Văn Học & Nghệ Thuật

Hòa hợp hòa giải văn học: Đường xa vạn dặm

Tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016 hôm 14 tháng giêng vừa qua, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý kiến mời các nhà văn, nhà thơ

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-02-07

Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng xuất sắc cho các tác giả đạt giải.
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng xuất sắc cho các tác giả đạt giải.
Photo courtesy of cinet.vn

Tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016 hôm 14 tháng giêng vừa qua, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý kiến mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả đó là những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa) về tham dự.

Lời đề nghị được cho là chưa từng có này được những người cầm bút trong và ngoài nước đón nhận thế nào?

Ý tưởng lạ nhưng không mới

Lời đề nghị của ông Chủ tịch Hội nhà văn được viện dẫn với lý do “giao lưu với tinh thần hoà hợp dân tộc văn học” và dự định thực hiện đúng vào dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch sắp đến.

Hoà hợp hoà giải dân tộc thật ra không phải là lời kêu gọi mới lạ. Đây là một phần nằm trong Nghị Quyết 36-NQ-TW do Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao công bố vào 2004, với đường lối chính sách mệnh danh là ‘công tác đối với người Việt Nam ở ngoài đất nước.”

Các văn nhân người Việt dù sống trong nước hay ngoài nước thì họ vẫn là những người viết văn, nặng lòng với tiếng Việt. Qua tiếng Việt thì nặng lòng với quê hương đất tổ.
- Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên

Nghị quyết này được chính những nhân vật cao cấp của nhà nước đề cập đến nhiều lần trong 10 năm qua. Thế nhưng có vẻ như “hoà hợp dân tộc văn học” là một ý tưởng lần đầu tiên được nêu ra, và do chính ông Chủ tịch Hội nhà văn khai ngôn.

Tuy không được báo chí trong nước trích dẫn và tường thuật về lời kêu gọi này, nhưng giới cầm bút trong và ngoài nước đều được tin và có những ý kiến khác nhau.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận định rằng việc trở về trong nước, tham gia các hoạt động văn hoá xã hội, trong đó có ngày giỗ tổ Hùng Vương là một tín hiệu tốt.

“Các văn nhân người Việt dù sống trong nước hay ngoài nước thì họ vẫn là những người viết văn, nặng lòng với tiếng Việt. Qua tiếng Việt thì nặng lòng với quê hương đất tổ. Ngay cả bây giờ các nhà văn ở hải ngoại dù là ra đi thì họ đã sống nửa phần đời của mình trong nước, sau biến cố 75 họ mới ra đi. Rồi ngay cả những thế hệ thứ hai sinh ra ở hải ngoại viết văn bằng tiếng Việt, đều muốn tác phẩm của mình dù viết về vấn đề gì nữa thì cũng được xuất bản trong nước, được người Việt đọc.”

Tuy nhiên, để đi đến sự hoà hợp đó thì ông có nhấn mạnh thêm “Về phía phát tín hiệu trong nước là thật tâm, thật tình. Và phía người Việt ngoài nước là con dân mang trong mình dòng máu Việt, thấy đó là thật tâm thật tình thì đáp ứng.”

Nhà văn Nguyễn Đông Thức, người được biết đến với những tác phẩm tiểu thuyết mang tính xã hội hiện đại như Ngọc Trong Đá, Vĩnh biệt mùa hè, Ngôi sao cô đơn… nhận định về tính khả thi của lời kêu gọi này là 50 – 50.

Ông cho rằng 50% là quyền lực của bên mời gọi là 50% còn lại tuỳ thuộc và bên được mời có tham dự hay không. Ông cũng dự đoán rằng họ sẽ chọn những người ôn hoà, từng về nước nhiều lần.

“Nhưng thực chất tôi không tin bên nội địa thật lòng. Màu mè, hình thức thôi. Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.”

Đối với giới cầm bút người Việt hải ngoại, đặc biệt những người được ông Hữu Thỉnh nhấn mạnh là “những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa)” thì nhà văn Nguyễn Đông Thức ghi nhận rằng “về phía hải ngoại, tôi cũng không nghĩ mọi sự dễ dàng chút nào!”

Thâm ý chính trị?

Trong một buổi lễ kỷ niệm 20 năm Văn học miền Nam diễn ra ở Nam California cách đây ba năm, nhà thơ Du Tử Lê, người mà nhà văn Nguyễn Đông Thức “đoán” rằng có thể sẽ là một trong những cái tên đầu tiên được chính quyền Việt nam mời về tham dự hội nghị, đã nhận định rằng “những tác phẩm của người cầm bút giai đoạn 54-75 không bị bắt buộc hay nhận chỉ thị phải viết cái này cái kia. Những tác phẩm của họ mang tính nhân bản, toát lên cái tôi trần trụi.”

Đây có vẻ như là thái độ thăm dò có tính chính trị. Vì làm sao họ kêu gọi được một số lớn các nhà văn hải ngoại về nước trong vòng 1,2 tháng?
- Nhà văn Phạm Phú Minh

Vậy thì ngày nay, nếu muốn mời gọi những nhà cầm bút của giai đoạn ấy trở về cùng “hoà hợp hoà giải văn học” liệu có thể dễ dàng thực hiện trong khoảng thời gian 1 hoặc 2 tháng hay không?

Nhà văn Phạm Phú Minh, được biết với bút danh là Phạm Văn Đài, từ California khẳng định không thể thực hiện được trong thời gian này.

“Đây có vẻ như là thái độ thăm dò có tính chính trị. Vì làm sao họ kêu gọi được một số lớn các nhà văn hải ngoại về nước trong vòng 1,2 tháng? Điều đó cần một thời gian rất dài.”

Câu hỏi này cũng được nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, chính là người đã đưa ra vấn đề này trên trang Việt Nam thời báo đặt ra cùng với sự nghi vấn về “thâm ý chính trị”.

“Đối với Hữu Thỉnh, trước mắt phải làm sao để Hội nhà văn tồn tại và có kinh phí tồn tại. bây giờ phải bày ra chuyện để làm. Thực chất nó là như vậy và nó nằm trong chủ trương chiêu dụ người Việt hải ngoại.”

“Thứ hai nữa là họ muốn làm cũng không có khả năng, vì việc đi quan hệ tiếp xúc và thuyết phục giới nhà văn hải ngoại để về nước rồi nói cái gì là vô cùng khó đối với họ. Ở đây chỉ có vài văn đoàn độc lập mà họ còn không chịu tiếp cận, không chịu tiếp xúc không chịu chia sẻ thì làm sao tiếp cận giới nhà văn hải ngoại?”

Hoà giải từ trong nước

vov-400t.jpg
Các tác giả đạt giải thưởng Văn học năm 2016. Photo courtesy of vov.vn

Theo dòng sự kiện văn nghệ trong nước những năm gần đây, có thể thấy rằng rất nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc quay trở về phục vụ cho người Việt trong nước sau mấy mươi năm rời quê hương. Sự trở về của những tiếng hát ấy phần nhiều được chào đón. Đơn giản vì sau hơn 40 năm, người Việt trong nước vẫn chưa thể quên những dòng nhạc và những tiếng hát đã gắn liền với một thời tuổi trẻ của họ.

Thế nhưng, nhà văn Nguyễn Đông Thức có đưa ra một nhận xét

“Cho tới giờ, tất cả những show diễn của Phạm Duy, Khánh Ly đều không được phép quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, một cái bandrole cũng không có. Cuộn phim tài liệu về Phạm Duy về nước làm tám năm nay vẫn không được phép phát hành!”

Một câu chuyện được nhà văn Phạm Phú Minh đưa ra để dẫn chứng cho vấn đề có hay không việc hoà hợp dân tộc văn học.

“Ông Dương Nghiễm Mậu khi muốn tái bản một tác phẩm của mình đã phải yêu cầu muốn cắt phần nào thì cắt, chỉ xin đừng thay đổi lời văn của ông. Chỉ như thế thôi cũng không được, thì làm sao có thể hoà hợp hoà giải được?”

Ông nhắc lại, “ngày đó còn xa lắm”.

Ghi nhận lại từ ý kiến của những bằng hữu từ hải ngoại, nhà báo Phạm Chí Dũng nói rằng có một yêu cầu để hoà giải với người Việt hải ngoại

“Muốn làm gì thì làm phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước cái đã. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”

Cũng theo nhà báo Phạm Chí Dũng, sau 13 đề ra Nghị quyết 36, vẫn còn rất nhiều trí thức hải ngoại nói chung vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với chính quyền Việt Nam. Sức mạnh sáng tác của họ vẫn phải bó hẹp trong những qui chuẩn mang tính chính kiến.

Và ngược lại, đối với người cầm bút trong nước cũng không ngoại lệ.

Thiện chí

Tuy nhiên, nói về điều này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng để thực hiện được cũng cần phải có thời gian. Và cũng phải có một nguyên tắc chung.

“Ngay cả những người Việt trong nước được tự do viết, tự do xuất bản thì rõ ràng là một bước khác nữa. Một bước thứ hai mà nếu thật tâm, thật tình, có thiện ý thì mới thực hiện được.”

Muốn làm gì thì làm phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước cái đã. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”
- Nhà báo Phạm Chí Dũng

Đặc biệt, ông có niềm tin về một cuộc hoà hợp hoà giải khi tín hiệu đã được phát đi từ trong nước và kêu gọi người Việt phải rộng lòng với nhau và phải thực tâm với nhau.

“Các nhà văn luôn hơn các mọi ngành nghệ thuật khác, là hướng đến con người, nhân văn. Nên tôi nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt, đòi hỏi sự đáp ứng tích cực của hai bên.”

Bên cạnh đó, ông Phạm Xuân Nguyên tin rằng lời kêu gọi của Chủ tịch Hội nhà văn sẽ góp phần hoà hợp, mở rộng đường cho văn chương của người Việt hải ngoại xuất bản trong nước.

Cách đây khoảng một tháng trước lời kêu gọi “hoà hợp hoà giải văn học” của Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh, một tác phẩm lịch sử có giá trị là “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” của học giả Nguyễn Đình Đầu đã không thể ra mắt độc giả vì một lý do nào đó mà chính tác giả cũng không được biết.

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
BỘ ĐỘI B CỦ CHI * Bần khinh Phú Trọng xẽ chia đôi Côn an bộ đội dưới rốn lồi Dzồi trường ngàn dặm Tòng Thị Phóng Nội Y ngoại hối Thoát Hoan mồi * Văn nô ngán ngẫm bút bồi Nguyễn Như Phong hoả thiên lôi đánh chỗ ngồi Cục hai bộ cúng Tài Môi Chân dung quyền lực không ngôi vẫn ăn tiền Phạm Văn Đồng Trần Dân Tiên sổ hưu Kắt Mệnh địa liền tóc thuỷ tiên * An toàn hạ cánh vững như kiềng Tặc cầu ba cẳng chẳng tế điên Phú Yên Yên Bái chưng giò chả Tiền Giang Cai Lậy đảng gông xiềng * Có tiền Tố Hữu ưu tiên côn an thất học khôn liền tổng bí thư Hôn làng cóc kẹt thiềm thừ Bắc Kì Ní Nuận đầu tư phân bắc kì Đi B bộ đội Củ Chi củ nần củ súng củ gì cũng tịt bi * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Hòa hợp hòa giải văn học: Đường xa vạn dặm

Tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016 hôm 14 tháng giêng vừa qua, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý kiến mời các nhà văn, nhà thơ

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-02-07

Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng xuất sắc cho các tác giả đạt giải.
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao giải thưởng xuất sắc cho các tác giả đạt giải.
Photo courtesy of cinet.vn

Tại buổi lễ trao giải thưởng văn học 2016 hôm 14 tháng giêng vừa qua, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh đã đưa ra ý kiến mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả đó là những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa) về tham dự.

Lời đề nghị được cho là chưa từng có này được những người cầm bút trong và ngoài nước đón nhận thế nào?

Ý tưởng lạ nhưng không mới

Lời đề nghị của ông Chủ tịch Hội nhà văn được viện dẫn với lý do “giao lưu với tinh thần hoà hợp dân tộc văn học” và dự định thực hiện đúng vào dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch sắp đến.

Hoà hợp hoà giải dân tộc thật ra không phải là lời kêu gọi mới lạ. Đây là một phần nằm trong Nghị Quyết 36-NQ-TW do Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao công bố vào 2004, với đường lối chính sách mệnh danh là ‘công tác đối với người Việt Nam ở ngoài đất nước.”

Các văn nhân người Việt dù sống trong nước hay ngoài nước thì họ vẫn là những người viết văn, nặng lòng với tiếng Việt. Qua tiếng Việt thì nặng lòng với quê hương đất tổ.
- Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên

Nghị quyết này được chính những nhân vật cao cấp của nhà nước đề cập đến nhiều lần trong 10 năm qua. Thế nhưng có vẻ như “hoà hợp dân tộc văn học” là một ý tưởng lần đầu tiên được nêu ra, và do chính ông Chủ tịch Hội nhà văn khai ngôn.

Tuy không được báo chí trong nước trích dẫn và tường thuật về lời kêu gọi này, nhưng giới cầm bút trong và ngoài nước đều được tin và có những ý kiến khác nhau.

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận định rằng việc trở về trong nước, tham gia các hoạt động văn hoá xã hội, trong đó có ngày giỗ tổ Hùng Vương là một tín hiệu tốt.

“Các văn nhân người Việt dù sống trong nước hay ngoài nước thì họ vẫn là những người viết văn, nặng lòng với tiếng Việt. Qua tiếng Việt thì nặng lòng với quê hương đất tổ. Ngay cả bây giờ các nhà văn ở hải ngoại dù là ra đi thì họ đã sống nửa phần đời của mình trong nước, sau biến cố 75 họ mới ra đi. Rồi ngay cả những thế hệ thứ hai sinh ra ở hải ngoại viết văn bằng tiếng Việt, đều muốn tác phẩm của mình dù viết về vấn đề gì nữa thì cũng được xuất bản trong nước, được người Việt đọc.”

Tuy nhiên, để đi đến sự hoà hợp đó thì ông có nhấn mạnh thêm “Về phía phát tín hiệu trong nước là thật tâm, thật tình. Và phía người Việt ngoài nước là con dân mang trong mình dòng máu Việt, thấy đó là thật tâm thật tình thì đáp ứng.”

Nhà văn Nguyễn Đông Thức, người được biết đến với những tác phẩm tiểu thuyết mang tính xã hội hiện đại như Ngọc Trong Đá, Vĩnh biệt mùa hè, Ngôi sao cô đơn… nhận định về tính khả thi của lời kêu gọi này là 50 – 50.

Ông cho rằng 50% là quyền lực của bên mời gọi là 50% còn lại tuỳ thuộc và bên được mời có tham dự hay không. Ông cũng dự đoán rằng họ sẽ chọn những người ôn hoà, từng về nước nhiều lần.

“Nhưng thực chất tôi không tin bên nội địa thật lòng. Màu mè, hình thức thôi. Còn lâu mới có hoà hợp hoà giải trong văn học văn nghệ, lãnh vực thượng tầng, quyết định tư tưởng, mà chính quyền Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu.”

Đối với giới cầm bút người Việt hải ngoại, đặc biệt những người được ông Hữu Thỉnh nhấn mạnh là “những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng hoa)” thì nhà văn Nguyễn Đông Thức ghi nhận rằng “về phía hải ngoại, tôi cũng không nghĩ mọi sự dễ dàng chút nào!”

Thâm ý chính trị?

Trong một buổi lễ kỷ niệm 20 năm Văn học miền Nam diễn ra ở Nam California cách đây ba năm, nhà thơ Du Tử Lê, người mà nhà văn Nguyễn Đông Thức “đoán” rằng có thể sẽ là một trong những cái tên đầu tiên được chính quyền Việt nam mời về tham dự hội nghị, đã nhận định rằng “những tác phẩm của người cầm bút giai đoạn 54-75 không bị bắt buộc hay nhận chỉ thị phải viết cái này cái kia. Những tác phẩm của họ mang tính nhân bản, toát lên cái tôi trần trụi.”

Đây có vẻ như là thái độ thăm dò có tính chính trị. Vì làm sao họ kêu gọi được một số lớn các nhà văn hải ngoại về nước trong vòng 1,2 tháng?
- Nhà văn Phạm Phú Minh

Vậy thì ngày nay, nếu muốn mời gọi những nhà cầm bút của giai đoạn ấy trở về cùng “hoà hợp hoà giải văn học” liệu có thể dễ dàng thực hiện trong khoảng thời gian 1 hoặc 2 tháng hay không?

Nhà văn Phạm Phú Minh, được biết với bút danh là Phạm Văn Đài, từ California khẳng định không thể thực hiện được trong thời gian này.

“Đây có vẻ như là thái độ thăm dò có tính chính trị. Vì làm sao họ kêu gọi được một số lớn các nhà văn hải ngoại về nước trong vòng 1,2 tháng? Điều đó cần một thời gian rất dài.”

Câu hỏi này cũng được nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, chính là người đã đưa ra vấn đề này trên trang Việt Nam thời báo đặt ra cùng với sự nghi vấn về “thâm ý chính trị”.

“Đối với Hữu Thỉnh, trước mắt phải làm sao để Hội nhà văn tồn tại và có kinh phí tồn tại. bây giờ phải bày ra chuyện để làm. Thực chất nó là như vậy và nó nằm trong chủ trương chiêu dụ người Việt hải ngoại.”

“Thứ hai nữa là họ muốn làm cũng không có khả năng, vì việc đi quan hệ tiếp xúc và thuyết phục giới nhà văn hải ngoại để về nước rồi nói cái gì là vô cùng khó đối với họ. Ở đây chỉ có vài văn đoàn độc lập mà họ còn không chịu tiếp cận, không chịu tiếp xúc không chịu chia sẻ thì làm sao tiếp cận giới nhà văn hải ngoại?”

Hoà giải từ trong nước

vov-400t.jpg
Các tác giả đạt giải thưởng Văn học năm 2016. Photo courtesy of vov.vn

Theo dòng sự kiện văn nghệ trong nước những năm gần đây, có thể thấy rằng rất nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc quay trở về phục vụ cho người Việt trong nước sau mấy mươi năm rời quê hương. Sự trở về của những tiếng hát ấy phần nhiều được chào đón. Đơn giản vì sau hơn 40 năm, người Việt trong nước vẫn chưa thể quên những dòng nhạc và những tiếng hát đã gắn liền với một thời tuổi trẻ của họ.

Thế nhưng, nhà văn Nguyễn Đông Thức có đưa ra một nhận xét

“Cho tới giờ, tất cả những show diễn của Phạm Duy, Khánh Ly đều không được phép quảng cáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, một cái bandrole cũng không có. Cuộn phim tài liệu về Phạm Duy về nước làm tám năm nay vẫn không được phép phát hành!”

Một câu chuyện được nhà văn Phạm Phú Minh đưa ra để dẫn chứng cho vấn đề có hay không việc hoà hợp dân tộc văn học.

“Ông Dương Nghiễm Mậu khi muốn tái bản một tác phẩm của mình đã phải yêu cầu muốn cắt phần nào thì cắt, chỉ xin đừng thay đổi lời văn của ông. Chỉ như thế thôi cũng không được, thì làm sao có thể hoà hợp hoà giải được?”

Ông nhắc lại, “ngày đó còn xa lắm”.

Ghi nhận lại từ ý kiến của những bằng hữu từ hải ngoại, nhà báo Phạm Chí Dũng nói rằng có một yêu cầu để hoà giải với người Việt hải ngoại

“Muốn làm gì thì làm phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước cái đã. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”

Cũng theo nhà báo Phạm Chí Dũng, sau 13 đề ra Nghị quyết 36, vẫn còn rất nhiều trí thức hải ngoại nói chung vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với chính quyền Việt Nam. Sức mạnh sáng tác của họ vẫn phải bó hẹp trong những qui chuẩn mang tính chính kiến.

Và ngược lại, đối với người cầm bút trong nước cũng không ngoại lệ.

Thiện chí

Tuy nhiên, nói về điều này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên cho rằng để thực hiện được cũng cần phải có thời gian. Và cũng phải có một nguyên tắc chung.

“Ngay cả những người Việt trong nước được tự do viết, tự do xuất bản thì rõ ràng là một bước khác nữa. Một bước thứ hai mà nếu thật tâm, thật tình, có thiện ý thì mới thực hiện được.”

Muốn làm gì thì làm phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước cái đã. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”
- Nhà báo Phạm Chí Dũng

Đặc biệt, ông có niềm tin về một cuộc hoà hợp hoà giải khi tín hiệu đã được phát đi từ trong nước và kêu gọi người Việt phải rộng lòng với nhau và phải thực tâm với nhau.

“Các nhà văn luôn hơn các mọi ngành nghệ thuật khác, là hướng đến con người, nhân văn. Nên tôi nghĩ rằng đây là tín hiệu tốt, đòi hỏi sự đáp ứng tích cực của hai bên.”

Bên cạnh đó, ông Phạm Xuân Nguyên tin rằng lời kêu gọi của Chủ tịch Hội nhà văn sẽ góp phần hoà hợp, mở rộng đường cho văn chương của người Việt hải ngoại xuất bản trong nước.

Cách đây khoảng một tháng trước lời kêu gọi “hoà hợp hoà giải văn học” của Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh, một tác phẩm lịch sử có giá trị là “Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ” của học giả Nguyễn Đình Đầu đã không thể ra mắt độc giả vì một lý do nào đó mà chính tác giả cũng không được biết.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm