Kinh Đời
Hoa Kỳ trục xuất quan chức Nga về cáo buộc tấn công tin tặc
Hoa Kỳ trục xuất 35 quan chức ngoại giao Nga nhằm trừng phạt trước cáo buộc liên quan tới vụ tấn công tin tặc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Hoa Kỳ trục xuất 35 quan chức ngoại giao Nga nhằm trừng phạt trước cáo buộc liên quan tới vụ tấn công tin tặc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Thời hạn để các nhà ngoại giao Nga rời Hoa Kỳ là 72 giờ.
Quốc gia này cũng cho đóng cửa hai trung tâm được Nga dùng để thu thập thông tin tình báo.
Tổng thống Barack Obama trước đó đã hứa sẽ có hành động đối với Nga trong lúc Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công tin tặc chống lại Đảng Dân chủ và chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton.
Nga phủ nhận mọi liên quan và gọi quyết định này là "không có cơ sở".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố 35 quan chức ngoại giao Nga ở đại sứ quán tại Washington DC và lãnh sự quán ở San Francisco là "persona non grata" [nhân vật không được hoan nghênh], và cho họ cùng gia đình thời hạn 72 giờ để rời đi.
Động thái này diễn ra sau khi nhiều thượng nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi cấm vận các quan chức Nga được cho là có liên quan tới vụ tấn công tin tặc, mà một số nhà lập pháp còn gọi đây là trận "Trân châu Cảng về chính trị".
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham - những người dẫn dắt chiến dịch kêu gọi cấm vận, nói họ "muốn dẫn dắt nỗ lực trong Quốc hội mới nhằm áp đặt cấm vận mạnh mẽ hơn lên Nga".
Phát ngôn viên điện Kremlin nói với phóng viên ở Moscow rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ xem xét các biện pháp đáp trả.
Ông Dmitry Peskov nói hành động này "cho thấy chính sách ngoại giao bất thường và hung hăng", và gọi đây là những hành động "không có cơ sở và bất hợp pháp".
Đại sứ quán Nga ở Anh đăng một tấm hình lên mạng xã hội Twitter, mỉa mai ví ông Obama với con vịt què.
Image caption Hình ảnh trên Twitter trên trang của Đại sứ quán Nga ở Anh
Tân Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ lên nhậm chức vào tháng tới, đã bác bỏ tuyên bố về vụ tấn công tin tặc là "nực cười" và nói người Mỹ nên "tiếp tục cuộc sống bình thường" khi được hỏi về khả năng cấm vận trước thông báo hôm thứ Tư 28/12.
Thông báo về cấm vận cũng được đưa ra đối với chín thực thể và cá nhân trong đó có các cơ quan tình báo Nga GRU và FSB.
Hai trung tâm tình báo Nga đặt ở New York và Maryland cũng sẽ bị đóng cửa.
'Cần thiết và phù hợp'
Trong một thông cáo, Tổng thống Obama gọi những hành động này là "sự đáp trả cần thiết và phù hợp trước các nỗ lực nhằm làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ" và nói "mọi người Mỹ nên cảnh giác trước những hành động của Nga".
Ông Obama cũng thông báo Hoa Kỳ sẽ giải mật các thông tin kỹ thuật liên quan tới hoạt động công nghệ thông tin của Nga nhằm "giúp những ai bảo vệ mạng lưới ở Hoa Kỳ và nước ngoài nhận diện, phát hiện và can thiệp chiến dịch toàn cầu với các hoạt động thông tin độc hại của Nga".
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Paul Ryan, nhân vật đảng Cộng hòa giữ vị trí cao nhất ở Quốc hội, nói trong một thông cáo rằng tuy những biện pháp này chậm trễ nhưng "là cách phù hợp để kết thúc tám năm thất bại trong chính sách với Nga".
Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, ông Ben Cardin, từ Maryland, kêu gọi Quốc hội có hành động độc lập với tòa Bạch ốc và dự tính sẽ thiết lập một ủy ban "xem xét kỹ lưỡng hơn những nỗ lực tấn công và can thiệp của Nga vào kỳ bầu cử của chúng ta".
'Chiến dịch kéo dài cả thập kỷ'
Image caption Các nhà ngoại giao Nga và gia đình phải rời Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ
Trong một tuyên bố chung của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Văn phòng Giám đốc An ninh Quốc gia, cùng với FBI, quan chức Hoa Kỳ kêu gọi các công ty "nhìn lại trong mạng lưới của mình" và báo cáo bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có "hoạt động thông tin độc hại" tới pháp luật.
Vụ tấn công tin tặc của Nga, mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch kéo dài cả thế kỷ" gồm các phương pháp như "hệ thống lừa đảo để thu thập thông tin cá nhân, chiến dịch nhằm vào các tổ chức công quyền, tấn công cơ sở hạ tầng thông tin, các tổ chức nghiên cứu độc lập, trường đại học, tổ chức chính trị, doanh nghiệp; ăn cắp thông tin từ những tổ chức này; và gần đây là các vụ công bố một số thông tin đã thu thập được".
Thư điện tử đánh cắp từ người quản lý chiến dịch của bà Hillary Clinton và từ máy chủ của Ủy ban đảng Dân chủ Quốc gia bị Wikileaks tung ra trong lúc đợt bầu cử tổng thống 2016 đang diễn ra.
Nhiều cơ quan Hoa Kỳ, trong đó có FBI và CIA đã kết luật rằng việc rò rỉ các thông tin bị đánh cắp gây ra thiệt hại tới bà Clinton và đảng Dân chủ khiến ông Trump giành được lợi thế.
( BBC )
Hoa Kỳ trục xuất 35 quan chức ngoại giao Nga nhằm trừng phạt trước cáo buộc liên quan tới vụ tấn công tin tặc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Thời hạn để các nhà ngoại giao Nga rời Hoa Kỳ là 72 giờ.
Quốc gia này cũng cho đóng cửa hai trung tâm được Nga dùng để thu thập thông tin tình báo.
Tổng thống Barack Obama trước đó đã hứa sẽ có hành động đối với Nga trong lúc Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công tin tặc chống lại Đảng Dân chủ và chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton.
Nga phủ nhận mọi liên quan và gọi quyết định này là "không có cơ sở".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố 35 quan chức ngoại giao Nga ở đại sứ quán tại Washington DC và lãnh sự quán ở San Francisco là "persona non grata" [nhân vật không được hoan nghênh], và cho họ cùng gia đình thời hạn 72 giờ để rời đi.
Động thái này diễn ra sau khi nhiều thượng nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi cấm vận các quan chức Nga được cho là có liên quan tới vụ tấn công tin tặc, mà một số nhà lập pháp còn gọi đây là trận "Trân châu Cảng về chính trị".
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham - những người dẫn dắt chiến dịch kêu gọi cấm vận, nói họ "muốn dẫn dắt nỗ lực trong Quốc hội mới nhằm áp đặt cấm vận mạnh mẽ hơn lên Nga".
Phát ngôn viên điện Kremlin nói với phóng viên ở Moscow rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ xem xét các biện pháp đáp trả.
Ông Dmitry Peskov nói hành động này "cho thấy chính sách ngoại giao bất thường và hung hăng", và gọi đây là những hành động "không có cơ sở và bất hợp pháp".
Đại sứ quán Nga ở Anh đăng một tấm hình lên mạng xã hội Twitter, mỉa mai ví ông Obama với con vịt què.
Image caption Hình ảnh trên Twitter trên trang của Đại sứ quán Nga ở Anh
Tân Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ lên nhậm chức vào tháng tới, đã bác bỏ tuyên bố về vụ tấn công tin tặc là "nực cười" và nói người Mỹ nên "tiếp tục cuộc sống bình thường" khi được hỏi về khả năng cấm vận trước thông báo hôm thứ Tư 28/12.
Thông báo về cấm vận cũng được đưa ra đối với chín thực thể và cá nhân trong đó có các cơ quan tình báo Nga GRU và FSB.
Hai trung tâm tình báo Nga đặt ở New York và Maryland cũng sẽ bị đóng cửa.
'Cần thiết và phù hợp'
Trong một thông cáo, Tổng thống Obama gọi những hành động này là "sự đáp trả cần thiết và phù hợp trước các nỗ lực nhằm làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ" và nói "mọi người Mỹ nên cảnh giác trước những hành động của Nga".
Ông Obama cũng thông báo Hoa Kỳ sẽ giải mật các thông tin kỹ thuật liên quan tới hoạt động công nghệ thông tin của Nga nhằm "giúp những ai bảo vệ mạng lưới ở Hoa Kỳ và nước ngoài nhận diện, phát hiện và can thiệp chiến dịch toàn cầu với các hoạt động thông tin độc hại của Nga".
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Paul Ryan, nhân vật đảng Cộng hòa giữ vị trí cao nhất ở Quốc hội, nói trong một thông cáo rằng tuy những biện pháp này chậm trễ nhưng "là cách phù hợp để kết thúc tám năm thất bại trong chính sách với Nga".
Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, ông Ben Cardin, từ Maryland, kêu gọi Quốc hội có hành động độc lập với tòa Bạch ốc và dự tính sẽ thiết lập một ủy ban "xem xét kỹ lưỡng hơn những nỗ lực tấn công và can thiệp của Nga vào kỳ bầu cử của chúng ta".
'Chiến dịch kéo dài cả thập kỷ'
Image caption Các nhà ngoại giao Nga và gia đình phải rời Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ
Trong một tuyên bố chung của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Văn phòng Giám đốc An ninh Quốc gia, cùng với FBI, quan chức Hoa Kỳ kêu gọi các công ty "nhìn lại trong mạng lưới của mình" và báo cáo bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có "hoạt động thông tin độc hại" tới pháp luật.
Vụ tấn công tin tặc của Nga, mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch kéo dài cả thế kỷ" gồm các phương pháp như "hệ thống lừa đảo để thu thập thông tin cá nhân, chiến dịch nhằm vào các tổ chức công quyền, tấn công cơ sở hạ tầng thông tin, các tổ chức nghiên cứu độc lập, trường đại học, tổ chức chính trị, doanh nghiệp; ăn cắp thông tin từ những tổ chức này; và gần đây là các vụ công bố một số thông tin đã thu thập được".
Thư điện tử đánh cắp từ người quản lý chiến dịch của bà Hillary Clinton và từ máy chủ của Ủy ban đảng Dân chủ Quốc gia bị Wikileaks tung ra trong lúc đợt bầu cử tổng thống 2016 đang diễn ra.
Nhiều cơ quan Hoa Kỳ, trong đó có FBI và CIA đã kết luật rằng việc rò rỉ các thông tin bị đánh cắp gây ra thiệt hại tới bà Clinton và đảng Dân chủ khiến ông Trump giành được lợi thế.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hoa Kỳ trục xuất quan chức Nga về cáo buộc tấn công tin tặc
Hoa Kỳ trục xuất 35 quan chức ngoại giao Nga nhằm trừng phạt trước cáo buộc liên quan tới vụ tấn công tin tặc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Hoa Kỳ trục xuất 35 quan chức ngoại giao Nga nhằm trừng phạt trước cáo buộc liên quan tới vụ tấn công tin tặc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Thời hạn để các nhà ngoại giao Nga rời Hoa Kỳ là 72 giờ.
Quốc gia này cũng cho đóng cửa hai trung tâm được Nga dùng để thu thập thông tin tình báo.
Tổng thống Barack Obama trước đó đã hứa sẽ có hành động đối với Nga trong lúc Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công tin tặc chống lại Đảng Dân chủ và chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton.
Nga phủ nhận mọi liên quan và gọi quyết định này là "không có cơ sở".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố 35 quan chức ngoại giao Nga ở đại sứ quán tại Washington DC và lãnh sự quán ở San Francisco là "persona non grata" [nhân vật không được hoan nghênh], và cho họ cùng gia đình thời hạn 72 giờ để rời đi.
Động thái này diễn ra sau khi nhiều thượng nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi cấm vận các quan chức Nga được cho là có liên quan tới vụ tấn công tin tặc, mà một số nhà lập pháp còn gọi đây là trận "Trân châu Cảng về chính trị".
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham - những người dẫn dắt chiến dịch kêu gọi cấm vận, nói họ "muốn dẫn dắt nỗ lực trong Quốc hội mới nhằm áp đặt cấm vận mạnh mẽ hơn lên Nga".
Phát ngôn viên điện Kremlin nói với phóng viên ở Moscow rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ xem xét các biện pháp đáp trả.
Ông Dmitry Peskov nói hành động này "cho thấy chính sách ngoại giao bất thường và hung hăng", và gọi đây là những hành động "không có cơ sở và bất hợp pháp".
Đại sứ quán Nga ở Anh đăng một tấm hình lên mạng xã hội Twitter, mỉa mai ví ông Obama với con vịt què.
Image caption Hình ảnh trên Twitter trên trang của Đại sứ quán Nga ở Anh
Tân Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ lên nhậm chức vào tháng tới, đã bác bỏ tuyên bố về vụ tấn công tin tặc là "nực cười" và nói người Mỹ nên "tiếp tục cuộc sống bình thường" khi được hỏi về khả năng cấm vận trước thông báo hôm thứ Tư 28/12.
Thông báo về cấm vận cũng được đưa ra đối với chín thực thể và cá nhân trong đó có các cơ quan tình báo Nga GRU và FSB.
Hai trung tâm tình báo Nga đặt ở New York và Maryland cũng sẽ bị đóng cửa.
'Cần thiết và phù hợp'
Trong một thông cáo, Tổng thống Obama gọi những hành động này là "sự đáp trả cần thiết và phù hợp trước các nỗ lực nhằm làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ" và nói "mọi người Mỹ nên cảnh giác trước những hành động của Nga".
Ông Obama cũng thông báo Hoa Kỳ sẽ giải mật các thông tin kỹ thuật liên quan tới hoạt động công nghệ thông tin của Nga nhằm "giúp những ai bảo vệ mạng lưới ở Hoa Kỳ và nước ngoài nhận diện, phát hiện và can thiệp chiến dịch toàn cầu với các hoạt động thông tin độc hại của Nga".
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Paul Ryan, nhân vật đảng Cộng hòa giữ vị trí cao nhất ở Quốc hội, nói trong một thông cáo rằng tuy những biện pháp này chậm trễ nhưng "là cách phù hợp để kết thúc tám năm thất bại trong chính sách với Nga".
Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, ông Ben Cardin, từ Maryland, kêu gọi Quốc hội có hành động độc lập với tòa Bạch ốc và dự tính sẽ thiết lập một ủy ban "xem xét kỹ lưỡng hơn những nỗ lực tấn công và can thiệp của Nga vào kỳ bầu cử của chúng ta".
'Chiến dịch kéo dài cả thập kỷ'
Image caption Các nhà ngoại giao Nga và gia đình phải rời Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ
Trong một tuyên bố chung của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Văn phòng Giám đốc An ninh Quốc gia, cùng với FBI, quan chức Hoa Kỳ kêu gọi các công ty "nhìn lại trong mạng lưới của mình" và báo cáo bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có "hoạt động thông tin độc hại" tới pháp luật.
Vụ tấn công tin tặc của Nga, mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch kéo dài cả thế kỷ" gồm các phương pháp như "hệ thống lừa đảo để thu thập thông tin cá nhân, chiến dịch nhằm vào các tổ chức công quyền, tấn công cơ sở hạ tầng thông tin, các tổ chức nghiên cứu độc lập, trường đại học, tổ chức chính trị, doanh nghiệp; ăn cắp thông tin từ những tổ chức này; và gần đây là các vụ công bố một số thông tin đã thu thập được".
Thư điện tử đánh cắp từ người quản lý chiến dịch của bà Hillary Clinton và từ máy chủ của Ủy ban đảng Dân chủ Quốc gia bị Wikileaks tung ra trong lúc đợt bầu cử tổng thống 2016 đang diễn ra.
Nhiều cơ quan Hoa Kỳ, trong đó có FBI và CIA đã kết luật rằng việc rò rỉ các thông tin bị đánh cắp gây ra thiệt hại tới bà Clinton và đảng Dân chủ khiến ông Trump giành được lợi thế.
( BBC )