Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Hồi Ký: PULAU WAI - Ðột Kích Thám Sát Người Nhái Trịnh Hòa Hiệp

Anh em Hải Quân nào còn nhớ những chuyến tuần tiễu ở vịnh Phú Quốc, có lẽ sẽ hình dung hai hòn đảo nhỏ,






Anh em Hải Quân nào còn nhớ những chuyến tuần tiễu ở vịnh Phú Quốc, có lẽ sẽ hình dung hai hòn đảo nhỏ, Hòn Ông và Hòn Bà, nằm xế về hướng Tây mũi Cà Mau, cách POULO OBI độ vài tiếng hải hành. Vào những năm 1957-1958 chính phủ Cam Bốt thời đó đã đổ dân và quân lên chiếm đóng. 
Sau Tết Mậu Thân, nhiều nơi thuộc quần đảo Phú Quốc bị Cam Bốt xâm chiếm và VNCH đã dùng đủ uy thế để lấy lại. Riêng Hòn Ông, Hòn Bà đã bị chiếm từ lâu nên Liên đội người Nhái HQVN được lệnh lên thám sát để chuẩn bị cho một cuộc hành quân thủy bộ tái chiếm nếu cần. 
Thiếu tá N.A., trưởng phòng 3 BTL/HQ cho tôi biết là cuộc thám sát này chỉ có Bộ Tổng Tham Mưu biết và đặc biệt không muốn cho người bạn đồng minh hay. 
- Công tác này rất đặc biệt vì không muốn "incidence diplomatique", vì vậy toa nhắm có thể tránh đổ máu được không? 
Nói xong anh A. nheo mắt nhìn tôi mỉm cười thách đố. Tôi cười trả lời: 
- Ðột kích là nghề của bọn tôi, vả lại Ðại ca cho đi biển chơi thì còn gì thích bằng. Tuy nhiên, tôi có anh cố vấn rất "chăm chỉ", làm sao tôi có thể súng ống lên đường mà đương sự không hay được? 
- Vậy thì toa đi chủ nhật ! 
- Vâng ! 
Chúng tôi thiết kế hai toán đổ bộ, tôi dẫn toán lên Hòn Ông; Trung úy T. dẫn toán lên Hòn Bà, nằm cách đó vài hải lý. Anh A. dặn: 
- Trước khi đi toa nhớ đem theo máy ảnh chụp các bãi đổ bộ, chỉ có điều moa vẫn sợ tụi toa bắn ẩu, cái này mình công tác không "chính thức" nên không muốn làm ồn ào... 
Tôi nói đùa để trấn an anh A. : 
- Trung úy T. và tôi là thiện xạ của Quân Lực VNCH, chúng tôi chỉ bắn khi cần thiết để bảo vệ sinh mạng, đại ca yên chí. 
Ðến ngày chủ nhật, chúng tôi tập hợp lên tàu, xuồng cao su, súng đạn và lương thực đầy đủ. 
Trước khi khởi hành tôi tập hợp anh em, thuyết trình mục tiêu tổng quát của cuộc hành quân và phương pháp thực hiện. Công tác hải kích theo đúng nguyên tắc phải được tập dượt nhiều ngày và cần thuyết trình trước khi đi và sau khi về. Nó có tính cách học hỏi liên hồi vì trên thực tế, chuyện bất trắc có thể xảy ra một cách không ngờ được, vì vậy kinh nghiệm và sự chuẩn bị sẳn sàng tư tưởng là điều tố quan trọng. 
Chúng tôi dự định thả toán Trung úy T. trước , ở "dưới gió" Hòn Bà, sau đó toán tôi sẽ đổ bộ lên Hòn Ông. Ðổ bộ dưới gió vì ban đêm tiếng động đi rất xa, nếu nằm trên gió, tiếng chèo khua vào nhau nghe rất rõ. 
Chúng tôi chèo thuyền cao su từ nơi tàu thả đến bờ khoảng 3 cây số. Ðêm có trăng nên chèo rất cẩn thận và tuy không bồi hộp như những chuyến ra Bắc, nhưng cũng không thể coi thường. 
Ðến bờ, rất may không có sóng, trước mặt hiện ra một cảnh như làng quê với nhiều đồi cao và bụi chuối. Lên bờ, chúng tôi phải tìm chổ dấu xuồng. Bãi đổ bộ có bờ đá để đi nhưng lại rải rác nhiều võ tre lồ ồ khô, đạp lên kêu bôm bốp, khiến chúng tôi phải chú tâm thận trọng khi di chuyển. Tôi cho khiêng xuồng đi lên phía bụi rậm ở khá xa bờ để dấu, tìm một nơi thật "bảo đảm" để làm trạm đóng quân. 
Theo tin tức thiếu tá A. cho biết thì trên đảo có một đồn quân Miên nhưng chưa biết quân số ra sao. 
Trong khi tuần tham quanh vùng, tôi thấy một đường mòn lớn chạy xuyên các bụi cây rậm rạp ăn qua bên kia đảo. 
Ðợi đến đêm tôi để lại 4 người và dẫn theo 3 người có nhiều kinh nghiệm "hải kích", nhờ những chuyến công tác ở ngoài Bắc. Chúng tôi vượt con đường mòn qua bên kia đảo, theo thế "cóc nhảy", mỗi người chạy một đoạn, người ngừng lại để bảo vệ cho người kế đi qua. Khi đến phần đảo bên kia thì mặt trăng hiện ra, sáng tỏa vàng vặc, lấp lánh trên mặt biển trước mặt. Cảnh trí thơ mộng và êm ả làm tôi bỗng chốc quên đi công tác thám sát của mình. Nhưng rồi thực tế lại trở về. Chúng tôi di chuyển dọc theo ghềnh đá về hướng Bắc cho đến lúc hết ngỏ đi thì quay lại hướng Nam. Ði gần về cuối đảo, chúng tôi nghe tiếng chó sủa xa xa và ẩn hiện vài nóc nhà. Khi đến gần khu nhà, chúng tôi quan sát thấy hơn 10 người Miên cả nam lẫn nữ, ngồi chung quanh một đống lửa, cười cười nói nói. 
Quan sát một chập, tôi ra hiệu rút lui về bên kia đảo, nơi đóng quân để tạm nghỉ. Chúng tôi chia nhau canh gác. Anh em Người Nhái không bao giờ cho tôi chia xẻ một phiên gác khi hành quân, cho nên tôi được một giấc ngủ "thần tiên" trong vài tiếng đồng hồ. 
Sáng sớm tôi dẫn 4 người còn lại đi quanh đảo bên phía Tây. Phần đảo này không có nhà cửa. Trên bờ đá chỉ thấy rải rác các vỏ đạn cũ, không hiểu do người ở đảo bắn hay người ở xa ghé lại. 
Ðặc biệt là tù khi đổ bộ lên bờ, máy vô tuyến bị hư cho nên tôi phải chờ đến chiều tối thứ ba mới chèo xuồng ra lại điểm hẹn như đã thiết kế. Tuy nhiên tôi đã dặn trước, khi lên bờ nếu có gì bất trắc, chúng tôi sẽ bắn hỏa châu báo hiệu để chiến hạm đến tiếp cứu. 
Chiều, trước khi mặt trời lặn, tôi cùng hai nhân viên trở lại phía bên kia đảo để chụp hình địa điểm có thể đổ bộ và trở về bên này. Lội ra xa chụp vào một loạt hình. Ðêm đó tôi rút ra êm thắm và khi lên tàu thì toán Trung úy T. cũng đã về, mọi sự bình yên 
Chuyến công tác "Hòn Ông - Hòn Bà" này đã khởi đầu cho những loạt công tác khó khăn, đổ máu nhiều sau này.

Trịnh Hòa Hiệp

( Tân Sơn Hòa chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồi Ký: PULAU WAI - Ðột Kích Thám Sát Người Nhái Trịnh Hòa Hiệp

Anh em Hải Quân nào còn nhớ những chuyến tuần tiễu ở vịnh Phú Quốc, có lẽ sẽ hình dung hai hòn đảo nhỏ,






Anh em Hải Quân nào còn nhớ những chuyến tuần tiễu ở vịnh Phú Quốc, có lẽ sẽ hình dung hai hòn đảo nhỏ, Hòn Ông và Hòn Bà, nằm xế về hướng Tây mũi Cà Mau, cách POULO OBI độ vài tiếng hải hành. Vào những năm 1957-1958 chính phủ Cam Bốt thời đó đã đổ dân và quân lên chiếm đóng. 
Sau Tết Mậu Thân, nhiều nơi thuộc quần đảo Phú Quốc bị Cam Bốt xâm chiếm và VNCH đã dùng đủ uy thế để lấy lại. Riêng Hòn Ông, Hòn Bà đã bị chiếm từ lâu nên Liên đội người Nhái HQVN được lệnh lên thám sát để chuẩn bị cho một cuộc hành quân thủy bộ tái chiếm nếu cần. 
Thiếu tá N.A., trưởng phòng 3 BTL/HQ cho tôi biết là cuộc thám sát này chỉ có Bộ Tổng Tham Mưu biết và đặc biệt không muốn cho người bạn đồng minh hay. 
- Công tác này rất đặc biệt vì không muốn "incidence diplomatique", vì vậy toa nhắm có thể tránh đổ máu được không? 
Nói xong anh A. nheo mắt nhìn tôi mỉm cười thách đố. Tôi cười trả lời: 
- Ðột kích là nghề của bọn tôi, vả lại Ðại ca cho đi biển chơi thì còn gì thích bằng. Tuy nhiên, tôi có anh cố vấn rất "chăm chỉ", làm sao tôi có thể súng ống lên đường mà đương sự không hay được? 
- Vậy thì toa đi chủ nhật ! 
- Vâng ! 
Chúng tôi thiết kế hai toán đổ bộ, tôi dẫn toán lên Hòn Ông; Trung úy T. dẫn toán lên Hòn Bà, nằm cách đó vài hải lý. Anh A. dặn: 
- Trước khi đi toa nhớ đem theo máy ảnh chụp các bãi đổ bộ, chỉ có điều moa vẫn sợ tụi toa bắn ẩu, cái này mình công tác không "chính thức" nên không muốn làm ồn ào... 
Tôi nói đùa để trấn an anh A. : 
- Trung úy T. và tôi là thiện xạ của Quân Lực VNCH, chúng tôi chỉ bắn khi cần thiết để bảo vệ sinh mạng, đại ca yên chí. 
Ðến ngày chủ nhật, chúng tôi tập hợp lên tàu, xuồng cao su, súng đạn và lương thực đầy đủ. 
Trước khi khởi hành tôi tập hợp anh em, thuyết trình mục tiêu tổng quát của cuộc hành quân và phương pháp thực hiện. Công tác hải kích theo đúng nguyên tắc phải được tập dượt nhiều ngày và cần thuyết trình trước khi đi và sau khi về. Nó có tính cách học hỏi liên hồi vì trên thực tế, chuyện bất trắc có thể xảy ra một cách không ngờ được, vì vậy kinh nghiệm và sự chuẩn bị sẳn sàng tư tưởng là điều tố quan trọng. 
Chúng tôi dự định thả toán Trung úy T. trước , ở "dưới gió" Hòn Bà, sau đó toán tôi sẽ đổ bộ lên Hòn Ông. Ðổ bộ dưới gió vì ban đêm tiếng động đi rất xa, nếu nằm trên gió, tiếng chèo khua vào nhau nghe rất rõ. 
Chúng tôi chèo thuyền cao su từ nơi tàu thả đến bờ khoảng 3 cây số. Ðêm có trăng nên chèo rất cẩn thận và tuy không bồi hộp như những chuyến ra Bắc, nhưng cũng không thể coi thường. 
Ðến bờ, rất may không có sóng, trước mặt hiện ra một cảnh như làng quê với nhiều đồi cao và bụi chuối. Lên bờ, chúng tôi phải tìm chổ dấu xuồng. Bãi đổ bộ có bờ đá để đi nhưng lại rải rác nhiều võ tre lồ ồ khô, đạp lên kêu bôm bốp, khiến chúng tôi phải chú tâm thận trọng khi di chuyển. Tôi cho khiêng xuồng đi lên phía bụi rậm ở khá xa bờ để dấu, tìm một nơi thật "bảo đảm" để làm trạm đóng quân. 
Theo tin tức thiếu tá A. cho biết thì trên đảo có một đồn quân Miên nhưng chưa biết quân số ra sao. 
Trong khi tuần tham quanh vùng, tôi thấy một đường mòn lớn chạy xuyên các bụi cây rậm rạp ăn qua bên kia đảo. 
Ðợi đến đêm tôi để lại 4 người và dẫn theo 3 người có nhiều kinh nghiệm "hải kích", nhờ những chuyến công tác ở ngoài Bắc. Chúng tôi vượt con đường mòn qua bên kia đảo, theo thế "cóc nhảy", mỗi người chạy một đoạn, người ngừng lại để bảo vệ cho người kế đi qua. Khi đến phần đảo bên kia thì mặt trăng hiện ra, sáng tỏa vàng vặc, lấp lánh trên mặt biển trước mặt. Cảnh trí thơ mộng và êm ả làm tôi bỗng chốc quên đi công tác thám sát của mình. Nhưng rồi thực tế lại trở về. Chúng tôi di chuyển dọc theo ghềnh đá về hướng Bắc cho đến lúc hết ngỏ đi thì quay lại hướng Nam. Ði gần về cuối đảo, chúng tôi nghe tiếng chó sủa xa xa và ẩn hiện vài nóc nhà. Khi đến gần khu nhà, chúng tôi quan sát thấy hơn 10 người Miên cả nam lẫn nữ, ngồi chung quanh một đống lửa, cười cười nói nói. 
Quan sát một chập, tôi ra hiệu rút lui về bên kia đảo, nơi đóng quân để tạm nghỉ. Chúng tôi chia nhau canh gác. Anh em Người Nhái không bao giờ cho tôi chia xẻ một phiên gác khi hành quân, cho nên tôi được một giấc ngủ "thần tiên" trong vài tiếng đồng hồ. 
Sáng sớm tôi dẫn 4 người còn lại đi quanh đảo bên phía Tây. Phần đảo này không có nhà cửa. Trên bờ đá chỉ thấy rải rác các vỏ đạn cũ, không hiểu do người ở đảo bắn hay người ở xa ghé lại. 
Ðặc biệt là tù khi đổ bộ lên bờ, máy vô tuyến bị hư cho nên tôi phải chờ đến chiều tối thứ ba mới chèo xuồng ra lại điểm hẹn như đã thiết kế. Tuy nhiên tôi đã dặn trước, khi lên bờ nếu có gì bất trắc, chúng tôi sẽ bắn hỏa châu báo hiệu để chiến hạm đến tiếp cứu. 
Chiều, trước khi mặt trời lặn, tôi cùng hai nhân viên trở lại phía bên kia đảo để chụp hình địa điểm có thể đổ bộ và trở về bên này. Lội ra xa chụp vào một loạt hình. Ðêm đó tôi rút ra êm thắm và khi lên tàu thì toán Trung úy T. cũng đã về, mọi sự bình yên 
Chuyến công tác "Hòn Ông - Hòn Bà" này đã khởi đầu cho những loạt công tác khó khăn, đổ máu nhiều sau này.

Trịnh Hòa Hiệp

( Tân Sơn Hòa chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm