Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Hồ, 1933. - Việt Nhân
(HNPĐ) Nguyễn từ Hong Kong đến Thượng Hải, rồi đi Mạc Tư Khoa có hai nguồn dư luận, nhóm thứ nhất cho rằng Nguyễn đã qua đời trên đường đi Mạc Tư Khoa vì bệnh lao phổi. Và nhóm còn lại như chúng ta đã biết CS Quốc tế, An Nam cộng, và có cả Hồ, thì cho là cuộc trốn chạy thành công, nhưng những gì họ nói thật khó thuyết phục người nghe, đó là chưa muốn nói cứ càng cố giải thích, thì dư luận càng tin chắc là Nguyễn đã chết.
Một phần lúc ban đầu mùa Thu 1932 báo chí cộng sản đã đồng loạt đăng tin Nguyễn chết, thậm chí buổi lễ truy điệu có cả Đại biểu Quốc tế cộng sản đến dự. Lại thêm thái độ của Tầu cộng càng về sau này, không biết có phải vì lý do để răn đe và nắm thóp thằng em, mà lâu lâu như thể giải mật, mà xì ra những tin khiến cho đám An Nam cộng khóc dở mếu dở, Tầu cộng không nói Hồ là Hồ Tập Chương, nhưng lại xác nhận Hồ chính là thiếu tá bát lộ quân Hồ Quang.
Lại còn công bố lý lịch của Hồ Quang, 38 tuổi theo hồ sơ đơn vị lập năm 1938, nói vậy có khác nào nói Hồ là Hồ Tập Chương, sinh năm 1901, mà ai cũng đã đọc được trong HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng. Đã thế từ năm 1929 đến 1933, Nguyễn và Hồ là hai nhân thân lẫn công việc khác biệt, chỉ chung nhau vùng hoạt động Đông Nam TQ, Xiêm La và Singapore… Nhưng hồ sơ còn lại của cục Viễn Đông thì chỉ duy nhất một danh xưng HCM!!!
Thời gian năm 1930, cả hai đều cùng một tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1931 Nguyễn bị bắt ở Hong Kong tháng 06, Hồ bị bắt ở Quảng Châu tháng 07, nhưng ngay cả tài liệu của An Nam cộng, thì chỉ đưa ra mỗi một sự kiện Nguyễn ở Hong Kong. Giai đoạn này An Nam cộng, chỉ cho mọi người biết mỗi chuyện của Nguyễn mà thôi, tuy sau này dù rằng có nhiều thời gian chuẩn bị để viết lại sự kiện theo ý muốn, nhưng qua đó vẫn lộ ra sự thật.
“Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 5, trang 547, Trần Thắng Lợi (tức Hồ) đã viết lại tháng 01/1949, chuyện lập đảng trong một sân banh, trong đó có một câu có thể thấy chính Hồ đã xác nhận, Hồ lúc đó đang hoạt động bên cạnh Nguyễn: “Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc trước ngày CM Tháng 8…”
Như vậy ngày 20/01/1930 Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng mậu, Trịnh Đình Cửu, Lê Tản Anh, Trần Văn Cung, Lê Hồng Sơn, và Hồ Tập Chương, gặp nhau khai hội trong một sân đá banh, giả làm người đi xem, để bàn bạc về thành lập đảng An Nam cộng. Và trong khoảng những năm 1929 đến năm 1933, tất cả những hoạt động của Hồ Tập Chương đều được CSQT ghi chép dưới tên Hồ Chí Minh. Ngày 27/01/1929, CSQT ra Chỉ thị công tác Đông Nam Á như sau:
“Trong nhiệm vụ của Đông Nam Á, nhất định phải đưa đồng chí Trần Phú và đồng chí Ngô Đức Trị vào cương vị lãnh tụ. Đồng chí Trần Phú làm chủ tịch là phù hợp, ưu tiên đồng chí Ngô Đức Trị”. Từ chuyện này tháng 12/1930 Nguyễn có thư gửi đến CSQT: “Hiện nay tôi không biết chức vụ của mình như thế nào. Tôi đang là Ủy viên Trung ương mà tự nhiên lại trở thành đảng viên thường. Phải chăng QTCS đã đình chỉ chức vụ, và giờ đây tôi chỉ là nhân viên của Cục Viễn Đông phải không? Rất mong được các đồng chí giải thích”.
Bức thư trên nhắc đến một chi tiết không thể bỏ qua là tin Nguyễn đã bị kết án tử hình! Vào thời gian những năm 1930 Liên Xô đang ở vào thời điểm “đại thanh trừng”, thì những báo cáo của Hà Huy Tập cho cục Viễn Đông, về hành vi cặp đôi Lý Thụy - Lâm Đức Thụ chỉ điểm cho Pháp. Có thể đây cũng là lúc nói như cộng sản là Nguyễn bị hạ tầng công tác, hay xử lý, và cũng là lúc bệnh lao trở nặng, tóm lại mặt nào Nguyễn cũng chết, không chết đó mới là điều lạ.
Tháng bảy 1931 Hồ bị bắt sau đó thoát được, và đến Mạc Tư Khoa, thời gian đến không biết được chính xác, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì là năm 1934, nhưng có thể sớm hơn là giữa năm 1933. Với Nguyễn ở Quảng Châu kết đôi cùng Lâm Đức Thụ, kẻ làm điềm chỉ cho Pháp mà dư luận cho là Nguyễn bị án tử hình, thì tại Mạc Tư Khoa, “Hồ Chí Minh chịu sự điều tra của tổ 3 người gồm Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và trùm dặc vụ Trung Quốc Khang Sinh”.
Lý do có cuộc điều tra này theo Sophie Quinn-Judge trong The Missing Years là vì: “Do nhu cầu chính trị, Hồ Chí Minh đã có những quyết sách nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn, đặc biệt vào giai đoạn những năm 1930. Cũng có khả năng Hồ Chí Minh ngả theo con đường Lý Lập Tam khiến Khang Sinh nghi ngờ, nhưng Dmitry Manuilsky và Vera Vasilieva vẫn giữ quan điểm, vì thế, khi biểu quyết hình thức kỷ luật, trùm đặc vụ Trung Quốc bị thiểu số”.
Sophie Quinn-Judge: “Án đặc biệt điều tra HCM, phần quan trọng nhất, có liên quan đến việc chấp hành công tác được CSQT giao phó thời kỳ năm 1930. Đó là HCM đã truyền đạt sai lạc chỉ lệnh về công tác liên lạc giữa TC và VC, rất có khả năng là vào năm 1930, HCM tham gia Hội nghị Liên minh Trung Quốc phản đối Chủ nghĩa Đế quốc, của Lý Lập Tam và ngả theo đường lối sai lầm của họ Lý ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho Trần Phú và một số lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương bị bắt”.
Không một chi tiết nào nói rõ thời gian Hồ ở Nga là án cải tạo, nhưng theo Hồ Tuấn Hùng thì đây là thời gian Hồ nhập vai Nguyễn, và trong thời gian này Hồ bị hói đầu. Ảnh minh họa kỳ này là Hồ đầu trọc, vào năm 1934 tại Mạc Tư Khoa theo “HCM: A Life” của William J. Duiker. Và Hồ tự khai: Sinh năm 1903, bí danh P.C.Lin, không gia đình, vợ con, không nghề nghiệp chuyên môn, không biết bất cứ ai là lãnh đạo, cũng không biết mình có thể làm được công tác gì”.
Chỉ trừ bí danh P.C.Lin, phần còn lại không phải là lý lịch của Nguyễn, được lưu lại từ 1923, 1927, những năm trước Nguyễn đã từng đến Mạc Tư Khoa, về danh gọi thì thấy từ 1933 đến lúc chết 1969, Hồ chỉ một đôi lần nhận mình là Nguyễn, còn tuyệt nhiên không. Và Hồ đã thoát được án phạt qua cuộc điều tra là nhờ Vera Vasilieva bảo vệ, chỉ bị giữ lại Mạc Tư Khoa và hơn nữa vào học trường Đại học Lenin… từ chuyện này mà Vera Vasilieva thành bạn gái của Hồ?
Theo Hồ Tuấn Hùng đây cũng là ý của Vera Vasilieva, mà CSQT dựng màn kịch ‘Người chết sống lại’, vì vậy mà những ai tìm hiểu về Hồ và Nguyễn đã gặp phải một hồ sơ chắp vá, một tiểu sử lắp ghép… Một năm sau, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản khai mạc tại Mạc Tư Khoa, cộng sản VN với trưởng đoàn là Lê Hồng Phong có bài phát biểu "Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua, và nhiệm vụ cấp bách trước mắt".
Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, và tiếp đến là chuyện Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai làm lễ thành hôn tại Mạc Tư Khoa. Cử hành lễ cưới xong Lê Hồng Phong về Thượng Hải, đến năm 1936 thì triệu tập Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, truyền đạt những nhiệm vụ chủ yếu mà Hội nghị VII Quốc tế cộng sản đã đề ra. Đây cũng là những điều khó hiểu đối với nhiều người!
Hồ lấy tên P.C.Lin, Bí thư Cục Viễn Đông, tại hội nghị VII.QTCS chỉ với tư các quan sát viên, không đọc tham luận, chứng kiến Lê Hồng Phong đàn em Lin (Nguyễn) gây tiếng vang với bản tham luận tại Hội nghi, trúng cử vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, rồi trở thành lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương. Và cuối cùng vợ của Lin (Nguyễn) là Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong… Những điều đó không làm phiền Hồ chút nào, vì Hồ không là Nguyễn!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Hồ, 1933. - Việt Nhân
(HNPĐ) Nguyễn từ Hong Kong đến Thượng Hải, rồi đi Mạc Tư Khoa có hai nguồn dư luận, nhóm thứ nhất cho rằng Nguyễn đã qua đời trên đường đi Mạc Tư Khoa vì bệnh lao phổi. Và nhóm còn lại như chúng ta đã biết CS Quốc tế, An Nam cộng, và có cả Hồ, thì cho là cuộc trốn chạy thành công, nhưng những gì họ nói thật khó thuyết phục người nghe, đó là chưa muốn nói cứ càng cố giải thích, thì dư luận càng tin chắc là Nguyễn đã chết.
Một phần lúc ban đầu mùa Thu 1932 báo chí cộng sản đã đồng loạt đăng tin Nguyễn chết, thậm chí buổi lễ truy điệu có cả Đại biểu Quốc tế cộng sản đến dự. Lại thêm thái độ của Tầu cộng càng về sau này, không biết có phải vì lý do để răn đe và nắm thóp thằng em, mà lâu lâu như thể giải mật, mà xì ra những tin khiến cho đám An Nam cộng khóc dở mếu dở, Tầu cộng không nói Hồ là Hồ Tập Chương, nhưng lại xác nhận Hồ chính là thiếu tá bát lộ quân Hồ Quang.
Lại còn công bố lý lịch của Hồ Quang, 38 tuổi theo hồ sơ đơn vị lập năm 1938, nói vậy có khác nào nói Hồ là Hồ Tập Chương, sinh năm 1901, mà ai cũng đã đọc được trong HCM Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng. Đã thế từ năm 1929 đến 1933, Nguyễn và Hồ là hai nhân thân lẫn công việc khác biệt, chỉ chung nhau vùng hoạt động Đông Nam TQ, Xiêm La và Singapore… Nhưng hồ sơ còn lại của cục Viễn Đông thì chỉ duy nhất một danh xưng HCM!!!
Thời gian năm 1930, cả hai đều cùng một tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1931 Nguyễn bị bắt ở Hong Kong tháng 06, Hồ bị bắt ở Quảng Châu tháng 07, nhưng ngay cả tài liệu của An Nam cộng, thì chỉ đưa ra mỗi một sự kiện Nguyễn ở Hong Kong. Giai đoạn này An Nam cộng, chỉ cho mọi người biết mỗi chuyện của Nguyễn mà thôi, tuy sau này dù rằng có nhiều thời gian chuẩn bị để viết lại sự kiện theo ý muốn, nhưng qua đó vẫn lộ ra sự thật.
“Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 5, trang 547, Trần Thắng Lợi (tức Hồ) đã viết lại tháng 01/1949, chuyện lập đảng trong một sân banh, trong đó có một câu có thể thấy chính Hồ đã xác nhận, Hồ lúc đó đang hoạt động bên cạnh Nguyễn: “Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc trước ngày CM Tháng 8…”
Như vậy ngày 20/01/1930 Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng mậu, Trịnh Đình Cửu, Lê Tản Anh, Trần Văn Cung, Lê Hồng Sơn, và Hồ Tập Chương, gặp nhau khai hội trong một sân đá banh, giả làm người đi xem, để bàn bạc về thành lập đảng An Nam cộng. Và trong khoảng những năm 1929 đến năm 1933, tất cả những hoạt động của Hồ Tập Chương đều được CSQT ghi chép dưới tên Hồ Chí Minh. Ngày 27/01/1929, CSQT ra Chỉ thị công tác Đông Nam Á như sau:
“Trong nhiệm vụ của Đông Nam Á, nhất định phải đưa đồng chí Trần Phú và đồng chí Ngô Đức Trị vào cương vị lãnh tụ. Đồng chí Trần Phú làm chủ tịch là phù hợp, ưu tiên đồng chí Ngô Đức Trị”. Từ chuyện này tháng 12/1930 Nguyễn có thư gửi đến CSQT: “Hiện nay tôi không biết chức vụ của mình như thế nào. Tôi đang là Ủy viên Trung ương mà tự nhiên lại trở thành đảng viên thường. Phải chăng QTCS đã đình chỉ chức vụ, và giờ đây tôi chỉ là nhân viên của Cục Viễn Đông phải không? Rất mong được các đồng chí giải thích”.
Bức thư trên nhắc đến một chi tiết không thể bỏ qua là tin Nguyễn đã bị kết án tử hình! Vào thời gian những năm 1930 Liên Xô đang ở vào thời điểm “đại thanh trừng”, thì những báo cáo của Hà Huy Tập cho cục Viễn Đông, về hành vi cặp đôi Lý Thụy - Lâm Đức Thụ chỉ điểm cho Pháp. Có thể đây cũng là lúc nói như cộng sản là Nguyễn bị hạ tầng công tác, hay xử lý, và cũng là lúc bệnh lao trở nặng, tóm lại mặt nào Nguyễn cũng chết, không chết đó mới là điều lạ.
Tháng bảy 1931 Hồ bị bắt sau đó thoát được, và đến Mạc Tư Khoa, thời gian đến không biết được chính xác, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì là năm 1934, nhưng có thể sớm hơn là giữa năm 1933. Với Nguyễn ở Quảng Châu kết đôi cùng Lâm Đức Thụ, kẻ làm điềm chỉ cho Pháp mà dư luận cho là Nguyễn bị án tử hình, thì tại Mạc Tư Khoa, “Hồ Chí Minh chịu sự điều tra của tổ 3 người gồm Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và trùm dặc vụ Trung Quốc Khang Sinh”.
Lý do có cuộc điều tra này theo Sophie Quinn-Judge trong The Missing Years là vì: “Do nhu cầu chính trị, Hồ Chí Minh đã có những quyết sách nhiều khi vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn, đặc biệt vào giai đoạn những năm 1930. Cũng có khả năng Hồ Chí Minh ngả theo con đường Lý Lập Tam khiến Khang Sinh nghi ngờ, nhưng Dmitry Manuilsky và Vera Vasilieva vẫn giữ quan điểm, vì thế, khi biểu quyết hình thức kỷ luật, trùm đặc vụ Trung Quốc bị thiểu số”.
Sophie Quinn-Judge: “Án đặc biệt điều tra HCM, phần quan trọng nhất, có liên quan đến việc chấp hành công tác được CSQT giao phó thời kỳ năm 1930. Đó là HCM đã truyền đạt sai lạc chỉ lệnh về công tác liên lạc giữa TC và VC, rất có khả năng là vào năm 1930, HCM tham gia Hội nghị Liên minh Trung Quốc phản đối Chủ nghĩa Đế quốc, của Lý Lập Tam và ngả theo đường lối sai lầm của họ Lý ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho Trần Phú và một số lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương bị bắt”.
Không một chi tiết nào nói rõ thời gian Hồ ở Nga là án cải tạo, nhưng theo Hồ Tuấn Hùng thì đây là thời gian Hồ nhập vai Nguyễn, và trong thời gian này Hồ bị hói đầu. Ảnh minh họa kỳ này là Hồ đầu trọc, vào năm 1934 tại Mạc Tư Khoa theo “HCM: A Life” của William J. Duiker. Và Hồ tự khai: Sinh năm 1903, bí danh P.C.Lin, không gia đình, vợ con, không nghề nghiệp chuyên môn, không biết bất cứ ai là lãnh đạo, cũng không biết mình có thể làm được công tác gì”.
Chỉ trừ bí danh P.C.Lin, phần còn lại không phải là lý lịch của Nguyễn, được lưu lại từ 1923, 1927, những năm trước Nguyễn đã từng đến Mạc Tư Khoa, về danh gọi thì thấy từ 1933 đến lúc chết 1969, Hồ chỉ một đôi lần nhận mình là Nguyễn, còn tuyệt nhiên không. Và Hồ đã thoát được án phạt qua cuộc điều tra là nhờ Vera Vasilieva bảo vệ, chỉ bị giữ lại Mạc Tư Khoa và hơn nữa vào học trường Đại học Lenin… từ chuyện này mà Vera Vasilieva thành bạn gái của Hồ?
Theo Hồ Tuấn Hùng đây cũng là ý của Vera Vasilieva, mà CSQT dựng màn kịch ‘Người chết sống lại’, vì vậy mà những ai tìm hiểu về Hồ và Nguyễn đã gặp phải một hồ sơ chắp vá, một tiểu sử lắp ghép… Một năm sau, ngày 25/07/1935 Hội nghị VII Quốc tế cộng sản khai mạc tại Mạc Tư Khoa, cộng sản VN với trưởng đoàn là Lê Hồng Phong có bài phát biểu "Những thiếu sót của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm qua, và nhiệm vụ cấp bách trước mắt".
Hội nghị kết thúc, Lê Hồng Phong được bầu là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, và tiếp đến là chuyện Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai làm lễ thành hôn tại Mạc Tư Khoa. Cử hành lễ cưới xong Lê Hồng Phong về Thượng Hải, đến năm 1936 thì triệu tập Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, truyền đạt những nhiệm vụ chủ yếu mà Hội nghị VII Quốc tế cộng sản đã đề ra. Đây cũng là những điều khó hiểu đối với nhiều người!
Hồ lấy tên P.C.Lin, Bí thư Cục Viễn Đông, tại hội nghị VII.QTCS chỉ với tư các quan sát viên, không đọc tham luận, chứng kiến Lê Hồng Phong đàn em Lin (Nguyễn) gây tiếng vang với bản tham luận tại Hội nghi, trúng cử vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, rồi trở thành lãnh tụ mới của Đảng Cộng sản Đông Dương. Và cuối cùng vợ của Lin (Nguyễn) là Minh Khai kết hôn với Lê Hồng Phong… Những điều đó không làm phiền Hồ chút nào, vì Hồ không là Nguyễn!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)