Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
" Hãy về ngay với cô ấy đi " - Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ ) LTS: Chúng tôi biết rằng sẽ rất không phải nếu đem chuyện gia đình để đưa lên web. Chúng tôi sẽ vô vàn biết ơn những bạn đọc sẽ không khó chịu khi đọc câu chuyện sau. Có thể câu chuyện này vẫn chỉ nằm im trong website cũ, nếu như Chủ nhật vừa rồi 22/ 9, đám giỗ cô Chi ( nhân vật mà tôi đề cập đến sau đây ) được đầy đủ. Nhưng cay đắng thay. Các con cô ( ngoài thằng Tuân thì đang bị bệnh nan y) những đứa khác thì hình như chúng quên cái ngày Mẹ nó ra đi rồi. Còn chú Minh, từ hôm Tôi viết thư cho chú ấy, đến giờ, cho dù nhắn lên nhắn xuống, chú ấy vẫn không trả lời. Nghe nói, chú ấy vẫn khỏe mạnh, vẫn thường cùng " cô vợ ca sĩ" đi khiêu vũ vào những tối cuối tuần...." Đám Giỗ" chỉ vỏn vẹn có vợ chồng tôi, một mâm cơm chay ở một ngôi chùa còn giữ tro cốt của cô...
Tôi nhìn vào đôi mắt cô, vẫn thăm thẳm....
Nguyễn Trọng Hoàn
****************************
( HNPĐ ) Mấy hôm nay, tôi có một câu chuyện mà cứ ngần ngừ mãi không dám viết, chuyện gia đình ai lại đưa lên báo bao giờ?. Nhưng lại nghĩ, trong cái riêng có cả cái chung. Trong niềm đau của những gia đình người Việt đã có tiềm ẩn, mầm mống từ niềm đau, nỗi hận của đất nước. Lại nghĩ, mấy cô em, đám con Loan, con Hạnh, con Chuyên, con Amy khi đọc đến bài này, chúng nó nghĩ sao? Lại nghĩ, tôi đã thoáng thấy cái nhíu mày của Chuyên, mặt hơi tối đi của Amy. Rồi lại nghĩ, chuyện này nhiều chi tiết quá, mình lại không phải nhà văn có tài, các tình tiết rồi bố cục phải làm sao cho thành một câu chuyện chứ. Lại trách và thầm khen những bậc đàn anh, sao họ viết khéo thế. Có một chi tiết chẳng đâu ra đâu mà câu chuyện thành rôm rả hoặc bi ai. . .Đằng này, mình. . .
Thôi thì cứ viết đi, biết đâu tin này lại đến với chú Minh. . .)
Chuyện bắt đấu từ ngày hôm Chủ nhật . . .
Cách đây 48 giờ. .Buổi sáng rất sớm cho những cú điện thoại thông thường. Đầu giây kia là một người có giọng con gái sũng nước mắt
- Cho cháu gặp cô An.
Tôi giật mình, An là tên bà xã tôi nhưng chỉ gia đình cô em dâu, cô Thục ở Canada hay gọi mà thôi. . .
Tôi chạy vào phòng ngủ đánh thức và đưa máy cho vợ tôi. . .
- Cái gì, cháu nói sao? Má cháu chết rồi sao, hồi nào, tại sao chết. . .
Tôi hỏi nhanh:
- Ai vậy em, ai chết vậy?
- Cô Chi chết rồi.
(Chuyện cô " Đồng hồ" )
. . .Tôi đóng quân ở Cần Đước, Long An. Những hôm Đại đội không hành quân, tôi lấy xe Jeep " dù" về thăm An. Tôi đã từng lái xe trước khi đơn vị mở đường, đã từng bỏ tài xế xuống đường rồi rú ga phóng qua những cái mô Việt cộng đắp trong đêm. . . Qua mô, lại cho tài xế lên, thường nói:
- Nếu tớ có chết là do mê gái, cậu có vợ con rồi. .
Tôi về đến nhà thuốc tây Phạm ở đối diện với rạp hát Thanh Vân đường Lê Văn Duyệt, có lúc trời mới mờ sáng. . .
Tôi cho xe vào đầu ngõ hẻm, chờ xe đến đón chú của An đi làm, rồi đến An cùng đám con bà dì dắt xe ra đi học. . .
Có một buổi sáng, tôi cũng làm theo mửng cũ, chờ đến sáng bét, mới hay đó là ngày Chủ nhật. . .
Tôi đánh bạo vào tiệm thuốc . Một người con gái đang lấy chổi phất trần quét lên những mặt tủ kính.
- Chị ạ, em muốn gặp cô An. . .
Sau này tôi mới biết đó là cô Chi. . . Vốn là, chú của An có ra một gia lệnh, chỉ khi nào ông lên xe đi làm, thì vợ con mới được ra khỏi cửa. Có hôm cô Chi đã lén vặn đồng hồ báo thức sớm hơn để giúp An được ra khỏi nhà sớm hơn. Khi viết những dòng chữ này tôi không nhớ đó là chuyện gì và bao nhiêu lần cô ấy đã phải văn lại đồng hồ, nhưng sau đó để nói lên lòng biết ơn của tôi đối với cô. Tôi thường chào:
- Cám ơn chị đồng hồ.
Có lần cô Chi chỉnh tôi:
- Này, không được gọi tôi là chị nghe chưa? tôi phải gọi là chị An cơ mà. . . ( Chuyện còn dài lắm, có dịp tôi sẽ kể sau)
Tôi lập gia đình với An rồi bẳng đi một dạo, tôi nghe tin chú Minh, chồng cô Chi đi làm Quận trưởng Quận X. . .Lúc ấy tôi mới làm Đại đội trưởng Trinh sát 46/Sư đoàn 25. .( Bộ chỉ huy đóng tại Cần Giuộc, Long An)
Việt cộng tấn công và chiếm một phần thị trấn X. Đại Tá Tư lệnh Lê Văn Tư trực thăng vận Đại đội tôi từ ngã ba sông ở Phước Tân rồi đi ngược lên, âm thầm vượt sông chiếm lại Thị trấn trong khi các đơn vị chủ lực khác của Sư đoàn đánh thẳng từ quốc lộ 4 đánh vào.
Bị đánh bất ngờ ở sau lưng, Việt cộng thua chạy. Tôi chạy nhanh về tư thất Quận trưởng, nhìn toán tản thương đang khiêng những người bị thương từ phần tư thất sụp đổ. . . Lúc ấy tôi mới nhớ đến cô Chi. Tôi hỏi lớn:
- Có bà Quận ở trong đó không?
Không có tiếng trả lời nhưng ngay trưa hôm ấy tôi được biết trong lúc Việt cộng xuất hiện ở khuôn viên Quận đường, Chú Minh ở trong phòng Hành quân, Cô Chi đã chạy đi chạy lại tiếp đạn cho mấy lô cốt, cô bị thương vào cánh tay trái. . .Khi Việt cộng bắt đầu rút, cô đã tự băng vết thương, lẻn ra chợ đi xe đò về Sài Gòn. Cô nói với An khi An vào nhà thương thăm cô:
- Mình lên thăm chồng, ở lại, chẳng có công trạng gì, bị thương như thế có đáng gì so với tổn thất của đồng đội anh Minh , báo chí họ mà biết, họ đăng lên báo, xấu hổ lắm. .
(Tôi kể một đoạn trên để nói lên tính nhu mì, khiêm tốn của cô Chi mà thôi. . .)
Sau ngày 30 tháng Tư, chúng tôi như những hạt sạn, rơi vãi, bị gió phương Bắc thổi đi tứ tung. . .Tôi chỉ nghe nói chú Minh bị đưa đi học tập cải tạo tại miền Bắc. Khi tôi được tha. Có lần An kể cho tôi:
- Cô Chi đi thăm chồng, chú Minh dặn đừng mua gì cả, chỉ mua cho chú ấy một cây đàn guita. . .
Tôi nhăn mặt:
- Oách nhỉ, đói khát lê lết mà vẫn còn đàn với địch được à ?
- "Con" Chi nó kể, lần ra thăm trước, chưa hỏi thăm được câu nào, chú ấy đã bắt nó ngồi nghe năm sáu bài hát chú ấy sáng tác. . .
Nhà tôi rùng đôi vai:
- Ghê thật, cải tạo ghê thật, từ một sĩ quan thông minh, can trường như chú Minh lại biến thành kẻ bất đắc chí. . .
Gia đình chú Minh không đi theo diện H.O mà đi theo diện đoàn tụ có thằng Tuân ( con trai chú) ra trường, làm Bác sĩ bảo lãnh. và hiện nay đang ở Washington State. . .
. . .
Cách đây khoảng 6 tháng:
Nhà tôi "kéo" về phía tôi một phụ nữ, tôi chạy nhanh tới:
- A, chào cô Đồng Hồ. . .
Vẻ u sầu của cô làm tôi biết mình lỡ lời. . .Cô Chi già hơn nhiều, cô nói thăm thẳm:
- Tôi về đây ở với con Di ít tháng. . .Ông ấy tự động bỏ đi rồi, chẳng nói với tôi câu nào, nghe nói đang ở với một bà ca sĩ nào đó ở SanTa Anna. . .
Cách đây 36 giờ:
Tôi chở đám Loan, Hạnh, mang ảnh của cô Chi ra nhà quàn trước để chuẩn bị liệm . . .
Con Di ngồi đằng sau xe, nói tiếng Việt ngòng ngọng: ( Người viết sửa lời)
- Những tháng sau này, ba cháu có ý hối hận, viết thư về xin mẹ cháu tha lỗi, xin về nhà, mẹ cháu đang ngần ngừ thì mẹ cháu chết. Đêm qua, cháu hỏi mẹ: " Mẹ có cho Ba về để gặp mẹ lần cuối không, mẹ cháu không trả lời, sau đó mẹ cháu đi. . . Anh Tuân cháu không cho, anh ấy thường nói: " Giở hơi gì Ba, giở hơi mà biết mê gái. Thôi không báo biếc gì cả !"
Thư ngắn gửi chú Minh :
Tôi có nghe Khâm nói chú thường vào đọc HNPĐ, nếu chú đọc được bài này, chú hãy về ngay với cô ấy đi chú Minh ạ, Cô Chi đang nằm chờ chú ở nhà quàn Clairmont Mesa, San Diego. . .
Những việc làm lạc lõng của chú là do tại hại còn tồn đọng trong những năm tháng tù đầy mà ra cả thôi . .Con Di nó hiểu lầm đấy, cô Chi im lặng là cô ấy đã thông cảm rồi, còn các cháu, con cái và cha mẹ có ai giận nhau qua đêm bao giờ? Nghĩa tử là nghĩa tận. Chú là một sĩ quan nổi tiếng can đảm trong trận mạc. . .Hãy vùng dậy, can đảm một lần cuối trong đời: Về với cô Chi và những đứa con ngoan của chú !
Viết thêm:
Cô Chi lúc sinh tiền có cho tôi xem những bản nhạc của Chú, tôi vốn là đứa dốt nhạc lý nhưng lời của những ca khúc ấy đều ca ngợi vẻ đẹp buồn bã của mùa Thu. . .San Diego đang sắp sửa vào Thu, nhưng thời tiết độ này đã đảo lộn hay sao ấy, mà trên những tàng cây, chỉ mới hơn một tháng trước đây, còn rực rỡ một màu xanh quyện với nắng hồng hạ . Thế mà bây giờ có những chiếc lá vàng đã lác đác lìa cành. . .
Chú Minh ơi, hãy về nhanh, sau ngày thứ Sáu này, cô Chi sẽ bỏ chúng ta để lên giàn thiêu rồi đó. . .
( Viết vội, tác giả xin cáo lỗi về cách bố cục, hành văn, kể cả lỗi typing)
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )
*******************
Điếu văn cho Mẹ. . .
Thưa các bác, cô dì.
Thưa các bạn cùng sở của 3 anh em chúng cháu. . .
Cháu tuy lớn lên ở VN nhưng lại trưởng thành ở Mỹ nên cháu không biết viết bài điếu văn ra làm sao. Cháu tự nghĩ, điếu văn cho người chết là kể lại công đức của người quá vãng, cũng có thể điếu văn là một thông điệp gửi cho người còn ở lại.
Dù hiểu thế nào đi nữa thì đây là những tâm tư tình cảm của ba anh em chúng cháu gửi cho mẹ cháu, cũng như thay mặt mẹ cháu gửi vài lời cho người dương thế. ..
Cháu xin kể như sau:
Về việc công: Lúc còn ở VN, khi chúng cháu mới biết phân biệt thế nào là đúng sai thì xẩy ra ngày 30 tháng Tư, ba cháu đi tù, lúc ấy chưa có con Di chỉ có 3 mẹ con chăm chút với nhau. Cháu thường ngắm những bức hình của ba cháu mặc quân phục, tấm thì đang chỉ trên bản đồ đặt trên mui xe jeep, tấm thì bên những máy truyền tin như đang chỉ huy, tấm thì đang đi giữa một rừng chiến binh khác. Có tấm có cả hình Mẹ cháu nữa. . .Có lần cháu hỏi:
- Bộ mẹ cũng đi đánh trận hay sao?
Mẹ cháu cười:
- Mẹ lên thăm ba thôi. . .Nhưng, khi được hỏi về một vết sẹo dài trên khuỷu tay của Mẹ, thì Mẹ mới kể đến một trận đánh xáp lá cà giửa ta và địch, Việt cộng tràn ngập Quận đường nơi Ba cháu làm Quận trưởng, Mẹ cháu thân thể nhỏ nhắn như vậy đã phải chạy ra ngoài, lúc thì băng bó vết thương cho binh sĩ, lúc thì chạy vào kho lấy đạn dược tiếp cho các lô cốt. Rồi Mẹ cháu bị thương. . .
Chuyện ấy thì Mẹ cháu giấu nhưng chuyện này thì ai cũng biết:
Trong trận Mậu Thân, Mẹ cháu lên thăm ba ở Hố Bò, lúc ấy ba cháu đang làm Tiểu đoàn trưởng, Việt cộng đột kích vào đồn Chà Rấy nơi đóng quân của ba cháu. Đợt xung phong thứ nhất, rồi thứ 2, thứ 3 không thành. Sau cùng, ( Cũng là lúc Ba cháu bị thương rất nặng ) chúng đánh biển người mong rằng với số quân đông gấp bội chúng sẽ chiếm được cái đồn hiểm yếu nằm giữa Hố Bò, Bời Lời và thị trấn Trảng bàng . . Đồn Chà Rầy rung lên từng chặp như những cơn địa chấn cùng với tiếng hô xung phong với đầy mùi tanh của máu. Bộ Chỉ huy tan nát gần như tê liệt nếu không có Mẹ cháu vừa liên lạc với Đại tá TKT vừa liên lạc với các Đại đội để giữ vững tinh thần thuộc cấp. Cộng quân thất bại e chề. Đại tá Tiểu Khu trưởng đáp trưc thăng xuống sân đồn, nồng nhiệt cám ơn mẹ cháu. Mẹ chỉ kịp nói: " Đó là công trạng của anh em trongTiểu đoàn, chỉ xin ông giấu chuyện này cho tôi" rồi Mẹ cháu quỵ xuống. ( 1 )
Đây cũng là nguyên nhân những lần đột quỵ tiếp diễn đều đặn của những năm tháng sau này. . (.In nghiêng của toà soạn )
Thưa các bác, cô dì và các bạn bè cùng sở.
Còn chuyện riêng, những năm tháng trước năm 1975 tình cảm giữa ba mẹ cháu ra sao cháu không biết rõ lắm. Chúng cháu cứ đinh ninh rằng một thứ tình vợ chồng, ở đó, chồng vợ gắn bó, hi sinh, thậm chí sát cánh với nhau, cứu nhau trong lửa đạn như ba mẹ cháu thì đã là keo sơn lắm rồi, vĩnh cửu lắm. . .
Rồi lại nghĩ : Trong gần 13 năm , một thân cò đơn lẻ lặng lẽ đi về trong gió sớm mưa chiều để vừa nuôi con vừa nuôi chồng . Cuộc sống lúc ấy đã vắt cạn kiệt sức Mẹ, thân Mẹ. Khi viết lại những dòng này chúng cháu còn nhớ như in con số 7 lần Mẹ cháu bi xỉu. mà, mỗi lần như thế, khi tỉnh dạy Mẹ con đều nói:
- Mẹ có sao, đến kỳ các con phải đi thăm nuôi ba. .
Rồi chúng con lại nghĩ: Khi ba con được tha, khi cả nhà được đoàn tụ ở bên Mỹ rồi thì đấy là những cầu xin, ước nguyện đã thành. Hạnh phúc đã viên mãn với hình ảnh cha mẹ đi làm nuôi con đi học rồi con cái thành danh chăm sóc lại mẹ cha.
Thế nhưng, ông Trời tai ác, cho ai tay phải thì lấy lại bằng tay trái. Ngày cháu ra trường, ngày Mẹ cháu về hưu vừa gần một tháng thì cũng là lúc, vào một buổi chiều chớm đông, trong cái gió lạnh se sắt của Seattle, ba cháu đã lặng lẽ bỏ đi về miền Nam Cali với nắng ấm, với tình nồng. . .
Mẹ ơi!
Từ ngày ấy đến ngày Mẹ sắp sửa bỏ dương thế ra đi, chúng cháu không còn thấy Mẹ khóc nữa, thay vào đấy là một vẻ mặt u trầm với đôi mắt xa xăm thăm thẳm lúc nào cũng như đang chơi vơi trong một cõi vô minh huyền hoặc nào đó. . .
Đêm Mẹ bị cơn đau tim lần thứ 8 và cũng là lần cuối, Mẹ ôm hôn từng đứa chúng con. Đến con Di lúc ấy mẹ mới khóc:
- Tội nghiệp các con tôi, các con mồ côi của tôi.
Không, Mẹ ơi! Chúng con chỉ mồ côi cha mà thôi.Tuy thân xác phù du của Mẹ sẽ bị huỷ rữa. Với chúng con, Mẹ không bao giờ chết cả, Mẹ mãi mãi ở bên chúng con . .Mãi mãi là quạt nồng mùa hạ, là bếp lửa mùa đông, mãi mãi. . .Mẹ ơi!
Người viết điếu văn: Trưởng nam: Nguyễn Cảnh Tuân
(1) Chi tiết của bác Hoàn và của bác Khâm
*****************
Đàn ông năm bẩy lá gan ? (Đề tựa của một độc giả nữ)
( Khi bài viết vội " Hãy về ngay với cô ấy đi" đưa lên mạng thì ngay lập tức chúng tôi nhận được khoảng gần 100 email gửi về. Tất cả đều bầy tỏ lòng xúc động và " bây giờ mới biết" là bên cạnh sự chiến đấu can trường của các chiến binh QLVNCH còn có những giữ trợ giúp âm thầm không mệt mỏi của những bà vợ các chiến binh ấy. . .
Tuy nhiên, có một lá từ một người em trong gia đình đã làm chúng tôi phải bùi ngùi, ân hận. . .
Chúng tôi xin đăng nguyên văn một ít số thư ( kể cả nếu có lỗi chính tả, typing. . .)
- Em Phạm Thị Thanh Loan ( Em của cô Chi): Em đã về đến Oklahoma chiều qua (23/9), em đã đọc bài của anh viết trên HNPĐ em xin có vài y như sau:
1/ Việc anh đưa câu chuyện này lên báo là anh đã làm sai lời hứa với anh em. Em không buốn anh lắm đâu vì, người mà từ lúc còn tấm bé chúng em vẫn xem anh như ( Bỏ 6 chữ) , của lòng yêu nước.
2/ Em biết, với khả năng về văn chương, anh có thể đổi tên, đổi một chút tình tiết sao anh không làm vậy?
3/ Chúng em đồng ý việc anh kêu gọi anh Minh về là đúng. Những ngày gần đây, anh ấy có gửi " một lá thư chung" cho gia đình bầy tỏ lòng hối tiếc. Việc anh ấy về lần chót em nghĩ sẽ không phải cho gia đình đâu mà cho chính anh ấy. Trong cuộc đời còn lại, anh ấy sẽ sống với tâm linh ra sao nếu anh ấy không về?"
- Cựu Trung tá Lê Đình Bẩy ( TK/PT) Tôi rất xúc động khi đọc bài " Hãy về Ngay Với Cô Ấy Đi" của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn. Ông Hoàn đã làm đúng: Đó là chuyện riêng, nhưng khi giàn trải câu chuyện, tính riêng ấy đã mất đi để nhường lại cho một truyện thuộc lại " truyện cực ngắn" với những xúc cảm về con người trước cuộc chiến giữ nước vĩ đại. Với những nhà văn đang viết chuyện sử thi, là những chuyện thật, có dòng lịch sử chẩy theo những cuộc tình nhân vật. Ông Hoàn và các em của bà Chi, hãy yên tâm chúng tôi không nghĩ bài viết trên là đả kích hay phê phán ông Minh đâu ( Toà soạn bỏ một đoạn dài theo vì những lời khen ngợi của ông Bẩy, tác giả xin cám ơn ông)
- Bà Lê Thị Kim Thanh ( Phu nhân một cựu Đại Uý Thiết giáp, Thiết đoàn 10 KB). Ông Hoàn là một nhà văn, lời lẽ của ông vừa có chừng mực vừa tế nhị, ông ấy gom góp những chi tiết rồi bố cục lại hay quá, nhưng, đọc xong chuyện này tôi đã phải bật khóc. Bây giờ, ngồi bình tĩnh lại, tôi mới có thể ngồi viết gửi đến các ông ý kiến của tôi như sau:
1/ Thế hệ của chúng ta đang sống giống như " Những chiếc lá mùa cuối hạ" đang đổi mầu để trở thành mầu vàng với bao nhiêu bệnh tật, với sống và chết cận kề. Đối với thế hệ này, tất cả là vô thường, do vậy tình nghĩa mới là then chốt. Đã đành, tình yêu vì thời gian có thể đã phai tàn nhưng còn tình nghĩa với biết bao nhiêu hệ luỵ: Con cháu, quá khứ ( Tiếp đạn cho đồng đội của chồng. . .) làm sao mà dễ dứt tình thế cơ chứ?
2/ Vì là nhà văn, nên trong một góc độ nhân văn ông Hoàn đã đổ lỗi cho đấy là hậu quả của những năm tháng tù đầy. Thế thì tôi xin hỏi, bao nhiêu những H.O, bao nhiêu những tù chính trị, hiện bây giờ đang sống ở Việt Nam, đang sống ở ngoại quốc, đang sống hạnh phúc với tất cả cái gì đang có. Họ thì sao?
- Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc 42 tuổi ( Con của một Đại tá Hải Quân/ BTLHQ): Cháu cũng đồng ý với chú Hoàn và xin có lời với chú Minh như sau:
" Chú Minh ạ, người ta bảo buông dao đồ tể để trở thành Phật, cho dù chú có tình yêu mới, cho dù chú đã quên một người bạn đời đã cùng chú sánh vai bao nhiêu năm trong tình yêu, trong binh lửa. Nhưng, sao chú lại nhẫn tâm quay đi như vậy. Chú hãy về với thím ấy lần chót đi chú Minh ạ. . ."
- Ý kiến của một phụ nữ xin dấu tên ở VNN.VN: Tôi xin kể một câu chuyện của vợ chồng một cán bộ cao cấp Cộng sản đã về hưu như sau:
. . .Sau phiên toà ly dị là việc ông bà về chia nhau tài sản. Rất thẳng thắn, công bằng và hoà nhã. Đến việc chia cái ấm đun nước thì mới thành vấn đề vì nhà ấy chỉ có một cái ấm đồng truyền lại từ đời cha ông. Câu chuyện thành to, thành cãi vã, thành lăng mạ, thành suýt nữa thì có ấu đã nếu không có bác hàng xóm đưa ra một giải pháp: " Ngày lẻ theo dương lịch thì bà dùng, ngày chẵn phần ông"
Đấy, khi tình đã hết thì mọi chuyện kết thúc như thế đấy. Thế nhưng, cũng còn tuỳ vào trình độ học vấn, giáo dục gia đình, hoàn cảnh xã hội của nơi đang sinh sống. Tuy nhiên, có lẽ là một người đang sống với chế độ Cộng sản ở Việt Nam lại là người thuộc thế hệ VNCH tôi rất đồng ý với tác giả Nguyễn Trọng Hoàn về việc xử dụng những tình tiết đang, đã xẩy ra trong một gia đình để nói lên một thực trạng từ những quá khứ và đấy cũng là những nguyên nhân xa đưa đến sự băng hoại đạo đức gia đình. . .
- Thư của cô Thục ( em dâu tác giả, Toronto Canada) ( Sang nay vao so em doc ngay bai cua anh. (Sang hom qua em co vao nhung chua co thay ) Anh da lam phuc’ viet nhanh bai nay de mang mot nguoi ve voi vo cua ong ta trong giay phut cuoi.cua doi nguoi`.Qua cau chuyen, vay thi toi nghiep co Chi nay qua’. Ong nay (Minh) gia` roi sao lai con sinh ta^t vay? Cuoi cung ong ta co ve trong dam’ tang cua co Chi nay khong anh?
- Thư gửi Loan.
Chiều qua, khi biết được câu chuyện già đình chi An có tang, chị Thục gọi máy sang chia buốn, anh trả lời máy khi đám Hạnh, Chuyên, Amy và chi An vừa từ nhà quàn về, chị ấy nghe anh nói đến bài viết trên HNPĐ, chị đã vào mở ra và đọc, khi ra ngồi bàn ăn, anh thấy chị ấy có vẻ giận. Đến khi đám Hạnh vừa bước ra khỏi cửa ra, chị ấy nói liền:
- Em nghĩ anh không nên làm vậy!
Em cũng biết đối với chi An, chị ấy phản ứng như vậy đã là quá lắm rối. . .
Đến câu em viết: " Em không buồn anh lắm đâu" là em đã có buốn và câu ấy đã mang một cảm giác có một ai đó đã dùng một quả tạ thật nặng đánh vào đầu anh. . .
Loan ơi.
Thật ra, khi đem chuyện riêng của gia đình lên báo như vậy, anh chỉ có 2 mục đích chính:
1/ Nói lên tính chiến đấu, lòng ủng hộ chiến binh QLVNCH của những anh hùng vô danh như vợ con của những người lính ở những tiền đồn, ở những mặt trận bất đắc dĩ như trường hợp trận đánh vào Quận đường X, nơi có chú Minh và cô Chi của gia đình chúng ta đã anh dũng chỉ huy, chiến đấu. . .
2/ Anh mời gọi Chú Minh về để gặp cô Chi, anh nghĩ chú ấy chỉ bồng bột nhất thời để đi theo một chuyện tình cảm không chính đáng, và chú ấy đã hối hận lắm rồi. Anh có thể đoan chắc với gia đình một điều như thế này:
Trước cái chết của cô Chi, Trong chúng ta, những người đang ở lại dương gian CHÚ MINH LÀ NGƯỜI ĐAU KHỔ, ÂN HẬN NHẤT
Loan ạ,
Phàm có ai đó đứng trước cái chết của người thân, cảm giác của sự đau khổ tuy là mãnh liệt nhưng không KHỐC HẠI bằng cảm giác mình có làm một cái gì đó không đúng với người quá vãng!
Anh đã sửa lại tên, địa danh trong bài viết trước và bài ý kiến độc giả này rồi. Anh mong các em thông cảm cho anh và xin cho tình cảm anh em chúng mình vẫn đầy ắp như những-ngày-xưa-thân-ái ấy.
Viết thêm:
Chiều qua, khi đến đón em để đưa em ra phi trường, thấy em choàng vội chiếc áo dài già lam rồi vào vái chị Chi lần chót, anh đã chảy nước mắt. Đến khi em và chị An vào xe, chị hỏi anh:
- Em đi sau thấy anh đá đá cái gì trên mặt đất vậy.
Lúc ấy anh không trả lời nhưng khi nhìn chiếc bóng lẻ loi của em bước vào sân bay. Anh nói với chị:
- Vừa rồi, anh đá những chiếc lá vàng, không những thế anh còn nói nhỏ:
" Hãy bay đi, bay đi và đừng luân hồi nữa!"
Nguyễn Trọng Hoàn
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
" Hãy về ngay với cô ấy đi " - Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ ) LTS: Chúng tôi biết rằng sẽ rất không phải nếu đem chuyện gia đình để đưa lên web. Chúng tôi sẽ vô vàn biết ơn những bạn đọc sẽ không khó chịu khi đọc câu chuyện sau. Có thể câu chuyện này vẫn chỉ nằm im trong website cũ, nếu như Chủ nhật vừa rồi 22/ 9, đám giỗ cô Chi ( nhân vật mà tôi đề cập đến sau đây ) được đầy đủ. Nhưng cay đắng thay. Các con cô ( ngoài thằng Tuân thì đang bị bệnh nan y) những đứa khác thì hình như chúng quên cái ngày Mẹ nó ra đi rồi. Còn chú Minh, từ hôm Tôi viết thư cho chú ấy, đến giờ, cho dù nhắn lên nhắn xuống, chú ấy vẫn không trả lời. Nghe nói, chú ấy vẫn khỏe mạnh, vẫn thường cùng " cô vợ ca sĩ" đi khiêu vũ vào những tối cuối tuần...." Đám Giỗ" chỉ vỏn vẹn có vợ chồng tôi, một mâm cơm chay ở một ngôi chùa còn giữ tro cốt của cô...
Tôi nhìn vào đôi mắt cô, vẫn thăm thẳm....
Nguyễn Trọng Hoàn
****************************
( HNPĐ ) Mấy hôm nay, tôi có một câu chuyện mà cứ ngần ngừ mãi không dám viết, chuyện gia đình ai lại đưa lên báo bao giờ?. Nhưng lại nghĩ, trong cái riêng có cả cái chung. Trong niềm đau của những gia đình người Việt đã có tiềm ẩn, mầm mống từ niềm đau, nỗi hận của đất nước. Lại nghĩ, mấy cô em, đám con Loan, con Hạnh, con Chuyên, con Amy khi đọc đến bài này, chúng nó nghĩ sao? Lại nghĩ, tôi đã thoáng thấy cái nhíu mày của Chuyên, mặt hơi tối đi của Amy. Rồi lại nghĩ, chuyện này nhiều chi tiết quá, mình lại không phải nhà văn có tài, các tình tiết rồi bố cục phải làm sao cho thành một câu chuyện chứ. Lại trách và thầm khen những bậc đàn anh, sao họ viết khéo thế. Có một chi tiết chẳng đâu ra đâu mà câu chuyện thành rôm rả hoặc bi ai. . .Đằng này, mình. . .
Thôi thì cứ viết đi, biết đâu tin này lại đến với chú Minh. . .)
Chuyện bắt đấu từ ngày hôm Chủ nhật . . .
Cách đây 48 giờ. .Buổi sáng rất sớm cho những cú điện thoại thông thường. Đầu giây kia là một người có giọng con gái sũng nước mắt
- Cho cháu gặp cô An.
Tôi giật mình, An là tên bà xã tôi nhưng chỉ gia đình cô em dâu, cô Thục ở Canada hay gọi mà thôi. . .
Tôi chạy vào phòng ngủ đánh thức và đưa máy cho vợ tôi. . .
- Cái gì, cháu nói sao? Má cháu chết rồi sao, hồi nào, tại sao chết. . .
Tôi hỏi nhanh:
- Ai vậy em, ai chết vậy?
- Cô Chi chết rồi.
(Chuyện cô " Đồng hồ" )
. . .Tôi đóng quân ở Cần Đước, Long An. Những hôm Đại đội không hành quân, tôi lấy xe Jeep " dù" về thăm An. Tôi đã từng lái xe trước khi đơn vị mở đường, đã từng bỏ tài xế xuống đường rồi rú ga phóng qua những cái mô Việt cộng đắp trong đêm. . . Qua mô, lại cho tài xế lên, thường nói:
- Nếu tớ có chết là do mê gái, cậu có vợ con rồi. .
Tôi về đến nhà thuốc tây Phạm ở đối diện với rạp hát Thanh Vân đường Lê Văn Duyệt, có lúc trời mới mờ sáng. . .
Tôi cho xe vào đầu ngõ hẻm, chờ xe đến đón chú của An đi làm, rồi đến An cùng đám con bà dì dắt xe ra đi học. . .
Có một buổi sáng, tôi cũng làm theo mửng cũ, chờ đến sáng bét, mới hay đó là ngày Chủ nhật. . .
Tôi đánh bạo vào tiệm thuốc . Một người con gái đang lấy chổi phất trần quét lên những mặt tủ kính.
- Chị ạ, em muốn gặp cô An. . .
Sau này tôi mới biết đó là cô Chi. . . Vốn là, chú của An có ra một gia lệnh, chỉ khi nào ông lên xe đi làm, thì vợ con mới được ra khỏi cửa. Có hôm cô Chi đã lén vặn đồng hồ báo thức sớm hơn để giúp An được ra khỏi nhà sớm hơn. Khi viết những dòng chữ này tôi không nhớ đó là chuyện gì và bao nhiêu lần cô ấy đã phải văn lại đồng hồ, nhưng sau đó để nói lên lòng biết ơn của tôi đối với cô. Tôi thường chào:
- Cám ơn chị đồng hồ.
Có lần cô Chi chỉnh tôi:
- Này, không được gọi tôi là chị nghe chưa? tôi phải gọi là chị An cơ mà. . . ( Chuyện còn dài lắm, có dịp tôi sẽ kể sau)
Tôi lập gia đình với An rồi bẳng đi một dạo, tôi nghe tin chú Minh, chồng cô Chi đi làm Quận trưởng Quận X. . .Lúc ấy tôi mới làm Đại đội trưởng Trinh sát 46/Sư đoàn 25. .( Bộ chỉ huy đóng tại Cần Giuộc, Long An)
Việt cộng tấn công và chiếm một phần thị trấn X. Đại Tá Tư lệnh Lê Văn Tư trực thăng vận Đại đội tôi từ ngã ba sông ở Phước Tân rồi đi ngược lên, âm thầm vượt sông chiếm lại Thị trấn trong khi các đơn vị chủ lực khác của Sư đoàn đánh thẳng từ quốc lộ 4 đánh vào.
Bị đánh bất ngờ ở sau lưng, Việt cộng thua chạy. Tôi chạy nhanh về tư thất Quận trưởng, nhìn toán tản thương đang khiêng những người bị thương từ phần tư thất sụp đổ. . . Lúc ấy tôi mới nhớ đến cô Chi. Tôi hỏi lớn:
- Có bà Quận ở trong đó không?
Không có tiếng trả lời nhưng ngay trưa hôm ấy tôi được biết trong lúc Việt cộng xuất hiện ở khuôn viên Quận đường, Chú Minh ở trong phòng Hành quân, Cô Chi đã chạy đi chạy lại tiếp đạn cho mấy lô cốt, cô bị thương vào cánh tay trái. . .Khi Việt cộng bắt đầu rút, cô đã tự băng vết thương, lẻn ra chợ đi xe đò về Sài Gòn. Cô nói với An khi An vào nhà thương thăm cô:
- Mình lên thăm chồng, ở lại, chẳng có công trạng gì, bị thương như thế có đáng gì so với tổn thất của đồng đội anh Minh , báo chí họ mà biết, họ đăng lên báo, xấu hổ lắm. .
(Tôi kể một đoạn trên để nói lên tính nhu mì, khiêm tốn của cô Chi mà thôi. . .)
Sau ngày 30 tháng Tư, chúng tôi như những hạt sạn, rơi vãi, bị gió phương Bắc thổi đi tứ tung. . .Tôi chỉ nghe nói chú Minh bị đưa đi học tập cải tạo tại miền Bắc. Khi tôi được tha. Có lần An kể cho tôi:
- Cô Chi đi thăm chồng, chú Minh dặn đừng mua gì cả, chỉ mua cho chú ấy một cây đàn guita. . .
Tôi nhăn mặt:
- Oách nhỉ, đói khát lê lết mà vẫn còn đàn với địch được à ?
- "Con" Chi nó kể, lần ra thăm trước, chưa hỏi thăm được câu nào, chú ấy đã bắt nó ngồi nghe năm sáu bài hát chú ấy sáng tác. . .
Nhà tôi rùng đôi vai:
- Ghê thật, cải tạo ghê thật, từ một sĩ quan thông minh, can trường như chú Minh lại biến thành kẻ bất đắc chí. . .
Gia đình chú Minh không đi theo diện H.O mà đi theo diện đoàn tụ có thằng Tuân ( con trai chú) ra trường, làm Bác sĩ bảo lãnh. và hiện nay đang ở Washington State. . .
. . .
Cách đây khoảng 6 tháng:
Nhà tôi "kéo" về phía tôi một phụ nữ, tôi chạy nhanh tới:
- A, chào cô Đồng Hồ. . .
Vẻ u sầu của cô làm tôi biết mình lỡ lời. . .Cô Chi già hơn nhiều, cô nói thăm thẳm:
- Tôi về đây ở với con Di ít tháng. . .Ông ấy tự động bỏ đi rồi, chẳng nói với tôi câu nào, nghe nói đang ở với một bà ca sĩ nào đó ở SanTa Anna. . .
Cách đây 36 giờ:
Tôi chở đám Loan, Hạnh, mang ảnh của cô Chi ra nhà quàn trước để chuẩn bị liệm . . .
Con Di ngồi đằng sau xe, nói tiếng Việt ngòng ngọng: ( Người viết sửa lời)
- Những tháng sau này, ba cháu có ý hối hận, viết thư về xin mẹ cháu tha lỗi, xin về nhà, mẹ cháu đang ngần ngừ thì mẹ cháu chết. Đêm qua, cháu hỏi mẹ: " Mẹ có cho Ba về để gặp mẹ lần cuối không, mẹ cháu không trả lời, sau đó mẹ cháu đi. . . Anh Tuân cháu không cho, anh ấy thường nói: " Giở hơi gì Ba, giở hơi mà biết mê gái. Thôi không báo biếc gì cả !"
Thư ngắn gửi chú Minh :
Tôi có nghe Khâm nói chú thường vào đọc HNPĐ, nếu chú đọc được bài này, chú hãy về ngay với cô ấy đi chú Minh ạ, Cô Chi đang nằm chờ chú ở nhà quàn Clairmont Mesa, San Diego. . .
Những việc làm lạc lõng của chú là do tại hại còn tồn đọng trong những năm tháng tù đầy mà ra cả thôi . .Con Di nó hiểu lầm đấy, cô Chi im lặng là cô ấy đã thông cảm rồi, còn các cháu, con cái và cha mẹ có ai giận nhau qua đêm bao giờ? Nghĩa tử là nghĩa tận. Chú là một sĩ quan nổi tiếng can đảm trong trận mạc. . .Hãy vùng dậy, can đảm một lần cuối trong đời: Về với cô Chi và những đứa con ngoan của chú !
Viết thêm:
Cô Chi lúc sinh tiền có cho tôi xem những bản nhạc của Chú, tôi vốn là đứa dốt nhạc lý nhưng lời của những ca khúc ấy đều ca ngợi vẻ đẹp buồn bã của mùa Thu. . .San Diego đang sắp sửa vào Thu, nhưng thời tiết độ này đã đảo lộn hay sao ấy, mà trên những tàng cây, chỉ mới hơn một tháng trước đây, còn rực rỡ một màu xanh quyện với nắng hồng hạ . Thế mà bây giờ có những chiếc lá vàng đã lác đác lìa cành. . .
Chú Minh ơi, hãy về nhanh, sau ngày thứ Sáu này, cô Chi sẽ bỏ chúng ta để lên giàn thiêu rồi đó. . .
( Viết vội, tác giả xin cáo lỗi về cách bố cục, hành văn, kể cả lỗi typing)
Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )
*******************
Điếu văn cho Mẹ. . .
Thưa các bác, cô dì.
Thưa các bạn cùng sở của 3 anh em chúng cháu. . .
Cháu tuy lớn lên ở VN nhưng lại trưởng thành ở Mỹ nên cháu không biết viết bài điếu văn ra làm sao. Cháu tự nghĩ, điếu văn cho người chết là kể lại công đức của người quá vãng, cũng có thể điếu văn là một thông điệp gửi cho người còn ở lại.
Dù hiểu thế nào đi nữa thì đây là những tâm tư tình cảm của ba anh em chúng cháu gửi cho mẹ cháu, cũng như thay mặt mẹ cháu gửi vài lời cho người dương thế. ..
Cháu xin kể như sau:
Về việc công: Lúc còn ở VN, khi chúng cháu mới biết phân biệt thế nào là đúng sai thì xẩy ra ngày 30 tháng Tư, ba cháu đi tù, lúc ấy chưa có con Di chỉ có 3 mẹ con chăm chút với nhau. Cháu thường ngắm những bức hình của ba cháu mặc quân phục, tấm thì đang chỉ trên bản đồ đặt trên mui xe jeep, tấm thì bên những máy truyền tin như đang chỉ huy, tấm thì đang đi giữa một rừng chiến binh khác. Có tấm có cả hình Mẹ cháu nữa. . .Có lần cháu hỏi:
- Bộ mẹ cũng đi đánh trận hay sao?
Mẹ cháu cười:
- Mẹ lên thăm ba thôi. . .Nhưng, khi được hỏi về một vết sẹo dài trên khuỷu tay của Mẹ, thì Mẹ mới kể đến một trận đánh xáp lá cà giửa ta và địch, Việt cộng tràn ngập Quận đường nơi Ba cháu làm Quận trưởng, Mẹ cháu thân thể nhỏ nhắn như vậy đã phải chạy ra ngoài, lúc thì băng bó vết thương cho binh sĩ, lúc thì chạy vào kho lấy đạn dược tiếp cho các lô cốt. Rồi Mẹ cháu bị thương. . .
Chuyện ấy thì Mẹ cháu giấu nhưng chuyện này thì ai cũng biết:
Trong trận Mậu Thân, Mẹ cháu lên thăm ba ở Hố Bò, lúc ấy ba cháu đang làm Tiểu đoàn trưởng, Việt cộng đột kích vào đồn Chà Rấy nơi đóng quân của ba cháu. Đợt xung phong thứ nhất, rồi thứ 2, thứ 3 không thành. Sau cùng, ( Cũng là lúc Ba cháu bị thương rất nặng ) chúng đánh biển người mong rằng với số quân đông gấp bội chúng sẽ chiếm được cái đồn hiểm yếu nằm giữa Hố Bò, Bời Lời và thị trấn Trảng bàng . . Đồn Chà Rầy rung lên từng chặp như những cơn địa chấn cùng với tiếng hô xung phong với đầy mùi tanh của máu. Bộ Chỉ huy tan nát gần như tê liệt nếu không có Mẹ cháu vừa liên lạc với Đại tá TKT vừa liên lạc với các Đại đội để giữ vững tinh thần thuộc cấp. Cộng quân thất bại e chề. Đại tá Tiểu Khu trưởng đáp trưc thăng xuống sân đồn, nồng nhiệt cám ơn mẹ cháu. Mẹ chỉ kịp nói: " Đó là công trạng của anh em trongTiểu đoàn, chỉ xin ông giấu chuyện này cho tôi" rồi Mẹ cháu quỵ xuống. ( 1 )
Đây cũng là nguyên nhân những lần đột quỵ tiếp diễn đều đặn của những năm tháng sau này. . (.In nghiêng của toà soạn )
Thưa các bác, cô dì và các bạn bè cùng sở.
Còn chuyện riêng, những năm tháng trước năm 1975 tình cảm giữa ba mẹ cháu ra sao cháu không biết rõ lắm. Chúng cháu cứ đinh ninh rằng một thứ tình vợ chồng, ở đó, chồng vợ gắn bó, hi sinh, thậm chí sát cánh với nhau, cứu nhau trong lửa đạn như ba mẹ cháu thì đã là keo sơn lắm rồi, vĩnh cửu lắm. . .
Rồi lại nghĩ : Trong gần 13 năm , một thân cò đơn lẻ lặng lẽ đi về trong gió sớm mưa chiều để vừa nuôi con vừa nuôi chồng . Cuộc sống lúc ấy đã vắt cạn kiệt sức Mẹ, thân Mẹ. Khi viết lại những dòng này chúng cháu còn nhớ như in con số 7 lần Mẹ cháu bi xỉu. mà, mỗi lần như thế, khi tỉnh dạy Mẹ con đều nói:
- Mẹ có sao, đến kỳ các con phải đi thăm nuôi ba. .
Rồi chúng con lại nghĩ: Khi ba con được tha, khi cả nhà được đoàn tụ ở bên Mỹ rồi thì đấy là những cầu xin, ước nguyện đã thành. Hạnh phúc đã viên mãn với hình ảnh cha mẹ đi làm nuôi con đi học rồi con cái thành danh chăm sóc lại mẹ cha.
Thế nhưng, ông Trời tai ác, cho ai tay phải thì lấy lại bằng tay trái. Ngày cháu ra trường, ngày Mẹ cháu về hưu vừa gần một tháng thì cũng là lúc, vào một buổi chiều chớm đông, trong cái gió lạnh se sắt của Seattle, ba cháu đã lặng lẽ bỏ đi về miền Nam Cali với nắng ấm, với tình nồng. . .
Mẹ ơi!
Từ ngày ấy đến ngày Mẹ sắp sửa bỏ dương thế ra đi, chúng cháu không còn thấy Mẹ khóc nữa, thay vào đấy là một vẻ mặt u trầm với đôi mắt xa xăm thăm thẳm lúc nào cũng như đang chơi vơi trong một cõi vô minh huyền hoặc nào đó. . .
Đêm Mẹ bị cơn đau tim lần thứ 8 và cũng là lần cuối, Mẹ ôm hôn từng đứa chúng con. Đến con Di lúc ấy mẹ mới khóc:
- Tội nghiệp các con tôi, các con mồ côi của tôi.
Không, Mẹ ơi! Chúng con chỉ mồ côi cha mà thôi.Tuy thân xác phù du của Mẹ sẽ bị huỷ rữa. Với chúng con, Mẹ không bao giờ chết cả, Mẹ mãi mãi ở bên chúng con . .Mãi mãi là quạt nồng mùa hạ, là bếp lửa mùa đông, mãi mãi. . .Mẹ ơi!
Người viết điếu văn: Trưởng nam: Nguyễn Cảnh Tuân
(1) Chi tiết của bác Hoàn và của bác Khâm
*****************
Đàn ông năm bẩy lá gan ? (Đề tựa của một độc giả nữ)
( Khi bài viết vội " Hãy về ngay với cô ấy đi" đưa lên mạng thì ngay lập tức chúng tôi nhận được khoảng gần 100 email gửi về. Tất cả đều bầy tỏ lòng xúc động và " bây giờ mới biết" là bên cạnh sự chiến đấu can trường của các chiến binh QLVNCH còn có những giữ trợ giúp âm thầm không mệt mỏi của những bà vợ các chiến binh ấy. . .
Tuy nhiên, có một lá từ một người em trong gia đình đã làm chúng tôi phải bùi ngùi, ân hận. . .
Chúng tôi xin đăng nguyên văn một ít số thư ( kể cả nếu có lỗi chính tả, typing. . .)
- Em Phạm Thị Thanh Loan ( Em của cô Chi): Em đã về đến Oklahoma chiều qua (23/9), em đã đọc bài của anh viết trên HNPĐ em xin có vài y như sau:
1/ Việc anh đưa câu chuyện này lên báo là anh đã làm sai lời hứa với anh em. Em không buốn anh lắm đâu vì, người mà từ lúc còn tấm bé chúng em vẫn xem anh như ( Bỏ 6 chữ) , của lòng yêu nước.
2/ Em biết, với khả năng về văn chương, anh có thể đổi tên, đổi một chút tình tiết sao anh không làm vậy?
3/ Chúng em đồng ý việc anh kêu gọi anh Minh về là đúng. Những ngày gần đây, anh ấy có gửi " một lá thư chung" cho gia đình bầy tỏ lòng hối tiếc. Việc anh ấy về lần chót em nghĩ sẽ không phải cho gia đình đâu mà cho chính anh ấy. Trong cuộc đời còn lại, anh ấy sẽ sống với tâm linh ra sao nếu anh ấy không về?"
- Cựu Trung tá Lê Đình Bẩy ( TK/PT) Tôi rất xúc động khi đọc bài " Hãy về Ngay Với Cô Ấy Đi" của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn. Ông Hoàn đã làm đúng: Đó là chuyện riêng, nhưng khi giàn trải câu chuyện, tính riêng ấy đã mất đi để nhường lại cho một truyện thuộc lại " truyện cực ngắn" với những xúc cảm về con người trước cuộc chiến giữ nước vĩ đại. Với những nhà văn đang viết chuyện sử thi, là những chuyện thật, có dòng lịch sử chẩy theo những cuộc tình nhân vật. Ông Hoàn và các em của bà Chi, hãy yên tâm chúng tôi không nghĩ bài viết trên là đả kích hay phê phán ông Minh đâu ( Toà soạn bỏ một đoạn dài theo vì những lời khen ngợi của ông Bẩy, tác giả xin cám ơn ông)
- Bà Lê Thị Kim Thanh ( Phu nhân một cựu Đại Uý Thiết giáp, Thiết đoàn 10 KB). Ông Hoàn là một nhà văn, lời lẽ của ông vừa có chừng mực vừa tế nhị, ông ấy gom góp những chi tiết rồi bố cục lại hay quá, nhưng, đọc xong chuyện này tôi đã phải bật khóc. Bây giờ, ngồi bình tĩnh lại, tôi mới có thể ngồi viết gửi đến các ông ý kiến của tôi như sau:
1/ Thế hệ của chúng ta đang sống giống như " Những chiếc lá mùa cuối hạ" đang đổi mầu để trở thành mầu vàng với bao nhiêu bệnh tật, với sống và chết cận kề. Đối với thế hệ này, tất cả là vô thường, do vậy tình nghĩa mới là then chốt. Đã đành, tình yêu vì thời gian có thể đã phai tàn nhưng còn tình nghĩa với biết bao nhiêu hệ luỵ: Con cháu, quá khứ ( Tiếp đạn cho đồng đội của chồng. . .) làm sao mà dễ dứt tình thế cơ chứ?
2/ Vì là nhà văn, nên trong một góc độ nhân văn ông Hoàn đã đổ lỗi cho đấy là hậu quả của những năm tháng tù đầy. Thế thì tôi xin hỏi, bao nhiêu những H.O, bao nhiêu những tù chính trị, hiện bây giờ đang sống ở Việt Nam, đang sống ở ngoại quốc, đang sống hạnh phúc với tất cả cái gì đang có. Họ thì sao?
- Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc 42 tuổi ( Con của một Đại tá Hải Quân/ BTLHQ): Cháu cũng đồng ý với chú Hoàn và xin có lời với chú Minh như sau:
" Chú Minh ạ, người ta bảo buông dao đồ tể để trở thành Phật, cho dù chú có tình yêu mới, cho dù chú đã quên một người bạn đời đã cùng chú sánh vai bao nhiêu năm trong tình yêu, trong binh lửa. Nhưng, sao chú lại nhẫn tâm quay đi như vậy. Chú hãy về với thím ấy lần chót đi chú Minh ạ. . ."
- Ý kiến của một phụ nữ xin dấu tên ở VNN.VN: Tôi xin kể một câu chuyện của vợ chồng một cán bộ cao cấp Cộng sản đã về hưu như sau:
. . .Sau phiên toà ly dị là việc ông bà về chia nhau tài sản. Rất thẳng thắn, công bằng và hoà nhã. Đến việc chia cái ấm đun nước thì mới thành vấn đề vì nhà ấy chỉ có một cái ấm đồng truyền lại từ đời cha ông. Câu chuyện thành to, thành cãi vã, thành lăng mạ, thành suýt nữa thì có ấu đã nếu không có bác hàng xóm đưa ra một giải pháp: " Ngày lẻ theo dương lịch thì bà dùng, ngày chẵn phần ông"
Đấy, khi tình đã hết thì mọi chuyện kết thúc như thế đấy. Thế nhưng, cũng còn tuỳ vào trình độ học vấn, giáo dục gia đình, hoàn cảnh xã hội của nơi đang sinh sống. Tuy nhiên, có lẽ là một người đang sống với chế độ Cộng sản ở Việt Nam lại là người thuộc thế hệ VNCH tôi rất đồng ý với tác giả Nguyễn Trọng Hoàn về việc xử dụng những tình tiết đang, đã xẩy ra trong một gia đình để nói lên một thực trạng từ những quá khứ và đấy cũng là những nguyên nhân xa đưa đến sự băng hoại đạo đức gia đình. . .
- Thư của cô Thục ( em dâu tác giả, Toronto Canada) ( Sang nay vao so em doc ngay bai cua anh. (Sang hom qua em co vao nhung chua co thay ) Anh da lam phuc’ viet nhanh bai nay de mang mot nguoi ve voi vo cua ong ta trong giay phut cuoi.cua doi nguoi`.Qua cau chuyen, vay thi toi nghiep co Chi nay qua’. Ong nay (Minh) gia` roi sao lai con sinh ta^t vay? Cuoi cung ong ta co ve trong dam’ tang cua co Chi nay khong anh?
- Thư gửi Loan.
Chiều qua, khi biết được câu chuyện già đình chi An có tang, chị Thục gọi máy sang chia buốn, anh trả lời máy khi đám Hạnh, Chuyên, Amy và chi An vừa từ nhà quàn về, chị ấy nghe anh nói đến bài viết trên HNPĐ, chị đã vào mở ra và đọc, khi ra ngồi bàn ăn, anh thấy chị ấy có vẻ giận. Đến khi đám Hạnh vừa bước ra khỏi cửa ra, chị ấy nói liền:
- Em nghĩ anh không nên làm vậy!
Em cũng biết đối với chi An, chị ấy phản ứng như vậy đã là quá lắm rối. . .
Đến câu em viết: " Em không buồn anh lắm đâu" là em đã có buốn và câu ấy đã mang một cảm giác có một ai đó đã dùng một quả tạ thật nặng đánh vào đầu anh. . .
Loan ơi.
Thật ra, khi đem chuyện riêng của gia đình lên báo như vậy, anh chỉ có 2 mục đích chính:
1/ Nói lên tính chiến đấu, lòng ủng hộ chiến binh QLVNCH của những anh hùng vô danh như vợ con của những người lính ở những tiền đồn, ở những mặt trận bất đắc dĩ như trường hợp trận đánh vào Quận đường X, nơi có chú Minh và cô Chi của gia đình chúng ta đã anh dũng chỉ huy, chiến đấu. . .
2/ Anh mời gọi Chú Minh về để gặp cô Chi, anh nghĩ chú ấy chỉ bồng bột nhất thời để đi theo một chuyện tình cảm không chính đáng, và chú ấy đã hối hận lắm rồi. Anh có thể đoan chắc với gia đình một điều như thế này:
Trước cái chết của cô Chi, Trong chúng ta, những người đang ở lại dương gian CHÚ MINH LÀ NGƯỜI ĐAU KHỔ, ÂN HẬN NHẤT
Loan ạ,
Phàm có ai đó đứng trước cái chết của người thân, cảm giác của sự đau khổ tuy là mãnh liệt nhưng không KHỐC HẠI bằng cảm giác mình có làm một cái gì đó không đúng với người quá vãng!
Anh đã sửa lại tên, địa danh trong bài viết trước và bài ý kiến độc giả này rồi. Anh mong các em thông cảm cho anh và xin cho tình cảm anh em chúng mình vẫn đầy ắp như những-ngày-xưa-thân-ái ấy.
Viết thêm:
Chiều qua, khi đến đón em để đưa em ra phi trường, thấy em choàng vội chiếc áo dài già lam rồi vào vái chị Chi lần chót, anh đã chảy nước mắt. Đến khi em và chị An vào xe, chị hỏi anh:
- Em đi sau thấy anh đá đá cái gì trên mặt đất vậy.
Lúc ấy anh không trả lời nhưng khi nhìn chiếc bóng lẻ loi của em bước vào sân bay. Anh nói với chị:
- Vừa rồi, anh đá những chiếc lá vàng, không những thế anh còn nói nhỏ:
" Hãy bay đi, bay đi và đừng luân hồi nữa!"
Nguyễn Trọng Hoàn