Tham Khảo
Hộ chiếu của nhà văn
Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt:
Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông: Ông không được về nước và tác phẩm của ông cũng bị cấm hoàn toàn. Có điều, chế độ Cộng sản không sống lâu hơn Solzhenitsyn: Năm 1991, nó sụp đổ. Ba năm sau, Solzhenitsyn hồi hương và được chào đón như một vị anh hùng. Chính Solzhenitsyn cũng không sống lâu hơn tác phẩm của ông: Năm 2008, ông qua đời, tác phẩm của ông vẫn còn lại. Hơn nữa, chúng không phải chỉ thuộc về nước Nga. Chúng thuộc về nhân loại.
Trường hợp của Lâm Ngữ Đường cũng vậy. Sống ở Mỹ trên ba mươi năm, viết chủ yếu bằng tiếng Anh, Lâm Ngữ Đường không vào quốc tịch Mỹ, nhưng ông cũng không hề muốn về lại Trung Quốc. Thật ra, chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc cũng không thích gì Lâm Ngữ Đường: họ cho ông chống Cộng và thân với Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Nhưng dù vậy, sau khi ông mất vào năm 1976, tác phẩm của ông vẫn về được quê nhà. Năm 1994, tuyển tập Lâm Ngữ Đường, gồm 30 tập, được xuất bản tại Trung Quốc. Cho đến nay, cả hàng triệu cuốn sách của ông đã được bán và ông trở thành một trong những tác giả ăn khách nhất tại Trung Quốc, nơi chế độ Cộng sản vẫn còn thống trị.
Sau khi nêu lên kinh nghiệm của Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường, Ha Jin kết luận: Với nhà văn, việc trở về mang tính vật lý là điều rất ít có ý nghĩa. Việc hồi hương đích thực của một nhà văn lưu vong là qua văn chương. “Chỉ có văn chương là có thể đi xuyên qua các rào cản lịch sử, chính trị và ngôn ngữ để đến với người đọc, kể cả những người sống ở quê gốc của tác giả” (tr. 22).
Trong cuốn Locating Exiled Writers in Contemporary Russian Literature: Exiles at Home (Palgrave Macmillan, 2009), Lisa Ryoko Wakamiya cho biết, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Nga, giới cầm bút lưu vong Nga ở ngoại quốc có thể được chia thành ba nhóm: Thứ nhất, một số người hồi hương hẳn, như Solzhenitsyn, Eduard Limonov, Iurii Kublanovskii và Aleksandr Zinov’ev. Thứ hai, một số người đi đi về về giữa Nga và ngoại quốc, như Iuz Aleshkovskii, Igor’ Efimov, Anatolii Gladilin, Sasha Solokov, Vassily Aksyonov, v.v… Và cuối cùng, thứ ba, một số người hoặc quyết định không về Nga hoặc bị mất trước khi có thể trở về, bao gồm Joseph Brodsky, Sergei Dovlatov và Viktor Nebrasov, v.v…
Về hay không về, tất cả các cây bút thuộc ba nhóm trên đều giống nhau ở một điểm: Tác phẩm của họ đều lần lượt được in lại và được đọc ở quê nhà. Đều trở thành tài sản của quốc gia, và, với một số người, tài sản của nhân loại.
Bản thân của Ha Jin cũng là một trường hợp thú vị.
Sinh ở Trung Quốc năm 1956, sang Mỹ du học từ năm 1985, hiện dạy tại trường Đại học Boston, Ha Jin là một trong những nhà văn gốc Hoa sáng tác bằng tiếng Anh nổi tiếng nhất hiện nay. Ông vừa viết truyện, từ truyện ngắn đến truyện dài, vừa làm thơ và viết tiểu luận phê bình. Tác phẩm của ông nhận được nhiều giải thưởng, từ National Book Award for Fiction đến PEN/Faulkner Award. Cuốn tiểu thuyết War Trash được vào chung kết của giải Pulitzer Prize. Mới đây, ông xin visa về thăm gia đình ở Trung Quốc nhưng bị từ chối. Có điều, một số tác phẩm của ông vẫn được dịch và xuất bản tại Trung Quốc. Có thể nói, trong trường hợp của Ha Jin, tờ-hộ-chiếu-nhà-văn của ông có sức mạnh hơn hẳn tờ hộ chiếu công dân của ông, dù là công dân nước Mỹ.
Dù sao, tầm vóc của Ha Jin cũng chưa được khẳng định rõ. Một người khác, nổi tiếng hơn ông, cũng ở hoàn cảnh tương tự: Joseph Brodsky. Bị trục xuất khỏi Nga năm 1972, lúc ông 32 tuổi, vì những bài thơ được/bị xem là chống đối chế độ, Brodsky sống tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Năm 1987, ông đoạt giải Nobel văn chương, báo chí Nga hoàn toàn im lặng. Trong một bức thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Leonid Brezhnev, Brodsky viết: “Mặc dù tôi đã mất quốc tịch Liên xô, tôi vẫn không ngừng là một nhà thơ Nga. Tôi tin là tôi sẽ trở về. Mọi nhà thơ luôn luôn trở về hoặc bằng xương thịt hoặc trên trang giấy. Tôi muốn tin là cả hai đều khả dĩ.” Tuy vậy, chính quyền Xô Viết vẫn cấm ông nhập cảnh. Bố mẹ ông mất ở Nga, Brodsky cũng không được về để dự đám tang. Có lẽ vì những kinh nghiệm cay đắng ấy, ngay cả sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Brodsky vẫn không về lại Nga. Không bao giờ. Lần này không phải vì bị cấm. Mà là một chọn lựa.
Đến đầu năm 1996, ngày ông qua đời, Brodsky cũng không hề đặt chân trở lại đất Nga. Nhưng hiện nay, bóng dáng của Brodsky hầu như có mặt ở khắp nơi trên nước Nga. Ở các tác phẩm của ông được xuất bản và bày bán đầy trong các hiệu sách cũng như được lưu giữ trong các thư viện. Trong các viện bảo tàng người ta dựng lên đây đó để tưởng niệm ông với tư cách một trong những nhà thơ lớn nhất trong lịch sử nước họ.
Với những người cầm bút, việc cấm đoán của chính quyền chỉ là những trò trấn áp nhất thời. Cầm tờ hộ chiếu nghệ thuật, không ai có thể ngăn cản được họ.
Chỉ có điều là hộ-chiếu-nghệ-thuật cũng có những giới hạn của nó. Một, giới hạn về không gian: có những tờ hộ chiếu có giá trị quốc tế và cũng có những tờ hộ chiếu chỉ có giá trị trong khu vực hoặc ở địa phương. Hai, giới hạn về thời gian: Có những tờ hộ chiếu có giá trị lâu dài, ngược lại, cũng có những tờ hộ chiếu rất ngắn hạn, thậm chí, có khi hết hạn ngay khi vừa được đóng dấu.
Không phải hộ chiếu nào cũng giống hộ chiếu nào.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông: Ông không được về nước và tác phẩm của ông cũng bị cấm hoàn toàn. Có điều, chế độ Cộng sản không sống lâu hơn Solzhenitsyn: Năm 1991, nó sụp đổ. Ba năm sau, Solzhenitsyn hồi hương và được chào đón như một vị anh hùng. Chính Solzhenitsyn cũng không sống lâu hơn tác phẩm của ông: Năm 2008, ông qua đời, tác phẩm của ông vẫn còn lại. Hơn nữa, chúng không phải chỉ thuộc về nước Nga. Chúng thuộc về nhân loại.
Trường hợp của Lâm Ngữ Đường cũng vậy. Sống ở Mỹ trên ba mươi năm, viết chủ yếu bằng tiếng Anh, Lâm Ngữ Đường không vào quốc tịch Mỹ, nhưng ông cũng không hề muốn về lại Trung Quốc. Thật ra, chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc cũng không thích gì Lâm Ngữ Đường: họ cho ông chống Cộng và thân với Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Nhưng dù vậy, sau khi ông mất vào năm 1976, tác phẩm của ông vẫn về được quê nhà. Năm 1994, tuyển tập Lâm Ngữ Đường, gồm 30 tập, được xuất bản tại Trung Quốc. Cho đến nay, cả hàng triệu cuốn sách của ông đã được bán và ông trở thành một trong những tác giả ăn khách nhất tại Trung Quốc, nơi chế độ Cộng sản vẫn còn thống trị.
Sau khi nêu lên kinh nghiệm của Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường, Ha Jin kết luận: Với nhà văn, việc trở về mang tính vật lý là điều rất ít có ý nghĩa. Việc hồi hương đích thực của một nhà văn lưu vong là qua văn chương. “Chỉ có văn chương là có thể đi xuyên qua các rào cản lịch sử, chính trị và ngôn ngữ để đến với người đọc, kể cả những người sống ở quê gốc của tác giả” (tr. 22).
Trong cuốn Locating Exiled Writers in Contemporary Russian Literature: Exiles at Home (Palgrave Macmillan, 2009), Lisa Ryoko Wakamiya cho biết, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Nga, giới cầm bút lưu vong Nga ở ngoại quốc có thể được chia thành ba nhóm: Thứ nhất, một số người hồi hương hẳn, như Solzhenitsyn, Eduard Limonov, Iurii Kublanovskii và Aleksandr Zinov’ev. Thứ hai, một số người đi đi về về giữa Nga và ngoại quốc, như Iuz Aleshkovskii, Igor’ Efimov, Anatolii Gladilin, Sasha Solokov, Vassily Aksyonov, v.v… Và cuối cùng, thứ ba, một số người hoặc quyết định không về Nga hoặc bị mất trước khi có thể trở về, bao gồm Joseph Brodsky, Sergei Dovlatov và Viktor Nebrasov, v.v…
Về hay không về, tất cả các cây bút thuộc ba nhóm trên đều giống nhau ở một điểm: Tác phẩm của họ đều lần lượt được in lại và được đọc ở quê nhà. Đều trở thành tài sản của quốc gia, và, với một số người, tài sản của nhân loại.
Bản thân của Ha Jin cũng là một trường hợp thú vị.
Sinh ở Trung Quốc năm 1956, sang Mỹ du học từ năm 1985, hiện dạy tại trường Đại học Boston, Ha Jin là một trong những nhà văn gốc Hoa sáng tác bằng tiếng Anh nổi tiếng nhất hiện nay. Ông vừa viết truyện, từ truyện ngắn đến truyện dài, vừa làm thơ và viết tiểu luận phê bình. Tác phẩm của ông nhận được nhiều giải thưởng, từ National Book Award for Fiction đến PEN/Faulkner Award. Cuốn tiểu thuyết War Trash được vào chung kết của giải Pulitzer Prize. Mới đây, ông xin visa về thăm gia đình ở Trung Quốc nhưng bị từ chối. Có điều, một số tác phẩm của ông vẫn được dịch và xuất bản tại Trung Quốc. Có thể nói, trong trường hợp của Ha Jin, tờ-hộ-chiếu-nhà-văn của ông có sức mạnh hơn hẳn tờ hộ chiếu công dân của ông, dù là công dân nước Mỹ.
Dù sao, tầm vóc của Ha Jin cũng chưa được khẳng định rõ. Một người khác, nổi tiếng hơn ông, cũng ở hoàn cảnh tương tự: Joseph Brodsky. Bị trục xuất khỏi Nga năm 1972, lúc ông 32 tuổi, vì những bài thơ được/bị xem là chống đối chế độ, Brodsky sống tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Năm 1987, ông đoạt giải Nobel văn chương, báo chí Nga hoàn toàn im lặng. Trong một bức thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Leonid Brezhnev, Brodsky viết: “Mặc dù tôi đã mất quốc tịch Liên xô, tôi vẫn không ngừng là một nhà thơ Nga. Tôi tin là tôi sẽ trở về. Mọi nhà thơ luôn luôn trở về hoặc bằng xương thịt hoặc trên trang giấy. Tôi muốn tin là cả hai đều khả dĩ.” Tuy vậy, chính quyền Xô Viết vẫn cấm ông nhập cảnh. Bố mẹ ông mất ở Nga, Brodsky cũng không được về để dự đám tang. Có lẽ vì những kinh nghiệm cay đắng ấy, ngay cả sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Brodsky vẫn không về lại Nga. Không bao giờ. Lần này không phải vì bị cấm. Mà là một chọn lựa.
Đến đầu năm 1996, ngày ông qua đời, Brodsky cũng không hề đặt chân trở lại đất Nga. Nhưng hiện nay, bóng dáng của Brodsky hầu như có mặt ở khắp nơi trên nước Nga. Ở các tác phẩm của ông được xuất bản và bày bán đầy trong các hiệu sách cũng như được lưu giữ trong các thư viện. Trong các viện bảo tàng người ta dựng lên đây đó để tưởng niệm ông với tư cách một trong những nhà thơ lớn nhất trong lịch sử nước họ.
Với những người cầm bút, việc cấm đoán của chính quyền chỉ là những trò trấn áp nhất thời. Cầm tờ hộ chiếu nghệ thuật, không ai có thể ngăn cản được họ.
Chỉ có điều là hộ-chiếu-nghệ-thuật cũng có những giới hạn của nó. Một, giới hạn về không gian: có những tờ hộ chiếu có giá trị quốc tế và cũng có những tờ hộ chiếu chỉ có giá trị trong khu vực hoặc ở địa phương. Hai, giới hạn về thời gian: Có những tờ hộ chiếu có giá trị lâu dài, ngược lại, cũng có những tờ hộ chiếu rất ngắn hạn, thậm chí, có khi hết hạn ngay khi vừa được đóng dấu.
Không phải hộ chiếu nào cũng giống hộ chiếu nào.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hộ chiếu của nhà văn
Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt:
Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông: Ông không được về nước và tác phẩm của ông cũng bị cấm hoàn toàn. Có điều, chế độ Cộng sản không sống lâu hơn Solzhenitsyn: Năm 1991, nó sụp đổ. Ba năm sau, Solzhenitsyn hồi hương và được chào đón như một vị anh hùng. Chính Solzhenitsyn cũng không sống lâu hơn tác phẩm của ông: Năm 2008, ông qua đời, tác phẩm của ông vẫn còn lại. Hơn nữa, chúng không phải chỉ thuộc về nước Nga. Chúng thuộc về nhân loại.
Trường hợp của Lâm Ngữ Đường cũng vậy. Sống ở Mỹ trên ba mươi năm, viết chủ yếu bằng tiếng Anh, Lâm Ngữ Đường không vào quốc tịch Mỹ, nhưng ông cũng không hề muốn về lại Trung Quốc. Thật ra, chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc cũng không thích gì Lâm Ngữ Đường: họ cho ông chống Cộng và thân với Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Nhưng dù vậy, sau khi ông mất vào năm 1976, tác phẩm của ông vẫn về được quê nhà. Năm 1994, tuyển tập Lâm Ngữ Đường, gồm 30 tập, được xuất bản tại Trung Quốc. Cho đến nay, cả hàng triệu cuốn sách của ông đã được bán và ông trở thành một trong những tác giả ăn khách nhất tại Trung Quốc, nơi chế độ Cộng sản vẫn còn thống trị.
Sau khi nêu lên kinh nghiệm của Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường, Ha Jin kết luận: Với nhà văn, việc trở về mang tính vật lý là điều rất ít có ý nghĩa. Việc hồi hương đích thực của một nhà văn lưu vong là qua văn chương. “Chỉ có văn chương là có thể đi xuyên qua các rào cản lịch sử, chính trị và ngôn ngữ để đến với người đọc, kể cả những người sống ở quê gốc của tác giả” (tr. 22).
Trong cuốn Locating Exiled Writers in Contemporary Russian Literature: Exiles at Home (Palgrave Macmillan, 2009), Lisa Ryoko Wakamiya cho biết, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Nga, giới cầm bút lưu vong Nga ở ngoại quốc có thể được chia thành ba nhóm: Thứ nhất, một số người hồi hương hẳn, như Solzhenitsyn, Eduard Limonov, Iurii Kublanovskii và Aleksandr Zinov’ev. Thứ hai, một số người đi đi về về giữa Nga và ngoại quốc, như Iuz Aleshkovskii, Igor’ Efimov, Anatolii Gladilin, Sasha Solokov, Vassily Aksyonov, v.v… Và cuối cùng, thứ ba, một số người hoặc quyết định không về Nga hoặc bị mất trước khi có thể trở về, bao gồm Joseph Brodsky, Sergei Dovlatov và Viktor Nebrasov, v.v…
Về hay không về, tất cả các cây bút thuộc ba nhóm trên đều giống nhau ở một điểm: Tác phẩm của họ đều lần lượt được in lại và được đọc ở quê nhà. Đều trở thành tài sản của quốc gia, và, với một số người, tài sản của nhân loại.
Bản thân của Ha Jin cũng là một trường hợp thú vị.
Sinh ở Trung Quốc năm 1956, sang Mỹ du học từ năm 1985, hiện dạy tại trường Đại học Boston, Ha Jin là một trong những nhà văn gốc Hoa sáng tác bằng tiếng Anh nổi tiếng nhất hiện nay. Ông vừa viết truyện, từ truyện ngắn đến truyện dài, vừa làm thơ và viết tiểu luận phê bình. Tác phẩm của ông nhận được nhiều giải thưởng, từ National Book Award for Fiction đến PEN/Faulkner Award. Cuốn tiểu thuyết War Trash được vào chung kết của giải Pulitzer Prize. Mới đây, ông xin visa về thăm gia đình ở Trung Quốc nhưng bị từ chối. Có điều, một số tác phẩm của ông vẫn được dịch và xuất bản tại Trung Quốc. Có thể nói, trong trường hợp của Ha Jin, tờ-hộ-chiếu-nhà-văn của ông có sức mạnh hơn hẳn tờ hộ chiếu công dân của ông, dù là công dân nước Mỹ.
Dù sao, tầm vóc của Ha Jin cũng chưa được khẳng định rõ. Một người khác, nổi tiếng hơn ông, cũng ở hoàn cảnh tương tự: Joseph Brodsky. Bị trục xuất khỏi Nga năm 1972, lúc ông 32 tuổi, vì những bài thơ được/bị xem là chống đối chế độ, Brodsky sống tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Năm 1987, ông đoạt giải Nobel văn chương, báo chí Nga hoàn toàn im lặng. Trong một bức thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Leonid Brezhnev, Brodsky viết: “Mặc dù tôi đã mất quốc tịch Liên xô, tôi vẫn không ngừng là một nhà thơ Nga. Tôi tin là tôi sẽ trở về. Mọi nhà thơ luôn luôn trở về hoặc bằng xương thịt hoặc trên trang giấy. Tôi muốn tin là cả hai đều khả dĩ.” Tuy vậy, chính quyền Xô Viết vẫn cấm ông nhập cảnh. Bố mẹ ông mất ở Nga, Brodsky cũng không được về để dự đám tang. Có lẽ vì những kinh nghiệm cay đắng ấy, ngay cả sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Brodsky vẫn không về lại Nga. Không bao giờ. Lần này không phải vì bị cấm. Mà là một chọn lựa.
Đến đầu năm 1996, ngày ông qua đời, Brodsky cũng không hề đặt chân trở lại đất Nga. Nhưng hiện nay, bóng dáng của Brodsky hầu như có mặt ở khắp nơi trên nước Nga. Ở các tác phẩm của ông được xuất bản và bày bán đầy trong các hiệu sách cũng như được lưu giữ trong các thư viện. Trong các viện bảo tàng người ta dựng lên đây đó để tưởng niệm ông với tư cách một trong những nhà thơ lớn nhất trong lịch sử nước họ.
Với những người cầm bút, việc cấm đoán của chính quyền chỉ là những trò trấn áp nhất thời. Cầm tờ hộ chiếu nghệ thuật, không ai có thể ngăn cản được họ.
Chỉ có điều là hộ-chiếu-nghệ-thuật cũng có những giới hạn của nó. Một, giới hạn về không gian: có những tờ hộ chiếu có giá trị quốc tế và cũng có những tờ hộ chiếu chỉ có giá trị trong khu vực hoặc ở địa phương. Hai, giới hạn về thời gian: Có những tờ hộ chiếu có giá trị lâu dài, ngược lại, cũng có những tờ hộ chiếu rất ngắn hạn, thậm chí, có khi hết hạn ngay khi vừa được đóng dấu.
Không phải hộ chiếu nào cũng giống hộ chiếu nào.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc Hoa viết bằng tiếng Anh tại Mỹ, trích dẫn một quan điểm của Nabokov mà tôi rất tâm đắc: Với một nhà văn, quốc tịch chỉ là điều thứ yếu; trong khi đó chính nghệ thuật mới là hộ chiếu thực sự của hắn.
Ha Jin dẫn ra trường hợp của hai nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường làm ví dụ.
Solzhenitsyn bị trục xuất khỏi Liên Xô vào năm 1974 và cư ngụ tại Mỹ đến năm 1994. Năm 1985, ông nộp đơn xin vào quốc tịch Mỹ nhưng đến ngày tuyên thệ, ông lại đổi ý. Năm 1994, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, ông quay về Nga sinh sống. Tất cả những sự thay đổi về địa điểm cư trú ấy có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp viết lách của Solzhenitsyn không? Không. Solzhenitsyn từng tuyên bố: “Tất cả cuộc đời tôi đều chứa đựng trong một điều – tác phẩm.” Và tác phẩm của ông, như ông cũng từng tuyên bố, “chỉ được viết cho quê nhà”, tức nước Nga. Nhưng nước Nga của ông lúc ấy lại từ chối ông: Ông không được về nước và tác phẩm của ông cũng bị cấm hoàn toàn. Có điều, chế độ Cộng sản không sống lâu hơn Solzhenitsyn: Năm 1991, nó sụp đổ. Ba năm sau, Solzhenitsyn hồi hương và được chào đón như một vị anh hùng. Chính Solzhenitsyn cũng không sống lâu hơn tác phẩm của ông: Năm 2008, ông qua đời, tác phẩm của ông vẫn còn lại. Hơn nữa, chúng không phải chỉ thuộc về nước Nga. Chúng thuộc về nhân loại.
Trường hợp của Lâm Ngữ Đường cũng vậy. Sống ở Mỹ trên ba mươi năm, viết chủ yếu bằng tiếng Anh, Lâm Ngữ Đường không vào quốc tịch Mỹ, nhưng ông cũng không hề muốn về lại Trung Quốc. Thật ra, chính quyền Cộng sản ở Trung Quốc cũng không thích gì Lâm Ngữ Đường: họ cho ông chống Cộng và thân với Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Nhưng dù vậy, sau khi ông mất vào năm 1976, tác phẩm của ông vẫn về được quê nhà. Năm 1994, tuyển tập Lâm Ngữ Đường, gồm 30 tập, được xuất bản tại Trung Quốc. Cho đến nay, cả hàng triệu cuốn sách của ông đã được bán và ông trở thành một trong những tác giả ăn khách nhất tại Trung Quốc, nơi chế độ Cộng sản vẫn còn thống trị.
Sau khi nêu lên kinh nghiệm của Solzhenitsyn và Lâm Ngữ Đường, Ha Jin kết luận: Với nhà văn, việc trở về mang tính vật lý là điều rất ít có ý nghĩa. Việc hồi hương đích thực của một nhà văn lưu vong là qua văn chương. “Chỉ có văn chương là có thể đi xuyên qua các rào cản lịch sử, chính trị và ngôn ngữ để đến với người đọc, kể cả những người sống ở quê gốc của tác giả” (tr. 22).
Trong cuốn Locating Exiled Writers in Contemporary Russian Literature: Exiles at Home (Palgrave Macmillan, 2009), Lisa Ryoko Wakamiya cho biết, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ tại Nga, giới cầm bút lưu vong Nga ở ngoại quốc có thể được chia thành ba nhóm: Thứ nhất, một số người hồi hương hẳn, như Solzhenitsyn, Eduard Limonov, Iurii Kublanovskii và Aleksandr Zinov’ev. Thứ hai, một số người đi đi về về giữa Nga và ngoại quốc, như Iuz Aleshkovskii, Igor’ Efimov, Anatolii Gladilin, Sasha Solokov, Vassily Aksyonov, v.v… Và cuối cùng, thứ ba, một số người hoặc quyết định không về Nga hoặc bị mất trước khi có thể trở về, bao gồm Joseph Brodsky, Sergei Dovlatov và Viktor Nebrasov, v.v…
Về hay không về, tất cả các cây bút thuộc ba nhóm trên đều giống nhau ở một điểm: Tác phẩm của họ đều lần lượt được in lại và được đọc ở quê nhà. Đều trở thành tài sản của quốc gia, và, với một số người, tài sản của nhân loại.
Bản thân của Ha Jin cũng là một trường hợp thú vị.
Sinh ở Trung Quốc năm 1956, sang Mỹ du học từ năm 1985, hiện dạy tại trường Đại học Boston, Ha Jin là một trong những nhà văn gốc Hoa sáng tác bằng tiếng Anh nổi tiếng nhất hiện nay. Ông vừa viết truyện, từ truyện ngắn đến truyện dài, vừa làm thơ và viết tiểu luận phê bình. Tác phẩm của ông nhận được nhiều giải thưởng, từ National Book Award for Fiction đến PEN/Faulkner Award. Cuốn tiểu thuyết War Trash được vào chung kết của giải Pulitzer Prize. Mới đây, ông xin visa về thăm gia đình ở Trung Quốc nhưng bị từ chối. Có điều, một số tác phẩm của ông vẫn được dịch và xuất bản tại Trung Quốc. Có thể nói, trong trường hợp của Ha Jin, tờ-hộ-chiếu-nhà-văn của ông có sức mạnh hơn hẳn tờ hộ chiếu công dân của ông, dù là công dân nước Mỹ.
Dù sao, tầm vóc của Ha Jin cũng chưa được khẳng định rõ. Một người khác, nổi tiếng hơn ông, cũng ở hoàn cảnh tương tự: Joseph Brodsky. Bị trục xuất khỏi Nga năm 1972, lúc ông 32 tuổi, vì những bài thơ được/bị xem là chống đối chế độ, Brodsky sống tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ. Năm 1987, ông đoạt giải Nobel văn chương, báo chí Nga hoàn toàn im lặng. Trong một bức thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Leonid Brezhnev, Brodsky viết: “Mặc dù tôi đã mất quốc tịch Liên xô, tôi vẫn không ngừng là một nhà thơ Nga. Tôi tin là tôi sẽ trở về. Mọi nhà thơ luôn luôn trở về hoặc bằng xương thịt hoặc trên trang giấy. Tôi muốn tin là cả hai đều khả dĩ.” Tuy vậy, chính quyền Xô Viết vẫn cấm ông nhập cảnh. Bố mẹ ông mất ở Nga, Brodsky cũng không được về để dự đám tang. Có lẽ vì những kinh nghiệm cay đắng ấy, ngay cả sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Brodsky vẫn không về lại Nga. Không bao giờ. Lần này không phải vì bị cấm. Mà là một chọn lựa.
Đến đầu năm 1996, ngày ông qua đời, Brodsky cũng không hề đặt chân trở lại đất Nga. Nhưng hiện nay, bóng dáng của Brodsky hầu như có mặt ở khắp nơi trên nước Nga. Ở các tác phẩm của ông được xuất bản và bày bán đầy trong các hiệu sách cũng như được lưu giữ trong các thư viện. Trong các viện bảo tàng người ta dựng lên đây đó để tưởng niệm ông với tư cách một trong những nhà thơ lớn nhất trong lịch sử nước họ.
Với những người cầm bút, việc cấm đoán của chính quyền chỉ là những trò trấn áp nhất thời. Cầm tờ hộ chiếu nghệ thuật, không ai có thể ngăn cản được họ.
Chỉ có điều là hộ-chiếu-nghệ-thuật cũng có những giới hạn của nó. Một, giới hạn về không gian: có những tờ hộ chiếu có giá trị quốc tế và cũng có những tờ hộ chiếu chỉ có giá trị trong khu vực hoặc ở địa phương. Hai, giới hạn về thời gian: Có những tờ hộ chiếu có giá trị lâu dài, ngược lại, cũng có những tờ hộ chiếu rất ngắn hạn, thậm chí, có khi hết hạn ngay khi vừa được đóng dấu.
Không phải hộ chiếu nào cũng giống hộ chiếu nào.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA