Tham Khảo
Hoa Kỳ và hệ thống Tam quyền phân lập
Tại nhiều quốc gia tư bản, dân chủ và tiến bộ, thiết chế và mô hình tổ chức Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống quyền lực được phân chia và tách biệt theo mô hình "kiềng 3 chân" gọi là tam quyền phân lập (trias politica)
Tại nhiều quốc gia tư bản, dân chủ và tiến bộ, thiết chế và mô hình tổ chức Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống quyền lực được phân chia và tách biệt theo mô hình "kiềng 3 chân" gọi là tam quyền phân lập (trias politica). Tam quyền phân lập tạo thành 3 quyền của nhà nước, gồm: Hành pháp - Lập pháp - Tư pháp - do 3 cơ quan độc lập với nhau (Chính phủ - đứng đầu là Tổng thống; Quốc Hội và Tòa án tối cao) nắm giữ. Mục đích và tính ưu việt của mô hình tam quyền phân lập là giới hạn quyền lực của mỗi cơ quan, bảo đảm quyền tự do và bình đẳng trong khuôn khổ của Hiến Pháp. Đặc điểm của tam quyền phân lập không cho phép bất kỳ một cá nhân nào, dù là tổng thống, có thể tư tung tự tác, "đứng trên đầu" nhân dân, vi phạm Hiến Pháp, theo giặc bán nước, hay tự ý quyết định những vấn đề mang tính "con đường" - nếu không được đa số người dân lựa chọn, phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Hay nói khác đi, tam quyền phân lập bảo đảm quyền lực của nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.
Mô hình tam quyền phân lập (nguồn ảnh: internet)
Ngày nay, mô hình phân chia quyền lực tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng cơ bản của rất rất nhiều nhà nước dân chủ hiện đại. Tuy vậy, mức độ và hình thức "phân lập" được thể hiện có sự khác nhau giữa các quốc gia.
Quá trình hình thành Tam quyền phân lập
Theo Wikipedia, lý thuyết về sự phân chia quyền lực đã được đề cập bởi triết gia cổ đại như Aristoteles hay Polybios nhưng nó đã không được đưa vào thực hiện cho đến thời kỳ La Mã dưới hình thức nhà nước trong các cộng hòa La Mã.
Đến thế kỷ 17-18, các nhà tư tưởng người Anh John Locke và người Pháp Montesquieu đã lần đầu đề cập đến mô hình tam quyền phân lập trong các tác phẩm của mình. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân. Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật không cấm. Pháp luật là thước đo của tự do.
Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội.
Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Có thể nói tư tưởng và hệ thống phân quyền/tam quyền phân lập là "kẻ thù đáng sợ nhất" của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và độc tài - kể cả ngày nay. Những nước như Triều Tiên hay Trung Quốc, lãnh đạo siêu cao nghe đến tam quyền phân lập là toát mồ hôi, sợ hết hồn. Từ đó ra sức cấm đoán, ngăn chặn và xem đây là tư tưởng độc hại, phản động!?
Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787.
Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền Hành pháp và độc lập với cơ quan Lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Ở những nước như Đức, tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan được ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra. Ở Pháp, Tổng thống lại là người nắm nhiều quyền hơn, Tổng thống chi phối mạnh mẽ Thủ tướng và Chính phủ và có quyền chọn Thủ tướng, nhưng Quốc hội có quyền bãi miễn Thủ tướng.
Khái niệm tam quyền phân lập cũng được hiểu và mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc, ví dụ như việc phân quyền giữa địa phương, Nhà nước hay các tổ chức cao hơn Nhà nước (ví dụ Liên minh châu Âu là đối tượng nghiên cứu và giảng dạy của ngành Nhà nước học).
Mô hình tam quyền phân lập của Hoa Kỳ
Tại Mỹ, Hiến pháp quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội bao gồm Thượng viện và Hạ viện (còn gọi là "lưỡng viện"). Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan Lập pháp, để cân bằng với bộ máy Hành pháp.
Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của 2 viện gần như ngang nhau, cả 2 đều có thể nêu sáng kiến lập pháp, 1 đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có đủ số phiếu thuận của cả 2 viện, và sau khi được thông qua các dự luật ấy đều được trình được lên tổng thống. Nếu tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thành luật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét. Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Quốc hội có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốc phòng.
Tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, Thượng viện có quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền. Nếu tổng thống bị xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do hạ viện khởi tố và khi xét xử thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọi chức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho một tòa án thường của ngành tư pháp. Tóm lại thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống.
Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp. Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Nên có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Nhiệm kỳ tổng thống là 4 năm và không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện các chính sách của Tổng thống, và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của Tổng thống.
Tổng thống vừa đắc cử Hoa Kỳ (2016) Donald Trump (đứng đầu cơ quan Hành pháp) đang bị cơ quan Tư pháp (Tòa án) ngăn chặn sắc lệnh về cấm nhập cảnh (tháng 1/2017) là một minh chứng cụ thể về tính "phân quyền" của hệ thống tam quyền phân lập Hoa Kỳ
Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Tổng thống có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian thượng viện không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, Tổng thống là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngoài ra Tổng thống có thể thấy Tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập, Tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước.
Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế "kiềng 3 chân" trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng.
Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹ còn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữa Trung ương và địa phương trong 3 lĩnh vực hành lập tư pháp.
Tại nhiều quốc gia tư bản, dân chủ và tiến bộ, thiết chế và mô hình tổ chức Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống quyền lực được phân chia và tách biệt theo mô hình "kiềng 3 chân" gọi là tam quyền phân lập (trias politica). Tam quyền phân lập tạo thành 3 quyền của nhà nước, gồm: Hành pháp - Lập pháp - Tư pháp - do 3 cơ quan độc lập với nhau (Chính phủ - đứng đầu là Tổng thống; Quốc Hội và Tòa án tối cao) nắm giữ. Mục đích và tính ưu việt của mô hình tam quyền phân lập là giới hạn quyền lực của mỗi cơ quan, bảo đảm quyền tự do và bình đẳng trong khuôn khổ của Hiến Pháp. Đặc điểm của tam quyền phân lập không cho phép bất kỳ một cá nhân nào, dù là tổng thống, có thể tư tung tự tác, "đứng trên đầu" nhân dân, vi phạm Hiến Pháp, theo giặc bán nước, hay tự ý quyết định những vấn đề mang tính "con đường" - nếu không được đa số người dân lựa chọn, phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Hay nói khác đi, tam quyền phân lập bảo đảm quyền lực của nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.
Mô hình tam quyền phân lập (nguồn ảnh: internet)
Ngày nay, mô hình phân chia quyền lực tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng cơ bản của rất rất nhiều nhà nước dân chủ hiện đại. Tuy vậy, mức độ và hình thức "phân lập" được thể hiện có sự khác nhau giữa các quốc gia.
Quá trình hình thành Tam quyền phân lập
Theo Wikipedia, lý thuyết về sự phân chia quyền lực đã được đề cập bởi triết gia cổ đại như Aristoteles hay Polybios nhưng nó đã không được đưa vào thực hiện cho đến thời kỳ La Mã dưới hình thức nhà nước trong các cộng hòa La Mã.
Đến thế kỷ 17-18, các nhà tư tưởng người Anh John Locke và người Pháp Montesquieu đã lần đầu đề cập đến mô hình tam quyền phân lập trong các tác phẩm của mình. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân. Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật không cấm. Pháp luật là thước đo của tự do.
Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội.
Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Có thể nói tư tưởng và hệ thống phân quyền/tam quyền phân lập là "kẻ thù đáng sợ nhất" của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và độc tài - kể cả ngày nay. Những nước như Triều Tiên hay Trung Quốc, lãnh đạo siêu cao nghe đến tam quyền phân lập là toát mồ hôi, sợ hết hồn. Từ đó ra sức cấm đoán, ngăn chặn và xem đây là tư tưởng độc hại, phản động!?
Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787.
Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền Hành pháp và độc lập với cơ quan Lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Ở những nước như Đức, tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan được ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra. Ở Pháp, Tổng thống lại là người nắm nhiều quyền hơn, Tổng thống chi phối mạnh mẽ Thủ tướng và Chính phủ và có quyền chọn Thủ tướng, nhưng Quốc hội có quyền bãi miễn Thủ tướng.
Khái niệm tam quyền phân lập cũng được hiểu và mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc, ví dụ như việc phân quyền giữa địa phương, Nhà nước hay các tổ chức cao hơn Nhà nước (ví dụ Liên minh châu Âu là đối tượng nghiên cứu và giảng dạy của ngành Nhà nước học).
Mô hình tam quyền phân lập của Hoa Kỳ
Tại Mỹ, Hiến pháp quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội bao gồm Thượng viện và Hạ viện (còn gọi là "lưỡng viện"). Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan Lập pháp, để cân bằng với bộ máy Hành pháp.
Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của 2 viện gần như ngang nhau, cả 2 đều có thể nêu sáng kiến lập pháp, 1 đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có đủ số phiếu thuận của cả 2 viện, và sau khi được thông qua các dự luật ấy đều được trình được lên tổng thống. Nếu tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thành luật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét. Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Quốc hội có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốc phòng.
Tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, Thượng viện có quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền. Nếu tổng thống bị xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do hạ viện khởi tố và khi xét xử thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọi chức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho một tòa án thường của ngành tư pháp. Tóm lại thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống.
Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp. Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Nên có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Nhiệm kỳ tổng thống là 4 năm và không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện các chính sách của Tổng thống, và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của Tổng thống.
Tổng thống vừa đắc cử Hoa Kỳ (2016) Donald Trump (đứng đầu cơ quan Hành pháp) đang bị cơ quan Tư pháp (Tòa án) ngăn chặn sắc lệnh về cấm nhập cảnh (tháng 1/2017) là một minh chứng cụ thể về tính "phân quyền" của hệ thống tam quyền phân lập Hoa Kỳ
Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Tổng thống có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian thượng viện không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, Tổng thống là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngoài ra Tổng thống có thể thấy Tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập, Tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước.
Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế "kiềng 3 chân" trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng.
Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹ còn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữa Trung ương và địa phương trong 3 lĩnh vực hành lập tư pháp.
Nguồn tư liệu: Wikipedia
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hoa Kỳ và hệ thống Tam quyền phân lập
Tại nhiều quốc gia tư bản, dân chủ và tiến bộ, thiết chế và mô hình tổ chức Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống quyền lực được phân chia và tách biệt theo mô hình "kiềng 3 chân" gọi là tam quyền phân lập (trias politica)
Tại nhiều quốc gia tư bản, dân chủ và tiến bộ, thiết chế và mô hình tổ chức Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống quyền lực được phân chia và tách biệt theo mô hình "kiềng 3 chân" gọi là tam quyền phân lập (trias politica). Tam quyền phân lập tạo thành 3 quyền của nhà nước, gồm: Hành pháp - Lập pháp - Tư pháp - do 3 cơ quan độc lập với nhau (Chính phủ - đứng đầu là Tổng thống; Quốc Hội và Tòa án tối cao) nắm giữ. Mục đích và tính ưu việt của mô hình tam quyền phân lập là giới hạn quyền lực của mỗi cơ quan, bảo đảm quyền tự do và bình đẳng trong khuôn khổ của Hiến Pháp. Đặc điểm của tam quyền phân lập không cho phép bất kỳ một cá nhân nào, dù là tổng thống, có thể tư tung tự tác, "đứng trên đầu" nhân dân, vi phạm Hiến Pháp, theo giặc bán nước, hay tự ý quyết định những vấn đề mang tính "con đường" - nếu không được đa số người dân lựa chọn, phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Hay nói khác đi, tam quyền phân lập bảo đảm quyền lực của nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.
Mô hình tam quyền phân lập (nguồn ảnh: internet)
Ngày nay, mô hình phân chia quyền lực tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng cơ bản của rất rất nhiều nhà nước dân chủ hiện đại. Tuy vậy, mức độ và hình thức "phân lập" được thể hiện có sự khác nhau giữa các quốc gia.
Quá trình hình thành Tam quyền phân lập
Theo Wikipedia, lý thuyết về sự phân chia quyền lực đã được đề cập bởi triết gia cổ đại như Aristoteles hay Polybios nhưng nó đã không được đưa vào thực hiện cho đến thời kỳ La Mã dưới hình thức nhà nước trong các cộng hòa La Mã.
Đến thế kỷ 17-18, các nhà tư tưởng người Anh John Locke và người Pháp Montesquieu đã lần đầu đề cập đến mô hình tam quyền phân lập trong các tác phẩm của mình. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân. Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật không cấm. Pháp luật là thước đo của tự do.
Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội.
Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Có thể nói tư tưởng và hệ thống phân quyền/tam quyền phân lập là "kẻ thù đáng sợ nhất" của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và độc tài - kể cả ngày nay. Những nước như Triều Tiên hay Trung Quốc, lãnh đạo siêu cao nghe đến tam quyền phân lập là toát mồ hôi, sợ hết hồn. Từ đó ra sức cấm đoán, ngăn chặn và xem đây là tư tưởng độc hại, phản động!?
Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787.
Ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền Hành pháp và độc lập với cơ quan Lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Ở những nước như Đức, tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan được ủy quyền hành pháp được Quốc hội bầu cử ra. Ở Pháp, Tổng thống lại là người nắm nhiều quyền hơn, Tổng thống chi phối mạnh mẽ Thủ tướng và Chính phủ và có quyền chọn Thủ tướng, nhưng Quốc hội có quyền bãi miễn Thủ tướng.
Khái niệm tam quyền phân lập cũng được hiểu và mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc, ví dụ như việc phân quyền giữa địa phương, Nhà nước hay các tổ chức cao hơn Nhà nước (ví dụ Liên minh châu Âu là đối tượng nghiên cứu và giảng dạy của ngành Nhà nước học).
Mô hình tam quyền phân lập của Hoa Kỳ
Tại Mỹ, Hiến pháp quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội bao gồm Thượng viện và Hạ viện (còn gọi là "lưỡng viện"). Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan Lập pháp, để cân bằng với bộ máy Hành pháp.
Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của 2 viện gần như ngang nhau, cả 2 đều có thể nêu sáng kiến lập pháp, 1 đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có đủ số phiếu thuận của cả 2 viện, và sau khi được thông qua các dự luật ấy đều được trình được lên tổng thống. Nếu tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thành luật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét. Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Quốc hội có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốc phòng.
Tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, Thượng viện có quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền. Nếu tổng thống bị xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do hạ viện khởi tố và khi xét xử thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọi chức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho một tòa án thường của ngành tư pháp. Tóm lại thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống.
Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp. Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Nên có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước. Nhiệm kỳ tổng thống là 4 năm và không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện các chính sách của Tổng thống, và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của Tổng thống.
Tổng thống vừa đắc cử Hoa Kỳ (2016) Donald Trump (đứng đầu cơ quan Hành pháp) đang bị cơ quan Tư pháp (Tòa án) ngăn chặn sắc lệnh về cấm nhập cảnh (tháng 1/2017) là một minh chứng cụ thể về tính "phân quyền" của hệ thống tam quyền phân lập Hoa Kỳ
Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Tổng thống có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian thượng viện không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, Tổng thống là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngoài ra Tổng thống có thể thấy Tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập, Tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước.
Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế "kiềng 3 chân" trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng.
Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹ còn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữa Trung ương và địa phương trong 3 lĩnh vực hành lập tư pháp.
Nguồn tư liệu: Wikipedia