Kinh Đời
Hoa Tết Sài Gòn
Tác Giả: RFA
Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ. AFP PHOTO
Hoa
Tết Sài Gòn, từ chợ Bình Đông đến những con phố quận 1, dường như năm
nào cũng như năm nào, đến hẹn lại lên, vào những ngày cuối tháng Chạp,
hoa từ miệt Tây Nam Bộ được người nhà nông chở về đây để bán. Vài ba năm
trở lại đây, thị trường hoa Tết ở Sài Gòn lấy đi không ít nước mắt của
người nông dân Tây Nam Bộ. Có thể nói rằng từ nhà buôn cho đến người
nông dân, bán hoa Tết ở Sài Gòn là một câu chuyện buồn.
Kinh nghiệm buồn nhiều năm
Chị
Nguyên, sống ở Bến Lức, Long An, bán hoa vào dịp Tết ở Sài Gòn ba năm
nay, chia sẻ: “Chợ hoa Tết thì bán đến 29 Tết, thường thì lỗ tiền thuê
mặt bằng và tiền thuê nhân công. Năm nào nhiều người bán cũng kéo về
đây, dường như là trưng ra cho người ta ngắm chứ chẳng mấy ai mua hết.
Dường như kinh tế èo uột do kinh doanh, buôn bán không được nên tầm thức
người ta tiết kiệm nhiều hơn.”
Người Sài Gòn
không thể tự xoa dịu mình bằng một chậu cây cảnh, chậu hoa Tết sau một
năm vừa lăn lộn với cơm áo vừa chật vật với kẹt xe, ngập nước và mọi thứ
độc hại tuồn vào nhà.
Chị Nguyên cho biết thêm là
suốt ba năm nay, chừng 20 tháng Chạp năm nào gia đình chị cũng chở hoa
đến khu chợ hoa nằm gần khu phố Tây Ba Lô trong công viên đường Phạm Ngũ
Lão để bán. Nhưng có thể nói rằng ba năm nay chị chỉ dư được kinh
nghiệm buồn khi đi bán hoa ở đây. Thường thì các loại hoa như mai, vạn
thọ, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc móng rồng, hoa trang, hoa giấy, hoa
loa kèn, lay ơn, thược dược, cẩm li… và cam quất được nhà vườn tập trung
về Sài Gòn.
Con số ước tính chừng vài triệu chậu hoa khắp Tây
Nam Bộ tập trung về các khu chợ Sài Gòn. Và nếu tỉnh táo, người bán hoa
tự chia vài triệu chậu hoa cho một thành phố có ngót nghét năm triệu
dân, trong khi đó chính xác thì có chưa tới ba triệu người sống bám trụ
Sài Gòn ngày Tết, số còn lại về quê ăn Tết. Với ba triệu người mà số
lượng hoa, cây cảnh lên đến năm sáu triệu chậu thì trung bình mỗi người
phải chưng đến hai chậu hoa và cây cảnh. Con số này sẽ không bao giờ
thành hiện thực. Chính vì vậy mà hoa Tết ở Sài Gòn năm nào cũng thừa
mứa, người trồng hoa phải khóc hết nước mắt trên chợ Tết.
Nhưng
vấn đề chính vẫn không nằm ở chỗ số lượng hoa nhiều hơn số lượng con
người mà là kinh tế Sài Gòn vài năm trở lại đây trở nên chật vật so với
trước. Người Sài Gòn không thể tự xoa dịu mình bằng một chậu cây cảnh,
chậu hoa Tết sau một năm vừa lăn lộn với cơm áo vừa chật vật với kẹt xe,
ngập nước và mọi thứ độc hại tuồn vào nhà. Có vẻ như chỉ có một số ít
gia đình quan chức thừa mứa hay các nhà buôn khấm khá mới chơi hoa Tết.
Số đông còn lại thờ ơ với Tết, bởi Tết của người Sài Gòn không phải là
Tết ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.
Chị Nguyên cho rằng nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng hoa Tết ở các chợ Sài Gòn ế ẩm suốt nhiều
năm một phần do kinh tế Sài Gòn bị trì trệ, phần khác do lượng cung quá
lớn mà lượng cầu lại quá bé. Nhưng với một nông dân như chị Nguyên,
trồng hoa Tết để kiếm tiền trang trải cho cả năm, nếu không bán ở thành
phố lớn như Sài Gòn thì biết bán ở đâu! Và hầu hết nông dân Tây Nam Bộ
đều đưa hoa về Sài Gòn để bán. Sài Gòn là mảnh đất hy vọng của người
nông dân Tây Nam Bộ trong nhiều thập kỉ nay.
Người nông dân Tây Nam Bộ tự trồng hoa chở đi bán. (minh họa)
Chị
Nguyên cho biết thêm là với kinh nghiệm thất bại, nhất là những người
nông dân tập tành buôn hoa Tết lên Sài Gòn, có nhiều gia đình đã lâm nợ
hàng trăm triệu đồng vì vay tiền mua hoa Tết để bán và ngồi suốt một
tuần lễ không có khách, tốn vài chục triệu đồng thuê mặt bằng để cuối
cùng phải thuê xe rác đến chở đi đổ. Vừa mất tiền vốn mua hoa, mất tiền
vận chuyển hoa và mất luôn khoảng thời gian dài chuẩn bị Tết. Cuối cùng,
người bán hoa mang một ít nước mắt và xót xa về nhà sau phút Giao Thừa.
Hiện
tại, giá cả và không khí mua bán hoa Tết ở Sài Gòn vẫn chưa có gì thay
đổi, lượng hoa tập trung về Sài Gòn đang bắt đầu nhiều dần lên. Điều này
làm chị Nguyên chạnh nhớ đến năm ngoái với những trái Phật thủ và bưởi
năm roi bàn tay Phật mà người nhà buôn phải đi năn nỉ khách để bán với
một phần ba giá mua vào nhưng vẫn không có người mua. Sắp tới giờ giao
thừa, cả chợ hoa xao xác như chiến tranh vừa đi qua.
Thời tiết không thuận lợi nhưng giá hoa vẫn thấp
Anh
Dũng, một nông dân khác ở Trà Vinh, có kinh nghiệm hơn mười năm chở hoa
bằng đường ghe lên chợ Bình Đông để bán, chia sẻ: “Hoa Tết thì bán
nhiều, người tư đến từ Sa Đéc, Đồng Tháp rồi Bến Tre. Đi nhiều đường từ
xe cho đến đò. Thường thì bán tới tận 30 Tết, cả đêm 30. Bán thì cũng
được lai rai. Nói chung là đỡ phải đi làm lao động thôi.”
Anh
Dũng cho biết thêm là gia đình anh năm nào cũng bán được một ít tiền hoa
để mang về ăn Tết mặc dù thị trường hoa ế ẩm vô cùng. Sở dĩ anh không
bị thua lỗ và không khóc như nhiều người bán hoa khác là do hai yếu tố:
Hoa tự trồng và bán hoa thị trường đang cần.
Nếu
sống đúng điệu của người nông dân Tây Nam Bộ sẽ không bị chết đứng trên
chợ hoa Tết. Nghĩa là tự trồng hoa chở đi bán và bán thật vui vẻ, không
quá đặt nặng giá thành.
Anh nói thêm rằng hầu hết
các nông dân nếu sống đúng điệu của người nông dân Tây Nam Bộ sẽ không
bị chết đứng trên chợ hoa Tết. Nghĩa là tự trồng hoa chở đi bán và bán
thật vui vẻ, không quá đặt nặng giá thành. Ví dụ như thị trường đang bán
một chậu cúc mâm xôi với giá một trăm ngàn đồng nhưng nếu khách trả giá
năm chục ngàn thì tốt nhất hãy bán. Bởi bán để có tiền tiêu xài đã hẳn
tính. Nhưng nếu nhà buôn thì không thể bán như người tự trồng được vì họ
phải cộng giá gốc với hàng loạt chi phí khác cùng tiền lãi để bán.
Anh
Dũng nói rằng hầu hết người nông dân Tây Nam Bộ bây giờ bị cuốn theo
dòng chảy thị trường, lao đầu như thiêu thân nên rất dễ chết. Nhất là
trong dịp Tết, cứ thấy bán hoa có tiền thì chen chân vào buôn hoa và khi
thị trường ế ẩm thì chết đứng vì mất vốn. Chuyện này chỉ mới xuất hiện
gần đây thôi, người nông dân Tây Nam Bộ trở nên vội vã và đôi khi cuống
cuồng trong dòng chảy thị trường, trong khi họ không có hiểu biết về
việc buôn bán.
Anh Dũng nói rằng nếu người nông dân chịu khó bình
tĩnh và đừng ham buôn hoa vài năm thì thị trường hoa Tết ở Sài Gòn sẽ
ổn định trở lại. Nhưng anh Dũng cũng đưa ra nhận xét rằng chuyện người
nông dân thôi cuống cuồng là chuyện không tưởng. Bởi lẽ, chuyện này ảnh
hưởng từ hệ thống nhà nước, từ các chính sách cho nhân dân. Người ta khổ
thì phải cuống cuồng thôi.
Thử nghĩ, Tết về, với người nông dân
Tây Nam Bộ, nếu không bán hoa ngày Tết thì đi làm thuê, hoặc đợi tiền
của con cái có chồng Đài Loan, Trung Quốc gởi về cho mà ăn Tết chứ lấy
gì để ăn Tết đây. Anh Dũng dự đoán rằng năm nay chợ hoa Tết Sài Gòn sẽ
chẳng kém gì năm ngoái. Bởi chợ hoa là cái máy đo dân sinh mỗi năm! Khi
nào đời sống người Sài Gòn và nông dân Tây Nam bộ khấm khá hơn thì lúc
đó chợ hoa Sài Gòn sẽ thơ mộng và không có nước mắt!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hoa Tết Sài Gòn
Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ. AFP PHOTO
Hoa
Tết Sài Gòn, từ chợ Bình Đông đến những con phố quận 1, dường như năm
nào cũng như năm nào, đến hẹn lại lên, vào những ngày cuối tháng Chạp,
hoa từ miệt Tây Nam Bộ được người nhà nông chở về đây để bán. Vài ba năm
trở lại đây, thị trường hoa Tết ở Sài Gòn lấy đi không ít nước mắt của
người nông dân Tây Nam Bộ. Có thể nói rằng từ nhà buôn cho đến người
nông dân, bán hoa Tết ở Sài Gòn là một câu chuyện buồn.
Kinh nghiệm buồn nhiều năm
Chị
Nguyên, sống ở Bến Lức, Long An, bán hoa vào dịp Tết ở Sài Gòn ba năm
nay, chia sẻ: “Chợ hoa Tết thì bán đến 29 Tết, thường thì lỗ tiền thuê
mặt bằng và tiền thuê nhân công. Năm nào nhiều người bán cũng kéo về
đây, dường như là trưng ra cho người ta ngắm chứ chẳng mấy ai mua hết.
Dường như kinh tế èo uột do kinh doanh, buôn bán không được nên tầm thức
người ta tiết kiệm nhiều hơn.”
Người Sài Gòn
không thể tự xoa dịu mình bằng một chậu cây cảnh, chậu hoa Tết sau một
năm vừa lăn lộn với cơm áo vừa chật vật với kẹt xe, ngập nước và mọi thứ
độc hại tuồn vào nhà.
Chị Nguyên cho biết thêm là
suốt ba năm nay, chừng 20 tháng Chạp năm nào gia đình chị cũng chở hoa
đến khu chợ hoa nằm gần khu phố Tây Ba Lô trong công viên đường Phạm Ngũ
Lão để bán. Nhưng có thể nói rằng ba năm nay chị chỉ dư được kinh
nghiệm buồn khi đi bán hoa ở đây. Thường thì các loại hoa như mai, vạn
thọ, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc móng rồng, hoa trang, hoa giấy, hoa
loa kèn, lay ơn, thược dược, cẩm li… và cam quất được nhà vườn tập trung
về Sài Gòn.
Con số ước tính chừng vài triệu chậu hoa khắp Tây
Nam Bộ tập trung về các khu chợ Sài Gòn. Và nếu tỉnh táo, người bán hoa
tự chia vài triệu chậu hoa cho một thành phố có ngót nghét năm triệu
dân, trong khi đó chính xác thì có chưa tới ba triệu người sống bám trụ
Sài Gòn ngày Tết, số còn lại về quê ăn Tết. Với ba triệu người mà số
lượng hoa, cây cảnh lên đến năm sáu triệu chậu thì trung bình mỗi người
phải chưng đến hai chậu hoa và cây cảnh. Con số này sẽ không bao giờ
thành hiện thực. Chính vì vậy mà hoa Tết ở Sài Gòn năm nào cũng thừa
mứa, người trồng hoa phải khóc hết nước mắt trên chợ Tết.
Nhưng
vấn đề chính vẫn không nằm ở chỗ số lượng hoa nhiều hơn số lượng con
người mà là kinh tế Sài Gòn vài năm trở lại đây trở nên chật vật so với
trước. Người Sài Gòn không thể tự xoa dịu mình bằng một chậu cây cảnh,
chậu hoa Tết sau một năm vừa lăn lộn với cơm áo vừa chật vật với kẹt xe,
ngập nước và mọi thứ độc hại tuồn vào nhà. Có vẻ như chỉ có một số ít
gia đình quan chức thừa mứa hay các nhà buôn khấm khá mới chơi hoa Tết.
Số đông còn lại thờ ơ với Tết, bởi Tết của người Sài Gòn không phải là
Tết ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.
Chị Nguyên cho rằng nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng hoa Tết ở các chợ Sài Gòn ế ẩm suốt nhiều
năm một phần do kinh tế Sài Gòn bị trì trệ, phần khác do lượng cung quá
lớn mà lượng cầu lại quá bé. Nhưng với một nông dân như chị Nguyên,
trồng hoa Tết để kiếm tiền trang trải cho cả năm, nếu không bán ở thành
phố lớn như Sài Gòn thì biết bán ở đâu! Và hầu hết nông dân Tây Nam Bộ
đều đưa hoa về Sài Gòn để bán. Sài Gòn là mảnh đất hy vọng của người
nông dân Tây Nam Bộ trong nhiều thập kỉ nay.
Người nông dân Tây Nam Bộ tự trồng hoa chở đi bán. (minh họa)
Chị
Nguyên cho biết thêm là với kinh nghiệm thất bại, nhất là những người
nông dân tập tành buôn hoa Tết lên Sài Gòn, có nhiều gia đình đã lâm nợ
hàng trăm triệu đồng vì vay tiền mua hoa Tết để bán và ngồi suốt một
tuần lễ không có khách, tốn vài chục triệu đồng thuê mặt bằng để cuối
cùng phải thuê xe rác đến chở đi đổ. Vừa mất tiền vốn mua hoa, mất tiền
vận chuyển hoa và mất luôn khoảng thời gian dài chuẩn bị Tết. Cuối cùng,
người bán hoa mang một ít nước mắt và xót xa về nhà sau phút Giao Thừa.
Hiện
tại, giá cả và không khí mua bán hoa Tết ở Sài Gòn vẫn chưa có gì thay
đổi, lượng hoa tập trung về Sài Gòn đang bắt đầu nhiều dần lên. Điều này
làm chị Nguyên chạnh nhớ đến năm ngoái với những trái Phật thủ và bưởi
năm roi bàn tay Phật mà người nhà buôn phải đi năn nỉ khách để bán với
một phần ba giá mua vào nhưng vẫn không có người mua. Sắp tới giờ giao
thừa, cả chợ hoa xao xác như chiến tranh vừa đi qua.
Thời tiết không thuận lợi nhưng giá hoa vẫn thấp
Anh
Dũng, một nông dân khác ở Trà Vinh, có kinh nghiệm hơn mười năm chở hoa
bằng đường ghe lên chợ Bình Đông để bán, chia sẻ: “Hoa Tết thì bán
nhiều, người tư đến từ Sa Đéc, Đồng Tháp rồi Bến Tre. Đi nhiều đường từ
xe cho đến đò. Thường thì bán tới tận 30 Tết, cả đêm 30. Bán thì cũng
được lai rai. Nói chung là đỡ phải đi làm lao động thôi.”
Anh
Dũng cho biết thêm là gia đình anh năm nào cũng bán được một ít tiền hoa
để mang về ăn Tết mặc dù thị trường hoa ế ẩm vô cùng. Sở dĩ anh không
bị thua lỗ và không khóc như nhiều người bán hoa khác là do hai yếu tố:
Hoa tự trồng và bán hoa thị trường đang cần.
Nếu
sống đúng điệu của người nông dân Tây Nam Bộ sẽ không bị chết đứng trên
chợ hoa Tết. Nghĩa là tự trồng hoa chở đi bán và bán thật vui vẻ, không
quá đặt nặng giá thành.
Anh nói thêm rằng hầu hết
các nông dân nếu sống đúng điệu của người nông dân Tây Nam Bộ sẽ không
bị chết đứng trên chợ hoa Tết. Nghĩa là tự trồng hoa chở đi bán và bán
thật vui vẻ, không quá đặt nặng giá thành. Ví dụ như thị trường đang bán
một chậu cúc mâm xôi với giá một trăm ngàn đồng nhưng nếu khách trả giá
năm chục ngàn thì tốt nhất hãy bán. Bởi bán để có tiền tiêu xài đã hẳn
tính. Nhưng nếu nhà buôn thì không thể bán như người tự trồng được vì họ
phải cộng giá gốc với hàng loạt chi phí khác cùng tiền lãi để bán.
Anh
Dũng nói rằng hầu hết người nông dân Tây Nam Bộ bây giờ bị cuốn theo
dòng chảy thị trường, lao đầu như thiêu thân nên rất dễ chết. Nhất là
trong dịp Tết, cứ thấy bán hoa có tiền thì chen chân vào buôn hoa và khi
thị trường ế ẩm thì chết đứng vì mất vốn. Chuyện này chỉ mới xuất hiện
gần đây thôi, người nông dân Tây Nam Bộ trở nên vội vã và đôi khi cuống
cuồng trong dòng chảy thị trường, trong khi họ không có hiểu biết về
việc buôn bán.
Anh Dũng nói rằng nếu người nông dân chịu khó bình
tĩnh và đừng ham buôn hoa vài năm thì thị trường hoa Tết ở Sài Gòn sẽ
ổn định trở lại. Nhưng anh Dũng cũng đưa ra nhận xét rằng chuyện người
nông dân thôi cuống cuồng là chuyện không tưởng. Bởi lẽ, chuyện này ảnh
hưởng từ hệ thống nhà nước, từ các chính sách cho nhân dân. Người ta khổ
thì phải cuống cuồng thôi.
Thử nghĩ, Tết về, với người nông dân
Tây Nam Bộ, nếu không bán hoa ngày Tết thì đi làm thuê, hoặc đợi tiền
của con cái có chồng Đài Loan, Trung Quốc gởi về cho mà ăn Tết chứ lấy
gì để ăn Tết đây. Anh Dũng dự đoán rằng năm nay chợ hoa Tết Sài Gòn sẽ
chẳng kém gì năm ngoái. Bởi chợ hoa là cái máy đo dân sinh mỗi năm! Khi
nào đời sống người Sài Gòn và nông dân Tây Nam bộ khấm khá hơn thì lúc
đó chợ hoa Sài Gòn sẽ thơ mộng và không có nước mắt!