Đoạn Đường Chiến Binh
Hoạt động tri ân thương phế binh VNCH tại Sài Gòn
Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Trả lại cho anh em giá trị làm người
Có thể nói từ sau năm 1975 đến nay, những người lính bị thương tật ở miền Nam trước đây không nhận được bất cứ hỗ trợ nào từ chính sách an sinh xã hội của chính quyền Hà Nội. Ngược lại còn bị gọi là thành phần “ngụy quân, ngụy quyền”.
Trong mấy năm gần đây, nhờ những mạnh thường quân trong cũng như ngoài nước giúp đỡ, Chùa Liên Trì và tiếp đến là Văn phòng Công lý-Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế đã đứng ra tổ chức và giúp đỡ cho rất nhiều trường hợp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Linh Mục Lê Ngọc Thanh, người hiện phụ trách tại văn phòng Công lý-Hòa bình cho chúng tôi biết về chương trình này:
“Chúng tôi có hai hoạt động. Hoạt động thứ nhất như thế này là hoạt động mang tính đại hội, một năm tổ chức chung một lần, cố gắng làm sao có không gian rộng nhất để nhiều ông nhất đến gặp nhau để chia sẻ với nhau và cái này là hoạt động nâng đỡ tinh thần thật sự, làm cho họ thấy rằng họ không bị loại trừ.
Mỗi người sẽ nhận được phong thư trong đó có 1 triệu, kèm theo một chút phần quà rồi thiệp mừng năm mới.
Mục tiêu của chương trình này ngay từ ban đầu (năm nay là năm thứ 5) không phải là một tổ chức từ thiện, không phải là nơi phát chẩn, mà là một nơi giúp trả lại cho các anh em thương phế binh giá trị làm người, cái giá trị mà anh em bị chà đạp bởi định kiến chính trị trong xã hội Việt Nam.”
Niềm vui hội ngộ
Những khuôn mặt khắc khổ, làn da đen xạm, từng vết thương hằn sâu, hầu hết đều đã bỏ một phần thân thể mình lại nơi chiến trường, hôm nay vui tươi hớn hở, cười nói bắt tay ôm hôn các đồng đội một thời binh lửa sau nhiều năm tháng nay mới được gặp lại.
Họ ca hát, nhẩm theo từng nốt nhạc của các tình nguyện viên ca hát góp vui cho chương trình.
Thương phế binh Phan Văn Quang tự hào vì hơn bốn chục năm qua, những người lính VNCH như ông mới được sống lại những giây phút yêu thương, chia sẻ của tình người. Ông cho biết:
“Anh em nói dưới này có chương trình đó mới tìm xuống. Xuống thấy cũng vui vẻ, cũng mong muốn các anh em còn lại xuống để gặp lại vui, huynh đệ chiêu binh.”
Vẫn bị sách nhiễu, gây khó khăn
Tuy nhiên niềm vui của họ không được trọn vẹn vì có trường hợp sau khi tham dự chương trình ‘Tri ân Thương phế binh’ về lại bị chính quyền địa phương gọi lên “làm việc”, như trường hợp Ông TPB Phan Thế Hùng:
“Từ ngày xuống đây lãnh về là tui đã gặp một trường hợp là nó đã mời tôi đến và nói với tôi đừng đến nhà thờ Dòng Chúa cứu thế để nhận quà. Nó không nói lý do, chỉ nói đừng đến nhà thờ Dòng Chúa cứu thế thôi.”
Linh mục Lê Ngọc Thanh cũng xác nhận có vài trường hợp sau khi đến tham dự chương trình này về lại bị chính quyền sách nhiễu:
“Trường hợp thứ nhất là một ông thương phế binh tại huyện Cần Giờ, ông được đưa vào danh sách người khuyết tật, mỗi tháng được nhận một chút xíu tiền an sinh xã hội cho người khuyết tật theo luật. Nhưng họ đến để đe dọa ông rằng nếu ông lên nhà thờ Dòng Chúa cứu thế thì sẽ bị cắt.
Trường hợp thứ hai là ông Sơn, ngay khi nhận quà xong, sinh hoạt với anh em xong đi ra khỏi nàh thờ là tức khắc bị bắt tại phường 9 đưa về phường 7, sau 3 tiếng được thả ra. Một anh ở Bình Thuận cũng tương tự như vậy, bị đến nhà đe dọa không cho đi.”
Bên nhau đi nốt cuộc đời này
Để có được một chương trình lớn như vậy được diễn ra một cách suôn sẽ, ban tổ chức cần các tình nguyện viên góp sức.
Chị Lê Thị Phương Chị, một tình nguyện viên tích cực trong chương trình cho biết cảm nghĩ của mình:
“Hơn 40 năm qua thấy các bác đã hy sinh một phần thân thể của mình cho quê hương đất nước cho nên chị đến đây để chia sẻ niềm vui cho các bác.”
“Bên nhau đi nốt cuộc đời” là chủ đề được chọn cho chương trình lần này, bởi các thương phế binh bây giờ đã quá già yếu, có lẽ họ sẽ không còn trụ lại ở trần gian này trong thời gian dài nữa.
“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ,
đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời”
Hai câu thờ của Ngô Tịnh Yên và được Trần Duy Đức phổ nhạc trong ca khúc “Nếu có yêu tôi” được nhìn nhận rất hợp trong trường hợp này đối với các thương phế binh VNCH hiện nay.
Bàn ra tán vào (0)
Hoạt động tri ân thương phế binh VNCH tại Sài Gòn
Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Trả lại cho anh em giá trị làm người
Có thể nói từ sau năm 1975 đến nay, những người lính bị thương tật ở miền Nam trước đây không nhận được bất cứ hỗ trợ nào từ chính sách an sinh xã hội của chính quyền Hà Nội. Ngược lại còn bị gọi là thành phần “ngụy quân, ngụy quyền”.
Trong mấy năm gần đây, nhờ những mạnh thường quân trong cũng như ngoài nước giúp đỡ, Chùa Liên Trì và tiếp đến là Văn phòng Công lý-Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế đã đứng ra tổ chức và giúp đỡ cho rất nhiều trường hợp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Linh Mục Lê Ngọc Thanh, người hiện phụ trách tại văn phòng Công lý-Hòa bình cho chúng tôi biết về chương trình này:
“Chúng tôi có hai hoạt động. Hoạt động thứ nhất như thế này là hoạt động mang tính đại hội, một năm tổ chức chung một lần, cố gắng làm sao có không gian rộng nhất để nhiều ông nhất đến gặp nhau để chia sẻ với nhau và cái này là hoạt động nâng đỡ tinh thần thật sự, làm cho họ thấy rằng họ không bị loại trừ.
Mỗi người sẽ nhận được phong thư trong đó có 1 triệu, kèm theo một chút phần quà rồi thiệp mừng năm mới.
Mục tiêu của chương trình này ngay từ ban đầu (năm nay là năm thứ 5) không phải là một tổ chức từ thiện, không phải là nơi phát chẩn, mà là một nơi giúp trả lại cho các anh em thương phế binh giá trị làm người, cái giá trị mà anh em bị chà đạp bởi định kiến chính trị trong xã hội Việt Nam.”
Niềm vui hội ngộ
Những khuôn mặt khắc khổ, làn da đen xạm, từng vết thương hằn sâu, hầu hết đều đã bỏ một phần thân thể mình lại nơi chiến trường, hôm nay vui tươi hớn hở, cười nói bắt tay ôm hôn các đồng đội một thời binh lửa sau nhiều năm tháng nay mới được gặp lại.
Họ ca hát, nhẩm theo từng nốt nhạc của các tình nguyện viên ca hát góp vui cho chương trình.
Thương phế binh Phan Văn Quang tự hào vì hơn bốn chục năm qua, những người lính VNCH như ông mới được sống lại những giây phút yêu thương, chia sẻ của tình người. Ông cho biết:
“Anh em nói dưới này có chương trình đó mới tìm xuống. Xuống thấy cũng vui vẻ, cũng mong muốn các anh em còn lại xuống để gặp lại vui, huynh đệ chiêu binh.”
Vẫn bị sách nhiễu, gây khó khăn
Tuy nhiên niềm vui của họ không được trọn vẹn vì có trường hợp sau khi tham dự chương trình ‘Tri ân Thương phế binh’ về lại bị chính quyền địa phương gọi lên “làm việc”, như trường hợp Ông TPB Phan Thế Hùng:
“Từ ngày xuống đây lãnh về là tui đã gặp một trường hợp là nó đã mời tôi đến và nói với tôi đừng đến nhà thờ Dòng Chúa cứu thế để nhận quà. Nó không nói lý do, chỉ nói đừng đến nhà thờ Dòng Chúa cứu thế thôi.”
Linh mục Lê Ngọc Thanh cũng xác nhận có vài trường hợp sau khi đến tham dự chương trình này về lại bị chính quyền sách nhiễu:
“Trường hợp thứ nhất là một ông thương phế binh tại huyện Cần Giờ, ông được đưa vào danh sách người khuyết tật, mỗi tháng được nhận một chút xíu tiền an sinh xã hội cho người khuyết tật theo luật. Nhưng họ đến để đe dọa ông rằng nếu ông lên nhà thờ Dòng Chúa cứu thế thì sẽ bị cắt.
Trường hợp thứ hai là ông Sơn, ngay khi nhận quà xong, sinh hoạt với anh em xong đi ra khỏi nàh thờ là tức khắc bị bắt tại phường 9 đưa về phường 7, sau 3 tiếng được thả ra. Một anh ở Bình Thuận cũng tương tự như vậy, bị đến nhà đe dọa không cho đi.”
Bên nhau đi nốt cuộc đời này
Để có được một chương trình lớn như vậy được diễn ra một cách suôn sẽ, ban tổ chức cần các tình nguyện viên góp sức.
Chị Lê Thị Phương Chị, một tình nguyện viên tích cực trong chương trình cho biết cảm nghĩ của mình:
“Hơn 40 năm qua thấy các bác đã hy sinh một phần thân thể của mình cho quê hương đất nước cho nên chị đến đây để chia sẻ niềm vui cho các bác.”
“Bên nhau đi nốt cuộc đời” là chủ đề được chọn cho chương trình lần này, bởi các thương phế binh bây giờ đã quá già yếu, có lẽ họ sẽ không còn trụ lại ở trần gian này trong thời gian dài nữa.
“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ,
đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời”
Hai câu thờ của Ngô Tịnh Yên và được Trần Duy Đức phổ nhạc trong ca khúc “Nếu có yêu tôi” được nhìn nhận rất hợp trong trường hợp này đối với các thương phế binh VNCH hiện nay.