Thân Hữu Tiếp Tay...
Hoa Kỳ, đi tìm sứ mệnh
Nguyễn Xuân Nghĩa
Lang ba vi bộ trong vũ điệu Ba Tư
Tuần này - chỉ tuần này thôi - truyền thông sẽ rọi đèn vào quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran của dân Ba Tư. Ðó là khi lãnh đạo hai nước có thể bất ngờ gặp nhau nhân kỳ họp hàng năm của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Lồng bên dưới là việc Ngoại Trưởng John Kerry sẽ họp với Ngoại Trưởng Iran là Javad Zarif trong khuôn khổ hội nghị của nhóm P-5 + 1 với Iran.
Nhóm P-5 +1 là năm thành viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tầu), cộng thêm đệ nhất cường quốc Âu Châu là Cộng Hòa Liên Bang Ðức.
Nói về nước Ðức, chính trường xứ này vừa qua trận động đất với thắng lợi lịch sử của Thủ Tướng Angela Merkel và việc đảng Tự Do Dân Chủ FDP bị đại bại lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến II. Chi tiết đối ngoại đáng chú ý là ảnh hưởng gia tăng của khuynh hướng chống việc hội nhập vào khối Euro. Ðáng chú ý hơn vậy là cử tri không quan tâm đến vụ Syria. Việc khủng bố Hồi Giáo al Shabaab tấn công và tàn sát con tin ngoài đạo Hồi, kể cả dân Tây phương, trong một thương xá ở thủ đô Nairobi của Kenya đã xảy ra khi dân Ðức đi bầu cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lá phiếu.
Nhiều người cho là liên minh Âu-Mỹ bỏ qua nhiều hồ sơ nóng của thế giới, hết thiết tha đến lý tưởng nhân đạo đã từng chi phối chánh sách đối ngoại của các nước dân chủ mà quay vào lo chuyện nội bộ. Ðiều ấy không sai, khi chính trường Hoa Kỳ hết sôi động với vụ Syria và đang mở ra một trận đánh nữa về ngân sách, lồng trong việc hạn chế các khoản chi cho chế độ bảo dưỡng y tế từ đạo luật “Obama Care”.
Nhưng chuyện ấy liên hệ gì đến vụ Iran? Và đến nước Mỹ, nhìn từ bên ngoài?
***
Từ năm 1979, sau cuộc “Cách mạng Hồi giáo” tại Iran và vụ 52 kiều dân Mỹ bị bắt làm con tin trong 444 ngày, hai nước đồng minh cũ đã đoạn giao. Quan hệ căng thẳng chỉ tạm lắng dịu khi Hoa Kỳ mở chiến dịch A Phú Hãn cuối năm 2001, với sự hợp tác ngầm của Iran để tấn công kẻ thù chung là lực lượng khủng bố Al-Qaeda và chế độ Taliban. Sau đó, với chiến dịch Iraq năm 2003, Hoa Kỳ dọn cỗ cho các Giáo chủ Iran khi tiêu diệt chế độ Saddam Hussein của hệ phái Sunni tại Baghdad: hệ phái Shia thân Iran thắng lớn và kiểm soát được một xứ cừu thù của Iran.
Nhưng các giáo chủ tại Tehran không dừng tại đó.
Họ phất cờ lãnh đạo thế giới Hồi giáo, cạnh tranh tư thế với hệ phái Sunni và Saudi Arabia, qua trung gian của Syria yểm trợ các lực lượng khủng bố cùng hệ phái, như Hamas tại Israel, hay Hezbollah tại Lebanon, và theo kiểu Bắc Hàn, thông báo kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm để bắt bí thiên hạ.... Vì kế hoạch này, Iran bị cấm vận và tự cô lập dần. Những hội nghị xuân thu nhị kỳ, khi có khi không, của nhóm P-5 + 1 không có kết quả, một phần cũng nhờ vai trò yểm trợ của Liên Bang Nga và Trung Quốc. Hai cường quốc này giúp các chế độ hung đồ tồn tại để gây rối cho Hoa Kỳ và các nước Âu Châu. Họ muốn tiến tới một trật tự khác và chấm dứt tư thế siêu cường độc bá của nước Mỹ.
Vì những lý do quá phức tạp đó, chuyện Iran hay Syria cũng là mâu thuẫn giữa hai hệ phái lớn của Hồi giáo, với các nhóm cực đoan cùng áp dụng phương pháp khủng bố, và với sự hà hơi tiếp sức của Moscow và Bắc Kinh. Việc Hoa Kỳ và các nước Âu Châu lúng túng gần một tháng trời rồi mở cửa cho Putin bước vào Trung Ðông với một “giải pháp ngoại giao” cho Syria là một sự thất thế nhất thời, làm nhiều người lý tưởng thất vọng về khả năng can thiệp của các nền dân chủ để bảo vệ nhân quyền và phát huy chủ nghĩa nhân đạo trên thế giới.
Trong hoàn cảnh đó, các Giáo chủ Tehran mới bật tín hiệu về việc nên đàm hơn nên đánh.
Khi nước Mỹ có vẻ yếu thế và nhân cơ hội xuất hiện của một Tổng thống vừa đắc cử là Hassan Rouhani, những người lãnh đạo thật của Iran là các giáo chủ dưới quyền của Lãnh tụ Tối thượng Khamenei đã học thói Vladimir Putin của Nga mà đưa ra cái sào cho Tổng thống Barack Obama.
***
Lý do dịu giọng đầu tiên là kinh tế, mà kinh tế cũng là chính trị.
Iran sản xuất và xuất cảng năng lượng - 80% trị giá xuất cảng và 50% nguồn thu ngân sách. Khi bị Hoa Kỳ là Liên Âu phong toả kinh tế, xứ này thấm mệt. Năm ngoái dầu xuất cảng giảm 42% và cán cân thương mại sa sút đánh sụt dự trữ ngoại tệ lẫn mức sống người dân.
Nếu nói chuyện song phương với Mỹ, lần đầu tiên từ năm 1979, rồi đàm phán về việc giải tỏa cấm vận và có khi tái lập bang giao, lãnh đạo Tehran có thể đạt thắng lợi lớn với thần dân ở nhà, và với các nước Hồi giáo khác. Sự yếu thế của Hoa Kỳ là một cơ hội không thể bỏ qua.
Phần mình, khi được các Giáo chủ Iran mời vào vũ điệu Ba Tư, Chính quyền Obama có thể nhắm vào nhiều mục tiêu. Vừa có thêm một đòn bẩy cho vụ Syria quá tệ, vừa thêm kẻ đồng hành ngăn ngừa phong trào khủng bố xưng danh Thánh Chiến của hệ phái Sunni - tái diễn sự kết hợp năm xưa trên chiến trường A Phú Hãn. Và thứ ba, chứng minh giá trị của chính sách hòa giải với khối Hồi giáo mà ông Obama theo đuổi từ khi nhậm chức.
Nhưng sự tình lại không nhịp nhàng như vậy.
Mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Iran thuộc lãnh vực chiến lược không thể hàn gắn bằng vài dấu hiệu ngoại giao chỉ có kích thước chiến thuật. Hoa Kỳ đang có nhiều đồng minh chiến lược tại Trung Ðông, như Saudi Arabia, Turkey, Ai Cập, các nước Á Rập trong vùng Vịnh Ba Tư, và Israel. Hâm nóng quan hệ với Iran là xối nước lạnh vào tình đồng minh trong khu vực. Và càng chứng tỏ Hoa Kỳ là một đồng minh không đáng tin. Chưa kể là còn tạo ra một tiền lệ rất xấu với một chế độ hung đồ khác, là Bắc Hàn.
Vả lại, xứ Iran của sắc tộc Ba Tư cũng thấy rõ sự rã rời của các nước Á Rập Hồi giáo từ Mùa Xuân Á Rập năm kia. Họ muốn được Hoa Kỳ tôn trọng, đối thoại ngang hàng, để khai thác cơ hội này mà bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo. Nếu có thêm võ khí hạch tâm thì càng hay, mà không có thì cũng thừa thế lực xưng hùng xưng bá.
Vì vậy, chuyện gặp gỡ và đàm phán giữa đôi bên sẽ có những trở ngại khó khắc phục ngay từ phía Hoa Kỳ: kéo dài mà không kết quả. Nếu có thì sẽ là hình ảnh của một nước Mỹ lang ba vi bộ, chạy lòng vòng không định hướng trong một vũ điệu Ba Tư đầy vẻ huyền ảo. Vài tuần sau là lại trôi vào quên lãng.... Cho tới khi Hoa Kỳ tìm ra và định lại cho mình một sứ mệnh khác, phù hợp với đạo lý chính thức mà cũng đáp ứng nhu cầu thực tế của quyền lợi.
Chỉ có tại nước Mỹ
Không chỉ có Tổng Thống Obama mới ân hận về chuyện “lằn ranh đỏ” với vụ Syria. Cảnh sát tại Apopka của Florida đã hỏi giấy, còng tay và tống giam Mark E. Schmidter vì tội vi phạm luật lệ cho khách bộ hành. Ðương sự lãnh họa vì rải truyền đơn vận động bỏ phiếu về máy thâu hình ở ngã tư. Lý do vận động không để bảo vệ quyền tự do riêng tư của người dân mà vì anh gàn này ho rằng việc gắn máy chỉ là âm mưu làm tiền bất chính. Viên cảnh sát thi hành việc tống giam đã trả lời, tỉnh bơ, rằng vì Mark Schmidter “không có giấy phép phản đối đèn đỏ”. Cứ tưởng là chuyện Hà Nội!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=173882&zoneid=97#.UkHy_T9r9aQ
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Hoa Kỳ, đi tìm sứ mệnh
Nguyễn Xuân Nghĩa
Lang ba vi bộ trong vũ điệu Ba Tư
Tuần này - chỉ tuần này thôi - truyền thông sẽ rọi đèn vào quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran của dân Ba Tư. Ðó là khi lãnh đạo hai nước có thể bất ngờ gặp nhau nhân kỳ họp hàng năm của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Lồng bên dưới là việc Ngoại Trưởng John Kerry sẽ họp với Ngoại Trưởng Iran là Javad Zarif trong khuôn khổ hội nghị của nhóm P-5 + 1 với Iran.
Nhóm P-5 +1 là năm thành viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Tầu), cộng thêm đệ nhất cường quốc Âu Châu là Cộng Hòa Liên Bang Ðức.
Nói về nước Ðức, chính trường xứ này vừa qua trận động đất với thắng lợi lịch sử của Thủ Tướng Angela Merkel và việc đảng Tự Do Dân Chủ FDP bị đại bại lần đầu tiên kể từ sau Thế Chiến II. Chi tiết đối ngoại đáng chú ý là ảnh hưởng gia tăng của khuynh hướng chống việc hội nhập vào khối Euro. Ðáng chú ý hơn vậy là cử tri không quan tâm đến vụ Syria. Việc khủng bố Hồi Giáo al Shabaab tấn công và tàn sát con tin ngoài đạo Hồi, kể cả dân Tây phương, trong một thương xá ở thủ đô Nairobi của Kenya đã xảy ra khi dân Ðức đi bầu cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lá phiếu.
Nhiều người cho là liên minh Âu-Mỹ bỏ qua nhiều hồ sơ nóng của thế giới, hết thiết tha đến lý tưởng nhân đạo đã từng chi phối chánh sách đối ngoại của các nước dân chủ mà quay vào lo chuyện nội bộ. Ðiều ấy không sai, khi chính trường Hoa Kỳ hết sôi động với vụ Syria và đang mở ra một trận đánh nữa về ngân sách, lồng trong việc hạn chế các khoản chi cho chế độ bảo dưỡng y tế từ đạo luật “Obama Care”.
Nhưng chuyện ấy liên hệ gì đến vụ Iran? Và đến nước Mỹ, nhìn từ bên ngoài?
***
Từ năm 1979, sau cuộc “Cách mạng Hồi giáo” tại Iran và vụ 52 kiều dân Mỹ bị bắt làm con tin trong 444 ngày, hai nước đồng minh cũ đã đoạn giao. Quan hệ căng thẳng chỉ tạm lắng dịu khi Hoa Kỳ mở chiến dịch A Phú Hãn cuối năm 2001, với sự hợp tác ngầm của Iran để tấn công kẻ thù chung là lực lượng khủng bố Al-Qaeda và chế độ Taliban. Sau đó, với chiến dịch Iraq năm 2003, Hoa Kỳ dọn cỗ cho các Giáo chủ Iran khi tiêu diệt chế độ Saddam Hussein của hệ phái Sunni tại Baghdad: hệ phái Shia thân Iran thắng lớn và kiểm soát được một xứ cừu thù của Iran.
Nhưng các giáo chủ tại Tehran không dừng tại đó.
Họ phất cờ lãnh đạo thế giới Hồi giáo, cạnh tranh tư thế với hệ phái Sunni và Saudi Arabia, qua trung gian của Syria yểm trợ các lực lượng khủng bố cùng hệ phái, như Hamas tại Israel, hay Hezbollah tại Lebanon, và theo kiểu Bắc Hàn, thông báo kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm để bắt bí thiên hạ.... Vì kế hoạch này, Iran bị cấm vận và tự cô lập dần. Những hội nghị xuân thu nhị kỳ, khi có khi không, của nhóm P-5 + 1 không có kết quả, một phần cũng nhờ vai trò yểm trợ của Liên Bang Nga và Trung Quốc. Hai cường quốc này giúp các chế độ hung đồ tồn tại để gây rối cho Hoa Kỳ và các nước Âu Châu. Họ muốn tiến tới một trật tự khác và chấm dứt tư thế siêu cường độc bá của nước Mỹ.
Vì những lý do quá phức tạp đó, chuyện Iran hay Syria cũng là mâu thuẫn giữa hai hệ phái lớn của Hồi giáo, với các nhóm cực đoan cùng áp dụng phương pháp khủng bố, và với sự hà hơi tiếp sức của Moscow và Bắc Kinh. Việc Hoa Kỳ và các nước Âu Châu lúng túng gần một tháng trời rồi mở cửa cho Putin bước vào Trung Ðông với một “giải pháp ngoại giao” cho Syria là một sự thất thế nhất thời, làm nhiều người lý tưởng thất vọng về khả năng can thiệp của các nền dân chủ để bảo vệ nhân quyền và phát huy chủ nghĩa nhân đạo trên thế giới.
Trong hoàn cảnh đó, các Giáo chủ Tehran mới bật tín hiệu về việc nên đàm hơn nên đánh.
Khi nước Mỹ có vẻ yếu thế và nhân cơ hội xuất hiện của một Tổng thống vừa đắc cử là Hassan Rouhani, những người lãnh đạo thật của Iran là các giáo chủ dưới quyền của Lãnh tụ Tối thượng Khamenei đã học thói Vladimir Putin của Nga mà đưa ra cái sào cho Tổng thống Barack Obama.
***
Lý do dịu giọng đầu tiên là kinh tế, mà kinh tế cũng là chính trị.
Iran sản xuất và xuất cảng năng lượng - 80% trị giá xuất cảng và 50% nguồn thu ngân sách. Khi bị Hoa Kỳ là Liên Âu phong toả kinh tế, xứ này thấm mệt. Năm ngoái dầu xuất cảng giảm 42% và cán cân thương mại sa sút đánh sụt dự trữ ngoại tệ lẫn mức sống người dân.
Nếu nói chuyện song phương với Mỹ, lần đầu tiên từ năm 1979, rồi đàm phán về việc giải tỏa cấm vận và có khi tái lập bang giao, lãnh đạo Tehran có thể đạt thắng lợi lớn với thần dân ở nhà, và với các nước Hồi giáo khác. Sự yếu thế của Hoa Kỳ là một cơ hội không thể bỏ qua.
Phần mình, khi được các Giáo chủ Iran mời vào vũ điệu Ba Tư, Chính quyền Obama có thể nhắm vào nhiều mục tiêu. Vừa có thêm một đòn bẩy cho vụ Syria quá tệ, vừa thêm kẻ đồng hành ngăn ngừa phong trào khủng bố xưng danh Thánh Chiến của hệ phái Sunni - tái diễn sự kết hợp năm xưa trên chiến trường A Phú Hãn. Và thứ ba, chứng minh giá trị của chính sách hòa giải với khối Hồi giáo mà ông Obama theo đuổi từ khi nhậm chức.
Nhưng sự tình lại không nhịp nhàng như vậy.
Mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Iran thuộc lãnh vực chiến lược không thể hàn gắn bằng vài dấu hiệu ngoại giao chỉ có kích thước chiến thuật. Hoa Kỳ đang có nhiều đồng minh chiến lược tại Trung Ðông, như Saudi Arabia, Turkey, Ai Cập, các nước Á Rập trong vùng Vịnh Ba Tư, và Israel. Hâm nóng quan hệ với Iran là xối nước lạnh vào tình đồng minh trong khu vực. Và càng chứng tỏ Hoa Kỳ là một đồng minh không đáng tin. Chưa kể là còn tạo ra một tiền lệ rất xấu với một chế độ hung đồ khác, là Bắc Hàn.
Vả lại, xứ Iran của sắc tộc Ba Tư cũng thấy rõ sự rã rời của các nước Á Rập Hồi giáo từ Mùa Xuân Á Rập năm kia. Họ muốn được Hoa Kỳ tôn trọng, đối thoại ngang hàng, để khai thác cơ hội này mà bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo. Nếu có thêm võ khí hạch tâm thì càng hay, mà không có thì cũng thừa thế lực xưng hùng xưng bá.
Vì vậy, chuyện gặp gỡ và đàm phán giữa đôi bên sẽ có những trở ngại khó khắc phục ngay từ phía Hoa Kỳ: kéo dài mà không kết quả. Nếu có thì sẽ là hình ảnh của một nước Mỹ lang ba vi bộ, chạy lòng vòng không định hướng trong một vũ điệu Ba Tư đầy vẻ huyền ảo. Vài tuần sau là lại trôi vào quên lãng.... Cho tới khi Hoa Kỳ tìm ra và định lại cho mình một sứ mệnh khác, phù hợp với đạo lý chính thức mà cũng đáp ứng nhu cầu thực tế của quyền lợi.
Chỉ có tại nước Mỹ
Không chỉ có Tổng Thống Obama mới ân hận về chuyện “lằn ranh đỏ” với vụ Syria. Cảnh sát tại Apopka của Florida đã hỏi giấy, còng tay và tống giam Mark E. Schmidter vì tội vi phạm luật lệ cho khách bộ hành. Ðương sự lãnh họa vì rải truyền đơn vận động bỏ phiếu về máy thâu hình ở ngã tư. Lý do vận động không để bảo vệ quyền tự do riêng tư của người dân mà vì anh gàn này ho rằng việc gắn máy chỉ là âm mưu làm tiền bất chính. Viên cảnh sát thi hành việc tống giam đã trả lời, tỉnh bơ, rằng vì Mark Schmidter “không có giấy phép phản đối đèn đỏ”. Cứ tưởng là chuyện Hà Nội!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=173882&zoneid=97#.UkHy_T9r9aQ