Hình Ảnh & Sự Kiện
Hôn lễ của người Khmer
Dân tộc Khmer có trên một triệu người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác; tập trung đông nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc Trăng, Hậu Giang
Dân tộc Khmer có trên một triệu người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác; tập trung đông nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh.. Phần lớn theo đạo Phật (phái Nam tông), một số ít khác theo đạo Bà La Môn. Hôn lễ của người Khmer Nam bộ có những điểm riêng, độc đáo.
Chú rể trong trang phục truyền thống dân tộc
Theo phong tục cổ truyền, hôn lễ gồm ba lễ:
Lễ Sđây Đol Đâng (Lễ nói): Nhà trai chọn Nék Chău Ma Ha (người làm mai) có uy tín, ăn nói hoạt bát, hiểu biết nhiều, là người đã lập gia đình, vợ chồng sống hạnh phúc, đầm ấm, cháu con đầy đủ đi đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm: Bánh, trái cây, trầu cau …mỗi thứ đều là số chẵn.
Lễ Lơng ma ha (Lễ hỏi): Hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết họ đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm: 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một ít tiền. Lần này có chú rể trình diện, nhà gái cũng cho cô dâu ra mắt, chào hỏi. Nhà gái làm cơm cúng gia tiên, nhà trai cũng tặng đồ kỷ niệm cho cô dâu. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức lễ cưới cũng được hai họ thống nhất. Sau lễ hỏi chú rể được phép đến nhà cô dâu phụ giúp công việc gia đình.
Lễ Pithi Apea Pìea (Lễ cưới): Tại nhà gái dưới sự điều khiển của Achar Pêlea (thầy lễ). Lễ cưới chính thức được tổ chức trong 3 ngày khá phức tạp và tốn kém. Tùy theo địa phương mà nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng những phần cơ bản đều giống nhau.
Ngày thứ nhất là ngày làm bánh tét, bánh ít và đặc biệt không thể thiếu bánh gừng (Num kha nhây).
Ngày thứ hai, sáng sớm nhà trai làm lễ, chuẩn bị đoàn để sang nhà gái. Dẫn đầu là ông Achar Pêlea và hai ông Nék Chău Maha, theo sau là các thanh niên nam nữ đội mâm đựng các lễ vật: vịt luộc, đầu heo, mứt, rượu, bánh, trái cây, trầu cau. Trong đó, quý nhất là buồng bông cau (Phka Sla) còn trong bẹ được phủ tấm lụa hồng. Phka Sla phải cắt theo nghi thức hình vòng cung như sừng trâu, do người chị hoặc người cô của chú rể bưng. Để cho long trọng thường có thêm người cầm dù che nắng cho chú rể và người bưng mâm cau.
Bên nhà gái khi biết nhà trai đến thì cài nhánh gai ở cổng để nhà trai không vào được. Khi nhà trai tới cổng, ông Achar Pêlea phải dùng gươm gỗ múa đủ ba điệu, vạch nhánh gai để đưa chú rể và cả đoàn vào nhà. Ngay lúc đó cô dâu tươi cười ra đón. Lễ cưới bắt đầu. Giàn nhạc ngũ âm nổi lên. Lúc chú rể bước đến cửa, em cô dâu bưng thau nước ra rửa chân cho chú rể, sau đó bưng nước trà mời chú rể uống, chú rể tặng một món quà cho em cô dâu, rồi mới được mời vào nhà. Sau đó, làm lễ cắt tóc cho cô dâu, chú rể tượng trưng cho sự làm đẹp và đưa chú rể đến vái tổ tiên để nhà gái nhận thêm thành viên mới của cộng đồng.
Trong khi đó các ông lục (sư sãi) ngồi đọc kinh và vẩy nước hoa bưởi cầu phước cho mọi người. Buổi chiều, cha mẹ cô dâu buộc chỉ vào cổ tay cô dâu, chú rể và buộc cả cho người thân và bạn bè. Lễ buộc chỉ xong, mọi người cùng nhau vui vẻ dự tiệc. Tối đêm đó nhà gái mời nhà sư đến tụng kinh chúc phúc cho đôi tân hôn. Cô dâu, chú rể phải ngồi đúng vị trí cùng với gia đình. Họ kính trọng mời họ hàng, khách dùng cỗ và dâng bánh, trái cây cho cha mẹ cô dâu để tỏ lòng biết ơn người nuôi dưỡng, sinh thành. Đúng 12 giờ đêm người ta làm lễ nhuộm răng cho cô dâu (chỉ tượng trưng, với ý nghĩa làm đẹp và khử nọc độc rắn theo thần thoại công chúa Rắn), sau đó cắt hoa cau để hai ông Maha (của nhà trai, nhà gái) làm lễ và bàn tính chọn giờ tốt để đưa dâu.
Lễ cưới của người Khmer Nam bộ được tổ chức bên nhà gái
Sang ngày thứ ba, sáng sớm cô dâu lo trang điểm và mặc quần áo cưới trang phục truyền thống. Cô dâu mặc váy bằng lụa, thắt lưng bằng bạc hoặc mạ vàng, khăn quàng thêu kim tuyến quấn lấy thân và vắt sang vai trái. Độc đáo hơn, trên đầu cô dâu còn đội chiếc mão "kha – ba – lòn – cốt” như một vương miện nhỏ xinh xắn được làm từ hạt cườm và hàng trăm chiếc cánh cứng màu xanh biếc của loài bọ cánh cam (Chil – vít). Chú rể trong ngày cưới cũng mang đậm sắc thái dân tộc, mặc áo dài màu vàng hoặc đỏ, cổ đứng có hàng khuy ngang trước ngực, bên vai trái quàng khăn dài trắng (kăn xênh) và con dao cưới (kâm pách) với hàm ý bảo vệ cô dâu. Cô dâu, chú rể lạy trước bàn đặt hoa cau rồi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu bông. Vị Acha Pêlea thắp nhang đèn, đọc kinh và lời khấn bằng tiếng Paly cầu xin ơn trên ban phước lành cho đôi tân hôn. Sau đó, ông cầm thanh gươm đi cùng những người mang hoa cau làm lễ Mặt trời. Chú rể cầm quạt che mặt bước lên nhà trong lúc giàn nhạc ngũ âm ngân vang. Em của cô dâu đón chú rể, gửi chăn mền và đưa cho chú rể một miếng trầu. Sau đó chú rể lì xì cho em cô dâu một số tiền nhỏ.
Lễ xong, mọi người chúc mừng đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc, đàn hát ca múa vui vẻ. Sau đó, thắp đèn cầy xung quanh cô dâu chú rể. Đèn cầy được chẻ làm hai nhánh, người này cầm xong trao cho người bên trái mình. Cứ thế cho đến khi đủ 19 vòng thì tắt đèn cầy. Vị Acha Pêlea lấy hoa cau ném cho mọi người xung quanh, để chúc mừng hạnh phúc. Đến chiều tối, chú rể bám vào chiếc khăn của cô dâu (tôn xa – bay), cả hai bước vào phòng. Hai vợ chồng ngồi đối mặt nhau, có hai phù dâu ngồi hai bên. Chú rể múc một muỗng cơm đút cho cô dâu, cô dâu đáp lễ. Cũng làm ba lần như thế là tục ăn chuối. Sau đó, một người phụ dâu dùng tay cụng đầu cô dâu vào đầu chú rể và dặn dò những điều cần thiết theo phong tục tập quán cổ truyền. Lễ chung giường (Phsom đom nek) được tổ chức trong đêm tân hôn. Họ mời hai phụ nữ đứng tuổi (đã được cưới xin theo đúng phong tục, có gia đình hạnh phúc hòa thuận, có con cái và cuộc sống sung túc) trải chiếu mời đôi tân hôn và có lời dạy bảo phải biết thương yêu nhau, biết cư xử trong gia đình … Lễ cưới đến đây coi như đã hoàn tất.
PHƯƠNG NGHI
ST Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Hôn lễ của người Khmer
Dân tộc Khmer có trên một triệu người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác; tập trung đông nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc Trăng, Hậu Giang
Dân tộc Khmer có trên một triệu người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác; tập trung đông nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh.. Phần lớn theo đạo Phật (phái Nam tông), một số ít khác theo đạo Bà La Môn. Hôn lễ của người Khmer Nam bộ có những điểm riêng, độc đáo.
Chú rể trong trang phục truyền thống dân tộc
Theo phong tục cổ truyền, hôn lễ gồm ba lễ:
Lễ Sđây Đol Đâng (Lễ nói): Nhà trai chọn Nék Chău Ma Ha (người làm mai) có uy tín, ăn nói hoạt bát, hiểu biết nhiều, là người đã lập gia đình, vợ chồng sống hạnh phúc, đầm ấm, cháu con đầy đủ đi đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm: Bánh, trái cây, trầu cau …mỗi thứ đều là số chẵn.
Lễ Lơng ma ha (Lễ hỏi): Hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết họ đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm: 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một ít tiền. Lần này có chú rể trình diện, nhà gái cũng cho cô dâu ra mắt, chào hỏi. Nhà gái làm cơm cúng gia tiên, nhà trai cũng tặng đồ kỷ niệm cho cô dâu. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức lễ cưới cũng được hai họ thống nhất. Sau lễ hỏi chú rể được phép đến nhà cô dâu phụ giúp công việc gia đình.
Lễ Pithi Apea Pìea (Lễ cưới): Tại nhà gái dưới sự điều khiển của Achar Pêlea (thầy lễ). Lễ cưới chính thức được tổ chức trong 3 ngày khá phức tạp và tốn kém. Tùy theo địa phương mà nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng những phần cơ bản đều giống nhau.
Ngày thứ nhất là ngày làm bánh tét, bánh ít và đặc biệt không thể thiếu bánh gừng (Num kha nhây).
Ngày thứ hai, sáng sớm nhà trai làm lễ, chuẩn bị đoàn để sang nhà gái. Dẫn đầu là ông Achar Pêlea và hai ông Nék Chău Maha, theo sau là các thanh niên nam nữ đội mâm đựng các lễ vật: vịt luộc, đầu heo, mứt, rượu, bánh, trái cây, trầu cau. Trong đó, quý nhất là buồng bông cau (Phka Sla) còn trong bẹ được phủ tấm lụa hồng. Phka Sla phải cắt theo nghi thức hình vòng cung như sừng trâu, do người chị hoặc người cô của chú rể bưng. Để cho long trọng thường có thêm người cầm dù che nắng cho chú rể và người bưng mâm cau.
Bên nhà gái khi biết nhà trai đến thì cài nhánh gai ở cổng để nhà trai không vào được. Khi nhà trai tới cổng, ông Achar Pêlea phải dùng gươm gỗ múa đủ ba điệu, vạch nhánh gai để đưa chú rể và cả đoàn vào nhà. Ngay lúc đó cô dâu tươi cười ra đón. Lễ cưới bắt đầu. Giàn nhạc ngũ âm nổi lên. Lúc chú rể bước đến cửa, em cô dâu bưng thau nước ra rửa chân cho chú rể, sau đó bưng nước trà mời chú rể uống, chú rể tặng một món quà cho em cô dâu, rồi mới được mời vào nhà. Sau đó, làm lễ cắt tóc cho cô dâu, chú rể tượng trưng cho sự làm đẹp và đưa chú rể đến vái tổ tiên để nhà gái nhận thêm thành viên mới của cộng đồng.
Trong khi đó các ông lục (sư sãi) ngồi đọc kinh và vẩy nước hoa bưởi cầu phước cho mọi người. Buổi chiều, cha mẹ cô dâu buộc chỉ vào cổ tay cô dâu, chú rể và buộc cả cho người thân và bạn bè. Lễ buộc chỉ xong, mọi người cùng nhau vui vẻ dự tiệc. Tối đêm đó nhà gái mời nhà sư đến tụng kinh chúc phúc cho đôi tân hôn. Cô dâu, chú rể phải ngồi đúng vị trí cùng với gia đình. Họ kính trọng mời họ hàng, khách dùng cỗ và dâng bánh, trái cây cho cha mẹ cô dâu để tỏ lòng biết ơn người nuôi dưỡng, sinh thành. Đúng 12 giờ đêm người ta làm lễ nhuộm răng cho cô dâu (chỉ tượng trưng, với ý nghĩa làm đẹp và khử nọc độc rắn theo thần thoại công chúa Rắn), sau đó cắt hoa cau để hai ông Maha (của nhà trai, nhà gái) làm lễ và bàn tính chọn giờ tốt để đưa dâu.
Lễ cưới của người Khmer Nam bộ được tổ chức bên nhà gái
Sang ngày thứ ba, sáng sớm cô dâu lo trang điểm và mặc quần áo cưới trang phục truyền thống. Cô dâu mặc váy bằng lụa, thắt lưng bằng bạc hoặc mạ vàng, khăn quàng thêu kim tuyến quấn lấy thân và vắt sang vai trái. Độc đáo hơn, trên đầu cô dâu còn đội chiếc mão "kha – ba – lòn – cốt” như một vương miện nhỏ xinh xắn được làm từ hạt cườm và hàng trăm chiếc cánh cứng màu xanh biếc của loài bọ cánh cam (Chil – vít). Chú rể trong ngày cưới cũng mang đậm sắc thái dân tộc, mặc áo dài màu vàng hoặc đỏ, cổ đứng có hàng khuy ngang trước ngực, bên vai trái quàng khăn dài trắng (kăn xênh) và con dao cưới (kâm pách) với hàm ý bảo vệ cô dâu. Cô dâu, chú rể lạy trước bàn đặt hoa cau rồi ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu bông. Vị Acha Pêlea thắp nhang đèn, đọc kinh và lời khấn bằng tiếng Paly cầu xin ơn trên ban phước lành cho đôi tân hôn. Sau đó, ông cầm thanh gươm đi cùng những người mang hoa cau làm lễ Mặt trời. Chú rể cầm quạt che mặt bước lên nhà trong lúc giàn nhạc ngũ âm ngân vang. Em của cô dâu đón chú rể, gửi chăn mền và đưa cho chú rể một miếng trầu. Sau đó chú rể lì xì cho em cô dâu một số tiền nhỏ.
Lễ xong, mọi người chúc mừng đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc, đàn hát ca múa vui vẻ. Sau đó, thắp đèn cầy xung quanh cô dâu chú rể. Đèn cầy được chẻ làm hai nhánh, người này cầm xong trao cho người bên trái mình. Cứ thế cho đến khi đủ 19 vòng thì tắt đèn cầy. Vị Acha Pêlea lấy hoa cau ném cho mọi người xung quanh, để chúc mừng hạnh phúc. Đến chiều tối, chú rể bám vào chiếc khăn của cô dâu (tôn xa – bay), cả hai bước vào phòng. Hai vợ chồng ngồi đối mặt nhau, có hai phù dâu ngồi hai bên. Chú rể múc một muỗng cơm đút cho cô dâu, cô dâu đáp lễ. Cũng làm ba lần như thế là tục ăn chuối. Sau đó, một người phụ dâu dùng tay cụng đầu cô dâu vào đầu chú rể và dặn dò những điều cần thiết theo phong tục tập quán cổ truyền. Lễ chung giường (Phsom đom nek) được tổ chức trong đêm tân hôn. Họ mời hai phụ nữ đứng tuổi (đã được cưới xin theo đúng phong tục, có gia đình hạnh phúc hòa thuận, có con cái và cuộc sống sung túc) trải chiếu mời đôi tân hôn và có lời dạy bảo phải biết thương yêu nhau, biết cư xử trong gia đình … Lễ cưới đến đây coi như đã hoàn tất.
PHƯƠNG NGHI
ST Post