Tham Khảo
Hồng Kông : « Một đất nước, một chế độ rưỡi »
Hồng Kông : « Một đất nước, một chế độ rưỡi »
Nhưng ngày nay Hồng Kông đang lo sợ. Phe thân Hoa lục thao túng chính quyền Hồng Kông, chiếm đa số trong Quốc Hội (Legco), và Bắc Kinh toàn quyền chọn trưởng đặc khu. Một trong những điểm nóng là điều 23 Hiến Pháp (tức Basic Law, Luật căn bản) về các luật trừng phạt tội phản quốc, ly khai và tiết lộ bí mật Nhà nước. Nửa triệu người Hồng Kông đã xuống đường hôm 01/07/2003 để phản đối dự luật đầu tiên về « mưu toan lật đổ chế độ » và « sự can thiệp của các thế lực thù địch ».
Hai mươi năm sau khi trao trả, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, và tỉ trọng nền kinh tế Hồng Kông từ 18% chỉ còn 3% GDP. Trung Quốc của Tập Cận Bình lao vào cuộc tranh giành ảnh hưởng toàn cầu, không ngần ngại tung hô mô hình toàn trị của mình. Hồng Kông với các ngân hàng lớn và các tập đoàn đa quốc gia vẫn là một tủ kính trưng bày, nhưng ông Tập muốn duy trì sự thống trị của đảng Cộng Sản, không hề có ý định cho Hồng Kông vượt thoát khỏi tầm tay mình.
Báo chí Hoa lục không bỏ lỡ một cơ hội nào để đả kích các lực lượng ly khai. Tuổi trẻ Hồng Kông, đang trong cơn sốt xác định bản sắc, bị mô tả là « ngốc nghếch và vô ơn ». Hôm 27/5 tại Bắc Kinh, ông Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) tuyên bố việc Hồng Kông được tự trị rộng rãi « không thể được dùng làm cái cớ để chống lại chính quyền trung ương, trong bất kỳ tình huống nào ».
Cũng như những người trẻ khác cùng thế hệ, Chu Đình (Agnès Chow), 20 tuổi, một trong những lãnh đạo đảng Hương Cảng Chúng Chí (Demosisto) của Hoàng Chi Phong, nhận định : « Không còn là một đất nước, hai chế độ nữa mà một đất nước, một chế độ rưỡi ». Cô nói với Le Monde : « Chính quyền Trung Quốc đã chọn thay chúng tôi, trong khi chúng tôi có quyền chọn lựa định mệnh của mình ».
Chính quyền Hồng Kông bis
Sau « cái tát » năm 2003, Bắc Kinh áp dụng chiến lược mới, một « đội ngũ cán bộ đảng » nằm trong Văn phòng liên lạc tại Hồng Kông, đã trở thành một « chính quyền Hồng Kông bis » - theo tiết lộ của một nhà nghiên cứu Trung Quốc trong một cuốn sách của Trường Đảng Trung ương. Văn phòng này có đến hàng mấy chục ban bệ, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chọn lựa các ứng cử viên. Các đảng thân Bắc Kinh như đảng Dân Chủ Hiệp Tiến (DAB), một loại « đảng Cộng Sản ủy nhiệm » giựt dây các mạng lưới từ giới bình dân đến doanh nhân. Bị cấm hoạt động dưới thời Anh cai trị, đảng Cộng Sản Trung Quốc đến nay vẫn không hiện diện hợp pháp tại Hồng Kông.
Trong những năm 2000, Trung Quốc đã giúp vực dậy Hồng Kông sau đại dịch SARS, nhưng tuần trăng mật đã kết thúc khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Còn ông Lương Chấn Anh, được cho là đảng viên cộng sản bí mật, ngay trước khi trở thành trưởng đặc khu đã công bố ý định áp đặt chương trình « giáo dục ái quốc ». Một học sinh mới 14 tuổi là Hoàng Chi Phong đã thành lập phong trào Học Dân Tư Triều (Scholarism) để tố cáo việc « tẩy não ». Chỉ trong vài tháng, hàng mấy chục ngàn người biểu tình phản đối khiến Lương Chấn Anh phải rút lại quyết định.
Từ Cách mạng Dù vàng, đến những khuôn mặt trẻ trong Quốc Hội
Hai năm sau, trước phong trào đòi phổ thông đầu phiếu đe dọa « chiếm lĩnh Trung Hoàn », Bắc Kinh công bố « Sách Trắng » tháng 6/2014 cứng rắn với Hồng Kông : chỉ có hai, ba ứng cử viên do Trung Quốc lựa chọn mới được ứng cử. Dân chủ « theo kiểu Trung Quốc » này khiến nổ ra phong trào « Cách mạng Dù vàng », làm tê liệt nhiều khu phố trung tâm Hồng Kông suốt 79 ngày – một sự kiện chưa từng thấy.
Rốt cuộc, Hồng Kông vẫn phải theo chế độ bầu cử cũ. Nhưng các đảng dân chủ vẫn giữ được quyền phủ quyết trong Quốc Hội. Trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 9/2016, có những khuôn mặt trẻ đã vào được Legco, tuy nhiên đa số bị đe dọa sẽ bị loại vì không chịu tuyên thệ trung thành với Trung Quốc.
Trước Hạ Viện Mỹ, Hoàng Chi Phong khẳng định : « Cho dù phong trào phản kháng có ra sao đi nữa, chúng tôi sẽ giành lại được nền dân chủ và tiếp tục cuộc chiến. Bởi vì thời gian là người bạn tốt nhất của chúng tôi ». Le Monde nhắc nhở, đến năm 2047, lãnh tụ sinh viên này chỉ mới có 50 tuổi.
( RFI )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồng Kông : « Một đất nước, một chế độ rưỡi »
Hồng Kông : « Một đất nước, một chế độ rưỡi »
Nhưng ngày nay Hồng Kông đang lo sợ. Phe thân Hoa lục thao túng chính quyền Hồng Kông, chiếm đa số trong Quốc Hội (Legco), và Bắc Kinh toàn quyền chọn trưởng đặc khu. Một trong những điểm nóng là điều 23 Hiến Pháp (tức Basic Law, Luật căn bản) về các luật trừng phạt tội phản quốc, ly khai và tiết lộ bí mật Nhà nước. Nửa triệu người Hồng Kông đã xuống đường hôm 01/07/2003 để phản đối dự luật đầu tiên về « mưu toan lật đổ chế độ » và « sự can thiệp của các thế lực thù địch ».
Hai mươi năm sau khi trao trả, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, và tỉ trọng nền kinh tế Hồng Kông từ 18% chỉ còn 3% GDP. Trung Quốc của Tập Cận Bình lao vào cuộc tranh giành ảnh hưởng toàn cầu, không ngần ngại tung hô mô hình toàn trị của mình. Hồng Kông với các ngân hàng lớn và các tập đoàn đa quốc gia vẫn là một tủ kính trưng bày, nhưng ông Tập muốn duy trì sự thống trị của đảng Cộng Sản, không hề có ý định cho Hồng Kông vượt thoát khỏi tầm tay mình.
Báo chí Hoa lục không bỏ lỡ một cơ hội nào để đả kích các lực lượng ly khai. Tuổi trẻ Hồng Kông, đang trong cơn sốt xác định bản sắc, bị mô tả là « ngốc nghếch và vô ơn ». Hôm 27/5 tại Bắc Kinh, ông Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) tuyên bố việc Hồng Kông được tự trị rộng rãi « không thể được dùng làm cái cớ để chống lại chính quyền trung ương, trong bất kỳ tình huống nào ».
Cũng như những người trẻ khác cùng thế hệ, Chu Đình (Agnès Chow), 20 tuổi, một trong những lãnh đạo đảng Hương Cảng Chúng Chí (Demosisto) của Hoàng Chi Phong, nhận định : « Không còn là một đất nước, hai chế độ nữa mà một đất nước, một chế độ rưỡi ». Cô nói với Le Monde : « Chính quyền Trung Quốc đã chọn thay chúng tôi, trong khi chúng tôi có quyền chọn lựa định mệnh của mình ».
Chính quyền Hồng Kông bis
Sau « cái tát » năm 2003, Bắc Kinh áp dụng chiến lược mới, một « đội ngũ cán bộ đảng » nằm trong Văn phòng liên lạc tại Hồng Kông, đã trở thành một « chính quyền Hồng Kông bis » - theo tiết lộ của một nhà nghiên cứu Trung Quốc trong một cuốn sách của Trường Đảng Trung ương. Văn phòng này có đến hàng mấy chục ban bệ, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chọn lựa các ứng cử viên. Các đảng thân Bắc Kinh như đảng Dân Chủ Hiệp Tiến (DAB), một loại « đảng Cộng Sản ủy nhiệm » giựt dây các mạng lưới từ giới bình dân đến doanh nhân. Bị cấm hoạt động dưới thời Anh cai trị, đảng Cộng Sản Trung Quốc đến nay vẫn không hiện diện hợp pháp tại Hồng Kông.
Trong những năm 2000, Trung Quốc đã giúp vực dậy Hồng Kông sau đại dịch SARS, nhưng tuần trăng mật đã kết thúc khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Còn ông Lương Chấn Anh, được cho là đảng viên cộng sản bí mật, ngay trước khi trở thành trưởng đặc khu đã công bố ý định áp đặt chương trình « giáo dục ái quốc ». Một học sinh mới 14 tuổi là Hoàng Chi Phong đã thành lập phong trào Học Dân Tư Triều (Scholarism) để tố cáo việc « tẩy não ». Chỉ trong vài tháng, hàng mấy chục ngàn người biểu tình phản đối khiến Lương Chấn Anh phải rút lại quyết định.
Từ Cách mạng Dù vàng, đến những khuôn mặt trẻ trong Quốc Hội
Hai năm sau, trước phong trào đòi phổ thông đầu phiếu đe dọa « chiếm lĩnh Trung Hoàn », Bắc Kinh công bố « Sách Trắng » tháng 6/2014 cứng rắn với Hồng Kông : chỉ có hai, ba ứng cử viên do Trung Quốc lựa chọn mới được ứng cử. Dân chủ « theo kiểu Trung Quốc » này khiến nổ ra phong trào « Cách mạng Dù vàng », làm tê liệt nhiều khu phố trung tâm Hồng Kông suốt 79 ngày – một sự kiện chưa từng thấy.
Rốt cuộc, Hồng Kông vẫn phải theo chế độ bầu cử cũ. Nhưng các đảng dân chủ vẫn giữ được quyền phủ quyết trong Quốc Hội. Trong cuộc bầu cử lập pháp tháng 9/2016, có những khuôn mặt trẻ đã vào được Legco, tuy nhiên đa số bị đe dọa sẽ bị loại vì không chịu tuyên thệ trung thành với Trung Quốc.
Trước Hạ Viện Mỹ, Hoàng Chi Phong khẳng định : « Cho dù phong trào phản kháng có ra sao đi nữa, chúng tôi sẽ giành lại được nền dân chủ và tiếp tục cuộc chiến. Bởi vì thời gian là người bạn tốt nhất của chúng tôi ». Le Monde nhắc nhở, đến năm 2047, lãnh tụ sinh viên này chỉ mới có 50 tuổi.
( RFI )