Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Hòa đàm Paris - Trần Nguơn Phiêu

Tình hình chung của quốc gia Pháp hai mươi năm sau thời chấm dứt Ðệ nhị Thế chiến nay đã thay đổi vô cùng khác xưa. Phố xá, xe cộ, cách thức trang sức đã hoàn toàn đổi khác

Trên đường trở về Việt Nam, Triệu đã lấy máy bay qua ngả Âu châu để có dịp thăm lại nước Pháp sau gần hai mươi năm xa cách.

Tình hình chung của quốc gia Pháp hai mươi năm sau thời chấm dứt Ðệ nhị Thế chiến nay đã thay đổi vô cùng khác xưa. Phố xá, xe cộ, cách thức trang sức đã hoàn toàn đổi khác. Phi trường quốc tế mới Charles De Gaule rộng lớn, tiện nghi tối tân so với phi trường Orly mà Triệu đã biết ngày trước. Khi trở về thành phố Bordeaux, Triệu đã vô cùng ngạc nhiên thấy nhiều con đường ngày xưa nay đã được mở rộng thênh thang, các căn nhà cũ đã được thay thế bằng những cao ốc nhiều từng. Xóm “bình dân” Mériadeck nay là khu thương mãi sầm uất của thành phố với những khách sạn quốc tế sang trọng. Tuy nhiên vùng xóm cũ nơi Triệu từng trú ngụ vẫn còn trong tình trạng như ngày trước. Triệu hồi hộp đến gõ cửa căn nhà trọ ngày xưa ở số 28 đường Cruchinet. Một thiếu phụ trẻ ra mở cửa và may thay đã nhận ngay ra Triệu. Bà là vợ kế của người chủ nhân cũ nay cũng đã mất. Bà đã từng là một thiếu nữ trong xóm, nhà đối diện với căn phòng trọ của Triệu nên đã dễ dàng nhận ra Triệu. Triệu đã được đưa lên lầu, bồi hồi thăm lại căn phòng sơn màu hồng Triệu đã có thời sống hơn bốn năm đời sinh viên.

Trở lại thăm trường Quân Y, Triệu đã được Giám đốc trường, một khóa sinh đàn anh trên một khóa nay mang cấp bậc Ðề đốc, ân cần tiếp đón. Gần như toàn ban Tham mưu trường đã cảm động tham dự việc Triệu đem đặt vòng hoa trước đài danh dự tưởng niệm các quân y sĩ đã hi sinh trên nhiều chiến trường Âu Á Phi. Trường Y khoa cũ vẫn còn tồn tại một phần ở công viên Victoria nhưng các đại bộ phận đã được dời ra ngoại ô ở Pessac trong một trung tâm Ðại học rộng lớn giống như các campus của các đại học Mỹ.

Trở lại Bordeaux, Triệu không thể bỏ qua dịp được thưởng thức đặc sản vùng này là sò tươi vịnh Arcachon ăn kèm với rượu trắng. Cái quán rượu và cà phê Sol Y Sombra Triệu thường lui tới ngày trước nay không còn nữa. Nhiều quán mới được dựng lên với bảng hiệu quảng cáo các món couscous và méchouis của người Bắc Phi.

Sau gần một ngày thăm viếng Bordeaux, một thành phố nay đã thật sự biến đổi so với hai mươi năm về trước, Triệu ra ga Saint Jean trên đường về lại Paris. Trên đất Pháp có cái đặc điểm là kiến trúc các nhà ga cũng như các nhà bưu điện của các thành phố thường hay giống nhau. Nhà gare Saint Jean vì thế vẫn trông y như thuở Triệu còn là sinh viên. Khi đến Pháp, Triệu đã tìm được số điện thoại của Lý nên đã bắt được liên lạc. T. chồng Lý đã mời Triệu đến thăm gia đình nên thay vì đi thẳng về Paris, Triệu đã ngừng ở Poitiers để đến N.

Lý đã lái một xe Peugeot 403 mui trần, màu trắng, ra ga N. đón Triệu. Gần hai mươi năm xa cách nhưng Lý trông vẫn không thấy có gì thay đổi. Tuy có hơi đẫy đà đôi chút với dáng dấp mệnh phụ phu nhân nhưng Lý vẫn giữ nụ cười với má lúm đồng tiền, nụ cười đã có thời làm Triệu đảo điên. Lý cho hay, vì T. và con trai đang theo dõi một trận đánh tennis quan trọng trên đài truyền hình nên đã nhờ Lý một mình ra ga đón Triệu. Lý vừa lái xe vừa hỏi Triệu về hiện tình ở Việt Nam nhưng lúc nào mắt cũng nhìn thẳng về trước trong khi Triệu luôn theo dõi gương mặt Lý như muốn ghi vào ký ức hình ảnh một người tưởng chừng như không còn gặp lại trong gần hai mươi năm vừa qua.

N. là một tỉnh nhỏ nên trong phút chốc đã đến nhà Lý, một biệt thự xinh xắn, vừa là nơi trú ngụ lại cũng là nơi có phòng mạch bên cạnh.

Triệu gặp lại hai con của Lý nay đã đến tuổi trưởng thành. Cậu trai nhỏ D. liến thoắng như các thanh niên Pháp trong khi U. con gái đầu lòng dáng dấp lại rất đoan trang thùy mị như một thanh nữ tiêu biểu Á đông. Tuy nhiên cặp mắt U. lúc nào cũng vẫn có một vẻ phảng phất u buồn như lúc còn bé. Trong bữa cơm chiều, Triệu đã phải nói đùa với U: “Ðâu con thử mỉm cười một phát mừng cậu đã đến thăm con”. Ðến lúc ấy lần đầu Triệu mới thấy U. cười cũng rất rạng rỡ, nhưng rất tiếc chỉ thiếu má lúm đồng tiền duyên dáng của mẹ.

Lý và T. đã đưa Triệu thăm viếng thị trấn N. nhỏ bé nhưng rất dễ thương với phần lớn là những biệt thự xinh xắn. Trong lúc T. vào khám bịnh tại gia cho một bịnh nhân, Lý và Triệu đã có được cơ hội ngồi ngoài xe bàn chuyện thân mật. Lý đã thật sự có công theo dõi tình hình biến chuyển ở Việt Nam cũng như cường độ các trận chiến ác liệt mùa Hè đỏ lửa. Vì biết Triệu vẫn còn ở trong quân đội, Lý cho biết đã bao lần lo âu nghĩ đến những bất trắc của đời sống người lính chiến.

Sau một đêm trằn trọc khó ngủ, Triệu đã thức sớm xuống nhà bếp tìm nước uống và đã tình cờ gặp lúc Lý vừa ra phố trở về sau khi đi mua thức ăn sáng. Lý cho biết nhà có sẵn bánh mì nhưng Lý muốn cho Triệu thưởng thức loại bánh của một chủ nhân chuyên nướng bánh mì bằng lửa than thay vì dùng lò điện như các nơi khác. Nửa giờ trò chuyện với Lý trong khi Lý chuẩn bị bữa ăn sáng trước khi đưa Triệu ra ga trở về Paris là những phút kỷ niệm khó quên của Triệu.

Cuối cùng rồi cũng phải đến lúc chia tay từ giã Lý. Trên ga nhỏ tỉnh lẻ N. vợ chồng Lý vẫy tay từ biệt Triệu khi tàu từ từ lăn bánh ra khỏi ga. Ðấy là lần chót trong đời, Lý và Triệu còn được dịp trông thấy nhau.

Mặc dầu lòng còn nặng trĩu vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Lý sau gần hai mươi năm xa cách, Triệu đã bắt đầu nghĩ đến những ngày sắp tới khi trở lại Paris. Triệu đã cố gắng tìm được cơ hội trở về đây với chủ tâm muốn tìm hiểu được những diễn biến ngoài lề cuộc đàm phán quan trọng về tương lai đất nước.

Việc đàm phán để chấm dứt chiến tranh thật sự đã được manh nha từ năm 1967 khi Tổng thống Johnson đọc một diễn văn ngày 29-9-1967 ở San Antonio, Texas. Ông đề nghị sẽ ngưng các vụ oanh tạc miền Bắc nếu chánh phủ Hà Nội đồng ý thương thuyết và không tiếp tục đưa quân và vũ khí vào Nam trong thời gian ngưng oanh tạc. Ðề nghị có điều kiện này đã bị chánh phủ Hà Nội bác bỏ. Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã đem đến một thắng lợi lớn về chánh trị cho Bắc Việt trong dư luận ở Mỹ, mặc dầu trên thực tế quân sự, Cộng sản đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson loan báo quyết định ngưng oanh tạc lãnh thổ Bắc Việt và muốn mở cuộc hòa đàm. Ông cũng thông báo quyết định không tái tranh cử chức vụ Tổng thống. Ba ngày sau, tức ngày 3 tháng Tư 1968, Bắc Việt thông báo đồng ý hòa đàm với Hoa Kỳ. Việc đàm phán chánh thức bắt đầu từ 13 tháng Năm nhưng phải mất hơn một tháng trời để đưa đến việc chọn Paris làm địa điểm hội họp. Cuộc thương thuyết chánh thức bắt đầu ngày 10 tháng Năm 1968 giữa hai phái đoàn Averell Hariman và Xuân Thủy.
Việc thương thuyết đã phải qua nhiều giai đoạn rắc rối lúc ban đầu khi Bắc Việt không muốn giáp mặt với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa trong khi VNCH chống lại sự hiện diện của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Bắc Việt còn đòi Hoa Kỳ phải ngưng tất cả các cuộc oanh tạc ở miền Bắc. Khi lấy quyết định không tái tranh cử chức vụ Tổng thống, ông Johnson muốn chuẩn bị cho Phó tổng thống Hubert Humphrey đắc cử thay thế. Johnson có ý định tuyên bố ngưng oanh tạc toàn diện trên miền Bắc để khai thông hòa đàm, giúp Hubert Humphrey nhưng gặp việc Tổng thống Thiệu từ chối ký bản Thông cáo chung với Tổng thống Johson ngày 31 tháng Mười. VNCH không đồng ý việc chấp nhận Mặt trận Giải phóng miền Nam có tư cách tham dự như một phái đoàn độc lập ngang hàng với VNCH. Hubert Humphrey đã phải thua khít khao đối thủ Nixon của đảng Cộng Hòa. Sau khi Nixon nhậm chức Tổng thống vào ngày 20 tháng Giêng 1969, Việt Nam Cộng Hòa vẫn phải tham dự thương thuyết với chủ trương của Tổng thống Johnson “Hai bên, bốn phái đoàn”! Tổng thống Mỹ nay thuộc đảng Cộng Hòa nhưng đa số quốc hội vẫn do đảng Dân chủ nắm. Tổng thống Thiệu với sự trợ giúp của Ðại sứ Bùi Diễm có thể đã giúp phần nào cho Nixon thắng cử khi từ chối không ký bản thông cáo chung với Tổng thống Johnson nhưng các dân cử Dân chủ trong quốc hội đã không thể bỏ qua việc làm “đâm sau lưng” của ông Thiệu?

Phiên họp chánh thức của hội nghị Paris khởi đầu ngày 25 tháng Giêng 1969, năm ngày sau khi Nixon nhậm chức Tổng thống. Averell Harriman nhà ngoại giao kỳ cựu nhưng có tiếng kiêu hãnh và ít cảm tình với VNCH nay được thay thế bởi Henry Cabot Lodge. Ðại sứ Phạm Ðăng Lâm là trưởng phái đoàn VNCH. Xuân Thủy cầm đầu phái đoàn Bắc Việt và Trần Bửu Kiếm đại diện cho MTGPMN. Ðể tránh tiếng MTGPMN chỉ là công cụ của Bắc Việt, vào tháng Sáu 1969, MTGPMN thành lập Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam để phái đoàn này tham dự hòa đàm với tư cách đại diện cho một chánh phủ.

Triệu đã nhân cơ hội những ngày ngắn ngủi ở Paris để gặp các bạn bè thân thích cũ, những bạn có liên hệ với các giới chánh quyền của cả hai miền Nam Bắc để biết được phần nào các diễn tiến ngoài đại hội hòa đàm.

Sau Tết Mậu Thân 1968, Triệu đã biết các thiệt hại nặng nề của MTGPMN. Lực lượng địa phương đã bị tổn thất gần ba phần tư. Cuộc chiến ở miền Nam kể từ sau thất bại quân sự Tết Mậu Thân nay đều do quân đội miền Bắc đưa vào. Chủ lực quân sự nay do miền Bắc đảm nhiệm. Tuy nhiên trên bình diện chánh trị, hòa đàm Paris đã là một cơ hội để MTGPMN có được danh nghĩa một phái đoàn chánh phủ. Nếu tranh thủ được một thế đứng và được sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam có thể trở thành một thế lực thật sự trên bàn cờ Việt Nam. Các bạn hữu ở Paris đã từng ủng hộ MTGPMN đã tỏ ra thất vọng sau khi biết được tường tận các thiệt hại của Mặt trận sau Tết Mậu Thân. Họ đều đi đến kết luận là vụ Tết Mậu Thân có thể là ý đồ của Cộng sản Bắc Việt để hủy diệt tiềm năng của Mặt trận Giải phóng ngỏ hầu chuẩn bị đưa các thành phần thay thế mang từ Bắc vào? Ðây là mưu toan đã được Nga Sô áp dụng khi giải phóng Ba Lan trong cuối Ðệ nhị Thế chiến. Hồng quân Nga đã giẫm chân tại chỗ ngoài thủ đô Varsovia, chờ cho quân đội Ðức Quốc xã tiêu diệt kháng chiến quân Ba Lan trong thành phố để Nga có thể đưa các thành phần Ba Lan được Nga cưu mang ở Moskova về nắm vận mạng xứ Ba Lan.

Những nhân vật ở Pháp từng có cảm tình với MTGPMN đã tỏ ra thất vọng về vai trò của MTGP trong hội đàm Paris. Họ nhận định là sau Tết Mậu Thân, MTGP nay chỉ còn có vai trò làm kiểng cho cuộc hòa đàm. Triệu nói đùa với các bạn: “Ai cũng biết Hà Nội là chủ chốt trong việc thành lập MTGPMN nhưng nhiều khi thầy Pháp luyện Âm binh nhưng biết đâu khi lớn mạnh Âm binh cũng có thể bẻ cổ thầy Pháp”. Các bạn thân của Triệu cho biết: Có thể chánh phủ Hà Nội cũng đề phòng việc này nên khi thấy Trần Bửu Kiếm của Mặt Trận xông xáo tiếp xúc với Việt kiều và các chánh giới ngoại giao ở Paris trong các tháng đầu ở Paris, cán bộ chánh trị của Hà Nội là Trần Hoài Nam đã tìm cách hạn chế hoạt động của Kiếm và cuối cùng Nguyễn Thị Bình đã được chỉ định thay thế Trần Bửu Kiếm trong chức trưởng đoàn đại diện cho MTGPMN!

Ba nhân vật quan trọng trong việc thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam là Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu và Trần Bửu Kiếm. Kiếm đã là đảng viên đảng Lao Ðộng từ năm 1951. Ðến năm 1963, Kiếm giữ chức đầu não về ngoại giao của Mặt trận và năm 1968 được cử chức trưởng phái đoàn của Mặt trận tham dự hòa đàm Paris. Vì Trần Bửu Kiếm tự động tiếp xúc với giới Việt kiều và ngoại giao ở Paris, không tham khảo trước với Trần Hoài Nam nên đã có nhiều phen đụng độ giữa viên cán bộ chánh trị của Hà Nội và Trưởng đoàn Trần Bửu Kiếm. Chánh phủ Hà Nội vẫn không mấy tin tưởng nhiều về các đồng chí miền Nam. Những việc tiếp xúc ngoài sự kiểm soát của Hà Nội là điều họ rất lo ngại. Có cả tin đồn là bác sĩ Nguyễn Lưu Viên của miền Nam cũng đã đến Paris để thăm dò vài nhân vật trong phái đoàn của Mặt trận? Việc bất đồng ý kiến giữa các cán bộ chánh trị gốc Bắc và các nhân vật trong Mặt trận Giải phóng là việc hay xảy ra nhưng những người trong Mặt trận thường âm thầm chịu đựng. Chỉ có một lần việc này đã nổ lớn khi mật khu R bị quân VNCH tấn công và phải di chuyển, tá túc trong hai năm ở Kratié trên đất Miên.

Tương đối nhàn rỗi hơn lúc mật khu còn ở vùng Mỏ Vẹt nên Cộng sản lấy quyết định mở lớp huấn luyện Mác LêNin cho thành viên của Mặt trận. Ðứng lớp là Ba Cáp, cán bộ gốc Bắc, vốn có đầu óc coi những người trong Mặt trận là thành phần tiểu tư sản mà Cộng sản phải chấp thuận vì nhu cầu chánh trị. Ba Cáp lên lớp nhưng khác với ở Bắc, các “học viên” trong Nam phần đông là trí thức nên đã đặt nhiều thắc mắc hóc búa với giảng viên. Bực mình vì Ba Cáp dùng các luận điệu giáo điều Cộng sản để trấn áp học viên, Huỳnh Văn Nghị, chồng của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa đã phải phản bác: chúng tôi vào khu vì tán thành đường lối chánh trị đưa đến độc lập đất nước của đảng Lao Ðộng. Chúng tôi đáp ứng lời kêu gọi của Tổ Quốc chớ không phải vì Cách mạng Vô sản. Chúng tôi không có lý do gì phải chấp nhận “đầu hàng giai cấp”. Không khí gay cấn này khiến Nguyễn Văn Linh và tướng Trần Nam Trung tức Năm Nga, đại diện Ðảng ở Trung Ương Cục đã phải đích thân đến giúp xoa dịu tình hình. Ba Cáp sau đó đã chết trong một trận bị B52 oanh tạc.

Sau cuộc lấn cấn với cán bộ chánh trị Trần Hoài Nam, Trần Bửu Kiếm bị triệu hồi, nhường chức cho Nguyễn Thị Bình làm trưởng phái đoàn Mặt trận Giải Phóng. Kiếm đã phải trải qua một thời kỳ kiểm thảo nhưng có cái may mắn là gặp lúc có nhu cầu khẩn cấp phải thành lập Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời miền Nam. Trần Bửu Kiếm là nhân vật có tiếng tăm ở miền Nam, cần có chân trong “chánh phủ” được thành lập. Kiếm được cho giữ chức Bộ trưởng phủ Thủ tướng. Trần Bửu Kiếm mà Triệu đã biết khi còn theo học ở Petrus Ký là người lúc nào trông cũng có dáng khắc khổ, nghiêm khắc. Vào khu, Kiếm vẫn giữ vẻ mặt như khi còn trẻ nên trong khu Kiếm được đặt thêm tên là “rắn chàm quạp”! Tương lai chánh trị của Kiếm có thể coi như đã thoát hiểm nếu đem so sánh với trường hợp Trần Bạch Ðằng. Tuy nhiên, sau 1975, Trần Bửu Kiếm đã khôn ngoan, chua chát sang Pháp, không trở về xứ, giống như trường hợp Phạm Ngọc Thuần, cựu đại sứ Cộng hòa Dân chủ Ðức.

Trần Bạch Ðằng là cán bộ Cộng sản đã có nhiều công trạng bám trụ lâu đời ở miền Nam kể từ lúc khởi đầu cuộc Kháng chiến Nam bộ. Ðằng lại là người đảm trách công tác nội thành, vận động giới sinh viên, trí thức. Trong một buổi hội của Trung ương Cục miền Nam, Trần Bạch Ðằng phụ trách báo cáo về tình hình dân tình nội thành. Ðằng phát biểu: “Như các đồng chí đã thấy, phong trào vận động quần chúng hưởng ứng đều có kết quả tốt: trí thức, sinh viên, Phật giáo... Riêng chỉ có công nhân thì ‘xệ quá’...” Lời nói đùa trong lúc vui miệng của Trần Bạch Ðằng, biệt danh “Tư Méo” đã bị đưa ra nhiều phen kiểm thảo gay gắt vì bị gán cho tội coi thường quan niệm công nhân của đảng. Có thể Trần Bạch Ðằng đã bị nhiều đồng chí vốn ganh tị từ trước nay có cơ hội để chèn ép một đồng chí từng có nhiều uy tín ở miền Nam? Trần Bạch Ðằng đã được chỉ định ra Bắc tham dự khóa học Trường đảng Học viện Hồ Chí Minh. Trần Bạch Ðằng đã có lúc giảng dạy ở đây. Bây giờ thầy lại phải nghe các học trò cũ lên lớp dạy lại thầy! Sau khóa học Trần Bạch Ðằng được gởi đi tham quan các nước Cộng sản Ðông Âu và trở về chỉ được tham gia hoạt động văn nghệ! Vì vậy nên so với Trần Bạch Ðằng, Trần Bửu Kiếm có số đỏ hơn.

Hội đàm Paris đã kéo dài thời gian theo chủ trương “đàm đàm, đánh đánh” của các cuộc thương thuyết lối Cộng sản. Những buổi họp công khai thường chẳng đưa đến kết quả nào. Ðó chỉ là cơ hội để Bắc Việt được dịp tuyên truyền về lập trường của mình. Ðàm phán thật sự chỉ đã diễn ra ngoài lề, trong các cuộc “đi đêm” giữa Kissenger và Lê Ðức Thọ. Xuân Thủy là trưởng đoàn chánh thức của Bắc Việt nhưng Lê Ðức Thọ “Cố vấn đặc biệt” của phái đoàn Bắc Việt mới chính là người có thực quyền thương thuyết. Cho đến năm 1971, Bắc Việt vẫn duy trì chủ trương “phải loại bỏ Thiệu” thì hòa đàm mới có tiến triển. Thật ra thì theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, quân đội Mỹ đã rút bớt ra khỏi Việt Nam và không còn trực tiếp tham gia hành quân. Bắc Việt vì vậy đã bắt đầu chuẩn bị cho các trận đánh quy ước nhờ được các yểm trở dồi dào đến từ Nga và Trung Cộng. Khi các cuộc điều động bố trí lực lượng đã gần hoàn tất, Hà Nội biết tình báo Hoa Kỳ cũng như của VNCH thế nào cũng đã phát hiện được thì vào tháng Mười, Lê Ðức Thọ viện lẽ “bị bịnh” nên phải trở về Hà Nội. Bắc Việt cố tránh việc truyền thông quanh hội đàm Paris có thể hỏi phanh phui các chuẩn bị chiến dịch Ðông Xuân của Hà Nội. Chiến dịch tấn công mùa khô Ðông Xuân của Bắc Việt năm 1972 bắt đầu vào tháng Ba ồ ạt vượt qua khu phi quân sự với chiến xa và bộ binh, được miền Nam gọi là Mùa hè Ðỏ lửa, đã gây bao nhiêu tàn phá, đổ nát ở Vùng I ở Phía Bắc, KonTum ở Trung và An Lộc ở phía Nam Việt Nam. Cuộc tấn công đã bị quân lực miền Nam đẩy lùi. Hà Nội cuối cùng chỉ trụ được ở vùng Ðông Hà ở Bắc và Lộc Ninh ở Nam.

Thời điểm giữa 1971- 1972 là lúc hòa đàm mới thật sự đi vào giai đoạn quyết định. Lê Ðức Thọ đưa ra đề nghị chương trình 9 điểm cùng lúc Nguyễn Thị Bình đưa chương trình 7 điểm của Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời. Cả hai đề nghị chủ yếu đều nhấn mạnh về việc Hoa Kỳ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam. Trong lúc các đề nghị trên được chánh thức đưa ra trên bàn hội nghị thì thực sự Lê Ðức Thọ và Kissenger đã song song “mật đàm” để khai thông các bế tắc. Kissenger không còn đá động đến điều khoản quân Bắc Việt phải cùng triệt thoái khi quân Mỹ rút đi. Hai bên không đả động gì đến sự hiện diện của quân đội Bắc Việt ở miền Nam sau khi Mỹ đã hoàn toàn triệt thoái. Khi cuộc tấn công Mùa hè Ðỏ lửa đang diễn ra ác liệt, vào tháng Tư, Kissenger đã quyết liệt tố cáo và yêu cầu các đạo quân Bắc Việt vượt tuyến vào Nam này phải rút về Bắc. Nhưng vào ngày 8 tháng Năm thì Tổng thống Nixon lại đọc một diễn văn có nội dung rất mập mờ: Hoa kỳ sẽ rút hết quân trong bốn tháng nếu hai bên đồng ý ngưng bắn và trao trả tất cả tù binh. Về việc các bộ đội Bắc Việt đã xâm nhập miền Nam nhân cuộc tấn công Ðông Xuân, Nixon không có một lời đả động nào cả!

Ðối với Hà Nội, hai điều hệ trọng trong cuộc hòa đàm đã được thỏa đáp: quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi miền Nam và bộ đội xâm nhập của miền Bắc được lưu lại tại chỗ. Lê Ðức Thọ nay không còn cò ke về những chuyện kể như phụ thuộc. Những điều được coi là “không thể chấp nhận” trong bốn năm hội thảo trước kia, nay đều có thể đem ra bàn cãi. Nếu trước kia, Lê Ðức Thọ muốn phải thành lập tức khắc một chánh phủ liên hợp ở miền Nam thì nay Bắc Việt lại có vẻ như không còn mặn mà với chuyện này nữa. Bắc Việt nay lại e dè về việc trong chánh phủ ba thành phần, họ có thể gặp khó khăn không nắm được thành phần thứ Ba và một số người không Cộng sản trong Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời miền Nam?

Triệu chỉ có thể ghé qua Paris trong vài ngày trước khi lên đường trở về Việt Nam. Tận dụng những ngày ngắn ngủi để tiếp xúc với các bạn bè thân thích để tìm hiểu được phần nào các diễn tiến ngoài lề hội đàm Paris, Triệu đã lên máy bay trở về xứ với tâm tư nặng trĩu lo âu. Phái đoàn Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời của Huỳnh Tấn Phát tham dự hòa đàm Paris chỉ có vai trò làm cảnh. Sau khi hai phần ba lực lượng đã bị tiêu hao trong trận Tết Mậu Thân 1968, các bộ đội chánh quy Bắc Việt đã thật sự nắm quyền chủ động quân sự ở miền Nam. Bắc Việt đã bao vây chặt chẽ phái đoàn của chánh phủ Huỳnh Tấn Phát. Từ lúc được tham dự hòa đàm, không có nhân vật nào của phái đoàn Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời miền Nam có đủ uy tín hoặc khả năng để đưa ra trước công luận quốc tế một đề nghị đột phá có tánh cách độc lập khác với lập trường Bắc Việt. Ở Mỹ, Nixon đang tái ứng cử Tổng thống. Cuộc bỏ thăm sắp diễn ra gần kề trong những tháng sắp đến. Hòa đàm Paris thế nào cũng sẽ đến hồi kết thúc. Nixon chắc chắn sẽ có những quyết định quan trọng về Việt Nam để giúp ông thắng cử. Những nhượng bộ trong các cuộc mật đàm của Kissenger để sớm có được kết quả cho hội nghị chắc chắn sẽ gây nhiều bất lợi cho chánh quyền miền Nam. Chánh quyền trong xứ đang phải lo âu vì các chiến cuộc ác liệt đang diễn ra có trù liệu thấy được những khó khăn sắp đến cho tương lai đất nước không?

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (1)

linhphuongngoc
thang tu den

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Hòa đàm Paris - Trần Nguơn Phiêu

Tình hình chung của quốc gia Pháp hai mươi năm sau thời chấm dứt Ðệ nhị Thế chiến nay đã thay đổi vô cùng khác xưa. Phố xá, xe cộ, cách thức trang sức đã hoàn toàn đổi khác

Trên đường trở về Việt Nam, Triệu đã lấy máy bay qua ngả Âu châu để có dịp thăm lại nước Pháp sau gần hai mươi năm xa cách.

Tình hình chung của quốc gia Pháp hai mươi năm sau thời chấm dứt Ðệ nhị Thế chiến nay đã thay đổi vô cùng khác xưa. Phố xá, xe cộ, cách thức trang sức đã hoàn toàn đổi khác. Phi trường quốc tế mới Charles De Gaule rộng lớn, tiện nghi tối tân so với phi trường Orly mà Triệu đã biết ngày trước. Khi trở về thành phố Bordeaux, Triệu đã vô cùng ngạc nhiên thấy nhiều con đường ngày xưa nay đã được mở rộng thênh thang, các căn nhà cũ đã được thay thế bằng những cao ốc nhiều từng. Xóm “bình dân” Mériadeck nay là khu thương mãi sầm uất của thành phố với những khách sạn quốc tế sang trọng. Tuy nhiên vùng xóm cũ nơi Triệu từng trú ngụ vẫn còn trong tình trạng như ngày trước. Triệu hồi hộp đến gõ cửa căn nhà trọ ngày xưa ở số 28 đường Cruchinet. Một thiếu phụ trẻ ra mở cửa và may thay đã nhận ngay ra Triệu. Bà là vợ kế của người chủ nhân cũ nay cũng đã mất. Bà đã từng là một thiếu nữ trong xóm, nhà đối diện với căn phòng trọ của Triệu nên đã dễ dàng nhận ra Triệu. Triệu đã được đưa lên lầu, bồi hồi thăm lại căn phòng sơn màu hồng Triệu đã có thời sống hơn bốn năm đời sinh viên.

Trở lại thăm trường Quân Y, Triệu đã được Giám đốc trường, một khóa sinh đàn anh trên một khóa nay mang cấp bậc Ðề đốc, ân cần tiếp đón. Gần như toàn ban Tham mưu trường đã cảm động tham dự việc Triệu đem đặt vòng hoa trước đài danh dự tưởng niệm các quân y sĩ đã hi sinh trên nhiều chiến trường Âu Á Phi. Trường Y khoa cũ vẫn còn tồn tại một phần ở công viên Victoria nhưng các đại bộ phận đã được dời ra ngoại ô ở Pessac trong một trung tâm Ðại học rộng lớn giống như các campus của các đại học Mỹ.

Trở lại Bordeaux, Triệu không thể bỏ qua dịp được thưởng thức đặc sản vùng này là sò tươi vịnh Arcachon ăn kèm với rượu trắng. Cái quán rượu và cà phê Sol Y Sombra Triệu thường lui tới ngày trước nay không còn nữa. Nhiều quán mới được dựng lên với bảng hiệu quảng cáo các món couscous và méchouis của người Bắc Phi.

Sau gần một ngày thăm viếng Bordeaux, một thành phố nay đã thật sự biến đổi so với hai mươi năm về trước, Triệu ra ga Saint Jean trên đường về lại Paris. Trên đất Pháp có cái đặc điểm là kiến trúc các nhà ga cũng như các nhà bưu điện của các thành phố thường hay giống nhau. Nhà gare Saint Jean vì thế vẫn trông y như thuở Triệu còn là sinh viên. Khi đến Pháp, Triệu đã tìm được số điện thoại của Lý nên đã bắt được liên lạc. T. chồng Lý đã mời Triệu đến thăm gia đình nên thay vì đi thẳng về Paris, Triệu đã ngừng ở Poitiers để đến N.

Lý đã lái một xe Peugeot 403 mui trần, màu trắng, ra ga N. đón Triệu. Gần hai mươi năm xa cách nhưng Lý trông vẫn không thấy có gì thay đổi. Tuy có hơi đẫy đà đôi chút với dáng dấp mệnh phụ phu nhân nhưng Lý vẫn giữ nụ cười với má lúm đồng tiền, nụ cười đã có thời làm Triệu đảo điên. Lý cho hay, vì T. và con trai đang theo dõi một trận đánh tennis quan trọng trên đài truyền hình nên đã nhờ Lý một mình ra ga đón Triệu. Lý vừa lái xe vừa hỏi Triệu về hiện tình ở Việt Nam nhưng lúc nào mắt cũng nhìn thẳng về trước trong khi Triệu luôn theo dõi gương mặt Lý như muốn ghi vào ký ức hình ảnh một người tưởng chừng như không còn gặp lại trong gần hai mươi năm vừa qua.

N. là một tỉnh nhỏ nên trong phút chốc đã đến nhà Lý, một biệt thự xinh xắn, vừa là nơi trú ngụ lại cũng là nơi có phòng mạch bên cạnh.

Triệu gặp lại hai con của Lý nay đã đến tuổi trưởng thành. Cậu trai nhỏ D. liến thoắng như các thanh niên Pháp trong khi U. con gái đầu lòng dáng dấp lại rất đoan trang thùy mị như một thanh nữ tiêu biểu Á đông. Tuy nhiên cặp mắt U. lúc nào cũng vẫn có một vẻ phảng phất u buồn như lúc còn bé. Trong bữa cơm chiều, Triệu đã phải nói đùa với U: “Ðâu con thử mỉm cười một phát mừng cậu đã đến thăm con”. Ðến lúc ấy lần đầu Triệu mới thấy U. cười cũng rất rạng rỡ, nhưng rất tiếc chỉ thiếu má lúm đồng tiền duyên dáng của mẹ.

Lý và T. đã đưa Triệu thăm viếng thị trấn N. nhỏ bé nhưng rất dễ thương với phần lớn là những biệt thự xinh xắn. Trong lúc T. vào khám bịnh tại gia cho một bịnh nhân, Lý và Triệu đã có được cơ hội ngồi ngoài xe bàn chuyện thân mật. Lý đã thật sự có công theo dõi tình hình biến chuyển ở Việt Nam cũng như cường độ các trận chiến ác liệt mùa Hè đỏ lửa. Vì biết Triệu vẫn còn ở trong quân đội, Lý cho biết đã bao lần lo âu nghĩ đến những bất trắc của đời sống người lính chiến.

Sau một đêm trằn trọc khó ngủ, Triệu đã thức sớm xuống nhà bếp tìm nước uống và đã tình cờ gặp lúc Lý vừa ra phố trở về sau khi đi mua thức ăn sáng. Lý cho biết nhà có sẵn bánh mì nhưng Lý muốn cho Triệu thưởng thức loại bánh của một chủ nhân chuyên nướng bánh mì bằng lửa than thay vì dùng lò điện như các nơi khác. Nửa giờ trò chuyện với Lý trong khi Lý chuẩn bị bữa ăn sáng trước khi đưa Triệu ra ga trở về Paris là những phút kỷ niệm khó quên của Triệu.

Cuối cùng rồi cũng phải đến lúc chia tay từ giã Lý. Trên ga nhỏ tỉnh lẻ N. vợ chồng Lý vẫy tay từ biệt Triệu khi tàu từ từ lăn bánh ra khỏi ga. Ðấy là lần chót trong đời, Lý và Triệu còn được dịp trông thấy nhau.

Mặc dầu lòng còn nặng trĩu vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Lý sau gần hai mươi năm xa cách, Triệu đã bắt đầu nghĩ đến những ngày sắp tới khi trở lại Paris. Triệu đã cố gắng tìm được cơ hội trở về đây với chủ tâm muốn tìm hiểu được những diễn biến ngoài lề cuộc đàm phán quan trọng về tương lai đất nước.

Việc đàm phán để chấm dứt chiến tranh thật sự đã được manh nha từ năm 1967 khi Tổng thống Johnson đọc một diễn văn ngày 29-9-1967 ở San Antonio, Texas. Ông đề nghị sẽ ngưng các vụ oanh tạc miền Bắc nếu chánh phủ Hà Nội đồng ý thương thuyết và không tiếp tục đưa quân và vũ khí vào Nam trong thời gian ngưng oanh tạc. Ðề nghị có điều kiện này đã bị chánh phủ Hà Nội bác bỏ. Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã đem đến một thắng lợi lớn về chánh trị cho Bắc Việt trong dư luận ở Mỹ, mặc dầu trên thực tế quân sự, Cộng sản đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson loan báo quyết định ngưng oanh tạc lãnh thổ Bắc Việt và muốn mở cuộc hòa đàm. Ông cũng thông báo quyết định không tái tranh cử chức vụ Tổng thống. Ba ngày sau, tức ngày 3 tháng Tư 1968, Bắc Việt thông báo đồng ý hòa đàm với Hoa Kỳ. Việc đàm phán chánh thức bắt đầu từ 13 tháng Năm nhưng phải mất hơn một tháng trời để đưa đến việc chọn Paris làm địa điểm hội họp. Cuộc thương thuyết chánh thức bắt đầu ngày 10 tháng Năm 1968 giữa hai phái đoàn Averell Hariman và Xuân Thủy.
Việc thương thuyết đã phải qua nhiều giai đoạn rắc rối lúc ban đầu khi Bắc Việt không muốn giáp mặt với chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa trong khi VNCH chống lại sự hiện diện của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Bắc Việt còn đòi Hoa Kỳ phải ngưng tất cả các cuộc oanh tạc ở miền Bắc. Khi lấy quyết định không tái tranh cử chức vụ Tổng thống, ông Johnson muốn chuẩn bị cho Phó tổng thống Hubert Humphrey đắc cử thay thế. Johnson có ý định tuyên bố ngưng oanh tạc toàn diện trên miền Bắc để khai thông hòa đàm, giúp Hubert Humphrey nhưng gặp việc Tổng thống Thiệu từ chối ký bản Thông cáo chung với Tổng thống Johson ngày 31 tháng Mười. VNCH không đồng ý việc chấp nhận Mặt trận Giải phóng miền Nam có tư cách tham dự như một phái đoàn độc lập ngang hàng với VNCH. Hubert Humphrey đã phải thua khít khao đối thủ Nixon của đảng Cộng Hòa. Sau khi Nixon nhậm chức Tổng thống vào ngày 20 tháng Giêng 1969, Việt Nam Cộng Hòa vẫn phải tham dự thương thuyết với chủ trương của Tổng thống Johnson “Hai bên, bốn phái đoàn”! Tổng thống Mỹ nay thuộc đảng Cộng Hòa nhưng đa số quốc hội vẫn do đảng Dân chủ nắm. Tổng thống Thiệu với sự trợ giúp của Ðại sứ Bùi Diễm có thể đã giúp phần nào cho Nixon thắng cử khi từ chối không ký bản thông cáo chung với Tổng thống Johnson nhưng các dân cử Dân chủ trong quốc hội đã không thể bỏ qua việc làm “đâm sau lưng” của ông Thiệu?

Phiên họp chánh thức của hội nghị Paris khởi đầu ngày 25 tháng Giêng 1969, năm ngày sau khi Nixon nhậm chức Tổng thống. Averell Harriman nhà ngoại giao kỳ cựu nhưng có tiếng kiêu hãnh và ít cảm tình với VNCH nay được thay thế bởi Henry Cabot Lodge. Ðại sứ Phạm Ðăng Lâm là trưởng phái đoàn VNCH. Xuân Thủy cầm đầu phái đoàn Bắc Việt và Trần Bửu Kiếm đại diện cho MTGPMN. Ðể tránh tiếng MTGPMN chỉ là công cụ của Bắc Việt, vào tháng Sáu 1969, MTGPMN thành lập Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam để phái đoàn này tham dự hòa đàm với tư cách đại diện cho một chánh phủ.

Triệu đã nhân cơ hội những ngày ngắn ngủi ở Paris để gặp các bạn bè thân thích cũ, những bạn có liên hệ với các giới chánh quyền của cả hai miền Nam Bắc để biết được phần nào các diễn tiến ngoài đại hội hòa đàm.

Sau Tết Mậu Thân 1968, Triệu đã biết các thiệt hại nặng nề của MTGPMN. Lực lượng địa phương đã bị tổn thất gần ba phần tư. Cuộc chiến ở miền Nam kể từ sau thất bại quân sự Tết Mậu Thân nay đều do quân đội miền Bắc đưa vào. Chủ lực quân sự nay do miền Bắc đảm nhiệm. Tuy nhiên trên bình diện chánh trị, hòa đàm Paris đã là một cơ hội để MTGPMN có được danh nghĩa một phái đoàn chánh phủ. Nếu tranh thủ được một thế đứng và được sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, Chánh phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam có thể trở thành một thế lực thật sự trên bàn cờ Việt Nam. Các bạn hữu ở Paris đã từng ủng hộ MTGPMN đã tỏ ra thất vọng sau khi biết được tường tận các thiệt hại của Mặt trận sau Tết Mậu Thân. Họ đều đi đến kết luận là vụ Tết Mậu Thân có thể là ý đồ của Cộng sản Bắc Việt để hủy diệt tiềm năng của Mặt trận Giải phóng ngỏ hầu chuẩn bị đưa các thành phần thay thế mang từ Bắc vào? Ðây là mưu toan đã được Nga Sô áp dụng khi giải phóng Ba Lan trong cuối Ðệ nhị Thế chiến. Hồng quân Nga đã giẫm chân tại chỗ ngoài thủ đô Varsovia, chờ cho quân đội Ðức Quốc xã tiêu diệt kháng chiến quân Ba Lan trong thành phố để Nga có thể đưa các thành phần Ba Lan được Nga cưu mang ở Moskova về nắm vận mạng xứ Ba Lan.

Những nhân vật ở Pháp từng có cảm tình với MTGPMN đã tỏ ra thất vọng về vai trò của MTGP trong hội đàm Paris. Họ nhận định là sau Tết Mậu Thân, MTGP nay chỉ còn có vai trò làm kiểng cho cuộc hòa đàm. Triệu nói đùa với các bạn: “Ai cũng biết Hà Nội là chủ chốt trong việc thành lập MTGPMN nhưng nhiều khi thầy Pháp luyện Âm binh nhưng biết đâu khi lớn mạnh Âm binh cũng có thể bẻ cổ thầy Pháp”. Các bạn thân của Triệu cho biết: Có thể chánh phủ Hà Nội cũng đề phòng việc này nên khi thấy Trần Bửu Kiếm của Mặt Trận xông xáo tiếp xúc với Việt kiều và các chánh giới ngoại giao ở Paris trong các tháng đầu ở Paris, cán bộ chánh trị của Hà Nội là Trần Hoài Nam đã tìm cách hạn chế hoạt động của Kiếm và cuối cùng Nguyễn Thị Bình đã được chỉ định thay thế Trần Bửu Kiếm trong chức trưởng đoàn đại diện cho MTGPMN!

Ba nhân vật quan trọng trong việc thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam là Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu và Trần Bửu Kiếm. Kiếm đã là đảng viên đảng Lao Ðộng từ năm 1951. Ðến năm 1963, Kiếm giữ chức đầu não về ngoại giao của Mặt trận và năm 1968 được cử chức trưởng phái đoàn của Mặt trận tham dự hòa đàm Paris. Vì Trần Bửu Kiếm tự động tiếp xúc với giới Việt kiều và ngoại giao ở Paris, không tham khảo trước với Trần Hoài Nam nên đã có nhiều phen đụng độ giữa viên cán bộ chánh trị của Hà Nội và Trưởng đoàn Trần Bửu Kiếm. Chánh phủ Hà Nội vẫn không mấy tin tưởng nhiều về các đồng chí miền Nam. Những việc tiếp xúc ngoài sự kiểm soát của Hà Nội là điều họ rất lo ngại. Có cả tin đồn là bác sĩ Nguyễn Lưu Viên của miền Nam cũng đã đến Paris để thăm dò vài nhân vật trong phái đoàn của Mặt trận? Việc bất đồng ý kiến giữa các cán bộ chánh trị gốc Bắc và các nhân vật trong Mặt trận Giải phóng là việc hay xảy ra nhưng những người trong Mặt trận thường âm thầm chịu đựng. Chỉ có một lần việc này đã nổ lớn khi mật khu R bị quân VNCH tấn công và phải di chuyển, tá túc trong hai năm ở Kratié trên đất Miên.

Tương đối nhàn rỗi hơn lúc mật khu còn ở vùng Mỏ Vẹt nên Cộng sản lấy quyết định mở lớp huấn luyện Mác LêNin cho thành viên của Mặt trận. Ðứng lớp là Ba Cáp, cán bộ gốc Bắc, vốn có đầu óc coi những người trong Mặt trận là thành phần tiểu tư sản mà Cộng sản phải chấp thuận vì nhu cầu chánh trị. Ba Cáp lên lớp nhưng khác với ở Bắc, các “học viên” trong Nam phần đông là trí thức nên đã đặt nhiều thắc mắc hóc búa với giảng viên. Bực mình vì Ba Cáp dùng các luận điệu giáo điều Cộng sản để trấn áp học viên, Huỳnh Văn Nghị, chồng của bác sĩ Dương Huỳnh Hoa đã phải phản bác: chúng tôi vào khu vì tán thành đường lối chánh trị đưa đến độc lập đất nước của đảng Lao Ðộng. Chúng tôi đáp ứng lời kêu gọi của Tổ Quốc chớ không phải vì Cách mạng Vô sản. Chúng tôi không có lý do gì phải chấp nhận “đầu hàng giai cấp”. Không khí gay cấn này khiến Nguyễn Văn Linh và tướng Trần Nam Trung tức Năm Nga, đại diện Ðảng ở Trung Ương Cục đã phải đích thân đến giúp xoa dịu tình hình. Ba Cáp sau đó đã chết trong một trận bị B52 oanh tạc.

Sau cuộc lấn cấn với cán bộ chánh trị Trần Hoài Nam, Trần Bửu Kiếm bị triệu hồi, nhường chức cho Nguyễn Thị Bình làm trưởng phái đoàn Mặt trận Giải Phóng. Kiếm đã phải trải qua một thời kỳ kiểm thảo nhưng có cái may mắn là gặp lúc có nhu cầu khẩn cấp phải thành lập Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời miền Nam. Trần Bửu Kiếm là nhân vật có tiếng tăm ở miền Nam, cần có chân trong “chánh phủ” được thành lập. Kiếm được cho giữ chức Bộ trưởng phủ Thủ tướng. Trần Bửu Kiếm mà Triệu đã biết khi còn theo học ở Petrus Ký là người lúc nào trông cũng có dáng khắc khổ, nghiêm khắc. Vào khu, Kiếm vẫn giữ vẻ mặt như khi còn trẻ nên trong khu Kiếm được đặt thêm tên là “rắn chàm quạp”! Tương lai chánh trị của Kiếm có thể coi như đã thoát hiểm nếu đem so sánh với trường hợp Trần Bạch Ðằng. Tuy nhiên, sau 1975, Trần Bửu Kiếm đã khôn ngoan, chua chát sang Pháp, không trở về xứ, giống như trường hợp Phạm Ngọc Thuần, cựu đại sứ Cộng hòa Dân chủ Ðức.

Trần Bạch Ðằng là cán bộ Cộng sản đã có nhiều công trạng bám trụ lâu đời ở miền Nam kể từ lúc khởi đầu cuộc Kháng chiến Nam bộ. Ðằng lại là người đảm trách công tác nội thành, vận động giới sinh viên, trí thức. Trong một buổi hội của Trung ương Cục miền Nam, Trần Bạch Ðằng phụ trách báo cáo về tình hình dân tình nội thành. Ðằng phát biểu: “Như các đồng chí đã thấy, phong trào vận động quần chúng hưởng ứng đều có kết quả tốt: trí thức, sinh viên, Phật giáo... Riêng chỉ có công nhân thì ‘xệ quá’...” Lời nói đùa trong lúc vui miệng của Trần Bạch Ðằng, biệt danh “Tư Méo” đã bị đưa ra nhiều phen kiểm thảo gay gắt vì bị gán cho tội coi thường quan niệm công nhân của đảng. Có thể Trần Bạch Ðằng đã bị nhiều đồng chí vốn ganh tị từ trước nay có cơ hội để chèn ép một đồng chí từng có nhiều uy tín ở miền Nam? Trần Bạch Ðằng đã được chỉ định ra Bắc tham dự khóa học Trường đảng Học viện Hồ Chí Minh. Trần Bạch Ðằng đã có lúc giảng dạy ở đây. Bây giờ thầy lại phải nghe các học trò cũ lên lớp dạy lại thầy! Sau khóa học Trần Bạch Ðằng được gởi đi tham quan các nước Cộng sản Ðông Âu và trở về chỉ được tham gia hoạt động văn nghệ! Vì vậy nên so với Trần Bạch Ðằng, Trần Bửu Kiếm có số đỏ hơn.

Hội đàm Paris đã kéo dài thời gian theo chủ trương “đàm đàm, đánh đánh” của các cuộc thương thuyết lối Cộng sản. Những buổi họp công khai thường chẳng đưa đến kết quả nào. Ðó chỉ là cơ hội để Bắc Việt được dịp tuyên truyền về lập trường của mình. Ðàm phán thật sự chỉ đã diễn ra ngoài lề, trong các cuộc “đi đêm” giữa Kissenger và Lê Ðức Thọ. Xuân Thủy là trưởng đoàn chánh thức của Bắc Việt nhưng Lê Ðức Thọ “Cố vấn đặc biệt” của phái đoàn Bắc Việt mới chính là người có thực quyền thương thuyết. Cho đến năm 1971, Bắc Việt vẫn duy trì chủ trương “phải loại bỏ Thiệu” thì hòa đàm mới có tiến triển. Thật ra thì theo chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, quân đội Mỹ đã rút bớt ra khỏi Việt Nam và không còn trực tiếp tham gia hành quân. Bắc Việt vì vậy đã bắt đầu chuẩn bị cho các trận đánh quy ước nhờ được các yểm trở dồi dào đến từ Nga và Trung Cộng. Khi các cuộc điều động bố trí lực lượng đã gần hoàn tất, Hà Nội biết tình báo Hoa Kỳ cũng như của VNCH thế nào cũng đã phát hiện được thì vào tháng Mười, Lê Ðức Thọ viện lẽ “bị bịnh” nên phải trở về Hà Nội. Bắc Việt cố tránh việc truyền thông quanh hội đàm Paris có thể hỏi phanh phui các chuẩn bị chiến dịch Ðông Xuân của Hà Nội. Chiến dịch tấn công mùa khô Ðông Xuân của Bắc Việt năm 1972 bắt đầu vào tháng Ba ồ ạt vượt qua khu phi quân sự với chiến xa và bộ binh, được miền Nam gọi là Mùa hè Ðỏ lửa, đã gây bao nhiêu tàn phá, đổ nát ở Vùng I ở Phía Bắc, KonTum ở Trung và An Lộc ở phía Nam Việt Nam. Cuộc tấn công đã bị quân lực miền Nam đẩy lùi. Hà Nội cuối cùng chỉ trụ được ở vùng Ðông Hà ở Bắc và Lộc Ninh ở Nam.

Thời điểm giữa 1971- 1972 là lúc hòa đàm mới thật sự đi vào giai đoạn quyết định. Lê Ðức Thọ đưa ra đề nghị chương trình 9 điểm cùng lúc Nguyễn Thị Bình đưa chương trình 7 điểm của Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời. Cả hai đề nghị chủ yếu đều nhấn mạnh về việc Hoa Kỳ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam. Trong lúc các đề nghị trên được chánh thức đưa ra trên bàn hội nghị thì thực sự Lê Ðức Thọ và Kissenger đã song song “mật đàm” để khai thông các bế tắc. Kissenger không còn đá động đến điều khoản quân Bắc Việt phải cùng triệt thoái khi quân Mỹ rút đi. Hai bên không đả động gì đến sự hiện diện của quân đội Bắc Việt ở miền Nam sau khi Mỹ đã hoàn toàn triệt thoái. Khi cuộc tấn công Mùa hè Ðỏ lửa đang diễn ra ác liệt, vào tháng Tư, Kissenger đã quyết liệt tố cáo và yêu cầu các đạo quân Bắc Việt vượt tuyến vào Nam này phải rút về Bắc. Nhưng vào ngày 8 tháng Năm thì Tổng thống Nixon lại đọc một diễn văn có nội dung rất mập mờ: Hoa kỳ sẽ rút hết quân trong bốn tháng nếu hai bên đồng ý ngưng bắn và trao trả tất cả tù binh. Về việc các bộ đội Bắc Việt đã xâm nhập miền Nam nhân cuộc tấn công Ðông Xuân, Nixon không có một lời đả động nào cả!

Ðối với Hà Nội, hai điều hệ trọng trong cuộc hòa đàm đã được thỏa đáp: quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn rút khỏi miền Nam và bộ đội xâm nhập của miền Bắc được lưu lại tại chỗ. Lê Ðức Thọ nay không còn cò ke về những chuyện kể như phụ thuộc. Những điều được coi là “không thể chấp nhận” trong bốn năm hội thảo trước kia, nay đều có thể đem ra bàn cãi. Nếu trước kia, Lê Ðức Thọ muốn phải thành lập tức khắc một chánh phủ liên hợp ở miền Nam thì nay Bắc Việt lại có vẻ như không còn mặn mà với chuyện này nữa. Bắc Việt nay lại e dè về việc trong chánh phủ ba thành phần, họ có thể gặp khó khăn không nắm được thành phần thứ Ba và một số người không Cộng sản trong Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời miền Nam?

Triệu chỉ có thể ghé qua Paris trong vài ngày trước khi lên đường trở về Việt Nam. Tận dụng những ngày ngắn ngủi để tiếp xúc với các bạn bè thân thích để tìm hiểu được phần nào các diễn tiến ngoài lề hội đàm Paris, Triệu đã lên máy bay trở về xứ với tâm tư nặng trĩu lo âu. Phái đoàn Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời của Huỳnh Tấn Phát tham dự hòa đàm Paris chỉ có vai trò làm cảnh. Sau khi hai phần ba lực lượng đã bị tiêu hao trong trận Tết Mậu Thân 1968, các bộ đội chánh quy Bắc Việt đã thật sự nắm quyền chủ động quân sự ở miền Nam. Bắc Việt đã bao vây chặt chẽ phái đoàn của chánh phủ Huỳnh Tấn Phát. Từ lúc được tham dự hòa đàm, không có nhân vật nào của phái đoàn Chánh phủ Cộng hòa Lâm thời miền Nam có đủ uy tín hoặc khả năng để đưa ra trước công luận quốc tế một đề nghị đột phá có tánh cách độc lập khác với lập trường Bắc Việt. Ở Mỹ, Nixon đang tái ứng cử Tổng thống. Cuộc bỏ thăm sắp diễn ra gần kề trong những tháng sắp đến. Hòa đàm Paris thế nào cũng sẽ đến hồi kết thúc. Nixon chắc chắn sẽ có những quyết định quan trọng về Việt Nam để giúp ông thắng cử. Những nhượng bộ trong các cuộc mật đàm của Kissenger để sớm có được kết quả cho hội nghị chắc chắn sẽ gây nhiều bất lợi cho chánh quyền miền Nam. Chánh quyền trong xứ đang phải lo âu vì các chiến cuộc ác liệt đang diễn ra có trù liệu thấy được những khó khăn sắp đến cho tương lai đất nước không?

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm