta mất kiểm soát bản năng của bản thân nên đã “hoan hỷ” để cơn giận làm bạn một cách thân thiết và gần gũi. Điều đó thật nguy hại. Chúng ta hãy làm chủ số phận và tâm hồn chúng ta, không ai có thể điều khiển được suy nghĩ cũng như hành động của người khác, nếu không dựa trên những điều cơ bản để trở thành một con người hoàn thiện.
Cơn giận là thứ rác không thể phân hủy, nó không thuộc hàng hữu cơ cũng không phải vô cơ mà nó là thứ rác về mặt tinh thần. Chúng ta không thể nói tôi không có rác, đó là một lời nói ngụy biện khó chấp nhận, bào chữa không căn cứ. Làm thế nào để “rác” càng ít càng tốt. Hãy biến thứ “rác” ấy thành những suy nghĩ tích cực, yêu thương không điều kiện, những việc làm thiết thực và có ý nghĩa.
Để tồn tại chúng ta phải lao động, khi có lao động sẽ tạo ra các mối quan hệ xã hội nhất định, trong cái vòng luẩn quẩn ấy, sẽ có rất nhiều điều làm chúng ta không vừa ý và giận dữ nhưng chúng ta thử để ý mà xem, tất cả các thứ ấy là một phần nhỏ trong cuộc sống. Cái gì là quan trọng, cái gì là cần thiết, cái gì mang lại hạnh phúc cho gia đình và bản thân. Chúng ta cần tìm câu trả lời.
Chúng ta cùng nhau “hãy đặt tên cho cơn giận” để giảm thiểu sức công phá của nó, để biết tên trộm đó thích lấy gì, ăn gì, mà không cung cấp nguồn lương thực, đem giải pháp vườn không nhà trống, nhằm giảm thiếu tuyệt đối sức công phá của nó, chuyển rác thành hoa, phiền não thành hạnh phúc.Toan Trinh chuyen
Quán Như
Tâm Hoa chuyển bài
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hãy Thử Đặt Tên Cho Cơn Giận
Mỗi ngày cơn giận nó đến không biết bao nhiêu lần, không chỉ những lúc thức giấc nó mới đến mà ngay cả lúc say giấc nồng hay nằm mơ nó cũng xuất hiện. Nó đến đi tự do như chủ nhà, như vậy có phải chúng ta đã thỏa hiệp để nó làm chủ thân tâm này rồi chăng? Không lẽ tính quả quyết và cương nhu đúng mực của con người lại dễ dàng cho tên trộm có biệt danh là “Cơn giận” này lộng hành và thỏa sức đạt được điều nó muốn.
Có lúc nó đến lấy đi nét mặt dịu hiền khả ái của chúng ta, để thay thế vào hình dáng của con người với sự hung hăng và dữ tợn như thể muốn nuốt trôi kẻ đối diện. Có lúc nó cướp đoạt lời nói êm ấm, nhẹ nhàng, trầm bổng, lời vàng ý ngọc của chúng ta để thay vào đó là những giọng điệu chua cay độc ác, chế giễu đầy khinh miệt.
Có lúc nó lại cướp đoạt trái tim bao dung hiền từ, một trái tim biết rung động thổn thức cùng với niềm vui cũng như nỗi đau của người xung quanh, nuôi dưỡng một ngọn lửa âm ỷ chờ có cơ hội để thiêu đốt bất kỳ vật gì làm nó thấy chướng ngại.
Nó lấy đi mất khoảng thời gian quý giá nhất, mà đáng lẽ ra ở tại thời điểm đó chúng ta dành thời gian xây dựng vun vén cho hạnh phúc của mình và người thân nhưng lại để sự muộn phiền bực dọc chế ngự cảm xúc của bản thân.
Chúng ta phải làm thế nào với tên trộm này đây? Tuyệt chiêu của nó không mới nhưng chưa bao giờ cũ kể từ khi tổ tiên của loài người xuất hiện trên trái đất này.
Ở những thời điểm Thiền tọa, các vị Thiền sư hay dạy chúng ta phương pháp “Hãy đặt tên cho cơn giận”, chúng ta luôn chánh niệm tỉnh thức quán chiếu cơn giận nó đến từ đâu, hậu quả như thế nào, để theo dõi và thông báo cho mọi người bên cạnh.
Giả sử cơn giận đến từ do thời tiết xấu, thì chúng ta đặt cho nó cái tên là “giận lạnh, giận nóng” gì đó, mà đặt tên xong sẽ nghĩ ra một điều, sao không mặc thêm áo ấm, hoặc đi dưới bóng râm, hơi đâu mà ngước mặt chửi ông trời.
Cơn giận đến từ áp lực công việc, thì đặt cho nó cái tên “giận cơm áo gạo tiền”, đặt xong rồi lại nghĩ, vì lo cho tương lai hạnh phúc của mình và mọi người nên cố gắng vượt qua thôi, giận chi cho mất hòa khí, mà cũng không giải quyết được gì khá hơn.
Cơn giận đến từ âm thanh, từ màu sắc, từ những thứ không tên, thì đặt cho nó cái tên “giận không tên”, thì lúc này quán chiếu lại, đường đi ở cõi thế gian này vốn không bằng phẳng như trải thảm, thì cớ sao ta không mua một đôi giày có đế bằng, phù hợp với đôi chân để mang, còn nếu như cứ đứng đó dòm trước ngó sau xem con đường gần và tiện, bằng phẳng và sạch sẽ thì bao giờ mới tới đích.
Đây cũng là cách chánh niệm chánh tri mà đức Phật luôn nhắc nhở hàng đệ tử, phải luôn làm chủ hành vi, ngôn ngữ và suy nghĩ của mình.
Đôi khi trong cuộc sống ở một vài phút giây chúng ta mất kiểm soát bản năng của bản thân nên đã “hoan hỷ” để cơn giận làm bạn một cách thân thiết và gần gũi. Điều đó thật nguy hại. Chúng ta hãy làm chủ số phận và tâm hồn chúng ta, không ai có thể điều khiển được suy nghĩ cũng như hành động của người khác, nếu không dựa trên những điều cơ bản để trở thành một con người hoàn thiện.
Cơn giận là thứ rác không thể phân hủy, nó không thuộc hàng hữu cơ cũng không phải vô cơ mà nó là thứ rác về mặt tinh thần. Chúng ta không thể nói tôi không có rác, đó là một lời nói ngụy biện khó chấp nhận, bào chữa không căn cứ. Làm thế nào để “rác” càng ít càng tốt. Hãy biến thứ “rác” ấy thành những suy nghĩ tích cực, yêu thương không điều kiện, những việc làm thiết thực và có ý nghĩa.
Để tồn tại chúng ta phải lao động, khi có lao động sẽ tạo ra các mối quan hệ xã hội nhất định, trong cái vòng luẩn quẩn ấy, sẽ có rất nhiều điều làm chúng ta không vừa ý và giận dữ nhưng chúng ta thử để ý mà xem, tất cả các thứ ấy là một phần nhỏ trong cuộc sống. Cái gì là quan trọng, cái gì là cần thiết, cái gì mang lại hạnh phúc cho gia đình và bản thân. Chúng ta cần tìm câu trả lời.
Chúng ta cùng nhau “hãy đặt tên cho cơn giận” để giảm thiểu sức công phá của nó, để biết tên trộm đó thích lấy gì, ăn gì, mà không cung cấp nguồn lương thực, đem giải pháp vườn không nhà trống, nhằm giảm thiếu tuyệt đối sức công phá của nó, chuyển rác thành hoa, phiền não thành hạnh phúc.Toan Trinh chuyen