Sức khỏe và đời sống

Hỏi đáp Y học: Chóng mặt, co giật và rối loạn tuần hoàn não

Trước hết tôi xin nói rõ là tôi không có khả năng và tham vọng định bệnh cho quý vị đặt câu hỏi. Chỉ xin đưa ra một số nhận xét có tính cách thông tin mà thôi:
bởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Bác sĩ Hồ Văn HiềnBác sĩ Hồ Văn Hiền

Thính giả Nguyên Bá ở Bình Định hỏi như sau:

“Thưa Bác sĩ,

Tôi năm nay 61 tuổi, cao 1m65, nặng 53kg (gầy).

Tôi đã bị chứng rối loạn tuần hoàn não ba lần. Lần đầu và lần thứ hai mỗi đợt chừng 15 ngày, sau đó thì sức khỏe trở lại bình thường. Nhưng lần thứ ba này thì tình trạng bệnh kéo dài từ mồng 6 Tết âm lịch cho đến nay vẫn còn âm ỉ.

Triệu chứng bệnh: sáng ngủ dậy mở mắt ra thì thấy trời đất quay cuồng kèm triệu chứng nôn mửa. Khi bị bệnh thì suốt ngày phải nhắm nghiền mắt lại, vì cứ mở mắt ra là thấy trời đất đảo lộn như đã nói trên, nằm trên giường nhưng thay đổi tư thế thì cũng bị triệu chứng như vậy.

Các bác sĩ ở Việt Nam chủ yếu cho dùng thuốc Piracetam thì bệnh có thuyên giảm. Lần thứ ba này bác sĩ có cho chích một ống Deca-Durabolin 1ml (Hà Lan), có đo điện não. Phân tích sóng điện não ghi:

- Điện não giảm điều hòa hoạt động,

- Điện thế thấp,

- Sóng beta chiếm ưu thế ở bản ghi,

- Berger +,

- Phản ứng hoạt hóa -,

- Chưa thấy rối loạn điện sinh lý.

Thưa Bác sĩ, trước mỗi lần bị bệnh tôi thường bị co giật các cơ tay, chân, mắt... tôi cũng bị đau vai gáy có lẽ vì thức khuya (11-12 giờ đêm) để lướt Web. Với triệu chứng bệnh tật như trên tôi phải tiếp trục điều trị lâu dài như thế nào để bệnh không tái phát?

Xin chân thành cám ơn Bác sĩ và quý đài đã tạo điều kiện giúp đỡ người bệnh.

Nguyên Bá

Bình Định, Việt Nam"

Hỏi đáp y học: Chóng mặt, co giật và rối loạn tuần hoàn não

 

Chóng mặt, co giật và rối loạn tuần hoàn não

Trước hết tôi xin nói rõ là tôi không có khả năng và tham vọng định bệnh cho quý vị đặt câu hỏi. Chỉ xin đưa ra một số nhận xét có tính cách thông tin mà thôi:

  1. Trong trường hợp này, "rối loạn tuần hoàn não", nếu tôi hiểu thuật ngữ này không lầm, tương đương với từ ngữ "cerebrovascular insufficiency", hiện nay ít dùng trong Anh ngữ, dùng để chỉ một số bệnh hiếm gây ra bởi một hoặc nhiều mạch máu nuôi óc bị tắc nghẽn, gây ra tai biến mạch máu não (strokes), hoặc TIA (Transient Ischemic Attack, tạm giải nghĩa đơn giản là những cơn óc thiếu máu một cách thoáng qua, nghĩa là triệu chứng thần kinh nhẹ thôi, và đảo ngược nhanh chóng [<24 h]; còn gọi là mini-strokes). Triệu chứng có thể là: mờ mắt, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, trầm cảm. Tôi không biết đây là do bs định bệnh sơ khởi căn cứ trên triệu chứng, hay là bệnh nhân đã được khám nghiệm chi tiết để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ có thể dùng các phương tiện hình ảnh để khảo sát bộ óc và các mạch máu liên hệ (angiography): MRI, CT, siêu âm (sonography).

Thường mạch máu bị nghẽn là động mạch carotid ở cổ đem máu vào óc, phụ trách phần trước của não bộ. Một số trường hợp máu vào bộ óc phía sau không đủ do động mạch từ xương sống (vertebral arteries) vào đáy não bị nghẽn (vertebrobasilar insufficiency). Vùng sau của não bộ quan trọng cho ý thức về thăng bằng cho nên triệu chứng quan trọng nhất là chóng mặt, cảm giác xoay quanh. Lúc bệnh nhân quay đầu, vì động mạch xương sống có thể bị nghẽn ở vị trí này, máu lên đầu không đủ, làm cho bệnh nhân chóng mặt, nhìn một vật thành hai, yếu các cơ 4 đầu ở đùi, khuỵu xuống và có thể té. Các triệu chứng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn (nội trong 24 giờ).

Bác sĩ có thể dùng aspirine để làm tiểu cầu (platelets) bớt co cụm, dính lại và giải phẫu bóc các plaque xơ vữa trong động mạch carotid bị nghẽn 70-99% (CEA), (carotid endarterectomy). Nếu không chữa được bằng thuốc, người ta chữa những trường hợp này bằng cách nối một động mạch lành mạnh ngoài da đầu vào óc để nuôi phần óc bị thiếu máu ( micro revascularization procedures).

Những biện pháp giảm thiểu các yếu tố cơ nguy như giảm huyết áp nếu quá cao, dùng thuốc statin giảm cholesterol trong máu, giảm cơ năng làm đông máu của tiểu cầu bằng aspirin, thay đổi nếp sống cho lành mạnh hơn (lifestyle modification) như vận động nhiều hơn, tránh ngồi một chỗ, bỏ thuốc lá.

  1. Bệnh chóng mặt (vertigo, dizziness) có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân có thể do một rối loạn của bộ phận tai trong (inner ear), phụ trách về các cảm nhận về vị trí đầu và cơ thể, thay đổi về gia tốc (acceleration), hay về trọng lượng, sức hút của quả đất (gravity). Nguyên nhân cũng có thể do rối loạn ở não bộ, là nơi tiếp nhận và xử lý cuối cùng của các tín hiệu từ tai trong vào. Phân biệt các nguyên nhân khác nhau rất khó, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ thần kinh (neurologist) cần thu thập nhiều dữ kiện và nhiều khi không kết luận được dứt khoát.
  1. Bệnh chóng mặt từng cơn kéo dài hàng tuần có thể là một triệu chứng của bệnh đau đầu migraine mà chúng ta gọi là bệnh nhức đầu một bên hay đau nửa đầu, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Migraine có thể biểu hiện nhiều cách khác nhau, có lúc khó phân biệt với tai biến mạch máu não (stroke). Migraine có thể được báo trước bằng những âm thanh, mùi vị và ánh sáng (như sáng chớp), hay có khi bằng những ảo giác gọi là aura (theo nghĩa thường ngoài y khoa, “aura” có nghĩa là hào quang).
  1. Chứng chóng mặt cũng có thể do một rối loạn ở tai trong gọi là bệnh Ménière (Meniere’s disease), gồm những triệu chứng sau đây:
  1. Chóng mặt xoay vòng vòng (rotational vertigo), thường trong vài phút hay vài giờ, nhưng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần.
  2. Giảm thính giác lúc nhiều lúc ít (fluctuating hearing loss), âm thanh bị biến dạng, hay nhạy cảm quá mức với tiếng động (hypersensitivity to noises).
  3. Nghe những âm thanh bất bình thường trong tai (tinnitus).
  4. Cảm giác nặng, áp suất trong tai (một hay hai bên) (sensation of fullness or pressure).
  1. Nói về co giật (seizures), một số bệnh co giật cũng có thể tạo nên cảm giác chóng mặt lúc xảy ra (epileptic vertigo), nhưng trường hợp nào co giật xong lại kéo theo chóng mặt hàng tuần lễ là một tình huống khó giải thích được.Tuy nhiên, nếu người bị bệnh co giật, chóng mặt, việc "lướt web" internet liên miên trước một màn hình có lẽ nên tránh, vì ánh sáng màn hình và những kích thích liên tục. Ngoài ra nên dành thì giờ để vân động thân thể, tham gia vào những sinh hoạt gia đình, xã hội có thể làm sức khoẻ nói chung cải thiện hơn.

Những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, tay chân co rút, ù tai, mệt mỏi (“co giật các cơ tay, chân, mắt... tôi cũng bị đau vai gáy” ) có thể dính líu tới bệnh trầm cảm (depression).

  1. Những người bị thiếu máu não bộ do các động mạch ở cổ bị xơ vữa (atherosclerosis) cần cẩn thận lúc đi làm tóc ngửa cổ ra sau để gội đầu (Beauty Parlour Syndrome; BPS), lúc ngắm nhìn một vật gì trên cao ( Golden Gate Bridge Syndrome), tập yoga; ngửa cổ ra nhiều quá có thể làm trở ngại cho máu lưu thông trong các mạch cổ nếu chúng đã từng bị hư hại sẵn.
  1. Piracetam là một thuốc không được dùng ở Hoa Kỳ, Canada vì FDA không thấy có kết quả chứng minh dứt khoát. Thuốc có dùng nhiều ở Âu, Á châu và Nam Mỹ trong những mục đích tương tự như trường hợp vị thính giả ở đây, hay và các trường hợp chấn thương đầu vì người ta cho rằng nó làm giãn nở các mạch máu, làm máu giảm khuynh hướng đông lại trong mạch máu (antithrombotic effect), và tăng máu lưu thông vào đầu.
  1. Ginkgo biloba, tiếng Việt gọi là cây bạch quả, cây mọc ở Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, cao 20-30 mét. Bạch quả là một trong những cây sống lâu nhất thế giới, có thể cả ngàn năm (tiếng Pháp Abricot argente’ japonais, arbre aux ecus;Trung hoa: Bai Gua).

Người ta nghĩ, nếu có, tác dụng chính là cải thiện lưu thông máu (blood flow) ở óc, mắt và các bắp thịt (cơ). Có thể tác dụng tốt đối với bệnh lẫn trí (dementia), gia tăng máu lưu thông đến các cơ quan như não bộ, bắp cơ, làm giảm hiện tượng kết dính các tế bào tiểu bản (platelets) trong máu (do đó giảm các hiện tượng mạch máu tắc nghẽn do tiểu bản kết tụ). Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh dứt khoát những lợi ích này trên lâm sàn, và vấn đề liều lượng cũng ảnh hưởng đến kết quả các nghiên cứu.

Nói tóm lại, các định bệnh và triệu chứng ông nêu ra có thể hiểu theo nhiều ngả khác nhau, phức tạp và khó ghép vào khuôn khổ một mô hình đơn giản. Do đó ông cần một bác sĩ riêng để nghiên cứu hồ sơ tường tận. Nếu cần nhờ các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh (ví dụ: cần xem rõ bác sĩ nói "rối loạn tuần hoàn não" là rối loạn gì, ở đâu và có chứng cớ gì không), bác sĩ tai mũi họng, và bác sĩ chuyên về tim mạch. Nói chung,chữa huyết áp cao (nếu có), hạ mức cholesterol và mỡ trong máu. Nếu bác sĩ thấy có ích thì có thể dùng aspirin để giảm khả năng máu đóng cục. Giảm bớt thời gian "lướt web”, vận động cơ thể, bỏ thuốc lá, bỏ hay giảm rượu, sinh hoạt nhiều hơn với gia đình, cộng đồng có thể đem lại tình trạng sức khoẻ tốt hơn.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

---------------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Qúy vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin mời liên hệ với chúng tôi bằng cách:

  • vào giờ phát thanh trực tiếp từ 10 giờ đến 11 giờ tối thứ Ba, giờ Việt Nam, xin gọi đến số điện thoại ở Mỹ là (202) 619-3774;
  • ngoài giờ phát thanh ngày thứ Ba, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của qúy vị.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hỏi đáp Y học: Chóng mặt, co giật và rối loạn tuần hoàn não

Trước hết tôi xin nói rõ là tôi không có khả năng và tham vọng định bệnh cho quý vị đặt câu hỏi. Chỉ xin đưa ra một số nhận xét có tính cách thông tin mà thôi:
bởi Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Bác sĩ Hồ Văn HiềnBác sĩ Hồ Văn Hiền

Thính giả Nguyên Bá ở Bình Định hỏi như sau:

“Thưa Bác sĩ,

Tôi năm nay 61 tuổi, cao 1m65, nặng 53kg (gầy).

Tôi đã bị chứng rối loạn tuần hoàn não ba lần. Lần đầu và lần thứ hai mỗi đợt chừng 15 ngày, sau đó thì sức khỏe trở lại bình thường. Nhưng lần thứ ba này thì tình trạng bệnh kéo dài từ mồng 6 Tết âm lịch cho đến nay vẫn còn âm ỉ.

Triệu chứng bệnh: sáng ngủ dậy mở mắt ra thì thấy trời đất quay cuồng kèm triệu chứng nôn mửa. Khi bị bệnh thì suốt ngày phải nhắm nghiền mắt lại, vì cứ mở mắt ra là thấy trời đất đảo lộn như đã nói trên, nằm trên giường nhưng thay đổi tư thế thì cũng bị triệu chứng như vậy.

Các bác sĩ ở Việt Nam chủ yếu cho dùng thuốc Piracetam thì bệnh có thuyên giảm. Lần thứ ba này bác sĩ có cho chích một ống Deca-Durabolin 1ml (Hà Lan), có đo điện não. Phân tích sóng điện não ghi:

- Điện não giảm điều hòa hoạt động,

- Điện thế thấp,

- Sóng beta chiếm ưu thế ở bản ghi,

- Berger +,

- Phản ứng hoạt hóa -,

- Chưa thấy rối loạn điện sinh lý.

Thưa Bác sĩ, trước mỗi lần bị bệnh tôi thường bị co giật các cơ tay, chân, mắt... tôi cũng bị đau vai gáy có lẽ vì thức khuya (11-12 giờ đêm) để lướt Web. Với triệu chứng bệnh tật như trên tôi phải tiếp trục điều trị lâu dài như thế nào để bệnh không tái phát?

Xin chân thành cám ơn Bác sĩ và quý đài đã tạo điều kiện giúp đỡ người bệnh.

Nguyên Bá

Bình Định, Việt Nam"

Hỏi đáp y học: Chóng mặt, co giật và rối loạn tuần hoàn não

 

Chóng mặt, co giật và rối loạn tuần hoàn não

Trước hết tôi xin nói rõ là tôi không có khả năng và tham vọng định bệnh cho quý vị đặt câu hỏi. Chỉ xin đưa ra một số nhận xét có tính cách thông tin mà thôi:

  1. Trong trường hợp này, "rối loạn tuần hoàn não", nếu tôi hiểu thuật ngữ này không lầm, tương đương với từ ngữ "cerebrovascular insufficiency", hiện nay ít dùng trong Anh ngữ, dùng để chỉ một số bệnh hiếm gây ra bởi một hoặc nhiều mạch máu nuôi óc bị tắc nghẽn, gây ra tai biến mạch máu não (strokes), hoặc TIA (Transient Ischemic Attack, tạm giải nghĩa đơn giản là những cơn óc thiếu máu một cách thoáng qua, nghĩa là triệu chứng thần kinh nhẹ thôi, và đảo ngược nhanh chóng [<24 h]; còn gọi là mini-strokes). Triệu chứng có thể là: mờ mắt, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, trầm cảm. Tôi không biết đây là do bs định bệnh sơ khởi căn cứ trên triệu chứng, hay là bệnh nhân đã được khám nghiệm chi tiết để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ có thể dùng các phương tiện hình ảnh để khảo sát bộ óc và các mạch máu liên hệ (angiography): MRI, CT, siêu âm (sonography).

Thường mạch máu bị nghẽn là động mạch carotid ở cổ đem máu vào óc, phụ trách phần trước của não bộ. Một số trường hợp máu vào bộ óc phía sau không đủ do động mạch từ xương sống (vertebral arteries) vào đáy não bị nghẽn (vertebrobasilar insufficiency). Vùng sau của não bộ quan trọng cho ý thức về thăng bằng cho nên triệu chứng quan trọng nhất là chóng mặt, cảm giác xoay quanh. Lúc bệnh nhân quay đầu, vì động mạch xương sống có thể bị nghẽn ở vị trí này, máu lên đầu không đủ, làm cho bệnh nhân chóng mặt, nhìn một vật thành hai, yếu các cơ 4 đầu ở đùi, khuỵu xuống và có thể té. Các triệu chứng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn (nội trong 24 giờ).

Bác sĩ có thể dùng aspirine để làm tiểu cầu (platelets) bớt co cụm, dính lại và giải phẫu bóc các plaque xơ vữa trong động mạch carotid bị nghẽn 70-99% (CEA), (carotid endarterectomy). Nếu không chữa được bằng thuốc, người ta chữa những trường hợp này bằng cách nối một động mạch lành mạnh ngoài da đầu vào óc để nuôi phần óc bị thiếu máu ( micro revascularization procedures).

Những biện pháp giảm thiểu các yếu tố cơ nguy như giảm huyết áp nếu quá cao, dùng thuốc statin giảm cholesterol trong máu, giảm cơ năng làm đông máu của tiểu cầu bằng aspirin, thay đổi nếp sống cho lành mạnh hơn (lifestyle modification) như vận động nhiều hơn, tránh ngồi một chỗ, bỏ thuốc lá.

  1. Bệnh chóng mặt (vertigo, dizziness) có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân có thể do một rối loạn của bộ phận tai trong (inner ear), phụ trách về các cảm nhận về vị trí đầu và cơ thể, thay đổi về gia tốc (acceleration), hay về trọng lượng, sức hút của quả đất (gravity). Nguyên nhân cũng có thể do rối loạn ở não bộ, là nơi tiếp nhận và xử lý cuối cùng của các tín hiệu từ tai trong vào. Phân biệt các nguyên nhân khác nhau rất khó, bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ thần kinh (neurologist) cần thu thập nhiều dữ kiện và nhiều khi không kết luận được dứt khoát.
  1. Bệnh chóng mặt từng cơn kéo dài hàng tuần có thể là một triệu chứng của bệnh đau đầu migraine mà chúng ta gọi là bệnh nhức đầu một bên hay đau nửa đầu, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Migraine có thể biểu hiện nhiều cách khác nhau, có lúc khó phân biệt với tai biến mạch máu não (stroke). Migraine có thể được báo trước bằng những âm thanh, mùi vị và ánh sáng (như sáng chớp), hay có khi bằng những ảo giác gọi là aura (theo nghĩa thường ngoài y khoa, “aura” có nghĩa là hào quang).
  1. Chứng chóng mặt cũng có thể do một rối loạn ở tai trong gọi là bệnh Ménière (Meniere’s disease), gồm những triệu chứng sau đây:
  1. Chóng mặt xoay vòng vòng (rotational vertigo), thường trong vài phút hay vài giờ, nhưng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần.
  2. Giảm thính giác lúc nhiều lúc ít (fluctuating hearing loss), âm thanh bị biến dạng, hay nhạy cảm quá mức với tiếng động (hypersensitivity to noises).
  3. Nghe những âm thanh bất bình thường trong tai (tinnitus).
  4. Cảm giác nặng, áp suất trong tai (một hay hai bên) (sensation of fullness or pressure).
  1. Nói về co giật (seizures), một số bệnh co giật cũng có thể tạo nên cảm giác chóng mặt lúc xảy ra (epileptic vertigo), nhưng trường hợp nào co giật xong lại kéo theo chóng mặt hàng tuần lễ là một tình huống khó giải thích được.Tuy nhiên, nếu người bị bệnh co giật, chóng mặt, việc "lướt web" internet liên miên trước một màn hình có lẽ nên tránh, vì ánh sáng màn hình và những kích thích liên tục. Ngoài ra nên dành thì giờ để vân động thân thể, tham gia vào những sinh hoạt gia đình, xã hội có thể làm sức khoẻ nói chung cải thiện hơn.

Những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, tay chân co rút, ù tai, mệt mỏi (“co giật các cơ tay, chân, mắt... tôi cũng bị đau vai gáy” ) có thể dính líu tới bệnh trầm cảm (depression).

  1. Những người bị thiếu máu não bộ do các động mạch ở cổ bị xơ vữa (atherosclerosis) cần cẩn thận lúc đi làm tóc ngửa cổ ra sau để gội đầu (Beauty Parlour Syndrome; BPS), lúc ngắm nhìn một vật gì trên cao ( Golden Gate Bridge Syndrome), tập yoga; ngửa cổ ra nhiều quá có thể làm trở ngại cho máu lưu thông trong các mạch cổ nếu chúng đã từng bị hư hại sẵn.
  1. Piracetam là một thuốc không được dùng ở Hoa Kỳ, Canada vì FDA không thấy có kết quả chứng minh dứt khoát. Thuốc có dùng nhiều ở Âu, Á châu và Nam Mỹ trong những mục đích tương tự như trường hợp vị thính giả ở đây, hay và các trường hợp chấn thương đầu vì người ta cho rằng nó làm giãn nở các mạch máu, làm máu giảm khuynh hướng đông lại trong mạch máu (antithrombotic effect), và tăng máu lưu thông vào đầu.
  1. Ginkgo biloba, tiếng Việt gọi là cây bạch quả, cây mọc ở Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc, cao 20-30 mét. Bạch quả là một trong những cây sống lâu nhất thế giới, có thể cả ngàn năm (tiếng Pháp Abricot argente’ japonais, arbre aux ecus;Trung hoa: Bai Gua).

Người ta nghĩ, nếu có, tác dụng chính là cải thiện lưu thông máu (blood flow) ở óc, mắt và các bắp thịt (cơ). Có thể tác dụng tốt đối với bệnh lẫn trí (dementia), gia tăng máu lưu thông đến các cơ quan như não bộ, bắp cơ, làm giảm hiện tượng kết dính các tế bào tiểu bản (platelets) trong máu (do đó giảm các hiện tượng mạch máu tắc nghẽn do tiểu bản kết tụ). Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh dứt khoát những lợi ích này trên lâm sàn, và vấn đề liều lượng cũng ảnh hưởng đến kết quả các nghiên cứu.

Nói tóm lại, các định bệnh và triệu chứng ông nêu ra có thể hiểu theo nhiều ngả khác nhau, phức tạp và khó ghép vào khuôn khổ một mô hình đơn giản. Do đó ông cần một bác sĩ riêng để nghiên cứu hồ sơ tường tận. Nếu cần nhờ các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh (ví dụ: cần xem rõ bác sĩ nói "rối loạn tuần hoàn não" là rối loạn gì, ở đâu và có chứng cớ gì không), bác sĩ tai mũi họng, và bác sĩ chuyên về tim mạch. Nói chung,chữa huyết áp cao (nếu có), hạ mức cholesterol và mỡ trong máu. Nếu bác sĩ thấy có ích thì có thể dùng aspirin để giảm khả năng máu đóng cục. Giảm bớt thời gian "lướt web”, vận động cơ thể, bỏ thuốc lá, bỏ hay giảm rượu, sinh hoạt nhiều hơn với gia đình, cộng đồng có thể đem lại tình trạng sức khoẻ tốt hơn.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

---------------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Qúy vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin mời liên hệ với chúng tôi bằng cách:

  • vào giờ phát thanh trực tiếp từ 10 giờ đến 11 giờ tối thứ Ba, giờ Việt Nam, xin gọi đến số điện thoại ở Mỹ là (202) 619-3774;
  • ngoài giờ phát thanh ngày thứ Ba, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của qúy vị.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm