Kinh Đời
Hiện tượng “Dưa leo”
2016-12-17
Thời gian gần đây khi kênh YouTube phát triển mạnh lên đã sản sinh ra hàng loạt loại hình dựa trên sự dễ dàng của việc chuyển tải video lên mạng. Hàng trăm người tự viết kịch bản, tự quay phim và post lên YouTube. Ban đầu là tài tử dần dà khi số người theo dõi tăng cao người ta phát hiện ra rằng càng nhiều người xem thì YouTube càng lấy được nhiều quảng cáo và vì vậy Google có thể san sẻ lợi nhuận cho tác giả.
Từ chuyện xã hội
Bắt đầu từ đó, những video clip ngắn xuất hiện ồ ạt dưới cái tên vlog. Hàng chục tác giả đã dùng nó như một phương tiện kiếm sống bằng tác phẩm của mình. Đề tài cho mỗi một vlog riêng rất khác nhau. Có người nói về thời trang và các phong trào quần áo hàng hiệu. Có người giả tiếng ca sĩ hát những bài nhạc chế, có người kể chuyện ma, chuyện ở xứ người hay chuyện của các cô gái chàng trai đi phượt….tất cả mọi đề tài xuất hiện như nấm sau mưa, duy chỉ một Vlog chọn đề tài khác với tất cả đó là hiện trạng xã hội cùng các chính sách sai lầm của chính quyền, đó là Dưa Leo, một nghệ sĩ hài chọn thể loại độc thoại với những chủ đề xã hội chính trị rất nhạy cảm đối với chính quyền.
Bằng một phong cách hài hước nhẹ nhàng hóm hỉnh, Nguyễn Phúc Gia Huy với nghệ danh Dưa Leo mang tới cho người xem những câu chuyện đời thường khác nhau. Cách phân tích tình huống của người nghệ sĩ này có nét riêng và gây cho người xem chú ý. Đề tài anh chọn thường là thời sự và xuất hiện trên mặt báo hàng ngày. Anh dựa vào tin tức và những con số trong mỗi bản tin lọc chúng ra trình bày lại theo nhãn quan của mình. Kết quả là người xem thấy được vấn đề phía sau những thông tin ấy. Những vấn đề mà trước đây họ không nghĩ đến hay chưa có dịp nghiền ngẫm. Dưa Leo không phải là tác giả của những phóng sự điều tra, anh chỉ là người bỏ công lọc ra đề tài nào mà khán giả của anh ưa thích.
Dưa Leo càng nói về những điều thiết thực nhất thì số view càng lên cao nhất, những câu chuyện hôi của, khoe mẻ của các ngôi sao, bạo hành trong học đường, tham nhũng, hay ngay cả việc giới trẻ bị lên án là thiếu lòng yêu quê hương Dưa Leo cũng chứng minh được là họ hoàn toàn vô tội. Những clip ngắn của anh không phải để giải trí mà là những bài học ứng xử cũng như ý thức chính trị của mỗi công dân được mổ xẻ một cách thú vị qua lối dẫn chuyện đầy tính cách của anh.
Toàn bộ các video clip mà Dưa Leo thực hiện xem ra vô hại đối với người dân nhưng chính sự mở ra những góc tối trong tâm hồn của người trẻ mới là điều mà chính quyền để ý.
Cuối cùng thì anh cũng bị công an mời lên làm việc nhưng người dân cho rằng khó mà bắt bẻ được anh bởi bằng chứng còn hiển hiện ra đó không lý do gì có thể kết tội anh được.
Tui dùng tiếng nói của mình để vạch ra những thói xấu của xã hội vì tui là người Việt Nam như bạn, tui rất muốn đất nước Việt Nam này phát triển hơn.
- Dưa Leo
Vài mươi người hâm mộ tập trung trước trụ sở công an chờ anh ra để hỏi anh có bị hăm dọa, hành hung hay bất cứ điều gì tồi tệ hay không. Câu trả lời là “không” và anh lại tiếp tục làm thêm vài clip mới nữa. Sau khi về nhà anh gửi đi một thông điệp mới trong đó anh nói:
“Tui muốn truyền đạt một thông điệp trong cái clip này: tui là một diễn viên hài như tui từng nói. Mục đích chính là kiếm like, kiếm view ha hah…mục đích phụ của tui cũng bằng mục đích chính luôn đó là làm cho đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
Tui dùng tiếng nói của mình để vạch ra những thói xấu của xã hội vì tui là người Việt Nam như bạn, tui rất muốn đất nước Việt Nam này phát triển hơn. Các bạn ra nước ngoài càng nhiều thì các bạn càng cảm thấy khó chịu. Thấy nước ngoài người ta đẹp bao nhiêu thì mình cảm thấy khó chịu bấy nhiêu bởi vì người ta cũng đầu, cũng tay chân mặt mũi y chang mình…nhưng có điều không đẹp trai bằng mình (hài hước) đặc biệt là tui! Tui thanh lịch khắp vũ trụ không ai đẹp trai bằng! Nhưng tại sao đất nước người ta giàu như vậy? Người ta tốt như vậy mà nước mình cũng những con người có gì khác họ đâu mà lại không làm được như vậy. Đó là những câu hỏi tui rất bức bối cho nên tui làm clip tui muốn thay đổi xã hội thông qua những clip mắc cười của tui.
Tui cần một người nói lên cái sai trái trong xã hội, tui không thấy ai làm hết, vâng, tui làm mặc dù tui làm thì bị chửi nhưng kệ, vì đó là chuyện tui có thể làm tốt được điều đó. Các bạn thấy tui nói clip các bạn ủng hộ tui cám ơn nhưng điều tui muốn các bạn không chỉ ủng hộ tui không mà các bạn nên share cái clip đó ra cho những người chưa biết tới tui.”
Đến chuyện chính trị
Câu chuyện gần nhất là cái quốc tang dành cho lãnh tụ Fidel Castro, hãy nghe anh phân tích:
“Nói thẳng ra là tui coi tin ở trên báo thì ngày 4 tháng 12 chúng ta chọn làm ngày quốc tang ông Fidel Castro. Oh! Lạ nha, Việt Nam để quốc tang ông Cuba còn dân Cuba thì lại ăn mừng cái chết của ổng. Có chuyện gì đó nó sai sai nó không đúng nè! Mà tui không biết chuyện gì! suy nghĩ nãy giờ mà nó không ra, đầu óc sao ngây thơ dữ vậy nè? Oh, mà chắc các bạn đã nghĩ ra rồi cho nên tui nghĩ các bạn có quyết định riêng của mình….tui kết luận riêng này nha, không riêng gì đâu, mệt lắm, mắc công lắm ở cái xứ này các bạn cũng biết mà nói tùm lum trúng tà la là chết cha mày luôn! Chưa kể mình cũng có thể chết nữa!
Tại sao ở Việt Nam mình người chết một đống. Lũ lụt thiên tai vừa rồi ở miền Trung chết quá trời người luôn. Rồi thêm ảnh hưởng Formosa cũng chết nữa tới bây giờ sao không thấy quốc tang nào hết vậy! Ah, nhức đầu quá đầu óc bé nhỏ này không thể nào suy nghĩ được vấn đề lớn lao như vậy, Oh đau đầu quá.. .bye bye….”
Tại sao ở Việt Nam mình người chết một đống. Lũ lụt thiên tai vừa rồi ở miền Trung chết quá trời người luôn. Rồi thêm ảnh hưởng Formosa cũng chết nữa tới bây giờ sao không thấy quốc tang nào hết vậy!
- Dưa Leo
Còn chuyện tham nhũng ư? Thay vì nói rằng trên thế giới nước nào cũng có tham nhũng, Dưa Leo thông minh và tinh tế hơn khi nói rằng chính ông bà tổ tiên của người Việt mới là vua tham nhũng, hãy nghe anh lý luận:
“Ngay cả trong văn hóa Việt Nam cũng ủng hộ chuyện tham nhũng! “Một người làm quan cả họ được nhờ”! Cái tinh thần tham nhũng được đúc kết thành tục ngữ thì đi đời cả dân tộc rồi còn gì nữa? Ai cũng nghĩ mình lên làm quan thì mình kéo cả gia đình giòng họ của mình vô đục khoét! Đục khoét, đục khoét….chết, chết, chết”
Từ chuyện tham nhũng trong cách nghĩ của người Việt tới tham nhũng thật sự trong hệ thống đảng, Dưa Leo trở thành một nhà báo giỏi khi dẫn chỉ thị 15 để chứng minh rằng tại sao tham nhũng không thể bị bắt, anh nói:
“Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.
Các bạn hãy nhìn bậc lương của những người chức vụ cao trong đất nước mình đi. Các bạn thấy không, còn thua mấy bà bán xôi, bán bánh mì nữa. Mà mức lương đó là mức sống ở thành phố thôi vậy mà ai cũng sống, sống khỏe. Oh! Thế này là thế nào nhỉ? Tui nói thiệt, tui rất đồng ý với lời nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. . . . . “Đánh tham nhũng không khác nào ta tự đánh ta!”
Chuyện đất nước
Nhìn sang chuyện yêu nước của thanh niên Dưa Leo cho rằng hiện trạng xã hội đã dạy cho học sinh sinh viên thói hư từ lúc các bạn còn rất nhỏ, bắt đầu từ gia đình, anh nói:
“Trong gia đình chỉ bàn chuyện game show xàm xí, những bộ phim truyền hình dài mấy trăm ngàn tập thì thoải mái lắm nhưng nói chuyện về đất nước thì “im đi” không được nói, nói mắc công lắm. Mất công cái gì? Ở nhà thì cấm đoán rất là dễ nhưng dạy dỗ thì quá ít. Tui nói thiệt, ở Việt Nam số lượng gia đình mỗi lần gặp nhau truyền thụ cho con cái những phim nào hay sách nào đọc hữu ích thì quá ít, toàn là ăn với nhậu không à! Mà bản chất con nít thì nó bắt chước người lớn. Hồi còn nhỏ nó thấy ba má ông bà nó gặp nhau là nhậu thì khi lớn lên nó cũng nhậu. Nó bị cấm đoán nói về đất nước riết nó không thèm quan tâm luôn, nó chỉ quan tâm chuyện nhậu, nhậu, nhậu và nhậu!”
Và gia đình suy ra chỉ là cái vỏ bọc trốn trách nhiêm, chính nhà trường mới là tác nhân chính làm cho học sinh mất hẳn lòng yêu nước:
“Ở Việt Nam có một thể loại giáo dục theo kiểu hiệu trưởng ra công văn răn đe tất cả học sinh sinh viên rằng mấy em không được quan tâm bất cứ sự kiện nào liên quan tới đất nước hết. Đứa nào tham gia thì đến trường uống trà với thầy! nặng hơn thì thầy hạ bậc hạnh kiểm hoặc là bị đuổi học.
Ở Việt Nam có một thể loại giáo dục theo kiểu hiệu trưởng ra công văn răn đe tất cả học sinh sinh viên rằng mấy em không được quan tâm bất cứ sự kiện nào liên quan tới đất nước hết.
- Dưa Leo
Không có một nền giáo dục nào theo kiểu đi vô Facebook cá nhân của từng học sinh, sinh viên để coi tụi nó nói cái gì? nhà trường không phải coi theo kiểu rút kinh nghiệm thấy mình sai thì sửa mà là coi xem đứa nào nói xong rồi trừng trị tụi nó bởi vì dám nói lên cái xấu cái sai của trường. Một nền giáo dục kiểu gì mà điều động giáo viên nữ đi tiếp khách lại xem là chuyện bình thường. . . chuyện mà học sinh sinh viên đứng lên phản đối những quy tắc, những cách làm việc sai lầm thì lại viết bài báo hỏi rằng đằng sau tụi nó có ai giật dây không?
Nền giáo dục có kiểu nói mấy em không được quan tâm tới đất nước thì làm sao có học sinh nó quan tâm tới đất nước này! Ah hah”.
Vai trò của báo chí bào mòn lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam không phải nhỏ, Dưa Leo chứng minh dễ dàng sự định hướng dư luận của các tờ báo lá cải:
“Báo chí chúng ta tập trung có hai vấn đề: vú và tiền. Chuyện của nữ đại gia quần áo hàng hiệu, đầm hở vai đầm lưng trần. . .tất cả liên quan tới khoe của, tới những thứ vật chất không có liên quan tới đầu óc hay đất nước gì hết.
Những bài viết về đất nước thì phần lớn tập trung ở hai tờ báo dành cho mấy ông già coi đó là Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Còn tuổi trẻ thật thì tụi nó đọc Kênh 14. Kênh 14 thì kiếm đỏ con mắt cũng không ra một bài viết về đất nước nữa mà có rất nhiều bài nói về những sao Hoa ngữ, hay nói cách khác là những đứa nổi tiếng ở bên Trung + , những đứa mà mở miệng ra là nói Hoàng Sa, Trường Sa là của tụi nó, một tấc đất cũng không nhường cho ai hết, vậy mà vẫn tiếp tục đưa tin về những ngôi sao Hoa ngữ sao quần (…) Các bạn thấy đó, xã hội không cho tuổi trẻ có cơ hội để mà tập trung suy nghĩ về tương lai đất nước thì lỗi không phải của tụi nó, lỗi ở xã hội! cho nên chúng ta đừng có mở miệng chỉ trích giới trẻ nữa”.
Sau khi bị mời làm việc, trang Vlog của Dưa Leo có số truy cập lên gấp đôi. Trang Fanpage của anh có gần 1 triệu like và hầu hết là thanh thiếu niên. Sự thích thú của người xem anh ngày một tăng mạnh bất kể công an chìm nổi soi xét từng comment một. Hiện tượng này cho thấy, tài năng cộng với tấm lòng sẽ cho ra những sản phẩm hấp dẫn mà những sản phẩm giả mạo khác không thể nào thay thế.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hiện tượng “Dưa leo”
2016-12-17
Thời gian gần đây khi kênh YouTube phát triển mạnh lên đã sản sinh ra hàng loạt loại hình dựa trên sự dễ dàng của việc chuyển tải video lên mạng. Hàng trăm người tự viết kịch bản, tự quay phim và post lên YouTube. Ban đầu là tài tử dần dà khi số người theo dõi tăng cao người ta phát hiện ra rằng càng nhiều người xem thì YouTube càng lấy được nhiều quảng cáo và vì vậy Google có thể san sẻ lợi nhuận cho tác giả.
Từ chuyện xã hội
Bắt đầu từ đó, những video clip ngắn xuất hiện ồ ạt dưới cái tên vlog. Hàng chục tác giả đã dùng nó như một phương tiện kiếm sống bằng tác phẩm của mình. Đề tài cho mỗi một vlog riêng rất khác nhau. Có người nói về thời trang và các phong trào quần áo hàng hiệu. Có người giả tiếng ca sĩ hát những bài nhạc chế, có người kể chuyện ma, chuyện ở xứ người hay chuyện của các cô gái chàng trai đi phượt….tất cả mọi đề tài xuất hiện như nấm sau mưa, duy chỉ một Vlog chọn đề tài khác với tất cả đó là hiện trạng xã hội cùng các chính sách sai lầm của chính quyền, đó là Dưa Leo, một nghệ sĩ hài chọn thể loại độc thoại với những chủ đề xã hội chính trị rất nhạy cảm đối với chính quyền.
Bằng một phong cách hài hước nhẹ nhàng hóm hỉnh, Nguyễn Phúc Gia Huy với nghệ danh Dưa Leo mang tới cho người xem những câu chuyện đời thường khác nhau. Cách phân tích tình huống của người nghệ sĩ này có nét riêng và gây cho người xem chú ý. Đề tài anh chọn thường là thời sự và xuất hiện trên mặt báo hàng ngày. Anh dựa vào tin tức và những con số trong mỗi bản tin lọc chúng ra trình bày lại theo nhãn quan của mình. Kết quả là người xem thấy được vấn đề phía sau những thông tin ấy. Những vấn đề mà trước đây họ không nghĩ đến hay chưa có dịp nghiền ngẫm. Dưa Leo không phải là tác giả của những phóng sự điều tra, anh chỉ là người bỏ công lọc ra đề tài nào mà khán giả của anh ưa thích.
Dưa Leo càng nói về những điều thiết thực nhất thì số view càng lên cao nhất, những câu chuyện hôi của, khoe mẻ của các ngôi sao, bạo hành trong học đường, tham nhũng, hay ngay cả việc giới trẻ bị lên án là thiếu lòng yêu quê hương Dưa Leo cũng chứng minh được là họ hoàn toàn vô tội. Những clip ngắn của anh không phải để giải trí mà là những bài học ứng xử cũng như ý thức chính trị của mỗi công dân được mổ xẻ một cách thú vị qua lối dẫn chuyện đầy tính cách của anh.
Toàn bộ các video clip mà Dưa Leo thực hiện xem ra vô hại đối với người dân nhưng chính sự mở ra những góc tối trong tâm hồn của người trẻ mới là điều mà chính quyền để ý.
Cuối cùng thì anh cũng bị công an mời lên làm việc nhưng người dân cho rằng khó mà bắt bẻ được anh bởi bằng chứng còn hiển hiện ra đó không lý do gì có thể kết tội anh được.
Tui dùng tiếng nói của mình để vạch ra những thói xấu của xã hội vì tui là người Việt Nam như bạn, tui rất muốn đất nước Việt Nam này phát triển hơn.
- Dưa Leo
Vài mươi người hâm mộ tập trung trước trụ sở công an chờ anh ra để hỏi anh có bị hăm dọa, hành hung hay bất cứ điều gì tồi tệ hay không. Câu trả lời là “không” và anh lại tiếp tục làm thêm vài clip mới nữa. Sau khi về nhà anh gửi đi một thông điệp mới trong đó anh nói:
“Tui muốn truyền đạt một thông điệp trong cái clip này: tui là một diễn viên hài như tui từng nói. Mục đích chính là kiếm like, kiếm view ha hah…mục đích phụ của tui cũng bằng mục đích chính luôn đó là làm cho đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
Tui dùng tiếng nói của mình để vạch ra những thói xấu của xã hội vì tui là người Việt Nam như bạn, tui rất muốn đất nước Việt Nam này phát triển hơn. Các bạn ra nước ngoài càng nhiều thì các bạn càng cảm thấy khó chịu. Thấy nước ngoài người ta đẹp bao nhiêu thì mình cảm thấy khó chịu bấy nhiêu bởi vì người ta cũng đầu, cũng tay chân mặt mũi y chang mình…nhưng có điều không đẹp trai bằng mình (hài hước) đặc biệt là tui! Tui thanh lịch khắp vũ trụ không ai đẹp trai bằng! Nhưng tại sao đất nước người ta giàu như vậy? Người ta tốt như vậy mà nước mình cũng những con người có gì khác họ đâu mà lại không làm được như vậy. Đó là những câu hỏi tui rất bức bối cho nên tui làm clip tui muốn thay đổi xã hội thông qua những clip mắc cười của tui.
Tui cần một người nói lên cái sai trái trong xã hội, tui không thấy ai làm hết, vâng, tui làm mặc dù tui làm thì bị chửi nhưng kệ, vì đó là chuyện tui có thể làm tốt được điều đó. Các bạn thấy tui nói clip các bạn ủng hộ tui cám ơn nhưng điều tui muốn các bạn không chỉ ủng hộ tui không mà các bạn nên share cái clip đó ra cho những người chưa biết tới tui.”
Đến chuyện chính trị
Câu chuyện gần nhất là cái quốc tang dành cho lãnh tụ Fidel Castro, hãy nghe anh phân tích:
“Nói thẳng ra là tui coi tin ở trên báo thì ngày 4 tháng 12 chúng ta chọn làm ngày quốc tang ông Fidel Castro. Oh! Lạ nha, Việt Nam để quốc tang ông Cuba còn dân Cuba thì lại ăn mừng cái chết của ổng. Có chuyện gì đó nó sai sai nó không đúng nè! Mà tui không biết chuyện gì! suy nghĩ nãy giờ mà nó không ra, đầu óc sao ngây thơ dữ vậy nè? Oh, mà chắc các bạn đã nghĩ ra rồi cho nên tui nghĩ các bạn có quyết định riêng của mình….tui kết luận riêng này nha, không riêng gì đâu, mệt lắm, mắc công lắm ở cái xứ này các bạn cũng biết mà nói tùm lum trúng tà la là chết cha mày luôn! Chưa kể mình cũng có thể chết nữa!
Tại sao ở Việt Nam mình người chết một đống. Lũ lụt thiên tai vừa rồi ở miền Trung chết quá trời người luôn. Rồi thêm ảnh hưởng Formosa cũng chết nữa tới bây giờ sao không thấy quốc tang nào hết vậy! Ah, nhức đầu quá đầu óc bé nhỏ này không thể nào suy nghĩ được vấn đề lớn lao như vậy, Oh đau đầu quá.. .bye bye….”
Tại sao ở Việt Nam mình người chết một đống. Lũ lụt thiên tai vừa rồi ở miền Trung chết quá trời người luôn. Rồi thêm ảnh hưởng Formosa cũng chết nữa tới bây giờ sao không thấy quốc tang nào hết vậy!
- Dưa Leo
Còn chuyện tham nhũng ư? Thay vì nói rằng trên thế giới nước nào cũng có tham nhũng, Dưa Leo thông minh và tinh tế hơn khi nói rằng chính ông bà tổ tiên của người Việt mới là vua tham nhũng, hãy nghe anh lý luận:
“Ngay cả trong văn hóa Việt Nam cũng ủng hộ chuyện tham nhũng! “Một người làm quan cả họ được nhờ”! Cái tinh thần tham nhũng được đúc kết thành tục ngữ thì đi đời cả dân tộc rồi còn gì nữa? Ai cũng nghĩ mình lên làm quan thì mình kéo cả gia đình giòng họ của mình vô đục khoét! Đục khoét, đục khoét….chết, chết, chết”
Từ chuyện tham nhũng trong cách nghĩ của người Việt tới tham nhũng thật sự trong hệ thống đảng, Dưa Leo trở thành một nhà báo giỏi khi dẫn chỉ thị 15 để chứng minh rằng tại sao tham nhũng không thể bị bắt, anh nói:
“Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.
Các bạn hãy nhìn bậc lương của những người chức vụ cao trong đất nước mình đi. Các bạn thấy không, còn thua mấy bà bán xôi, bán bánh mì nữa. Mà mức lương đó là mức sống ở thành phố thôi vậy mà ai cũng sống, sống khỏe. Oh! Thế này là thế nào nhỉ? Tui nói thiệt, tui rất đồng ý với lời nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. . . . . “Đánh tham nhũng không khác nào ta tự đánh ta!”
Chuyện đất nước
Nhìn sang chuyện yêu nước của thanh niên Dưa Leo cho rằng hiện trạng xã hội đã dạy cho học sinh sinh viên thói hư từ lúc các bạn còn rất nhỏ, bắt đầu từ gia đình, anh nói:
“Trong gia đình chỉ bàn chuyện game show xàm xí, những bộ phim truyền hình dài mấy trăm ngàn tập thì thoải mái lắm nhưng nói chuyện về đất nước thì “im đi” không được nói, nói mắc công lắm. Mất công cái gì? Ở nhà thì cấm đoán rất là dễ nhưng dạy dỗ thì quá ít. Tui nói thiệt, ở Việt Nam số lượng gia đình mỗi lần gặp nhau truyền thụ cho con cái những phim nào hay sách nào đọc hữu ích thì quá ít, toàn là ăn với nhậu không à! Mà bản chất con nít thì nó bắt chước người lớn. Hồi còn nhỏ nó thấy ba má ông bà nó gặp nhau là nhậu thì khi lớn lên nó cũng nhậu. Nó bị cấm đoán nói về đất nước riết nó không thèm quan tâm luôn, nó chỉ quan tâm chuyện nhậu, nhậu, nhậu và nhậu!”
Và gia đình suy ra chỉ là cái vỏ bọc trốn trách nhiêm, chính nhà trường mới là tác nhân chính làm cho học sinh mất hẳn lòng yêu nước:
“Ở Việt Nam có một thể loại giáo dục theo kiểu hiệu trưởng ra công văn răn đe tất cả học sinh sinh viên rằng mấy em không được quan tâm bất cứ sự kiện nào liên quan tới đất nước hết. Đứa nào tham gia thì đến trường uống trà với thầy! nặng hơn thì thầy hạ bậc hạnh kiểm hoặc là bị đuổi học.
Ở Việt Nam có một thể loại giáo dục theo kiểu hiệu trưởng ra công văn răn đe tất cả học sinh sinh viên rằng mấy em không được quan tâm bất cứ sự kiện nào liên quan tới đất nước hết.
- Dưa Leo
Không có một nền giáo dục nào theo kiểu đi vô Facebook cá nhân của từng học sinh, sinh viên để coi tụi nó nói cái gì? nhà trường không phải coi theo kiểu rút kinh nghiệm thấy mình sai thì sửa mà là coi xem đứa nào nói xong rồi trừng trị tụi nó bởi vì dám nói lên cái xấu cái sai của trường. Một nền giáo dục kiểu gì mà điều động giáo viên nữ đi tiếp khách lại xem là chuyện bình thường. . . chuyện mà học sinh sinh viên đứng lên phản đối những quy tắc, những cách làm việc sai lầm thì lại viết bài báo hỏi rằng đằng sau tụi nó có ai giật dây không?
Nền giáo dục có kiểu nói mấy em không được quan tâm tới đất nước thì làm sao có học sinh nó quan tâm tới đất nước này! Ah hah”.
Vai trò của báo chí bào mòn lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam không phải nhỏ, Dưa Leo chứng minh dễ dàng sự định hướng dư luận của các tờ báo lá cải:
“Báo chí chúng ta tập trung có hai vấn đề: vú và tiền. Chuyện của nữ đại gia quần áo hàng hiệu, đầm hở vai đầm lưng trần. . .tất cả liên quan tới khoe của, tới những thứ vật chất không có liên quan tới đầu óc hay đất nước gì hết.
Những bài viết về đất nước thì phần lớn tập trung ở hai tờ báo dành cho mấy ông già coi đó là Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Còn tuổi trẻ thật thì tụi nó đọc Kênh 14. Kênh 14 thì kiếm đỏ con mắt cũng không ra một bài viết về đất nước nữa mà có rất nhiều bài nói về những sao Hoa ngữ, hay nói cách khác là những đứa nổi tiếng ở bên Trung + , những đứa mà mở miệng ra là nói Hoàng Sa, Trường Sa là của tụi nó, một tấc đất cũng không nhường cho ai hết, vậy mà vẫn tiếp tục đưa tin về những ngôi sao Hoa ngữ sao quần (…) Các bạn thấy đó, xã hội không cho tuổi trẻ có cơ hội để mà tập trung suy nghĩ về tương lai đất nước thì lỗi không phải của tụi nó, lỗi ở xã hội! cho nên chúng ta đừng có mở miệng chỉ trích giới trẻ nữa”.
Sau khi bị mời làm việc, trang Vlog của Dưa Leo có số truy cập lên gấp đôi. Trang Fanpage của anh có gần 1 triệu like và hầu hết là thanh thiếu niên. Sự thích thú của người xem anh ngày một tăng mạnh bất kể công an chìm nổi soi xét từng comment một. Hiện tượng này cho thấy, tài năng cộng với tấm lòng sẽ cho ra những sản phẩm hấp dẫn mà những sản phẩm giả mạo khác không thể nào thay thế.
RFA