Sức khỏe và đời sống
Hội mùa Đông Bắc
Hằng năm, cứđúng dịp xuân về, sau ba ngày Tết, người đồng bào thiểu số các tỉnh Đông Bắc từ Bắc Kạn đến Cao Bằng, Lạng Sơn lại bắt đầu ngày hội mùa. Có thể nói hiếm nơi nào lại có nhiều hội mùa như các tỉnh Đông Bắc. Từ việc cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi, cầu nguyện sức khỏe, tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên đã lập bản, lập buôn cho đến cầu con cái sớm dựng vợ gả chồng, cầu may mắn, bình an, cầu cho rừng thêm tươi tốt, dường như mọi lời cầu nguyện của đồng bào Tày, Nùng, Thái, Dao, H’Mong được ký thác qua hội làng, hội buôn và qua tiếng trống mẹ xua đuổi tà ma, kêu gọi thần linh lắng nghe và cứu giúp dân bản.
Chị Yến, dân tộc Nùng ở Cao Bằng chia sẻ: “Ở miền núi này thì nhiều hội lắm, từ ngày Mồng 4 Tết trở đi là bắt đầu có hội rồi. Khoảng mấy chục hội, kéo dài cho đến hết tháng Giêng.”
Chị Trinh, dân tộc Tày ở Cao Bằng cho hay: “Tết rồi nhưng bây giờ mình lại nghỉ sau Tết, đi hội ấy.”
Mặc dù đang là mùa giáp hạt, thiếu gạo, thiếu ngô và sắn, nhưng dường như không ai từ bỏ hội mùa. Hầu hết người dân trong làng đều dắt díu nhau ra khoảng đất trống giữa làng để ăn mừng, để say khướt theo nhịp trống chiêng. Tiếng nói cười và lời chúc mừng đầu năm làm cho không khí hội mùa thêm phần sinh động. Và đây cũng là lúc mà hầu hết các loại hàng hóa Trung Quốc như nem, chả, thịt lợn siêu nạc, xúc xích được các nhà buôn Việt Nam mời chào bà con đi chơi hội với gía rẻ bèo, hợp với túi tiền eo hẹp của dân làng.
Cách nơi lễ hội không xa là bản làng của người Tày, Nùng, Thái, Dao, H’Mong… Có một điểm đặc biệt ở Đông Bắc là hầu hết các dân tộc thiểu số đều sống chung trong một bản làng, hiếm có sự phân biệt về địa giới giữa dân tộc H’Mong với Thái hoặc Tày với Nùng. Điều này khác xa các bản làng mang tính bộ tộc riêng biệt ở Tây Bắc.
Chị Thái, dân tộc Dao ở Cao Bằng: “Mình là dân tộc Dao. Mình đi buôn về, ngồi bán cả ngày, lãi được khoảng 50 chục ngàn, không nhiều. Ở đây còn nghèo lắm!”
Một trưởng thôn, chủ máy gạo người dân tộc Thái, chia sẻ: “Ở đây chủ yếu trồng ngô, muốn có gạo ăn phải mang ngô đi đổi gạo…”
Núi rừng ngày càng trơ khô, thiếu sinh khí bởi nạn lâm tặc. Rừng trồng của bà con đồng bào thiểu số cũng không còn nhiều và rộng như trước đây. Chưa bao giờ hết thiếu lương thực vào mùa giáp hạt. Điều này giống như một định mệnh buồn của đồng bào thiểu số với những mảnh ruộng bậc thang lẻ tẻ trong các khu rừng. Trồng trọt dựa vào nước trời không cứu được người dân khỏi tình trạng thiếu, đói. Mỗi khi xuân về, các hội mùa lại mọc ra như nấm khắp núi rừng Đông Bắc. Và đây cũng là thời gian đồng bào thiểu số nghèo khổ chạm đến các loại thực phẩm bán giá rẻ như bèo có xuất xứ Trung Quốc nhiều nhất.
Nhưng dù đói, dù nghèo và thiếu thốn mọi bề, đồng bào dân tộc miền núi vẫn cứ vui hội để cầu nguyện cho cây đơm hoa kết trái, mùa màng bội thu, ngô khoai đầy sân, đầy nương và trái ngọt. Nhưng, cũng theo một người cao niên ở đây, có vẻ như hội mùa ngày càng trở nên trống rỗng và không còn là hội mùa của đồng bào. Hỏi vì sao thì ông không trả lời được
VOA.
Hội mùa Đông Bắc
Hằng năm, cứđúng dịp xuân về, sau ba ngày Tết, người đồng bào thiểu số các tỉnh Đông Bắc từ Bắc Kạn đến Cao Bằng, Lạng Sơn lại bắt đầu ngày hội mùa. Có thể nói hiếm nơi nào lại có nhiều hội mùa như các tỉnh Đông Bắc. Từ việc cầu nguyện cho mùa màng tốt tươi, cầu nguyện sức khỏe, tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên đã lập bản, lập buôn cho đến cầu con cái sớm dựng vợ gả chồng, cầu may mắn, bình an, cầu cho rừng thêm tươi tốt, dường như mọi lời cầu nguyện của đồng bào Tày, Nùng, Thái, Dao, H’Mong được ký thác qua hội làng, hội buôn và qua tiếng trống mẹ xua đuổi tà ma, kêu gọi thần linh lắng nghe và cứu giúp dân bản.
Chị Yến, dân tộc Nùng ở Cao Bằng chia sẻ: “Ở miền núi này thì nhiều hội lắm, từ ngày Mồng 4 Tết trở đi là bắt đầu có hội rồi. Khoảng mấy chục hội, kéo dài cho đến hết tháng Giêng.”
Chị Trinh, dân tộc Tày ở Cao Bằng cho hay: “Tết rồi nhưng bây giờ mình lại nghỉ sau Tết, đi hội ấy.”
Mặc dù đang là mùa giáp hạt, thiếu gạo, thiếu ngô và sắn, nhưng dường như không ai từ bỏ hội mùa. Hầu hết người dân trong làng đều dắt díu nhau ra khoảng đất trống giữa làng để ăn mừng, để say khướt theo nhịp trống chiêng. Tiếng nói cười và lời chúc mừng đầu năm làm cho không khí hội mùa thêm phần sinh động. Và đây cũng là lúc mà hầu hết các loại hàng hóa Trung Quốc như nem, chả, thịt lợn siêu nạc, xúc xích được các nhà buôn Việt Nam mời chào bà con đi chơi hội với gía rẻ bèo, hợp với túi tiền eo hẹp của dân làng.
Cách nơi lễ hội không xa là bản làng của người Tày, Nùng, Thái, Dao, H’Mong… Có một điểm đặc biệt ở Đông Bắc là hầu hết các dân tộc thiểu số đều sống chung trong một bản làng, hiếm có sự phân biệt về địa giới giữa dân tộc H’Mong với Thái hoặc Tày với Nùng. Điều này khác xa các bản làng mang tính bộ tộc riêng biệt ở Tây Bắc.
Chị Thái, dân tộc Dao ở Cao Bằng: “Mình là dân tộc Dao. Mình đi buôn về, ngồi bán cả ngày, lãi được khoảng 50 chục ngàn, không nhiều. Ở đây còn nghèo lắm!”
Một trưởng thôn, chủ máy gạo người dân tộc Thái, chia sẻ: “Ở đây chủ yếu trồng ngô, muốn có gạo ăn phải mang ngô đi đổi gạo…”
Núi rừng ngày càng trơ khô, thiếu sinh khí bởi nạn lâm tặc. Rừng trồng của bà con đồng bào thiểu số cũng không còn nhiều và rộng như trước đây. Chưa bao giờ hết thiếu lương thực vào mùa giáp hạt. Điều này giống như một định mệnh buồn của đồng bào thiểu số với những mảnh ruộng bậc thang lẻ tẻ trong các khu rừng. Trồng trọt dựa vào nước trời không cứu được người dân khỏi tình trạng thiếu, đói. Mỗi khi xuân về, các hội mùa lại mọc ra như nấm khắp núi rừng Đông Bắc. Và đây cũng là thời gian đồng bào thiểu số nghèo khổ chạm đến các loại thực phẩm bán giá rẻ như bèo có xuất xứ Trung Quốc nhiều nhất.
Nhưng dù đói, dù nghèo và thiếu thốn mọi bề, đồng bào dân tộc miền núi vẫn cứ vui hội để cầu nguyện cho cây đơm hoa kết trái, mùa màng bội thu, ngô khoai đầy sân, đầy nương và trái ngọt. Nhưng, cũng theo một người cao niên ở đây, có vẻ như hội mùa ngày càng trở nên trống rỗng và không còn là hội mùa của đồng bào. Hỏi vì sao thì ông không trả lời được
VOA.