Tham Khảo
Hiến pháp: Con dao hai lưỡi _ Nguyễn Hưng Quốc.
Các quốc gia trên thế giới có rất nhiều điểm khác nhau. Khác về địa lý. Về diện tích. Về dân số. Về kinh tế. Về văn hoá. Về chế độ chính trị. Về sức mạnh quân sự. Về chỉ số dân chủ,
Các quốc gia trên thế giới có rất nhiều điểm khác nhau. Khác về địa lý. Về diện tích. Về dân số. Về kinh tế. Về văn hoá. Về chế độ chính trị. Về sức mạnh quân sự. Về chỉ số dân chủ, minh bạch cũng như hạnh phúc. Rất nhiều. Hầu như chỉ có một điểm chung dễ thấy nhất: Nước nào cũng có hiến pháp. Không có hiến pháp thành văn thì có hiến pháp bất thành văn (như trường hợp Anh, Israel và New Zealand). Không những phổ biến, hiến pháp còn là một điều khẩn cấp và thiết yếu: Trong thời hiện đại, bất cứ quốc gia mới nào được ra đời - từ nội chiến hoặc từ sự tan rã của chế độ thực dân hay, gần đây, chế độ Cộng sản - cũng đều xem việc viết hiến pháp là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu.
Tính chất phổ biến, khẩn cấp và có vẻ như thiết yếu ấy cho thấy hai mặt tích cực và tiêu cực của hiến pháp.
Tích cực: Hầu như ở đâu người ta cũng nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của hiến pháp.
Tầm quan trọng ấy thể hiện ở mấy điểm chính:
Thứ nhất, hiến pháp là khung pháp lý căn bản nhất để xây dựng cấu trúc của các thiết chế chính quyền với những cơ quan và những chức danh lớn nhất - những nơi có nhiều quyền hành nhất trong một quốc gia.
Thứ hai, hiến pháp là cơ sở tạo nên tính chính đáng của nhà cầm quyền. Nó giống như lễ rửa tội cho một chế độ. Được hiến pháp công nhận, trên nguyên tắc, là được nhân dân trong nước và được quốc tế công nhận. Có thể nói, hiến pháp và việc thực thi theo hiến pháp, làm cho giới lãnh đạo vừa có thẩm quyền (authority) vừa có quyền lực (power).
Thứ ba, hiến pháp là nền tảng và là tiêu chí để dựa theo đó nhà cầm quyền soạn thảo các bộ luật khác nhằm điều hành đất nước cả trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Không có nền tảng và tiêu chí chung ấy, không thể có sự nhất quán trong các chính sách; không có sự nhất quán, chế độ không thể có một bản sắc riêng được.
Thứ tư, hiến pháp nêu lên một số lý tưởng và giá trị mà cả dân tộc đồng thuận và theo đuổi không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Những lý tưởng và giá trị ấy vừa có chức năng tạo nên bản sắc cho quốc gia vừa có chức năng nối kết các công dân lại với nhau thành một cộng đồng. Chính ý niệm về bản sắc và sự nối kết ấy là những thành tố quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của đất nước.
Thứ năm, hiến pháp là khế ước giữa những người cai trị và những người bị trị.
Trong khế ước ấy, những người cai trị biết được giới hạn quyền lực của mình và những người bị trị chấp nhận vị thế bị trị của mình: Một mặt, họ thừa nhận quyền lực của giới lãnh đạo; mặt khác, họ tự nguyện tuân thủ các quy định trong hiến pháp.
Một hiến pháp lý tưởng, trong một quốc gia dân chủ thực sự, thường bao gồm các yếu tố chính:
Một, nhắm đến mục tiêu chính là giới hạn quyền lực của giới lãnh đạo. Quyền lực bao giờ cũng có khuynh hướng trở thành độc tôn và sẵn sàng chà đạp lên người khác. Hiến pháp được đặt ra, trước hết, là để ngăn chận tình trạng lạm quyền và lộng quyền ấy. Nó ngăn chận bằng cách đặt ra những quy trình đi đến quyền lực, sự phân bố quyền lực, những giới hạn của quyền lực và những sự kiểm soát nghiêm nhặt mà những người có quyền lực phải chấp nhận.
Hai, nhắm đến mục tiêu bảo vệ những người bị trị. Xin lưu ý: Hiến pháp, tự bản chất, được viết là để nhằm bảo vệ những người bị trị chứ không phải bảo vệ những người cai trị. Giới cai trị không cần được bảo vệ: Họ đã có sẵn mọi quyền lực để tự bảo vệ họ. Chỉ có những người bị trị, những người dân thường, những người có quyền (right) và đã ủy thác thẩm quyền (authority) cho những kẻ có quyền lực (power), mới cần được bảo vệ, trước hết và quan trọng hơn hết, bảo vệ quyền sống như một con người, quyền tự do như một cá nhân và quyền ủy thác như một công dân (thể hiện qua việc bầu cử một cách tự do, minh bạch và bình đẳng).
Ba, những giá trị được đề ra trong hiến pháp phải có tính chất phổ quát, nghĩa là đặt trên nền tảng tôn trọng nhân quyền với ba nội dung chính là: tôn trọng sự bình đẳng của con người, tôn trọng quyền tự do của cá nhân và tôn trọng quyền tham gia của mọi công dân trong quá trình điều hành đất nước.
Bốn, nó là một sự chỉ dẫn và cũng là một sự bảo đảm cho một hệ thống pháp quyền (rule of law) thực sự. Quan hệ giữa hiến pháp và pháp quyền là một quan hệ hai chiều: Hiến pháp tăng cường sức mạnh cho pháp quyền và pháp quyền, ngược lại, làm cho hiến pháp có hiệu lực và giá trị. Không có hiến pháp (thành văn hoặc bất thành văn), pháp quyền sẽ không có nội dung cụ thể, từ đó, không có ý nghĩa. Không có pháp quyền, hiến pháp chỉ là những sự tuyên truyền suông.
Ở trên là những ý nghĩa tích cực của hiến pháp. Nhận ra ý nghĩa ấy, trong thời hiện đại, hầu như mọi chính trị gia, một cách thực lòng hay chỉ giả vờ, đều bày tỏ sự quan tâm đến hiến pháp. Đó là lý do chính giải thích tính chất phổ thông, khẩn cấp và có vẻ thiết yếu của hiến pháp ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, chính sự kiện nước nào cũng có hiến pháp, dân chủ có hiến pháp, đã đành; độc tài cũng có hiến pháp, và hiến pháp của họ có khi cũng rất hay, cho thấy là hiến pháp không nhất thiết gắn liền với dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp quyền. Bản hiến pháp Mỹ năm 1789 đã trở thành nền tảng để xây dựng chế độ dân chủ ở Mỹ, và từ đó, ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng cũng với các bản hiến pháp dày cộm và đẹp đẽ trên tay, Stalin, Hitler và Mao Trạch Đông đã giết chết cả hàng chục triệu người, không thua kém bất cứ tên bạo chúa khát máu nào trong lịch sử nhân loại, kể cả ở các thời chưa từng có ý niệm hiến pháp. Trong ba người vừa kể, hầu hết các nạn nhân của Stalin và Mao Trạch Đông đều là chính dân chúng nước họ, những kẻ, trên nguyên tắc, được xem là đồng-tác giả của hiến pháp nước họ.
Điều đó cho thấy, một, tuy trên lý thuyết, hiến pháp ra đời cùng với ý niệm dân chủ, nhưng trên thực tế, tự bản thân nó, hiến pháp không là gì cả; và hai, hiến pháp có những mặt tiêu cực: được/bị sử dụng như một công cụ để trấn áp nhân dân.
Hiến pháp được/bị sử dụng cho những mục tiêu xấu như thế nào?
Thứ nhất, nó chỉ nhắm đến mục đích trao quyền nhưng lại làm ngơ trước vấn đề phân quyền và hạn chế quyền lực. Bằng cách ấy, nó chỉ có tác dụng củng cố chế độ độc tài và toàn trị.
Thứ hai, với dân chúng, nó chỉ đặt ra vấn đề bổn phận và trách nhiệm nhưng lại không nhấn mạnh vào các quyền chính trị, xã hội và pháp lý của họ. Bằng cách ấy, nó tước đoạt các quyền căn bản của người dân, biến dân chúng thành những tên nô lệ hiện đại nhằm phục vụ cho giới cầm quyền tham lam và tàn bạo.
Thứ ba, ngay cả khi được viết bằng một thứ ngôn ngữ rất tiến bộ, phù hợp với các yêu cầu chung trên thế giới, nhưng nếu không được thi hành, một bản hiến pháp cũng không có giá trị gì trừ việc trở thành cái cớ pháp lý để chính quyền đàn áp nhân dân.
Trong ba mục tiêu trên, hai mục tiêu đầu có thể được nhìn thấy ngay trên văn bản; mục tiêu thứ ba chỉ có thể được nhìn thấy bằng cách phân tích chu cảnh chính trị (political context) của quốc gia. Ở khía cạnh này, Việt Nam cũng giống hầu hết các quốc gia độc tài khác, thường sử dụng hiến pháp như một cách để biện chính cho quyền lực của mình và để tạo thế chính đáng cho chế độ của mình. Khi họ biết dân chúng đánh mất niềm tin ở họ, khi trong nước càng ngày càng có nhiều người phản đối họ, họ bèn bày vẽ ra chuyện viết lại hoặc sửa đổi hiến pháp, sau đó, thông qua hiến pháp để có thể lu loa với mọi người, trong cũng như ngoài nước, là họ đã được nhân dân ủy thác cả thẩm quyền và quyền lực. Tệ hơn nữa, sau đó, họ có thể sử dụng hiến pháp ấy như một công cụ để trấn áp dân chúng và duy trì sự độc tài của mình.
Nói hiến pháp là một con dao hai lưỡi là vì thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tính chất phổ biến, khẩn cấp và có vẻ như thiết yếu ấy cho thấy hai mặt tích cực và tiêu cực của hiến pháp.
Tích cực: Hầu như ở đâu người ta cũng nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của hiến pháp.
Tầm quan trọng ấy thể hiện ở mấy điểm chính:
Thứ nhất, hiến pháp là khung pháp lý căn bản nhất để xây dựng cấu trúc của các thiết chế chính quyền với những cơ quan và những chức danh lớn nhất - những nơi có nhiều quyền hành nhất trong một quốc gia.
Thứ hai, hiến pháp là cơ sở tạo nên tính chính đáng của nhà cầm quyền. Nó giống như lễ rửa tội cho một chế độ. Được hiến pháp công nhận, trên nguyên tắc, là được nhân dân trong nước và được quốc tế công nhận. Có thể nói, hiến pháp và việc thực thi theo hiến pháp, làm cho giới lãnh đạo vừa có thẩm quyền (authority) vừa có quyền lực (power).
Thứ ba, hiến pháp là nền tảng và là tiêu chí để dựa theo đó nhà cầm quyền soạn thảo các bộ luật khác nhằm điều hành đất nước cả trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Không có nền tảng và tiêu chí chung ấy, không thể có sự nhất quán trong các chính sách; không có sự nhất quán, chế độ không thể có một bản sắc riêng được.
Thứ tư, hiến pháp nêu lên một số lý tưởng và giá trị mà cả dân tộc đồng thuận và theo đuổi không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Những lý tưởng và giá trị ấy vừa có chức năng tạo nên bản sắc cho quốc gia vừa có chức năng nối kết các công dân lại với nhau thành một cộng đồng. Chính ý niệm về bản sắc và sự nối kết ấy là những thành tố quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của đất nước.
Thứ năm, hiến pháp là khế ước giữa những người cai trị và những người bị trị.
Trong khế ước ấy, những người cai trị biết được giới hạn quyền lực của mình và những người bị trị chấp nhận vị thế bị trị của mình: Một mặt, họ thừa nhận quyền lực của giới lãnh đạo; mặt khác, họ tự nguyện tuân thủ các quy định trong hiến pháp.
Một hiến pháp lý tưởng, trong một quốc gia dân chủ thực sự, thường bao gồm các yếu tố chính:
Một, nhắm đến mục tiêu chính là giới hạn quyền lực của giới lãnh đạo. Quyền lực bao giờ cũng có khuynh hướng trở thành độc tôn và sẵn sàng chà đạp lên người khác. Hiến pháp được đặt ra, trước hết, là để ngăn chận tình trạng lạm quyền và lộng quyền ấy. Nó ngăn chận bằng cách đặt ra những quy trình đi đến quyền lực, sự phân bố quyền lực, những giới hạn của quyền lực và những sự kiểm soát nghiêm nhặt mà những người có quyền lực phải chấp nhận.
Hai, nhắm đến mục tiêu bảo vệ những người bị trị. Xin lưu ý: Hiến pháp, tự bản chất, được viết là để nhằm bảo vệ những người bị trị chứ không phải bảo vệ những người cai trị. Giới cai trị không cần được bảo vệ: Họ đã có sẵn mọi quyền lực để tự bảo vệ họ. Chỉ có những người bị trị, những người dân thường, những người có quyền (right) và đã ủy thác thẩm quyền (authority) cho những kẻ có quyền lực (power), mới cần được bảo vệ, trước hết và quan trọng hơn hết, bảo vệ quyền sống như một con người, quyền tự do như một cá nhân và quyền ủy thác như một công dân (thể hiện qua việc bầu cử một cách tự do, minh bạch và bình đẳng).
Ba, những giá trị được đề ra trong hiến pháp phải có tính chất phổ quát, nghĩa là đặt trên nền tảng tôn trọng nhân quyền với ba nội dung chính là: tôn trọng sự bình đẳng của con người, tôn trọng quyền tự do của cá nhân và tôn trọng quyền tham gia của mọi công dân trong quá trình điều hành đất nước.
Bốn, nó là một sự chỉ dẫn và cũng là một sự bảo đảm cho một hệ thống pháp quyền (rule of law) thực sự. Quan hệ giữa hiến pháp và pháp quyền là một quan hệ hai chiều: Hiến pháp tăng cường sức mạnh cho pháp quyền và pháp quyền, ngược lại, làm cho hiến pháp có hiệu lực và giá trị. Không có hiến pháp (thành văn hoặc bất thành văn), pháp quyền sẽ không có nội dung cụ thể, từ đó, không có ý nghĩa. Không có pháp quyền, hiến pháp chỉ là những sự tuyên truyền suông.
Ở trên là những ý nghĩa tích cực của hiến pháp. Nhận ra ý nghĩa ấy, trong thời hiện đại, hầu như mọi chính trị gia, một cách thực lòng hay chỉ giả vờ, đều bày tỏ sự quan tâm đến hiến pháp. Đó là lý do chính giải thích tính chất phổ thông, khẩn cấp và có vẻ thiết yếu của hiến pháp ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, chính sự kiện nước nào cũng có hiến pháp, dân chủ có hiến pháp, đã đành; độc tài cũng có hiến pháp, và hiến pháp của họ có khi cũng rất hay, cho thấy là hiến pháp không nhất thiết gắn liền với dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp quyền. Bản hiến pháp Mỹ năm 1789 đã trở thành nền tảng để xây dựng chế độ dân chủ ở Mỹ, và từ đó, ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng cũng với các bản hiến pháp dày cộm và đẹp đẽ trên tay, Stalin, Hitler và Mao Trạch Đông đã giết chết cả hàng chục triệu người, không thua kém bất cứ tên bạo chúa khát máu nào trong lịch sử nhân loại, kể cả ở các thời chưa từng có ý niệm hiến pháp. Trong ba người vừa kể, hầu hết các nạn nhân của Stalin và Mao Trạch Đông đều là chính dân chúng nước họ, những kẻ, trên nguyên tắc, được xem là đồng-tác giả của hiến pháp nước họ.
Điều đó cho thấy, một, tuy trên lý thuyết, hiến pháp ra đời cùng với ý niệm dân chủ, nhưng trên thực tế, tự bản thân nó, hiến pháp không là gì cả; và hai, hiến pháp có những mặt tiêu cực: được/bị sử dụng như một công cụ để trấn áp nhân dân.
Hiến pháp được/bị sử dụng cho những mục tiêu xấu như thế nào?
Thứ nhất, nó chỉ nhắm đến mục đích trao quyền nhưng lại làm ngơ trước vấn đề phân quyền và hạn chế quyền lực. Bằng cách ấy, nó chỉ có tác dụng củng cố chế độ độc tài và toàn trị.
Thứ hai, với dân chúng, nó chỉ đặt ra vấn đề bổn phận và trách nhiệm nhưng lại không nhấn mạnh vào các quyền chính trị, xã hội và pháp lý của họ. Bằng cách ấy, nó tước đoạt các quyền căn bản của người dân, biến dân chúng thành những tên nô lệ hiện đại nhằm phục vụ cho giới cầm quyền tham lam và tàn bạo.
Thứ ba, ngay cả khi được viết bằng một thứ ngôn ngữ rất tiến bộ, phù hợp với các yêu cầu chung trên thế giới, nhưng nếu không được thi hành, một bản hiến pháp cũng không có giá trị gì trừ việc trở thành cái cớ pháp lý để chính quyền đàn áp nhân dân.
Trong ba mục tiêu trên, hai mục tiêu đầu có thể được nhìn thấy ngay trên văn bản; mục tiêu thứ ba chỉ có thể được nhìn thấy bằng cách phân tích chu cảnh chính trị (political context) của quốc gia. Ở khía cạnh này, Việt Nam cũng giống hầu hết các quốc gia độc tài khác, thường sử dụng hiến pháp như một cách để biện chính cho quyền lực của mình và để tạo thế chính đáng cho chế độ của mình. Khi họ biết dân chúng đánh mất niềm tin ở họ, khi trong nước càng ngày càng có nhiều người phản đối họ, họ bèn bày vẽ ra chuyện viết lại hoặc sửa đổi hiến pháp, sau đó, thông qua hiến pháp để có thể lu loa với mọi người, trong cũng như ngoài nước, là họ đã được nhân dân ủy thác cả thẩm quyền và quyền lực. Tệ hơn nữa, sau đó, họ có thể sử dụng hiến pháp ấy như một công cụ để trấn áp dân chúng và duy trì sự độc tài của mình.
Nói hiến pháp là một con dao hai lưỡi là vì thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hiến pháp: Con dao hai lưỡi _ Nguyễn Hưng Quốc.
Các quốc gia trên thế giới có rất nhiều điểm khác nhau. Khác về địa lý. Về diện tích. Về dân số. Về kinh tế. Về văn hoá. Về chế độ chính trị. Về sức mạnh quân sự. Về chỉ số dân chủ,
Các quốc gia trên thế giới có rất nhiều điểm khác nhau. Khác về địa lý. Về diện tích. Về dân số. Về kinh tế. Về văn hoá. Về chế độ chính trị. Về sức mạnh quân sự. Về chỉ số dân chủ, minh bạch cũng như hạnh phúc. Rất nhiều. Hầu như chỉ có một điểm chung dễ thấy nhất: Nước nào cũng có hiến pháp. Không có hiến pháp thành văn thì có hiến pháp bất thành văn (như trường hợp Anh, Israel và New Zealand). Không những phổ biến, hiến pháp còn là một điều khẩn cấp và thiết yếu: Trong thời hiện đại, bất cứ quốc gia mới nào được ra đời - từ nội chiến hoặc từ sự tan rã của chế độ thực dân hay, gần đây, chế độ Cộng sản - cũng đều xem việc viết hiến pháp là một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu.
Tính chất phổ biến, khẩn cấp và có vẻ như thiết yếu ấy cho thấy hai mặt tích cực và tiêu cực của hiến pháp.
Tích cực: Hầu như ở đâu người ta cũng nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của hiến pháp.
Tầm quan trọng ấy thể hiện ở mấy điểm chính:
Thứ nhất, hiến pháp là khung pháp lý căn bản nhất để xây dựng cấu trúc của các thiết chế chính quyền với những cơ quan và những chức danh lớn nhất - những nơi có nhiều quyền hành nhất trong một quốc gia.
Thứ hai, hiến pháp là cơ sở tạo nên tính chính đáng của nhà cầm quyền. Nó giống như lễ rửa tội cho một chế độ. Được hiến pháp công nhận, trên nguyên tắc, là được nhân dân trong nước và được quốc tế công nhận. Có thể nói, hiến pháp và việc thực thi theo hiến pháp, làm cho giới lãnh đạo vừa có thẩm quyền (authority) vừa có quyền lực (power).
Thứ ba, hiến pháp là nền tảng và là tiêu chí để dựa theo đó nhà cầm quyền soạn thảo các bộ luật khác nhằm điều hành đất nước cả trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Không có nền tảng và tiêu chí chung ấy, không thể có sự nhất quán trong các chính sách; không có sự nhất quán, chế độ không thể có một bản sắc riêng được.
Thứ tư, hiến pháp nêu lên một số lý tưởng và giá trị mà cả dân tộc đồng thuận và theo đuổi không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Những lý tưởng và giá trị ấy vừa có chức năng tạo nên bản sắc cho quốc gia vừa có chức năng nối kết các công dân lại với nhau thành một cộng đồng. Chính ý niệm về bản sắc và sự nối kết ấy là những thành tố quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của đất nước.
Thứ năm, hiến pháp là khế ước giữa những người cai trị và những người bị trị.
Trong khế ước ấy, những người cai trị biết được giới hạn quyền lực của mình và những người bị trị chấp nhận vị thế bị trị của mình: Một mặt, họ thừa nhận quyền lực của giới lãnh đạo; mặt khác, họ tự nguyện tuân thủ các quy định trong hiến pháp.
Một hiến pháp lý tưởng, trong một quốc gia dân chủ thực sự, thường bao gồm các yếu tố chính:
Một, nhắm đến mục tiêu chính là giới hạn quyền lực của giới lãnh đạo. Quyền lực bao giờ cũng có khuynh hướng trở thành độc tôn và sẵn sàng chà đạp lên người khác. Hiến pháp được đặt ra, trước hết, là để ngăn chận tình trạng lạm quyền và lộng quyền ấy. Nó ngăn chận bằng cách đặt ra những quy trình đi đến quyền lực, sự phân bố quyền lực, những giới hạn của quyền lực và những sự kiểm soát nghiêm nhặt mà những người có quyền lực phải chấp nhận.
Hai, nhắm đến mục tiêu bảo vệ những người bị trị. Xin lưu ý: Hiến pháp, tự bản chất, được viết là để nhằm bảo vệ những người bị trị chứ không phải bảo vệ những người cai trị. Giới cai trị không cần được bảo vệ: Họ đã có sẵn mọi quyền lực để tự bảo vệ họ. Chỉ có những người bị trị, những người dân thường, những người có quyền (right) và đã ủy thác thẩm quyền (authority) cho những kẻ có quyền lực (power), mới cần được bảo vệ, trước hết và quan trọng hơn hết, bảo vệ quyền sống như một con người, quyền tự do như một cá nhân và quyền ủy thác như một công dân (thể hiện qua việc bầu cử một cách tự do, minh bạch và bình đẳng).
Ba, những giá trị được đề ra trong hiến pháp phải có tính chất phổ quát, nghĩa là đặt trên nền tảng tôn trọng nhân quyền với ba nội dung chính là: tôn trọng sự bình đẳng của con người, tôn trọng quyền tự do của cá nhân và tôn trọng quyền tham gia của mọi công dân trong quá trình điều hành đất nước.
Bốn, nó là một sự chỉ dẫn và cũng là một sự bảo đảm cho một hệ thống pháp quyền (rule of law) thực sự. Quan hệ giữa hiến pháp và pháp quyền là một quan hệ hai chiều: Hiến pháp tăng cường sức mạnh cho pháp quyền và pháp quyền, ngược lại, làm cho hiến pháp có hiệu lực và giá trị. Không có hiến pháp (thành văn hoặc bất thành văn), pháp quyền sẽ không có nội dung cụ thể, từ đó, không có ý nghĩa. Không có pháp quyền, hiến pháp chỉ là những sự tuyên truyền suông.
Ở trên là những ý nghĩa tích cực của hiến pháp. Nhận ra ý nghĩa ấy, trong thời hiện đại, hầu như mọi chính trị gia, một cách thực lòng hay chỉ giả vờ, đều bày tỏ sự quan tâm đến hiến pháp. Đó là lý do chính giải thích tính chất phổ thông, khẩn cấp và có vẻ thiết yếu của hiến pháp ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, chính sự kiện nước nào cũng có hiến pháp, dân chủ có hiến pháp, đã đành; độc tài cũng có hiến pháp, và hiến pháp của họ có khi cũng rất hay, cho thấy là hiến pháp không nhất thiết gắn liền với dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp quyền. Bản hiến pháp Mỹ năm 1789 đã trở thành nền tảng để xây dựng chế độ dân chủ ở Mỹ, và từ đó, ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng cũng với các bản hiến pháp dày cộm và đẹp đẽ trên tay, Stalin, Hitler và Mao Trạch Đông đã giết chết cả hàng chục triệu người, không thua kém bất cứ tên bạo chúa khát máu nào trong lịch sử nhân loại, kể cả ở các thời chưa từng có ý niệm hiến pháp. Trong ba người vừa kể, hầu hết các nạn nhân của Stalin và Mao Trạch Đông đều là chính dân chúng nước họ, những kẻ, trên nguyên tắc, được xem là đồng-tác giả của hiến pháp nước họ.
Điều đó cho thấy, một, tuy trên lý thuyết, hiến pháp ra đời cùng với ý niệm dân chủ, nhưng trên thực tế, tự bản thân nó, hiến pháp không là gì cả; và hai, hiến pháp có những mặt tiêu cực: được/bị sử dụng như một công cụ để trấn áp nhân dân.
Hiến pháp được/bị sử dụng cho những mục tiêu xấu như thế nào?
Thứ nhất, nó chỉ nhắm đến mục đích trao quyền nhưng lại làm ngơ trước vấn đề phân quyền và hạn chế quyền lực. Bằng cách ấy, nó chỉ có tác dụng củng cố chế độ độc tài và toàn trị.
Thứ hai, với dân chúng, nó chỉ đặt ra vấn đề bổn phận và trách nhiệm nhưng lại không nhấn mạnh vào các quyền chính trị, xã hội và pháp lý của họ. Bằng cách ấy, nó tước đoạt các quyền căn bản của người dân, biến dân chúng thành những tên nô lệ hiện đại nhằm phục vụ cho giới cầm quyền tham lam và tàn bạo.
Thứ ba, ngay cả khi được viết bằng một thứ ngôn ngữ rất tiến bộ, phù hợp với các yêu cầu chung trên thế giới, nhưng nếu không được thi hành, một bản hiến pháp cũng không có giá trị gì trừ việc trở thành cái cớ pháp lý để chính quyền đàn áp nhân dân.
Trong ba mục tiêu trên, hai mục tiêu đầu có thể được nhìn thấy ngay trên văn bản; mục tiêu thứ ba chỉ có thể được nhìn thấy bằng cách phân tích chu cảnh chính trị (political context) của quốc gia. Ở khía cạnh này, Việt Nam cũng giống hầu hết các quốc gia độc tài khác, thường sử dụng hiến pháp như một cách để biện chính cho quyền lực của mình và để tạo thế chính đáng cho chế độ của mình. Khi họ biết dân chúng đánh mất niềm tin ở họ, khi trong nước càng ngày càng có nhiều người phản đối họ, họ bèn bày vẽ ra chuyện viết lại hoặc sửa đổi hiến pháp, sau đó, thông qua hiến pháp để có thể lu loa với mọi người, trong cũng như ngoài nước, là họ đã được nhân dân ủy thác cả thẩm quyền và quyền lực. Tệ hơn nữa, sau đó, họ có thể sử dụng hiến pháp ấy như một công cụ để trấn áp dân chúng và duy trì sự độc tài của mình.
Nói hiến pháp là một con dao hai lưỡi là vì thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tính chất phổ biến, khẩn cấp và có vẻ như thiết yếu ấy cho thấy hai mặt tích cực và tiêu cực của hiến pháp.
Tích cực: Hầu như ở đâu người ta cũng nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của hiến pháp.
Tầm quan trọng ấy thể hiện ở mấy điểm chính:
Thứ nhất, hiến pháp là khung pháp lý căn bản nhất để xây dựng cấu trúc của các thiết chế chính quyền với những cơ quan và những chức danh lớn nhất - những nơi có nhiều quyền hành nhất trong một quốc gia.
Thứ hai, hiến pháp là cơ sở tạo nên tính chính đáng của nhà cầm quyền. Nó giống như lễ rửa tội cho một chế độ. Được hiến pháp công nhận, trên nguyên tắc, là được nhân dân trong nước và được quốc tế công nhận. Có thể nói, hiến pháp và việc thực thi theo hiến pháp, làm cho giới lãnh đạo vừa có thẩm quyền (authority) vừa có quyền lực (power).
Thứ ba, hiến pháp là nền tảng và là tiêu chí để dựa theo đó nhà cầm quyền soạn thảo các bộ luật khác nhằm điều hành đất nước cả trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Không có nền tảng và tiêu chí chung ấy, không thể có sự nhất quán trong các chính sách; không có sự nhất quán, chế độ không thể có một bản sắc riêng được.
Thứ tư, hiến pháp nêu lên một số lý tưởng và giá trị mà cả dân tộc đồng thuận và theo đuổi không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Những lý tưởng và giá trị ấy vừa có chức năng tạo nên bản sắc cho quốc gia vừa có chức năng nối kết các công dân lại với nhau thành một cộng đồng. Chính ý niệm về bản sắc và sự nối kết ấy là những thành tố quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của đất nước.
Thứ năm, hiến pháp là khế ước giữa những người cai trị và những người bị trị.
Trong khế ước ấy, những người cai trị biết được giới hạn quyền lực của mình và những người bị trị chấp nhận vị thế bị trị của mình: Một mặt, họ thừa nhận quyền lực của giới lãnh đạo; mặt khác, họ tự nguyện tuân thủ các quy định trong hiến pháp.
Một hiến pháp lý tưởng, trong một quốc gia dân chủ thực sự, thường bao gồm các yếu tố chính:
Một, nhắm đến mục tiêu chính là giới hạn quyền lực của giới lãnh đạo. Quyền lực bao giờ cũng có khuynh hướng trở thành độc tôn và sẵn sàng chà đạp lên người khác. Hiến pháp được đặt ra, trước hết, là để ngăn chận tình trạng lạm quyền và lộng quyền ấy. Nó ngăn chận bằng cách đặt ra những quy trình đi đến quyền lực, sự phân bố quyền lực, những giới hạn của quyền lực và những sự kiểm soát nghiêm nhặt mà những người có quyền lực phải chấp nhận.
Hai, nhắm đến mục tiêu bảo vệ những người bị trị. Xin lưu ý: Hiến pháp, tự bản chất, được viết là để nhằm bảo vệ những người bị trị chứ không phải bảo vệ những người cai trị. Giới cai trị không cần được bảo vệ: Họ đã có sẵn mọi quyền lực để tự bảo vệ họ. Chỉ có những người bị trị, những người dân thường, những người có quyền (right) và đã ủy thác thẩm quyền (authority) cho những kẻ có quyền lực (power), mới cần được bảo vệ, trước hết và quan trọng hơn hết, bảo vệ quyền sống như một con người, quyền tự do như một cá nhân và quyền ủy thác như một công dân (thể hiện qua việc bầu cử một cách tự do, minh bạch và bình đẳng).
Ba, những giá trị được đề ra trong hiến pháp phải có tính chất phổ quát, nghĩa là đặt trên nền tảng tôn trọng nhân quyền với ba nội dung chính là: tôn trọng sự bình đẳng của con người, tôn trọng quyền tự do của cá nhân và tôn trọng quyền tham gia của mọi công dân trong quá trình điều hành đất nước.
Bốn, nó là một sự chỉ dẫn và cũng là một sự bảo đảm cho một hệ thống pháp quyền (rule of law) thực sự. Quan hệ giữa hiến pháp và pháp quyền là một quan hệ hai chiều: Hiến pháp tăng cường sức mạnh cho pháp quyền và pháp quyền, ngược lại, làm cho hiến pháp có hiệu lực và giá trị. Không có hiến pháp (thành văn hoặc bất thành văn), pháp quyền sẽ không có nội dung cụ thể, từ đó, không có ý nghĩa. Không có pháp quyền, hiến pháp chỉ là những sự tuyên truyền suông.
Ở trên là những ý nghĩa tích cực của hiến pháp. Nhận ra ý nghĩa ấy, trong thời hiện đại, hầu như mọi chính trị gia, một cách thực lòng hay chỉ giả vờ, đều bày tỏ sự quan tâm đến hiến pháp. Đó là lý do chính giải thích tính chất phổ thông, khẩn cấp và có vẻ thiết yếu của hiến pháp ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, chính sự kiện nước nào cũng có hiến pháp, dân chủ có hiến pháp, đã đành; độc tài cũng có hiến pháp, và hiến pháp của họ có khi cũng rất hay, cho thấy là hiến pháp không nhất thiết gắn liền với dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp quyền. Bản hiến pháp Mỹ năm 1789 đã trở thành nền tảng để xây dựng chế độ dân chủ ở Mỹ, và từ đó, ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng cũng với các bản hiến pháp dày cộm và đẹp đẽ trên tay, Stalin, Hitler và Mao Trạch Đông đã giết chết cả hàng chục triệu người, không thua kém bất cứ tên bạo chúa khát máu nào trong lịch sử nhân loại, kể cả ở các thời chưa từng có ý niệm hiến pháp. Trong ba người vừa kể, hầu hết các nạn nhân của Stalin và Mao Trạch Đông đều là chính dân chúng nước họ, những kẻ, trên nguyên tắc, được xem là đồng-tác giả của hiến pháp nước họ.
Điều đó cho thấy, một, tuy trên lý thuyết, hiến pháp ra đời cùng với ý niệm dân chủ, nhưng trên thực tế, tự bản thân nó, hiến pháp không là gì cả; và hai, hiến pháp có những mặt tiêu cực: được/bị sử dụng như một công cụ để trấn áp nhân dân.
Hiến pháp được/bị sử dụng cho những mục tiêu xấu như thế nào?
Thứ nhất, nó chỉ nhắm đến mục đích trao quyền nhưng lại làm ngơ trước vấn đề phân quyền và hạn chế quyền lực. Bằng cách ấy, nó chỉ có tác dụng củng cố chế độ độc tài và toàn trị.
Thứ hai, với dân chúng, nó chỉ đặt ra vấn đề bổn phận và trách nhiệm nhưng lại không nhấn mạnh vào các quyền chính trị, xã hội và pháp lý của họ. Bằng cách ấy, nó tước đoạt các quyền căn bản của người dân, biến dân chúng thành những tên nô lệ hiện đại nhằm phục vụ cho giới cầm quyền tham lam và tàn bạo.
Thứ ba, ngay cả khi được viết bằng một thứ ngôn ngữ rất tiến bộ, phù hợp với các yêu cầu chung trên thế giới, nhưng nếu không được thi hành, một bản hiến pháp cũng không có giá trị gì trừ việc trở thành cái cớ pháp lý để chính quyền đàn áp nhân dân.
Trong ba mục tiêu trên, hai mục tiêu đầu có thể được nhìn thấy ngay trên văn bản; mục tiêu thứ ba chỉ có thể được nhìn thấy bằng cách phân tích chu cảnh chính trị (political context) của quốc gia. Ở khía cạnh này, Việt Nam cũng giống hầu hết các quốc gia độc tài khác, thường sử dụng hiến pháp như một cách để biện chính cho quyền lực của mình và để tạo thế chính đáng cho chế độ của mình. Khi họ biết dân chúng đánh mất niềm tin ở họ, khi trong nước càng ngày càng có nhiều người phản đối họ, họ bèn bày vẽ ra chuyện viết lại hoặc sửa đổi hiến pháp, sau đó, thông qua hiến pháp để có thể lu loa với mọi người, trong cũng như ngoài nước, là họ đã được nhân dân ủy thác cả thẩm quyền và quyền lực. Tệ hơn nữa, sau đó, họ có thể sử dụng hiến pháp ấy như một công cụ để trấn áp dân chúng và duy trì sự độc tài của mình.
Nói hiến pháp là một con dao hai lưỡi là vì thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA