“Chúng ta thậm chí còn chẳng biết họ có vũ khí hạt nhân hay không, thế mà họ đã mang ra dọa tiêu diệt hoàn toàn cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, và vì lý do gì thì chẳng ai dám chắc.
“Chúng ta thậm chí còn chẳng biết họ có vũ khí hạt nhân hay không, thế mà họ đã mang ra dọa tiêu diệt hoàn toàn cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, và vì lý do gì thì chẳng ai dám chắc.”
Lại thêm một nhà ngoại giao dày dặn kinh nghiệm nữa cho rằng sẽ không có chuyện một cuộc xung đột lớn bùng nổ trên báo đảo Triều Tiên: Henry Kissinger.
“Tôi khẳng định rằng rút cục Triều Tiên sẽ ‘không được phép’ tiến hành chiến tranh tổng lực,” ông Kissinger phát biểu tại Bắc Kinh hôm thứ tư vừ rồi. Ông nói thêm mình hy vọng cả hai nước Mỹ - Trung sẽ hợp tác để giải quyết những đòn khiêu khích từ phía Triều Tiên
Vị cựu ngoại trưởng Mỹ này tới Bắc Kinh để tham dự một hội thảo về năng lượng.
Ông không phải người duy nhất không đánh giá cao khả năng xảy ra xung đột, dù cho Triều Tiên có liên tục lên án “chính sách thù địch và đe dọa hạt nhân” chống lại Bình Nhưỡng của Mỹ và đồng minh.
Kết quả thăm dò dư luận cho thấy người Hàn Quốc đang trở nên lo ngại hơn với tình hình an ninh quốc gia trong ngắn hạn nhưng vẫn tự tin rằng rút cục cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ qua dù cho miền Bắc có lớn tiêng đe dọa tới đâu.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại do Viện nghiên cứu chính sách Châu Á tiến hành vào ngày 8/4, 58,8% số người được hỏi nói họ thấy lạc qua về tình hình an ninh quốc gia trong dài hạn, chỉ giảm một chút so với tỷ lệ 60% hồi đầu tháng 1, thời điểm trước khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba vào giữa tháng 2.
Những người Trung Quốc gốc Triều Tiên hiện đang sống ở Seoul nói họ cũng chẳng quan tâm lắm đến cái gọi là “nguy cơ chiến tranh”.
Tuy vậy, so với người Hàn Quốc thì dân chúng các nước khác có vẻ kém lạc quan hơn.
Gần đây Đài Loan đã khuyên người dân nước mình không nên tới Hàn Quốc vì “tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang tiến dần tới một cuộc chiến tranh địa hạt nhân,” theo thông báo ngày 10/4 của chính phủ nước này.
Trong khi đó, một nhóm golf thủ đã rút khỏi giải golf chuyên nghiệp lớn nhất Hàn Quốc tranh cúp Ballatine’s.
Cựu ngoại trưởng Kissinger từng đóng vai trò then chốt trong việc Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ hồi những năm 1970 và tới nay vẫn tiếp tục liên hệ với các quan chức cấp cao phía Trung Quốc.
Ông thừa nhận bản thân mình cũng thấy khó hiểu trước các động thái leo thang gần đây.
“Tình hình hiện nay có cái gì đó thật kỳ lạ,” ông nói. “Họ là một nước bé tí xíu. Chúng ta thậm chí còn chẳng biết họ có vũ khí hạt nhân hay không, thế mà họ đã mang nó ra dọa tiêu diệt hoàn toàn cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, và vì lý do gì thì chẳng ai dám chắc.”
Nhiều nhà tư vấn chính sách tại Mỹ cho rằng Trung Quốc chưa đủ mạnh tay để kiềm chế đồng minh của mình.
Số khác lại cho rằng đừng kỳ vọng Trung Quốc làm bất kỳ điều gì có thể khiến chế độ hiện nay ở Triều Tiên sụp đổ, vì Trung Quốc coi đó là lá chắn tự nhiên giữa mình với 28.500 quân Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.
“Triều Tiên là một nước có mối liên kết địa lý rất gần với Trung Quốc,” Kissinger nói. “Vì thế rõ ràng ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân là quan trọng đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc.”
Chuyện có thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân không chưa ai biết.
Gần đây Mỹ đã rút ngắn đợt tập trận tại Hàn Quốc và đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố nước này sẵn sàng nối lại các kênh ngoại giao trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng ra tín hiệu sẵn sàng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng Triều Tiên đã bác bỏ đề nghị đó.
“Trong tình hình hiện nay, đòi bàn chuyện CHDCND Triều Tiên phải từ bỏ khả năng phòng thủ hạt nhân là đỉnh cao của sự khoa trương nhằm đánh lừa dư luận thế giới,” thông báo hôm thứ ba từ Bình Nhưỡng có đoạn.
Dù vậy, TS. Kissinger nói ông vẫn lạc quan với triền vọng Mỹ - Trung có thể cùng hợp tác để gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông nói thêm dù Trung Quốc có muốn ‘giữ ngai’ cho Kim Jong Un nhưng như thế “không nhất thiết phải cần đến vũ khí hạt nhân.”
(cafef.vn)