Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Hệ thống đường mòn Hồ chí Minh

Con đường chuyển vận người và vũ khí của Việt Cộng từ Bắc vào Nam xuyên qua vùng cán chảo của vương quốc Lào đã có từ thời chiến tranh Ðông Dương.


Hệ thống đường mòn Hồ chí Minh

Đường mòn HCM


I. Sơ Lược Lịch Sử

Con đường chuyển vận người và vũ khí của Việt Cộng từ Bắc vào Nam xuyên qua vùng cán chảo của vương quốc Lào đã có từ thời chiến tranh Ðông Dương. Lúc đó hệ thống giao liên này đích thực là những “đường mòn” dùng cho người đi bộ xuyên qua vùng rừng rậm Hạ Lào. Sau khi chiến tranh Việt – Pháp chấm dứt vào năm 1954 với hiệp định Geneve chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, hệ thống đường mòn này hầu như không còn được xử dụng.

Cho tới năm 1959, để chuẩn bị cho dã tâm đưa quân xâm chiếm miền Nam, Việt Cộng thành lập một Ðoàn Tiếp Vận đặc biệt mang bí số 559 có nhiệm vụ bảo vệ, mở mang, tu sửa và xếp đặt những cơ sở hậu cần dọc theo trục tiếp vận Bắc – Nam dọc theo bán đảo Ðông Dương, thường được các giới chức quân sự mệnh danh là “đường mòn Hồ Chí Minh” này. Ðơn vị Việt Cộng phụ trách mang tên 559 vì được thành lập vào tháng 5 năm 1959. Nhưng dù đã được đặt dưới quyền quản trị đặc biệt của Ðoàn Tiếp Vận 559, trước năm 1967, hệ thống đường xâm nhập Bắc – Nam tại Hạ Lào vẫn rất thô sơ nên Việt Cộng còn phải dùng dân công và xe đạp thồ để chuyển vận vũ khí và tiếp liệu.

Mãi tới năm 1971, khi cường độ của cuộc chiến tranh Việt Nam gia tăng với những trận đánh qui mô trận địa chiến dùng chiến xa và đại pháo, đường mòn Hồ Chí Minh mới được canh tân thành những xa lộ lớn, xe hơi có thể di chuyển hai chiều. Con đường này bắt đầu từ đèo Mụ Già gần thị trấn Vinh – với hải cảng Bến Thủy – thuộc tỉnh Quảng Bình của Bắc Việt, xuyên qua lãnh thổ Lào rồi đâm sâu về phía Nam song song với biên giới Lào – Việt. Ðường mòn Hồ Chí Minh giao tiếp với đường số 9 là trục lộ Ðông – Tây nối liền thị trấn Ðông Hà thuộc miền Nam Việt Nam và tỉnh Savanakhet của Lào tại hai điểm quang trọng, đó là thị trấn Tchépone và Mường Nông. Hai trung tâm chuyển tiếp mấu chốt dùng làm nơi dưỡng quân và có nhiều kho quân lương, vũ khí này được Việt Cộng đặt cho bí danh 604 và 611 nằm đối diện với hai tỉnh cực bắc Quảng Trị, Thừa Thiên của miền Nam Việt Nam. Ðây là những địa điểm chính của Cộng Quân dùng làm bàn đạp để đẩy mạnh những cuộc tấn công và xâm nhập lãnh thổ Quân Khu I và II của VNCH.

II. Ðường mòn Sihanouk

Xa hơn về phía Nam, đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài qua vùng Tam Biên, nơi gặp gỡ của 3 biên giới giữa các quốc gia Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Khi vào tới lãnh thổ Cam Bốt hệ thống đdường xá này thường được gọi là “đường mòn Sihanouk”, mang ngụ ý ông Hoàng xứ Chùa Tháp là một tay sai cho Cộng Sản Bắc Việt. Nói khác đi, đường mòn Sihanouk là phần cực Nam, nối dài của đường mòn Hồ Chí Minh nằm trong lãnh thổ Cam Bốt.

III. Hệ thống đường xá

Thông thường, khi nghe nói tới “đường mòn”, mọi người đều mường tượng đến hình ảnh những lối đi nhỏ cheo leo hoặc độc đạo xuyên qua những khu rừng núi hiểm trở. Nhưng thực sự đến năm 1971, đường mòn Hồ Chí Minh là một hệ thống đường giao thông rộng lớn và phức tạp gồm nhiều xa lộ chạy song song nhau và tỏa rộng như một màng lưới nhện khổng lồ. Màng lưới này dài trên một ngàn cây số phủ dọc biên giới Việt – Miên – Lào theo hướng Bắc – Nam. Có nhiều nơi, bề rộng theo hướng Ðông – Tây của chiếc lưới nhiều nhánh này lên tới 90 cây số, ăn sâu trong lãnh thổ Lào và Cam Bốt. Các giới chức quân sự VNCH – Mỹ phỏng đoán nếu nối chung các nhánh này, tổng Cộng chiều dài của hệ thống “đường mòn xa lộ” có thể lên tới trên 10 ngàn cây số! Các cơ quan tình báo VNCH và Hoa Kỳ sau nhiều năm tung các toán thám sát vào khu vực đường mòn chiến lược này cũng mới chỉ vẽ được bản đồ được chừng trên 5 ngàn cây số, nghĩa là khoảng phân nửa. Việc khám phá, kiểm soát cũng như cắt đứt hệ thống lưới nhện này vô cùng khó khăn, không những vì quá rộng lớn mà còn vì khi cắt đứt được nhánh này, Việt Cộng lại xây cất nhiều nhánh phụ mới phức tạp nằm sâu hơn trong lãnh thổ Lào hoặc Cam Bốt.

IV. Tổ chức

Ðể xây cất, tu bổ đường mòn Hồ Chí Minh, Ðoàn Tiếp Vận 559 đã phải thường trực xử dụng chừng 100,000 dân công Lào – Việt, chưa kể khoảng 50,000 quân lính để hộ tống những đoàn quân xa di chuyển cũng như bảo vệ 7 căn cứ quan trọng dọc theo đường mòn. Ngoài những căn cứ tiếp vận chính, còn có khoảng 50 trạm giao liên phụ, gọi là binh trạm. Mỗi binh trạm là một căn cứ yểm trợ gồm các cơ cấu chuyển vận, tiếp liệu, truyền tin, tu bổ đường xá, phòng thủ, y tế v.v… riêng biệt.

Dân công làm đường

Theo lời thuật lại của Thiếu Tá Lê Văn Thời, Tiểu Ðoàn Phó TÐ 4, Trung Ðoàn 2 thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, khi bị bắt làm tù binh tại vùng Căn Cứ Hỏa Lực Sophia tại Hạ Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào tháng 3 năm 1971, anh đã bị giải qua nhiều binh trạm dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trên đường ra Bắc. Thiếu Tá Thời cho biết mỗi binh trạm là một địa điểm dừng quân cách nhau khoảng một ngày đi bộ trong rừng có nhiệm vụ cung cấp lương thực, nơi ăn, chốn ở và hướng dẫn đoàn người tới trạm kế tiếp.

V. Di chuyển

Sau năm 1967, vì nhu cầu chuyển quân cũng như yểm trợ tiếp vận của Việt Cộng gia tăng tại chiến trường miền Nam, đường mòn Hồ Chí Minh đã được cải tiến và mở rộng để xe hơi có thể lưu thông được. Từ đó, xe vận tải kiểu Molotova do Nga Sô viện trợ đã được dùng để thay thế cho dân công và xe đạp thồ trong việc chuyên chở. Cơ quan tình báo đồng minh cho biết mỗi ngày có hàng trăm xe vận tải di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh và cũng có hàng trăm trạm nghỉ cho xe cộ chỉ riêng trong lãnh thổ Lào. Những xe này thường chạy vào ban đêm để tránh bị phi cơ phát hiện. Mỗi đêm, xe di chuyển được chừng 50 cây số là khoảng cách trung bình giữa trạm nghỉ này và trạm khác. Vì phải di chuyển ban đêm nhưng lại không dám để đèn để tránh bị phát hiện nên cần tài xế rất quen thuộc với đường xá trong vùng. Do đó, mỗi trạm nghỉ đều có một toán tài xế cơ hữu thường trực chuyên lái xe từ trạm mình tới trạm kế tiếp để thuộc nằm lòng địa thế vì lái đi lái lại có mỗi một đoạn đường chừng 50 cây số.

Bản đồ hệ thống đường mòn HCM

VI. Hệ thống dẫn nhiên liệu

Trước kia, nhiên liệu cần dùng được chứa trong những thùng phi 200 lít do xe vận tải chuyên chở hoặc đôi khi được thả trôi theo những giòng nước vào mùa mưa. Qua năm 1968 vì nhu cầu gia tăng gấp bội, Việt Cộng đã hoàn tất một hệ thống dẫn dầu dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp tế nhiên liệu cho các xe cơ giới. Ống dẫn dầu có đường kính 4 inch (khoảng 10 cm) bắt đầu từ đèo Mụ Già chạy dọc theo biên giới Lào – Việt tới khu vực Mường Nông bên Lào, đối diện với thung lũng A Shau về phía Nam. Như vậy, Việt Cộng không những đã giải quyết được vấn đề tiếp tế nhiên liệu cho các xe vận tải di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, mà còn có khả năng yểm trợ cho các chiến xa hoạt đông sâu tại chiến trường miền Nam.

Tưởng cũng nên nhắc lại chiến xa kiểu PT-76 của Việt Cộng xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam vào đêm 8 tháng 2 năm 1968 trong trận đánh tại trại Lực Lượng Ðặc Biệt Lang Vei gần Khe Sanh sát biên giới Lào – Việt trên đường số 9. Chiến xa PT-76 là loại xe lội nước hạng nhẹ nên có thể di chuyển khá dễ đàng trên đường xá lầy lội bên Lào, sau đó, không còn thấy tham chiến cho tới năm 1971 trong trận Hạ Lào. Vì vậy, giới chức quân sự đồng minh cho rằng vì gặp khó khăn về việc tiếp tế nhiên liệu cũng như trở ngại về địa thế không thích hợp nên chiến xa hạng trung như loại T-54 của Việt Cộng không phải là mối đe dọa lớn trên chiến trường miền Nam, nhất là tại vùng cao nguyên núi non trùng điệp và rừng rậm hiểm trở.

Theo ước lượng của giới tình báo, trong khoảng thời gian 5 năm từ 1966 tới 1971, có chừng 600,000 ngàn quân CS Bắc Việt, 100,000 tấn thực phẩm, 400,000 ngàn vũ khí đủ loại và 50,000 tấn đạn dược đã được chuyên chở qua đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Mật độ xe cộ đi lại rất rộn rịp trong mùa khô từ tháng 10 tới tháng 4. Sáu tháng còn lại trong năm, vì mưa lũ thường xuyên nên đường xá lầy lội rất khó đi. Các cuộc tấn công của VIệt Cộng trên chiến trường miền Nam thường được khởi sự vào mùa khô, khi việc chuyên chở người và vật liệu trên đường mòn Hồ Chí Minh không gặp trở ngại vì thời tiết.

VII. Nỗ lực cắt đứt đườn mòn Hồ Chí Minh của VNCH và đồng minh

Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, tiếp vận thường là yếu tố sinh tử góp phần quyết định quan trọng trong việc thành công hay thất bại. Các bậc danh tướng cổ kim luôn luôn đặt vấn đề tiếp vận thành mối ưu tư hàng đầu trong mỗi cuộc hành quân. Thời xưa, khi hình thái chiến tranh còn đơn giản với những vũ khí thô sơ, công tác tiếp vận thường thu gọn vào việc tiếp tế lương thực cho quân lính. Dưới thời Tam Quốc bên Tầu, vạn đại quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Hán đã chế ra “trâu gỗ, ngựa gỗ” để giải quyết vấn đề tải lương trong những lần “lục xuất Kỳ Sơn” ra đánh Tào Tháo tại Trung Nguyên. Ông cũng lập kế dùng thuyền chở rơm rạ chèo tới gần thủy trại của quân Tào rồi cho quân khua chiêng gióng trống khiến địch sợ hãi bắn tên loạn xạ nên nhàn nhã thu được 10 vạn mũi tên cắm vào thuyền đem về nạp cho Ðô Ðốc Chu Du của Giang Nam làm vũ khí đại thắng quân Tào trong trận Xích Bích. Tào Tháo gian hùng đã ra lệnh chém quan Chưởng Bạ Dương Tu khi lương thực bị cạn cũng chỉ mong trấn an lòng quân sĩ.

Gần đây hơn, dưới thời nhà Trần trong Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh khởi đầu bằng chiến thắng Vân Ðồn khi tướng Trần Khánh Dư đốt hết những thuyền chở lương của giặc. Kết qủa, 50 vạn quân do Nguyên đã bị thảm bại. Trong thế chiến thứ hai, những đoàn chiến xa Panzer lừng danh bách chiến bách thắng dưới quyền con cáo già sa mạc Romme đã bị quân Anh chận đứng tại Phi Châu vì thiếu nhiên liệu. Vào năm 1954, quân đi Pháp đã bị thất trận tại Ðiện Biên Phủ vì bị cắt đứt đường tiếp vận và tăng viện duy nhất bằng đường hàng không.

Ngày nay, quân lực Hoa Kỳ được coi là hữu hiệu nhất thế giới không hẳn chỉ vì binh sĩ thiện chiến mà còn nhờ bộ máy tiếp vận khổng lồ hữu hiệu gần như vô giới hạn có thể tiếp tế bất cứ phần đất nào trên thế giới trong khoảnh khắc dăm ba tiếng đồng hồ. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, theo thống kê, cứ mỗi quân nhân Hoa Kỳ trực tiếp cầm súng đánh giặc ngoài mặt trận, có ít nhất 5 người khác đàng sau lo việc tiếp vận và yểm trợ. Vì vậy, chúng ta thấy những căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ trên thế giới không phải là những trại lính mà là những căn cứ yễm trợ tiếp vận khổng lồ.

Vì tầm quan trọng có mức độ quyết định của vấn đề tiếp vận, nên binh thư thường nói “một tướng lãnh chỉ biết về hành quân mà không biết về tiếp vận thì chưa phải là một vị tướng hoàn toàn”. Hoàng Ðế Napoléon bách chiến của nước Pháp tóm tắt ngắn gọn và đơn giản hơn: “Ðạo quân nào cũng tiến bằng chiếc bụng”. Ý ông muốn nói quân lính có no bụng mới đánh trận được. Trong thời buổi văn minh hiện đại, chiếc bụng của một đạo quân không chỉ đơn giản chỉ cần lương thực cho quân lính, mà còn không thể thiếu nhiên liệu cho xe cộ, máy bay, tầu chiến và bom đạn cho những loại vũ khí tối tân.

Do đó, khi cường độ của cuộc chiến tại Việt Nam trở thành ác liệt với các trận đánh chuyển từ hình thái du kích chiến qua trận địa chiến với quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, vấn đề tiếp vận đương nhiên trở thành một yếu tố sinh tử đối với Cộng quân. Ðể tiếp tế cho chiến trường miền Nam, Việt Cộng dùng hai ngả chính. Ðó là đường mòn Hồ Chí Minh và hải cảng Kompong Som còn được gọi là Sihanoukville của Cam Bốt. Nhưng tới năm 1971 khi chính phủ Lon Nol thân Hoa Kỳ thay thế ông hoàng Sihanouk, đường tiếp vận từ Cam Bốt qua ngả Kompong Som bị cấm chỉ. Con đường duy nhất còn lại là đường mòn Hồ Chí Minh. Cả Việt Cộng lẫn phe đồng minh đều biết rằng bên nào kiểm soát được trục tiếp vận huyết mạch này sẽ chiến thắng tại miền Nam.

Vì tầm mức chiến lược vô cùng quan trọng này, ngay từ năm 1965, QLVNCH đã có 2 kế hoạch để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh: một là đổ bộ lên miền Bắc ngay vùng hải cảng Vinh nhằm phá vỡ ngay từ đầu mối, hai là đánh sang Lào để cắt đứt tại khúc giữa. Nhưng những kế hoạch này đã không thực hiện được vì QLVNCH không đủ mạnh. Vả lại Hoa Kỳ cũng không đồng ý nới rộng chiến tranh qua toàn cõi Ðông Dương vì e ngại Trung Cộng và Nga Sô sẽ nhân cơ hội nhẩy vào vòng chiến.

Do đó, trong lúc Cộng Quân ra sức bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh thì lực lượng đồng minh dồn nỗ lực đánh phá. Các hoạt động quân sự của đồng minh nhằm cắt đứt trục tiếp vận quan trọng này gồm: thả những toán biệt kích xâm nhập nội địa Lào, dùng máy bay bắn phá, dùng lực lượng sắc tộc thiểu số Hmong của Lào và trực tiếp đổ quân sang đánh phá.

1. Hoạt động của những toán Biệt Kích

Những đơn vị chuyên xâm nhập vùng lãnh thổ do địch quân kiểm soát này thường được gọi là Lôi Hổ do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ huấn luyện. Ðây là những toán nhỏ chừng 4, 5 người được phi cơ thả xuống khu vực đường mòn Hồ Chí Minh để thu thập tin tức tình báo về các hoạt động và di chuyển của Cộng quân cũng như thi hành những công tác phá hoại. Ban đầu, những toán biệt kích được thả dù từ các phi cơ vận tải loại C-47, sau này được thả bằng trực thăng loại H-34 hay UH-1B. Phi Ðoàn 219 của Không Quân VNCH là đơn vị phụ trách thả và bốc những toán biệt kích bên Lào.

2. Dùng máy bay đánh phá

Song song với các hoạt động biệt kích, không lực Hoa Kỳ còn dùng phi cơ oanh tạc khu trục để thường xuyên thả bom hay bắn phá để ngăn chận sự di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi khi thu thập được những tin tức tình báo chính xác từ các toán biệt kích hay từ những máy móc điện thám về di chuyển của những toán quân, đoàn xe hay nơi tập trung quân của địch, phi cơ Hoa Kỳ từ các căn cứ không quân bên Thái Lan như Phanat Nikhon hay Takhli v.v… lập tức cất cánh oanh tạc. Ngoài ra, các phi cơ võ trang Hải Quân Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm ngoài Biển Ðông cũng thường xuyên bay tuần tiễu dọc theo đường mòn dể sẵn sàng bắn phá mỗi khi phát hiện mục tiêu.

Các dụng cụ điện tử thám báo tối tân trông giống như những chòm cây được thả từ máy bay dọc theo đường mòn để thâu thập dữ kiện. Khi có xe hay người di chuyển qua, các máy “sensor” có antenne này sẽ ghi nhận những địa chấn và tự động phát ra những tín hiệu đặc biệt. Trên không phận Lào, lúc nào cũng có một phi cơ Hoa Kỳ bao vùng để ghi nhận và báo về trung tâm kiểm thám bên Thái Lan. Những tin tức này được đưa vào máy điện toán để phân tích và xác định mục tiêu cho phi cơ oanh tạc. Không quân Hoa Kỳ có loại phi cơ vận tải C-130 biến cải mang tên “Spectre” trang bị máy nhắm hồng ngoại tuyến chuyên dò tìm và bắn phá các xe cộ di chuyển vào ban đêm. Trong một tài liệu chính thức, cán binh Việt Cộng nhận xét về phi cơ Spectre này như sau: “Thằng này đánh đêm tinh như ma … “

3. Lực lượng sắc tộc Hmong Lào

Ngoài các toán biệt kích hỗn hợp Việt- Mỹ, LLÐB Hoa Kỳ còn tuyển mộ và huấn luyện người của bộ lạc thiểu số Hmong để thường trực ngăn chận các hoạt động của Cộng quân bên Lào. Lực lượng người Hmong này được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Vang Pao, đặt căn cứ tại Long Cheng. Tướng Vang Pao có nhiều tiểu đoàn hoạt động tại vùng Savannakhet gần khu vực Tchépone là một diểm tiếp vận quan trọng của Cộng Quân. Lực lượng này do Hoa Kỳ trực tiếp điều động và quản trị, không thuộc quân đội Hoàng Gia Lào trên nguyên tắc.

4. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Lào

Vào tháng 2 năm 1971, khi lực lượng Cộng quân tập trung đông đảo tại Lào để dự định tấn công vào Quân Khu I, QLVNCH đã mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 nhằm phá vỡ ý đồ của địch quân bằng cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh là trục tiếp vận chính. Lực lượng VNCH gồm có các đơn vị tinh nhuệ như Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, Sư Ðoàn Dù, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến và Liên Ðoàn 1 Biệt động Quân. Vì bị đánh trúng yếu điểm, Cộng Quân phải tung ra 6 Sư Ðoàn để bảo vệ. Ðôi bên quần thảo khoảng 45 ngày với những trận đánh đẫm máu dữ dội tại Căn Cứ BÐQ Bắc, Căn Cứ Hỏa Lực 31, đồi Lolo, đồi Sophia v.v…

Kết quả, đôi bên đều bị thiệt hại nặng về nhân mạng, chừng 10,000 người về phía QLVNCH và 20,000 người về phía Cộng Quân. Nhưng điều quan trọng là tuy QLVNCH chiếm được mục tiêu Tchépone, phá hủy nhiều cơ sở tiếp vận quan trọng tại khu hậu cần 604 và 611, nhưng vì không đủ quân số chiếm đóng nên phải rút về, không hoàn toàn cắt đứt được đường mòn Hồ Chí Minh. Vì vậy, chỉ tới mùa hè năm sau, Cộng Quân đã tập trung được đủ tiếp vận và quân số để vượt biên giới tấn công VNCH tại 3 mặt trận: giới tuyến Ðông Hà tại Quân Khu I, vùng cao nguyên Kontum tại Quân Khu II và thị trấn An Lộc thuộc tỉnh Bình Long tại Quân Khu III.

Kết luận

Sau khi hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào năm 1972, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự”. Quân Lực VNCH không còn được yểm trợ$đúng mức nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn Hồ Chí Minh. Cộng Quân coi như được Hoa Kỳ bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam. Vào tháng 4 năm 1975, Cộng Quân đã dùng toàn lực, đưa hầu hết quân số của miền Bắc, khoảng 20 sư đoàn chiến đấu, nhiều Sư Ðoàn pháo binh và Trung Ðoàn chiến xa nặng vào chiến đấu tại miền Nam với đầy đủ lương thực, nhiên liệu và đạn dược. Tất cả bộ máy quân sự khổng lồ này đã được di chuyển qua ngả đường mòn Hồ Chí Minh, chẳng gặp sức chống đối hay trở ngại nào vì QLVNCH không còn mạng để ngăn chặn. Có thể nói miền Nam đã rơi vào tay Cộng Quân dễ dàng vì chúng đã hoàn toàn làm chủ được con đường tiếp vận huyết mạch Hồ Chí Minh.

Trần Ðỗ Cẩm

http://ongvove.wordpress.com/2010/05/10/h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-mon-h%E1%BB%93-chi-minh/

( Sinh Tồn chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hệ thống đường mòn Hồ chí Minh

Con đường chuyển vận người và vũ khí của Việt Cộng từ Bắc vào Nam xuyên qua vùng cán chảo của vương quốc Lào đã có từ thời chiến tranh Ðông Dương.


Hệ thống đường mòn Hồ chí Minh

Đường mòn HCM


I. Sơ Lược Lịch Sử

Con đường chuyển vận người và vũ khí của Việt Cộng từ Bắc vào Nam xuyên qua vùng cán chảo của vương quốc Lào đã có từ thời chiến tranh Ðông Dương. Lúc đó hệ thống giao liên này đích thực là những “đường mòn” dùng cho người đi bộ xuyên qua vùng rừng rậm Hạ Lào. Sau khi chiến tranh Việt – Pháp chấm dứt vào năm 1954 với hiệp định Geneve chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, hệ thống đường mòn này hầu như không còn được xử dụng.

Cho tới năm 1959, để chuẩn bị cho dã tâm đưa quân xâm chiếm miền Nam, Việt Cộng thành lập một Ðoàn Tiếp Vận đặc biệt mang bí số 559 có nhiệm vụ bảo vệ, mở mang, tu sửa và xếp đặt những cơ sở hậu cần dọc theo trục tiếp vận Bắc – Nam dọc theo bán đảo Ðông Dương, thường được các giới chức quân sự mệnh danh là “đường mòn Hồ Chí Minh” này. Ðơn vị Việt Cộng phụ trách mang tên 559 vì được thành lập vào tháng 5 năm 1959. Nhưng dù đã được đặt dưới quyền quản trị đặc biệt của Ðoàn Tiếp Vận 559, trước năm 1967, hệ thống đường xâm nhập Bắc – Nam tại Hạ Lào vẫn rất thô sơ nên Việt Cộng còn phải dùng dân công và xe đạp thồ để chuyển vận vũ khí và tiếp liệu.

Mãi tới năm 1971, khi cường độ của cuộc chiến tranh Việt Nam gia tăng với những trận đánh qui mô trận địa chiến dùng chiến xa và đại pháo, đường mòn Hồ Chí Minh mới được canh tân thành những xa lộ lớn, xe hơi có thể di chuyển hai chiều. Con đường này bắt đầu từ đèo Mụ Già gần thị trấn Vinh – với hải cảng Bến Thủy – thuộc tỉnh Quảng Bình của Bắc Việt, xuyên qua lãnh thổ Lào rồi đâm sâu về phía Nam song song với biên giới Lào – Việt. Ðường mòn Hồ Chí Minh giao tiếp với đường số 9 là trục lộ Ðông – Tây nối liền thị trấn Ðông Hà thuộc miền Nam Việt Nam và tỉnh Savanakhet của Lào tại hai điểm quang trọng, đó là thị trấn Tchépone và Mường Nông. Hai trung tâm chuyển tiếp mấu chốt dùng làm nơi dưỡng quân và có nhiều kho quân lương, vũ khí này được Việt Cộng đặt cho bí danh 604 và 611 nằm đối diện với hai tỉnh cực bắc Quảng Trị, Thừa Thiên của miền Nam Việt Nam. Ðây là những địa điểm chính của Cộng Quân dùng làm bàn đạp để đẩy mạnh những cuộc tấn công và xâm nhập lãnh thổ Quân Khu I và II của VNCH.

II. Ðường mòn Sihanouk

Xa hơn về phía Nam, đường mòn Hồ Chí Minh kéo dài qua vùng Tam Biên, nơi gặp gỡ của 3 biên giới giữa các quốc gia Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Khi vào tới lãnh thổ Cam Bốt hệ thống đdường xá này thường được gọi là “đường mòn Sihanouk”, mang ngụ ý ông Hoàng xứ Chùa Tháp là một tay sai cho Cộng Sản Bắc Việt. Nói khác đi, đường mòn Sihanouk là phần cực Nam, nối dài của đường mòn Hồ Chí Minh nằm trong lãnh thổ Cam Bốt.

III. Hệ thống đường xá

Thông thường, khi nghe nói tới “đường mòn”, mọi người đều mường tượng đến hình ảnh những lối đi nhỏ cheo leo hoặc độc đạo xuyên qua những khu rừng núi hiểm trở. Nhưng thực sự đến năm 1971, đường mòn Hồ Chí Minh là một hệ thống đường giao thông rộng lớn và phức tạp gồm nhiều xa lộ chạy song song nhau và tỏa rộng như một màng lưới nhện khổng lồ. Màng lưới này dài trên một ngàn cây số phủ dọc biên giới Việt – Miên – Lào theo hướng Bắc – Nam. Có nhiều nơi, bề rộng theo hướng Ðông – Tây của chiếc lưới nhiều nhánh này lên tới 90 cây số, ăn sâu trong lãnh thổ Lào và Cam Bốt. Các giới chức quân sự VNCH – Mỹ phỏng đoán nếu nối chung các nhánh này, tổng Cộng chiều dài của hệ thống “đường mòn xa lộ” có thể lên tới trên 10 ngàn cây số! Các cơ quan tình báo VNCH và Hoa Kỳ sau nhiều năm tung các toán thám sát vào khu vực đường mòn chiến lược này cũng mới chỉ vẽ được bản đồ được chừng trên 5 ngàn cây số, nghĩa là khoảng phân nửa. Việc khám phá, kiểm soát cũng như cắt đứt hệ thống lưới nhện này vô cùng khó khăn, không những vì quá rộng lớn mà còn vì khi cắt đứt được nhánh này, Việt Cộng lại xây cất nhiều nhánh phụ mới phức tạp nằm sâu hơn trong lãnh thổ Lào hoặc Cam Bốt.

IV. Tổ chức

Ðể xây cất, tu bổ đường mòn Hồ Chí Minh, Ðoàn Tiếp Vận 559 đã phải thường trực xử dụng chừng 100,000 dân công Lào – Việt, chưa kể khoảng 50,000 quân lính để hộ tống những đoàn quân xa di chuyển cũng như bảo vệ 7 căn cứ quan trọng dọc theo đường mòn. Ngoài những căn cứ tiếp vận chính, còn có khoảng 50 trạm giao liên phụ, gọi là binh trạm. Mỗi binh trạm là một căn cứ yểm trợ gồm các cơ cấu chuyển vận, tiếp liệu, truyền tin, tu bổ đường xá, phòng thủ, y tế v.v… riêng biệt.

Dân công làm đường

Theo lời thuật lại của Thiếu Tá Lê Văn Thời, Tiểu Ðoàn Phó TÐ 4, Trung Ðoàn 2 thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, khi bị bắt làm tù binh tại vùng Căn Cứ Hỏa Lực Sophia tại Hạ Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào tháng 3 năm 1971, anh đã bị giải qua nhiều binh trạm dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh trên đường ra Bắc. Thiếu Tá Thời cho biết mỗi binh trạm là một địa điểm dừng quân cách nhau khoảng một ngày đi bộ trong rừng có nhiệm vụ cung cấp lương thực, nơi ăn, chốn ở và hướng dẫn đoàn người tới trạm kế tiếp.

V. Di chuyển

Sau năm 1967, vì nhu cầu chuyển quân cũng như yểm trợ tiếp vận của Việt Cộng gia tăng tại chiến trường miền Nam, đường mòn Hồ Chí Minh đã được cải tiến và mở rộng để xe hơi có thể lưu thông được. Từ đó, xe vận tải kiểu Molotova do Nga Sô viện trợ đã được dùng để thay thế cho dân công và xe đạp thồ trong việc chuyên chở. Cơ quan tình báo đồng minh cho biết mỗi ngày có hàng trăm xe vận tải di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh và cũng có hàng trăm trạm nghỉ cho xe cộ chỉ riêng trong lãnh thổ Lào. Những xe này thường chạy vào ban đêm để tránh bị phi cơ phát hiện. Mỗi đêm, xe di chuyển được chừng 50 cây số là khoảng cách trung bình giữa trạm nghỉ này và trạm khác. Vì phải di chuyển ban đêm nhưng lại không dám để đèn để tránh bị phát hiện nên cần tài xế rất quen thuộc với đường xá trong vùng. Do đó, mỗi trạm nghỉ đều có một toán tài xế cơ hữu thường trực chuyên lái xe từ trạm mình tới trạm kế tiếp để thuộc nằm lòng địa thế vì lái đi lái lại có mỗi một đoạn đường chừng 50 cây số.

Bản đồ hệ thống đường mòn HCM

VI. Hệ thống dẫn nhiên liệu

Trước kia, nhiên liệu cần dùng được chứa trong những thùng phi 200 lít do xe vận tải chuyên chở hoặc đôi khi được thả trôi theo những giòng nước vào mùa mưa. Qua năm 1968 vì nhu cầu gia tăng gấp bội, Việt Cộng đã hoàn tất một hệ thống dẫn dầu dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp tế nhiên liệu cho các xe cơ giới. Ống dẫn dầu có đường kính 4 inch (khoảng 10 cm) bắt đầu từ đèo Mụ Già chạy dọc theo biên giới Lào – Việt tới khu vực Mường Nông bên Lào, đối diện với thung lũng A Shau về phía Nam. Như vậy, Việt Cộng không những đã giải quyết được vấn đề tiếp tế nhiên liệu cho các xe vận tải di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, mà còn có khả năng yểm trợ cho các chiến xa hoạt đông sâu tại chiến trường miền Nam.

Tưởng cũng nên nhắc lại chiến xa kiểu PT-76 của Việt Cộng xuất hiện lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam vào đêm 8 tháng 2 năm 1968 trong trận đánh tại trại Lực Lượng Ðặc Biệt Lang Vei gần Khe Sanh sát biên giới Lào – Việt trên đường số 9. Chiến xa PT-76 là loại xe lội nước hạng nhẹ nên có thể di chuyển khá dễ đàng trên đường xá lầy lội bên Lào, sau đó, không còn thấy tham chiến cho tới năm 1971 trong trận Hạ Lào. Vì vậy, giới chức quân sự đồng minh cho rằng vì gặp khó khăn về việc tiếp tế nhiên liệu cũng như trở ngại về địa thế không thích hợp nên chiến xa hạng trung như loại T-54 của Việt Cộng không phải là mối đe dọa lớn trên chiến trường miền Nam, nhất là tại vùng cao nguyên núi non trùng điệp và rừng rậm hiểm trở.

Theo ước lượng của giới tình báo, trong khoảng thời gian 5 năm từ 1966 tới 1971, có chừng 600,000 ngàn quân CS Bắc Việt, 100,000 tấn thực phẩm, 400,000 ngàn vũ khí đủ loại và 50,000 tấn đạn dược đã được chuyên chở qua đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Mật độ xe cộ đi lại rất rộn rịp trong mùa khô từ tháng 10 tới tháng 4. Sáu tháng còn lại trong năm, vì mưa lũ thường xuyên nên đường xá lầy lội rất khó đi. Các cuộc tấn công của VIệt Cộng trên chiến trường miền Nam thường được khởi sự vào mùa khô, khi việc chuyên chở người và vật liệu trên đường mòn Hồ Chí Minh không gặp trở ngại vì thời tiết.

VII. Nỗ lực cắt đứt đườn mòn Hồ Chí Minh của VNCH và đồng minh

Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, tiếp vận thường là yếu tố sinh tử góp phần quyết định quan trọng trong việc thành công hay thất bại. Các bậc danh tướng cổ kim luôn luôn đặt vấn đề tiếp vận thành mối ưu tư hàng đầu trong mỗi cuộc hành quân. Thời xưa, khi hình thái chiến tranh còn đơn giản với những vũ khí thô sơ, công tác tiếp vận thường thu gọn vào việc tiếp tế lương thực cho quân lính. Dưới thời Tam Quốc bên Tầu, vạn đại quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng của nhà Hán đã chế ra “trâu gỗ, ngựa gỗ” để giải quyết vấn đề tải lương trong những lần “lục xuất Kỳ Sơn” ra đánh Tào Tháo tại Trung Nguyên. Ông cũng lập kế dùng thuyền chở rơm rạ chèo tới gần thủy trại của quân Tào rồi cho quân khua chiêng gióng trống khiến địch sợ hãi bắn tên loạn xạ nên nhàn nhã thu được 10 vạn mũi tên cắm vào thuyền đem về nạp cho Ðô Ðốc Chu Du của Giang Nam làm vũ khí đại thắng quân Tào trong trận Xích Bích. Tào Tháo gian hùng đã ra lệnh chém quan Chưởng Bạ Dương Tu khi lương thực bị cạn cũng chỉ mong trấn an lòng quân sĩ.

Gần đây hơn, dưới thời nhà Trần trong Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đại phá quân Mông Cổ hùng mạnh khởi đầu bằng chiến thắng Vân Ðồn khi tướng Trần Khánh Dư đốt hết những thuyền chở lương của giặc. Kết qủa, 50 vạn quân do Nguyên đã bị thảm bại. Trong thế chiến thứ hai, những đoàn chiến xa Panzer lừng danh bách chiến bách thắng dưới quyền con cáo già sa mạc Romme đã bị quân Anh chận đứng tại Phi Châu vì thiếu nhiên liệu. Vào năm 1954, quân đi Pháp đã bị thất trận tại Ðiện Biên Phủ vì bị cắt đứt đường tiếp vận và tăng viện duy nhất bằng đường hàng không.

Ngày nay, quân lực Hoa Kỳ được coi là hữu hiệu nhất thế giới không hẳn chỉ vì binh sĩ thiện chiến mà còn nhờ bộ máy tiếp vận khổng lồ hữu hiệu gần như vô giới hạn có thể tiếp tế bất cứ phần đất nào trên thế giới trong khoảnh khắc dăm ba tiếng đồng hồ. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, theo thống kê, cứ mỗi quân nhân Hoa Kỳ trực tiếp cầm súng đánh giặc ngoài mặt trận, có ít nhất 5 người khác đàng sau lo việc tiếp vận và yểm trợ. Vì vậy, chúng ta thấy những căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ trên thế giới không phải là những trại lính mà là những căn cứ yễm trợ tiếp vận khổng lồ.

Vì tầm quan trọng có mức độ quyết định của vấn đề tiếp vận, nên binh thư thường nói “một tướng lãnh chỉ biết về hành quân mà không biết về tiếp vận thì chưa phải là một vị tướng hoàn toàn”. Hoàng Ðế Napoléon bách chiến của nước Pháp tóm tắt ngắn gọn và đơn giản hơn: “Ðạo quân nào cũng tiến bằng chiếc bụng”. Ý ông muốn nói quân lính có no bụng mới đánh trận được. Trong thời buổi văn minh hiện đại, chiếc bụng của một đạo quân không chỉ đơn giản chỉ cần lương thực cho quân lính, mà còn không thể thiếu nhiên liệu cho xe cộ, máy bay, tầu chiến và bom đạn cho những loại vũ khí tối tân.

Do đó, khi cường độ của cuộc chiến tại Việt Nam trở thành ác liệt với các trận đánh chuyển từ hình thái du kích chiến qua trận địa chiến với quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, vấn đề tiếp vận đương nhiên trở thành một yếu tố sinh tử đối với Cộng quân. Ðể tiếp tế cho chiến trường miền Nam, Việt Cộng dùng hai ngả chính. Ðó là đường mòn Hồ Chí Minh và hải cảng Kompong Som còn được gọi là Sihanoukville của Cam Bốt. Nhưng tới năm 1971 khi chính phủ Lon Nol thân Hoa Kỳ thay thế ông hoàng Sihanouk, đường tiếp vận từ Cam Bốt qua ngả Kompong Som bị cấm chỉ. Con đường duy nhất còn lại là đường mòn Hồ Chí Minh. Cả Việt Cộng lẫn phe đồng minh đều biết rằng bên nào kiểm soát được trục tiếp vận huyết mạch này sẽ chiến thắng tại miền Nam.

Vì tầm mức chiến lược vô cùng quan trọng này, ngay từ năm 1965, QLVNCH đã có 2 kế hoạch để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh: một là đổ bộ lên miền Bắc ngay vùng hải cảng Vinh nhằm phá vỡ ngay từ đầu mối, hai là đánh sang Lào để cắt đứt tại khúc giữa. Nhưng những kế hoạch này đã không thực hiện được vì QLVNCH không đủ mạnh. Vả lại Hoa Kỳ cũng không đồng ý nới rộng chiến tranh qua toàn cõi Ðông Dương vì e ngại Trung Cộng và Nga Sô sẽ nhân cơ hội nhẩy vào vòng chiến.

Do đó, trong lúc Cộng Quân ra sức bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh thì lực lượng đồng minh dồn nỗ lực đánh phá. Các hoạt động quân sự của đồng minh nhằm cắt đứt trục tiếp vận quan trọng này gồm: thả những toán biệt kích xâm nhập nội địa Lào, dùng máy bay bắn phá, dùng lực lượng sắc tộc thiểu số Hmong của Lào và trực tiếp đổ quân sang đánh phá.

1. Hoạt động của những toán Biệt Kích

Những đơn vị chuyên xâm nhập vùng lãnh thổ do địch quân kiểm soát này thường được gọi là Lôi Hổ do Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ huấn luyện. Ðây là những toán nhỏ chừng 4, 5 người được phi cơ thả xuống khu vực đường mòn Hồ Chí Minh để thu thập tin tức tình báo về các hoạt động và di chuyển của Cộng quân cũng như thi hành những công tác phá hoại. Ban đầu, những toán biệt kích được thả dù từ các phi cơ vận tải loại C-47, sau này được thả bằng trực thăng loại H-34 hay UH-1B. Phi Ðoàn 219 của Không Quân VNCH là đơn vị phụ trách thả và bốc những toán biệt kích bên Lào.

2. Dùng máy bay đánh phá

Song song với các hoạt động biệt kích, không lực Hoa Kỳ còn dùng phi cơ oanh tạc khu trục để thường xuyên thả bom hay bắn phá để ngăn chận sự di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi khi thu thập được những tin tức tình báo chính xác từ các toán biệt kích hay từ những máy móc điện thám về di chuyển của những toán quân, đoàn xe hay nơi tập trung quân của địch, phi cơ Hoa Kỳ từ các căn cứ không quân bên Thái Lan như Phanat Nikhon hay Takhli v.v… lập tức cất cánh oanh tạc. Ngoài ra, các phi cơ võ trang Hải Quân Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm ngoài Biển Ðông cũng thường xuyên bay tuần tiễu dọc theo đường mòn dể sẵn sàng bắn phá mỗi khi phát hiện mục tiêu.

Các dụng cụ điện tử thám báo tối tân trông giống như những chòm cây được thả từ máy bay dọc theo đường mòn để thâu thập dữ kiện. Khi có xe hay người di chuyển qua, các máy “sensor” có antenne này sẽ ghi nhận những địa chấn và tự động phát ra những tín hiệu đặc biệt. Trên không phận Lào, lúc nào cũng có một phi cơ Hoa Kỳ bao vùng để ghi nhận và báo về trung tâm kiểm thám bên Thái Lan. Những tin tức này được đưa vào máy điện toán để phân tích và xác định mục tiêu cho phi cơ oanh tạc. Không quân Hoa Kỳ có loại phi cơ vận tải C-130 biến cải mang tên “Spectre” trang bị máy nhắm hồng ngoại tuyến chuyên dò tìm và bắn phá các xe cộ di chuyển vào ban đêm. Trong một tài liệu chính thức, cán binh Việt Cộng nhận xét về phi cơ Spectre này như sau: “Thằng này đánh đêm tinh như ma … “

3. Lực lượng sắc tộc Hmong Lào

Ngoài các toán biệt kích hỗn hợp Việt- Mỹ, LLÐB Hoa Kỳ còn tuyển mộ và huấn luyện người của bộ lạc thiểu số Hmong để thường trực ngăn chận các hoạt động của Cộng quân bên Lào. Lực lượng người Hmong này được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Vang Pao, đặt căn cứ tại Long Cheng. Tướng Vang Pao có nhiều tiểu đoàn hoạt động tại vùng Savannakhet gần khu vực Tchépone là một diểm tiếp vận quan trọng của Cộng Quân. Lực lượng này do Hoa Kỳ trực tiếp điều động và quản trị, không thuộc quân đội Hoàng Gia Lào trên nguyên tắc.

4. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Lào

Vào tháng 2 năm 1971, khi lực lượng Cộng quân tập trung đông đảo tại Lào để dự định tấn công vào Quân Khu I, QLVNCH đã mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 nhằm phá vỡ ý đồ của địch quân bằng cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh là trục tiếp vận chính. Lực lượng VNCH gồm có các đơn vị tinh nhuệ như Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, Sư Ðoàn Dù, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến và Liên Ðoàn 1 Biệt động Quân. Vì bị đánh trúng yếu điểm, Cộng Quân phải tung ra 6 Sư Ðoàn để bảo vệ. Ðôi bên quần thảo khoảng 45 ngày với những trận đánh đẫm máu dữ dội tại Căn Cứ BÐQ Bắc, Căn Cứ Hỏa Lực 31, đồi Lolo, đồi Sophia v.v…

Kết quả, đôi bên đều bị thiệt hại nặng về nhân mạng, chừng 10,000 người về phía QLVNCH và 20,000 người về phía Cộng Quân. Nhưng điều quan trọng là tuy QLVNCH chiếm được mục tiêu Tchépone, phá hủy nhiều cơ sở tiếp vận quan trọng tại khu hậu cần 604 và 611, nhưng vì không đủ quân số chiếm đóng nên phải rút về, không hoàn toàn cắt đứt được đường mòn Hồ Chí Minh. Vì vậy, chỉ tới mùa hè năm sau, Cộng Quân đã tập trung được đủ tiếp vận và quân số để vượt biên giới tấn công VNCH tại 3 mặt trận: giới tuyến Ðông Hà tại Quân Khu I, vùng cao nguyên Kontum tại Quân Khu II và thị trấn An Lộc thuộc tỉnh Bình Long tại Quân Khu III.

Kết luận

Sau khi hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào năm 1972, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự”. Quân Lực VNCH không còn được yểm trợ$đúng mức nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn Hồ Chí Minh. Cộng Quân coi như được Hoa Kỳ bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam. Vào tháng 4 năm 1975, Cộng Quân đã dùng toàn lực, đưa hầu hết quân số của miền Bắc, khoảng 20 sư đoàn chiến đấu, nhiều Sư Ðoàn pháo binh và Trung Ðoàn chiến xa nặng vào chiến đấu tại miền Nam với đầy đủ lương thực, nhiên liệu và đạn dược. Tất cả bộ máy quân sự khổng lồ này đã được di chuyển qua ngả đường mòn Hồ Chí Minh, chẳng gặp sức chống đối hay trở ngại nào vì QLVNCH không còn mạng để ngăn chặn. Có thể nói miền Nam đã rơi vào tay Cộng Quân dễ dàng vì chúng đã hoàn toàn làm chủ được con đường tiếp vận huyết mạch Hồ Chí Minh.

Trần Ðỗ Cẩm

http://ongvove.wordpress.com/2010/05/10/h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-mon-h%E1%BB%93-chi-minh/

( Sinh Tồn chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm