Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hệ thống phòng không tối tân sẽ khiến Patriot chỉ còn là dĩ vãng
Tổ hợp phòng không tầm trung MEADS (Medium Extended Air Defense System) là sản phẩm do Đức, Ý và Hoa Kỳ hợp tác phát triển.
MEADS ra đời nhằm mục đích thay thế các hệ thống Patriot triển khai tại Đức và Hoa Kỳ, cũng như Nike Hercules cũ ở Ý. Công việc phát triển bắt đầu vào năm 2004 với hai thành viên gồm Ý và Hoa Kỳ. Đến năm 2005, Đức chính thức gia nhập chương trình.
Ban đầu Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến mua sắm 48 bệ phóng MEADS với 1.528 tên lửa. Tuy nhiên trong năm 2011, Lầu Năm Góc đã hủy bỏ kế hoạch trên nhưng vẫn tiếp tục tài trợ cho quá trình phát triển.
Hệ thống phòng không MEADS đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2012, nó sẽ dần thay thế các tổ hợp phòng không cũ ở Đức và Ý (trong biên chế không quân).
Hệ thống phòng không Nike Hercules của Ý
Vai
trò chính của MEADS là để bảo vệ các lực lượng cơ động trước máy bay
tiêm kích, máy bay ném bom, trực thăng, UAV, cũng như tên lửa đạn đạo
chiến thuật tầm ngắn (tầm bắn tối đa lên đến 1.000 km) và tên lửa hành
trình.
Hệ thống MEADS được tích hợp tên lửa đánh chặn MIM-104F sử dụng trên tổ hợp Patriot PAC-3. Tên lửa này có khả năng cơ động cao và phá hủy mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng. Tuy nhiên nó vẫn có đầu đạn HE-FRAG nhỏ để tăng khả năng tiêu diệt.
Tên lửa MIM-104F là thiết bị đánh chặn cơ bản của MEADS, mặc dù trên các hệ thống của Đức dự kiến sẽ bổ sung tên lửa tầm ngắn IRIS-T SLS.
Tên lửa phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS
MIM-104F đạt tầm bắn tối đa 40 km, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên đến 20 km. Tên lửa được chứa trong ống phóng kín kiêm ống bảo quản.
Tên lửa MIM-104F sử dụng trên hệ thống phòng không PAC-3 được phóng từ bệ phóng thuộc tổ hợp MEADS
Mỗi bệ phóng của MEADS bao gồm 12 đạn tên lửa. Không giống như Patriot bắn ở một góc cố định, thiết bị phóng của MEADS khai hỏa theo chiều gần thẳng đứng ở góc tà 70 độ, có khả năng tấn công các mục tiêu xung quanh 360 độ mà không cần phải quay bệ phóng.
Thiết bị phóng của MEADS ưu việt hơn hẳn Patriot
Các bệ phóng MEADS sử dụng một hệ thống nạp đạn song song. Vì vậy, thời gian nạp lại toàn bộ 12 tên lửa là rất nhanh chóng.
Hệ thống nạp đạn song song của MEADS
MEADS
là một hệ thống di động. Mặc dù nó không thể bắn khi di chuyển nhưng
tất cả các thành phần đều có thể triển khai trong một thời gian ngắn. Bệ
phóng với các phương tiện hỗ trợ liên quan đủ khả năng thay đổi vị trí
vài lần trong ngày.
Một tổ hợp MEADS yêu cầu ít thành phần, nhân sự, thiết bị hệ thống hơn những tổ hợp thế hệ trước, ví dụ như Patriot. Tổ hợp MEADS hoàn chỉnh bao gồm 6 bệ phóng di động, 1 radar giám sát, 2 radar kiểm soát hỏa lực đa chức năng, 2 hệ thống quản lý chiến đấu và xe nạp đạn, mang theo tên lửa dự phòng cho các bệ phóng.
Xe mang phóng tự hành, radar và hệ thống quản lý chiến đấu có thể đặt cách xa nhau, tính năng này giúp nâng cao khả năng sống sót. Các thành phần trong tổ hợp phòng không MEADS bao gồm:
Radar điều khiển hỏa lực đa chức năng (Multifunction Fire Control Radar/MFCR)
MFCR của MEADS có góc phương vị 360 độ, trong khi radar Patriot bị giới hạn ở mức 120 độ, nó là loại quét mảng điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array/AESA) băng sóng X, cung cấp khả năng theo dõi, phân biệt, phân loại chính xác mục tiêu để điều khiển tên lửa đến tiêu diệt. Radar này còn cung cấp khả năng nhận dạng địch - ta.
Radar điều khiển hỏa lực đa chức năng MFCR
Hệ thống radar giám sát (Surveillance Radar System/SR)
Radar quét mảng pha điện tử chủ động giám sát sử dụng băng sóng UHF, cho phép phát hiện từ xa các vật thể có tiết diện phản xạ hiệu dụng thấp, mục tiêu có độ cơ động cao, cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật. Radar này hoạt động dưới tần số phát hiện của tên lửa chống bức xạ hiện đại.
Radar quét mảng điện tử chủ động giám sát SR
Hệ
thống quản lý chiến đấu BMC4I (Battle Management, Command, Control,
Communications, Computers, and Intelligence) và Trung tâm điều hành
chiến thuật (Tactical Operation Center/TOC)
Hệ thống quản lý chiến đấu là một yếu tố điều khiển và kiểm soát cơ bản của MEADS, nó tính toán tất cả thông số và gửi lệnh bắn vào bệ phóng. Ít nhất 2 tên lửa có thể khai hỏa cùng lúc để bảo đảm chống lại nhiều mối đe dọa hoặc các cuộc tấn công cường độ cao.
Hệ thống quản lý chiến đấu và trung tâm điều hành chiến thuật
Hệ thống phóng di động
Hệ thống phóng của MEADS đặt trên các khung gầm trọng lượng nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng, có tính cơ động cao và thao tác nạp đạn nhanh chóng. Trên xe mang đến 8 ống phóng tên lửa MIM-104F và đạt được sự sẵn sàng chiến đấu trong thời gian tối thiểu.
Xe mang phóng tự hành của MEADS
Hệ thống nạp đạn
Xe nạp đạn tương tự xe phóng nhưng không có khả năng bắn tên lửa, nó được trang bị một cần cẩu để tiếp đạn cho xe phóng.
Xe nạp đạn của hệ thống MEADS
Trạm cung cấp nguồn điện và liên lạc (Power and Communication Unit)
Trạm cung cấp nguồn điện và liên lạc của MEADS, cũng như các thành phần khác, được thiết kế cho khả năng di chuyển và vận chuyển nhanh chóng, nó có độ tin cậy cao, đáp ứng được nhu cầu về điện của các hệ thống radar và sẵn sàng hoạt động trên nhiều môi trường khác biệt.
Hệ thống cung cấp nguồn điện và liên lạc của MEADS
Hệ thống phòng không này có kiến trúc mở, cho phép kết hợp radar cũng các bệ phóng bất kỳ thành một mạng lưới không gian và phòng thủ tên lửa duy nhất.
Hơn
nữa, MEADS còn tương tác được với nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa và
không gian khác của NATO, thậm chí có thể được điều phối bởi cơ cấu chỉ
huy và điều khiển của NATO. Điều này cho phép kết hợp các khí tài phòng
không và chống tên lửa đạn đạo của nhiều quốc gia khác nhau vào một mạng
lưới duy nhất.
Hiện tại, các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Đức được đặt trên khung gầm xe tải MAN SX45. Đây là loại xe quân sự có tính việt dã rất tốt.
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Đức đặt trên khung gầm xe tải MAN SX45
Trong khi đó, các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Ý lại đặt trên khung gầm xe tải ARIS AGC. Chúng được phát triển để vận chuyển thiết bị đặc biệt, thiết kế phù hợp với khoang hàng máy bay C-130J Super Hercules mà không cần thao tác chuẩn bị.
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Ý đặt trên khung gầm xe tải ARIS AGC
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Hoa Kỳ đặt trên khung gầm xe tải quân đội M1083 6x6.
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Mỹ đặt trên khung gầm xe tải quân đội M1083 6x6
Mọi thành phần của hệ thống MEADS đều có khả năng vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự A400M, C-17 Globemaster III hoặc C-5 Galaxy, một chiếc C-17 mang được 3 xe.
Giới thiệu tính năng của hệ thống tên lửa phòng không tối tân MEADS
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hệ thống phòng không tối tân sẽ khiến Patriot chỉ còn là dĩ vãng
Tổ hợp phòng không tầm trung MEADS (Medium Extended Air Defense System) là sản phẩm do Đức, Ý và Hoa Kỳ hợp tác phát triển.
MEADS ra đời nhằm mục đích thay thế các hệ thống Patriot triển khai tại Đức và Hoa Kỳ, cũng như Nike Hercules cũ ở Ý. Công việc phát triển bắt đầu vào năm 2004 với hai thành viên gồm Ý và Hoa Kỳ. Đến năm 2005, Đức chính thức gia nhập chương trình.
Ban đầu Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến mua sắm 48 bệ phóng MEADS với 1.528 tên lửa. Tuy nhiên trong năm 2011, Lầu Năm Góc đã hủy bỏ kế hoạch trên nhưng vẫn tiếp tục tài trợ cho quá trình phát triển.
Hệ thống phòng không MEADS đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2012, nó sẽ dần thay thế các tổ hợp phòng không cũ ở Đức và Ý (trong biên chế không quân).
Hệ thống phòng không Nike Hercules của Ý
Vai
trò chính của MEADS là để bảo vệ các lực lượng cơ động trước máy bay
tiêm kích, máy bay ném bom, trực thăng, UAV, cũng như tên lửa đạn đạo
chiến thuật tầm ngắn (tầm bắn tối đa lên đến 1.000 km) và tên lửa hành
trình.
Hệ thống MEADS được tích hợp tên lửa đánh chặn MIM-104F sử dụng trên tổ hợp Patriot PAC-3. Tên lửa này có khả năng cơ động cao và phá hủy mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng. Tuy nhiên nó vẫn có đầu đạn HE-FRAG nhỏ để tăng khả năng tiêu diệt.
Tên lửa MIM-104F là thiết bị đánh chặn cơ bản của MEADS, mặc dù trên các hệ thống của Đức dự kiến sẽ bổ sung tên lửa tầm ngắn IRIS-T SLS.
Tên lửa phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS
MIM-104F đạt tầm bắn tối đa 40 km, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao lên đến 20 km. Tên lửa được chứa trong ống phóng kín kiêm ống bảo quản.
Tên lửa MIM-104F sử dụng trên hệ thống phòng không PAC-3 được phóng từ bệ phóng thuộc tổ hợp MEADS
Mỗi bệ phóng của MEADS bao gồm 12 đạn tên lửa. Không giống như Patriot bắn ở một góc cố định, thiết bị phóng của MEADS khai hỏa theo chiều gần thẳng đứng ở góc tà 70 độ, có khả năng tấn công các mục tiêu xung quanh 360 độ mà không cần phải quay bệ phóng.
Thiết bị phóng của MEADS ưu việt hơn hẳn Patriot
Các bệ phóng MEADS sử dụng một hệ thống nạp đạn song song. Vì vậy, thời gian nạp lại toàn bộ 12 tên lửa là rất nhanh chóng.
Hệ thống nạp đạn song song của MEADS
MEADS
là một hệ thống di động. Mặc dù nó không thể bắn khi di chuyển nhưng
tất cả các thành phần đều có thể triển khai trong một thời gian ngắn. Bệ
phóng với các phương tiện hỗ trợ liên quan đủ khả năng thay đổi vị trí
vài lần trong ngày.
Một tổ hợp MEADS yêu cầu ít thành phần, nhân sự, thiết bị hệ thống hơn những tổ hợp thế hệ trước, ví dụ như Patriot. Tổ hợp MEADS hoàn chỉnh bao gồm 6 bệ phóng di động, 1 radar giám sát, 2 radar kiểm soát hỏa lực đa chức năng, 2 hệ thống quản lý chiến đấu và xe nạp đạn, mang theo tên lửa dự phòng cho các bệ phóng.
Xe mang phóng tự hành, radar và hệ thống quản lý chiến đấu có thể đặt cách xa nhau, tính năng này giúp nâng cao khả năng sống sót. Các thành phần trong tổ hợp phòng không MEADS bao gồm:
Radar điều khiển hỏa lực đa chức năng (Multifunction Fire Control Radar/MFCR)
MFCR của MEADS có góc phương vị 360 độ, trong khi radar Patriot bị giới hạn ở mức 120 độ, nó là loại quét mảng điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array/AESA) băng sóng X, cung cấp khả năng theo dõi, phân biệt, phân loại chính xác mục tiêu để điều khiển tên lửa đến tiêu diệt. Radar này còn cung cấp khả năng nhận dạng địch - ta.
Radar điều khiển hỏa lực đa chức năng MFCR
Hệ thống radar giám sát (Surveillance Radar System/SR)
Radar quét mảng pha điện tử chủ động giám sát sử dụng băng sóng UHF, cho phép phát hiện từ xa các vật thể có tiết diện phản xạ hiệu dụng thấp, mục tiêu có độ cơ động cao, cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật. Radar này hoạt động dưới tần số phát hiện của tên lửa chống bức xạ hiện đại.
Radar quét mảng điện tử chủ động giám sát SR
Hệ
thống quản lý chiến đấu BMC4I (Battle Management, Command, Control,
Communications, Computers, and Intelligence) và Trung tâm điều hành
chiến thuật (Tactical Operation Center/TOC)
Hệ thống quản lý chiến đấu là một yếu tố điều khiển và kiểm soát cơ bản của MEADS, nó tính toán tất cả thông số và gửi lệnh bắn vào bệ phóng. Ít nhất 2 tên lửa có thể khai hỏa cùng lúc để bảo đảm chống lại nhiều mối đe dọa hoặc các cuộc tấn công cường độ cao.
Hệ thống quản lý chiến đấu và trung tâm điều hành chiến thuật
Hệ thống phóng di động
Hệ thống phóng của MEADS đặt trên các khung gầm trọng lượng nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng, có tính cơ động cao và thao tác nạp đạn nhanh chóng. Trên xe mang đến 8 ống phóng tên lửa MIM-104F và đạt được sự sẵn sàng chiến đấu trong thời gian tối thiểu.
Xe mang phóng tự hành của MEADS
Hệ thống nạp đạn
Xe nạp đạn tương tự xe phóng nhưng không có khả năng bắn tên lửa, nó được trang bị một cần cẩu để tiếp đạn cho xe phóng.
Xe nạp đạn của hệ thống MEADS
Trạm cung cấp nguồn điện và liên lạc (Power and Communication Unit)
Trạm cung cấp nguồn điện và liên lạc của MEADS, cũng như các thành phần khác, được thiết kế cho khả năng di chuyển và vận chuyển nhanh chóng, nó có độ tin cậy cao, đáp ứng được nhu cầu về điện của các hệ thống radar và sẵn sàng hoạt động trên nhiều môi trường khác biệt.
Hệ thống cung cấp nguồn điện và liên lạc của MEADS
Hệ thống phòng không này có kiến trúc mở, cho phép kết hợp radar cũng các bệ phóng bất kỳ thành một mạng lưới không gian và phòng thủ tên lửa duy nhất.
Hơn
nữa, MEADS còn tương tác được với nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa và
không gian khác của NATO, thậm chí có thể được điều phối bởi cơ cấu chỉ
huy và điều khiển của NATO. Điều này cho phép kết hợp các khí tài phòng
không và chống tên lửa đạn đạo của nhiều quốc gia khác nhau vào một mạng
lưới duy nhất.
Hiện tại, các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Đức được đặt trên khung gầm xe tải MAN SX45. Đây là loại xe quân sự có tính việt dã rất tốt.
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Đức đặt trên khung gầm xe tải MAN SX45
Trong khi đó, các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Ý lại đặt trên khung gầm xe tải ARIS AGC. Chúng được phát triển để vận chuyển thiết bị đặc biệt, thiết kế phù hợp với khoang hàng máy bay C-130J Super Hercules mà không cần thao tác chuẩn bị.
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Ý đặt trên khung gầm xe tải ARIS AGC
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Hoa Kỳ đặt trên khung gầm xe tải quân đội M1083 6x6.
Các thành phần thuộc hệ thống MEADS của Mỹ đặt trên khung gầm xe tải quân đội M1083 6x6
Mọi thành phần của hệ thống MEADS đều có khả năng vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự A400M, C-17 Globemaster III hoặc C-5 Galaxy, một chiếc C-17 mang được 3 xe.
Giới thiệu tính năng của hệ thống tên lửa phòng không tối tân MEADS