Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Hồn tử sĩ Huy Phuong

Cũng vì vậy có những chế độ không bao giờ người chết được trở về nhà, người ta đắn đo vì chuyện một người chết từ mặt trận đưa về sẽ gây ra một tâm lý bất lợi trong quần chúng

Một góc nghĩa trang liệt sĩ ở Cổ Loa, ngoại ô Hà Nội. (Hình minh họa: Linh Pham/Getty Images)

“Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
 (Vương Hàn)

Trong thời chiến tranh, trên những bản tin chiến sự mỗi ngày, chúng ta vẫn thường biết đến những con số người lính tử trận, bên này hoặc bên kia: “Địch để lại 32 xác chết, ta hy sinh 17 người!” Những con số cuối cùng vẫn chỉ là những con số khô khan, lạnh lùng, nhưng đằng sau 49 con người nằm xuống kia, của cả hai bên, là cả một thảm cảnh đau xót cho từng gia đình một. Có người không thấy xác con, chỉ biết cái chết của người thân qua một cái giấy báo tử, và nhiều hơn, là một bằng tuyên dương tử sĩ đỏ loét màu máu. Ở một nơi khác, khi đưa xác người lính trở về được hậu cứ, cả khu gia binh nhuộm màu chết chóc, sợ hãi với những vành khăn tang quấn vội và những tiếng khóc kể kể bi ai.

Cũng vì vậy có những chế độ không bao giờ người chết được trở về nhà, người ta đắn đo vì chuyện một người chết từ mặt trận đưa về sẽ gây ra một tâm lý bất lợi trong quần chúng. Ngay cả những thương binh cũng không bao giờ được gặp mặt thân nhân. Trong những trận chiến ác liệt, người thương binh, vì không có phương tiện di chuyển về tuyến sau, đành nằm lại chiến trường. Hoặc nếu được điều trị, họ sẽ được đưa đến một vùng xa xôi, cách biệt không gây ra một ảnh hưởng nào trong quần chúng.

Điều gì xẩy ra sau một trận đánh? Có những cấp chỉ huy được tuyên dương công trạng, có những người lính được thăng cấp, và tối nay, trong hầm chỉ huy hay tại tư dinh, có những chai rượu được khui ra để uống mừng chiến thắng! Một “tướng công thành là vạn cốt khô,” chiến tranh để lại những khu mộ địa, dù đó là nghĩa trang tươm tất hay một vùng rừng núi điêu tàn vì bom đạn, mà thể xác người lính không còn tìm lại được, đã chôn vùi trong đất cát, cỏ cây.

Người ta chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện,” nên dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn để thôn tính miền Nam, người ta vẫn làm!”

Nhà báo Nick Turse trên New York Times viết: “Với người Mỹ, mạng sống ở Việt Nam từng quá đỗi rẻ mạt,” và Tướng Westmoreland, cựu tham mưu trưởng Lục Luân Mỹ, cho rằng Tướng Võ Nguyên Giáp đã “không tiếc tính mạng binh lính để đổi lấy chiến thắng.”

Không phải chỉ có ông Giáp coi thường sinh mạng của con người mà đao phủ thủ Lê Duẫn còn độc hại hơn. Theo hồi ký của Tướng Giáp, trong trận chiến mùa Hè năm 1972, sau khi đã bị tổn thất nặng nề sau trận chiến Mậu Thân, tưởng chừng phải bốn năm nữa, Bắc Việt mới phục hồi được, nên trong trận chiến tại Cổ Thành Quảng Trị, Bắc Việt vẫn dùng chiến tranh du kích, đánh tiêu hao cho VNCH suy tổn lực lượng, rồi đánh một trận giải phóng dứt điểm. Nhưng “anh Ba” Lê Duẫn muốn nướng quân nhiều hơn để sớm đạt thắng lợi, trước mặt Tướng Giáp, y đập bàn quát: -“Thế là suy giảm ý chí chiến đấu! Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của QĐNDVN anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu cứ đánh ‘vỗ mặt’ Cổ Thành Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai, tôi chịu trách nhiệm!”

Từ đó suốt chiến dịch 60 ngày đêm, cứ khoảng trời chập choạng tối, một đại đội quân Bắc Việt (quân số từ 80 đến 200) bơi qua sông Thạch Hãn để đánh “vỗ mặt” cổ thành, thì tối hôm đó, chỉ còn 10, 15 người trở về. Lần nhiều nhất là 35, cả lành lẫn thương tích, lần ít nhất là 5 hoặc 7 người. Trung bình mỗi ngày Bắc quân mất một đại đội, 60 ngày đêm tấn công vào cổ thành, Bắc quân chết gần 10,000 người. (theo Những Sự Thật Cần Phải Biết – Đặng Chí Hùng.)

Sử dụng những đại đơn vị chính qui chưa đủ, Lê Duẫn chủ trương để giành thắng lợi, xua gần 10,000 bộ đội gồm sinh viên và cả giảng viên trẻ từ 30 trường đại học và cao đẳng của Hà Nội, mang áo trận vào Nam để quyết thắng. Với Lê Duẫn, nếu Trung Quốc nhiệt tâm giúp đỡ thì miền Bắc đỡ hy sinh 2-3 triệu người, có nghĩa là đàn anh không giúp đỡ thì Bắc Việt cũng sẽ dùng sinh mạng con người để nhuộm đỏ miền Nam, giữ vững tinh thần quốc tế vô sản.

Để thắng trận, nếu người lính miền Nam chết một, thì Bắc quân chết bốn, theo thống kê của “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” (NXB Chính Trị Quốc Gia.)

Ở miền Bắc không có tình trạng trốn tránh quân dịch như ở miền Nam, không đăng ký nghĩa vụ quân sự là chết đói, là phải đi và phải chết. Nhiệm vụ của đảng viên Cộng Sản quốc tế của Hồ Chí Minh đã hoàn thành, nhưng “đống xương vô định đã cao bằng đầu!”

Bà Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010), quê Điện Bàn, Quảng Nam, là người được CSVN tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng,” vì bà đã vét hết sinh mạng của gia đình gồm có chồng, chín người con trai, một con rể và hai cháu ngoại dâng hiến cho sự nghiệp “giải phóng miền Nam của đảng.”

Đây là cái mà đảng gọi là tình nghĩa nhân văn, hy sinh cho một cuộc chiến tranh không phải của nhân dân Việt Nam mà là của một nhóm người cộng sản chủ chiến để thôn tính lãnh thổ, cướp chính quyền, chia quyền lực cho băng đảng.

Người ta nhân danh nhiều thứ để phat động chiến tranh, cuối cùng số đông là tử sĩ là những người dùng thân xác lót đường cho tham vọng của một số nhỏ.

Sau chiến tranh, đã có những bà “mẹ già lên núi tìm xương con về…” và vì sao “hoà bình, sao mắt mẹ chưa vui?” (nhạc Trịnh Công Sơn)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồn tử sĩ Huy Phuong

Cũng vì vậy có những chế độ không bao giờ người chết được trở về nhà, người ta đắn đo vì chuyện một người chết từ mặt trận đưa về sẽ gây ra một tâm lý bất lợi trong quần chúng

Một góc nghĩa trang liệt sĩ ở Cổ Loa, ngoại ô Hà Nội. (Hình minh họa: Linh Pham/Getty Images)

“Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
 (Vương Hàn)

Trong thời chiến tranh, trên những bản tin chiến sự mỗi ngày, chúng ta vẫn thường biết đến những con số người lính tử trận, bên này hoặc bên kia: “Địch để lại 32 xác chết, ta hy sinh 17 người!” Những con số cuối cùng vẫn chỉ là những con số khô khan, lạnh lùng, nhưng đằng sau 49 con người nằm xuống kia, của cả hai bên, là cả một thảm cảnh đau xót cho từng gia đình một. Có người không thấy xác con, chỉ biết cái chết của người thân qua một cái giấy báo tử, và nhiều hơn, là một bằng tuyên dương tử sĩ đỏ loét màu máu. Ở một nơi khác, khi đưa xác người lính trở về được hậu cứ, cả khu gia binh nhuộm màu chết chóc, sợ hãi với những vành khăn tang quấn vội và những tiếng khóc kể kể bi ai.

Cũng vì vậy có những chế độ không bao giờ người chết được trở về nhà, người ta đắn đo vì chuyện một người chết từ mặt trận đưa về sẽ gây ra một tâm lý bất lợi trong quần chúng. Ngay cả những thương binh cũng không bao giờ được gặp mặt thân nhân. Trong những trận chiến ác liệt, người thương binh, vì không có phương tiện di chuyển về tuyến sau, đành nằm lại chiến trường. Hoặc nếu được điều trị, họ sẽ được đưa đến một vùng xa xôi, cách biệt không gây ra một ảnh hưởng nào trong quần chúng.

Điều gì xẩy ra sau một trận đánh? Có những cấp chỉ huy được tuyên dương công trạng, có những người lính được thăng cấp, và tối nay, trong hầm chỉ huy hay tại tư dinh, có những chai rượu được khui ra để uống mừng chiến thắng! Một “tướng công thành là vạn cốt khô,” chiến tranh để lại những khu mộ địa, dù đó là nghĩa trang tươm tất hay một vùng rừng núi điêu tàn vì bom đạn, mà thể xác người lính không còn tìm lại được, đã chôn vùi trong đất cát, cỏ cây.

Người ta chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện,” nên dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn để thôn tính miền Nam, người ta vẫn làm!”

Nhà báo Nick Turse trên New York Times viết: “Với người Mỹ, mạng sống ở Việt Nam từng quá đỗi rẻ mạt,” và Tướng Westmoreland, cựu tham mưu trưởng Lục Luân Mỹ, cho rằng Tướng Võ Nguyên Giáp đã “không tiếc tính mạng binh lính để đổi lấy chiến thắng.”

Không phải chỉ có ông Giáp coi thường sinh mạng của con người mà đao phủ thủ Lê Duẫn còn độc hại hơn. Theo hồi ký của Tướng Giáp, trong trận chiến mùa Hè năm 1972, sau khi đã bị tổn thất nặng nề sau trận chiến Mậu Thân, tưởng chừng phải bốn năm nữa, Bắc Việt mới phục hồi được, nên trong trận chiến tại Cổ Thành Quảng Trị, Bắc Việt vẫn dùng chiến tranh du kích, đánh tiêu hao cho VNCH suy tổn lực lượng, rồi đánh một trận giải phóng dứt điểm. Nhưng “anh Ba” Lê Duẫn muốn nướng quân nhiều hơn để sớm đạt thắng lợi, trước mặt Tướng Giáp, y đập bàn quát: -“Thế là suy giảm ý chí chiến đấu! Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của QĐNDVN anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu cứ đánh ‘vỗ mặt’ Cổ Thành Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai, tôi chịu trách nhiệm!”

Từ đó suốt chiến dịch 60 ngày đêm, cứ khoảng trời chập choạng tối, một đại đội quân Bắc Việt (quân số từ 80 đến 200) bơi qua sông Thạch Hãn để đánh “vỗ mặt” cổ thành, thì tối hôm đó, chỉ còn 10, 15 người trở về. Lần nhiều nhất là 35, cả lành lẫn thương tích, lần ít nhất là 5 hoặc 7 người. Trung bình mỗi ngày Bắc quân mất một đại đội, 60 ngày đêm tấn công vào cổ thành, Bắc quân chết gần 10,000 người. (theo Những Sự Thật Cần Phải Biết – Đặng Chí Hùng.)

Sử dụng những đại đơn vị chính qui chưa đủ, Lê Duẫn chủ trương để giành thắng lợi, xua gần 10,000 bộ đội gồm sinh viên và cả giảng viên trẻ từ 30 trường đại học và cao đẳng của Hà Nội, mang áo trận vào Nam để quyết thắng. Với Lê Duẫn, nếu Trung Quốc nhiệt tâm giúp đỡ thì miền Bắc đỡ hy sinh 2-3 triệu người, có nghĩa là đàn anh không giúp đỡ thì Bắc Việt cũng sẽ dùng sinh mạng con người để nhuộm đỏ miền Nam, giữ vững tinh thần quốc tế vô sản.

Để thắng trận, nếu người lính miền Nam chết một, thì Bắc quân chết bốn, theo thống kê của “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” (NXB Chính Trị Quốc Gia.)

Ở miền Bắc không có tình trạng trốn tránh quân dịch như ở miền Nam, không đăng ký nghĩa vụ quân sự là chết đói, là phải đi và phải chết. Nhiệm vụ của đảng viên Cộng Sản quốc tế của Hồ Chí Minh đã hoàn thành, nhưng “đống xương vô định đã cao bằng đầu!”

Bà Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010), quê Điện Bàn, Quảng Nam, là người được CSVN tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng,” vì bà đã vét hết sinh mạng của gia đình gồm có chồng, chín người con trai, một con rể và hai cháu ngoại dâng hiến cho sự nghiệp “giải phóng miền Nam của đảng.”

Đây là cái mà đảng gọi là tình nghĩa nhân văn, hy sinh cho một cuộc chiến tranh không phải của nhân dân Việt Nam mà là của một nhóm người cộng sản chủ chiến để thôn tính lãnh thổ, cướp chính quyền, chia quyền lực cho băng đảng.

Người ta nhân danh nhiều thứ để phat động chiến tranh, cuối cùng số đông là tử sĩ là những người dùng thân xác lót đường cho tham vọng của một số nhỏ.

Sau chiến tranh, đã có những bà “mẹ già lên núi tìm xương con về…” và vì sao “hoà bình, sao mắt mẹ chưa vui?” (nhạc Trịnh Công Sơn)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm