Cà Kê Dê Ngỗng
Hồng Kông, chốn nương thân cho báo chí đối lập
Báo Le Monde ngày 16/03/2013 đặc biệt dành nhiều trang viết về thời sự châu Á, từ vấn đề tự do ngôn luận, chính trị tại Trung Quốc, môi trường cho đến cuộc chiến smartphone giữa hai tập đoàn khổng lồ Samsung và Apple. Đáng chú ý là bài viết « Hồng Kông, chốn nương thân cho báo chí đối lập », trên phụ san Văn hóa và Ý kiến.
Le Monde cho biết kể từ năm 2011, tuần báo « iSun Affairs », một tạp chí quy tụ nhiều tiếng nói đối lập bị cấm đoán tại Bắc Kinh nhưng lại được cư dân mạng tại Hoa Lục đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình vì những bài viết phản ảnh thực trạng xã hội và chính trị Trung Quốc mà các tờ báo ở Trung Hoa không được phép đề cập đến.
Theo báo Le Monde, chính từ Hồng Kông, vốn được tự do ngôn luận, mà Trần Bình, một người Trung Quốc, tuổi trạc tứ truần và nhóm làm báo của ông nuôi hy vọng làm thay đổi đất nước. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã buộc nhà nghiên cứu trẻ của Đảng Cộng sản phải rẽ hướng sang làm kinh doanh. Công việc làm ăn phát đạt. Và giờ đây Trần Bình đang dần dần quay lại với chính trị.
Chẳng có nét gì cho thấy Trần Bình thuộc lớp người giàu mới tại Trung Quốc : chỉ có chính trị mới chính là niềm đam mê của ông. Trong các chương trình phát sóng hầu như mỗi ngày do chính ông điều khiển trên đài iSunTV, Trần Bình có thể tranh luận hàng giờ với các nhà trí thức có tiếng tăm nhất đến từ lục địa, những người theo xu hướng tự do, chẳng hạn như nhà triết học Từ Hữu Ngư và nhà soạn thảo Hiến pháp Trương Bác Thụ.
Dĩ nhiên các tín hiệu phát sóng sẽ không bắt được tại Bắc Kinh, nhưng người xem vẫn có thể truy cập được trên Internet.
Để củng cố cho cái mà ông gọi là « Diễn đàn về cải cách chính trị Trung Quốc », Trần Bình đã phát hành tuần báo bằng tiếng Hoa tên gọi "iSun Affairs" vào mùa hè năm 2011. Ban đầu chỉ là báo mạng, rồi sau đó là báo giấy.
Điểm nổi trội của tờ tạp chí là ông đã tập hợp được nhiều nhà báo chuyên nghiệp nổi tiếng đến từ Hoa Lục. Nhất là, vị giám đốc phụ trách quảng bá không ai khác chính là ông Trình Ích Trung, 47 tuổi, người đã làm thay đổi diện mạo báo giới tại Trung Quốc trong những năm 2000. Ông Trình Ích Trung từng là tổng biên tập viên tờ Nam Phương Đô Thị báo. Ông này đã bị đuổi việc vì đã chỉ trích chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh năm 2008. Hay như là Bắc Phong, một nhà viết blog nổi tiếng tỉnh Quảng Đông chạy lánh nạn sang Hồng Kông nhằm tránh sự sách nhiễu của công an Trung Quốc.
Theo Le Monde, nhờ nhóm cộng tác tiếng tăm này mà tờ "iSun Affairs" đang làm một cuộc cách mạng trong thế giới mạng và báo chí Trung Quốc hải ngoại.
Trong bối cảnh các cuộc tranh luận về cơ hội dân chủ hóa đang gây sóng gió trên mạng, tờ "iSun Affairs" được xem như giữ một vai trò chủ đạo trong việc tạo hình tạo dáng cho ý kiến công luận. Trần Bình giải thích với Le Monde rằng chìa khóa thành công của "iSun Affairs" chính là ở tính chuyên nghiệp. Theo ông, « trở thành công cụ truyền thông có ảnh hưởng và nguồn tham khảo chính trên phương diện thông tin, bằng cách nêu rõ những gì thật sự đang diễn ra ngay trong lòng xã hội Trung Quốc mới chính là điều quan trọng ».
Ngay trong sảnh ban biên tập, Le Monde nhìn thấy dòng khẩu hiệu « Chúng tôi muốn tự do ngôn luận ». Khẩu hiệu này cũng đã được những người ủng hộ tờ Nam Phương Chu Mạt trương lên khi xảy ra xung đột với cơ quan kiểm duyệt. Sau đó là đến lượt tờ Tin tức Bắc Kinh. Một sự kiện mà tạp chí "iSun Affairs" đã nắm lấy cơ hội và đưa lên thành tít lớn trên trang nhất.
Đối với Trình Ích Trung, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1989, một làn sóng phản đối bảo vệ tự do ngôn luận như thế xảy ra. Hơn nữa lại nhận được sự ủng hộ của giới đồng nghiệp và người dân. Ông cho rằng sự kiện đó có một ý nghĩa rất lớn lao.
Đối với chính quyền Bắc Kinh, tờ báo này mang lời lẽ khiêu khích và bị cấm phát hành trong nước. Thế nhưng, trên thế giới mạng, lại nhận được nhiều ý kiến chia sẻ từ người dân va một số nhóm chính trị gia.
"iSun Affairs" dám làm những chuyện mà báo giới tại Bắc Kinh không dám nghĩ đến.
Le Monde thuật lại, vào cuối kỳ đại hội đảng lần thứ 18, trên trang nhất tạp chí "iSun Affairs" đã để ảnh ông Tập Cận Bình, vừa được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đứng một mình trên một con đường, phía trên có tấm biển chỉ dẫn đường nhiều hướng khác nhau và đặt một câu hỏi : "Ông ấy định đi đâu ?" Hay như cuối tháng 12/2012, tạp chí đăng trọn cả một hồ sơ về các vụ tự thiêu tại Tây Tạng.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường không làm lóe lên hy vọng
Hôm qua, 05/03/2013, Trung Quốc đã công bố thành phần ban lãnh đạo đất nước mới. Theo báo Le Monde, ngoài việc tiếp nối các mục tiêu đã được đề ra từ thời ban lãnh đạo tiền nhiệm như chính sách an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững thì những lời kêu gọi cải cách chính trị dường như không thấy lóe chút hy vọng nào từ ban lãnh đạo mới.
Như vậy là hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã chính thức trở thành Chủ tịch nước và Thủ thướng chính phủ sau phiên họp ngày hôm qua thứ sáu 15/3/2013.
Le Monde cho rằng cặp đôi lãnh đạo mới này sẽ phải tiếp tục công cuộc đổi mới. Hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường được xem như là những người đại diện cho sự thay đổi và thể hiện niềm hy vọng của bộ phận người mang tư tưởng tự do, đòi hỏi sự điều hành đất nước tôn trọng theo Hiến pháp.
Le Monde cho rằng cải cách hành chính đề ra trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của cặp đôi lãnh đạo này chính là một bước khởi đầu. Theo đó, ban lãnh đạo nhà nước mới sẽ tấn công vào một số ban bộ hành chính quan liêu như hợp nhất các cơ quan kiểm duyệt đặt dưới một bộ phận chung, sát nhập Ủy ban kế hoạch hóa gia đình vào Bộ Y tế và giải thể Bộ đường sắt.
Hai nhà lãnh đạo mới ưu tiên đặt các vấn đề kinh tế - xã hội làm trọng tâm hàng đầu như an sinh xã hội, đô thị hóa, cũng như là tăng trưởng kinh tế theo chất lượng cao nhưng phải tôn trọng môi trường và phải được dựa vào nhu cầu nội địa.
Thế nhưng, bên cạnh những tín hiệu "tốt", thì phiên họp Quốc hội lần này còn phát đi một số tín hiệu « xấu ». Hy vọng cải cách chính trị hầu như bị dập tắt. Trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Hoa hôm thứ ba 12/3 vừa qua, ông Du Chí Thanh , tân chủ tịch của Chính hiệp (tên viết tắt của Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Hoa) đã lặp lại lời hứa của những người tiền nhiệm « trong bất cứ trường hợp nào, không theo gót các hệ thống chính trị phương tây ».
Theo phân tích của vị giáo sư luật thuộc đại học Bắc Kinh, « trong xã hội dân sự, các cuộc bàn cãi về chánh thể lập hiến rất là cực kỳ mãnh liệt, nhưng lại có quá nhiều trở ngại cho chính phủ […]. Người dân phê phán là ‘chính phủ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo ».
Vị giáo sư này suy đoán rằng « khả năng tiếp tục duy trì các chính sách như hiện nay mà không thay đổi gì cả là rất có thể. Chừng nào áp lực xã hội dân sự vẫn chưa đủ mạnh thì cải cách chính trị vẫn sẽ bị đẩy lùi ».
Ngày tận thế của những chú voi châu Phi trong 10 năm tới ?
Vẫn trong dư âm của hội nghị Cites nhằm bảo tồn các động vật quí hiếm, báo Le Monde có bài viết mang tựa đề : « Ngày tận diệt của những chú voi châu Phi trong 10 năm tới ? ».
Mười hai ngày sau hội nghị Cites lần thứ 16 tại Bangkok, không khí cuộc họp dường như khả quan cho các nhà bảo tồn thiên nhiên. Thế nhưng, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa thất bại trong việc trừng phạt giao thương ngà voi. Những hành động cụ thể vẫn chưa được đề ra nhằm bảo vệ loài voi châu Phi, nạn nhân của các cuộc săn bắn trái phép chưa từng thấy nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua tại châu Á.
Phần đông các tổ chức phi chính phủ (ONG) tranh đấu trong cuộc chiến này đánh giá : « Cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc bảo vệ loài voi ». Một kế hoạch hành động đã được đề ra nhưng nguồn tài chính cho dự án này vẫn chưa đựơc xác định cụ thể.
Từ nay, các quốc gia được cho là chiếm hữu nhiều nga voi nhất phải trình những mẫu ADN để kiểm tra nhằm tìm lại nguồn gốc và tuyến đường buôn lậu của các sản phẩm này. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào được đưa ra để trừng phạt các nước được cho là không mấy nhiệt tình trong công cuộc chống nạn buôn lậu này, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan (hai thị trường tiêu thụ lớn),Việt Nam, Malaysia, Philipines (quốc gia quá cảnh), Ouganda, Tanzania, Kenya (quốc gia gốc).
Trước kỳ hội nghị, các nước này đã được triệu tập nhằm trình lên hội đồng thường trực Cites phương án hành động, ngoại trừ Trung Quốc và Tanzania là không tham gia. Mỗi nước phải trình lên phương án hành động chính thức từ nay đến ngày 15/05/2013.
Tất cả các quốc gia này đều thể hiện « một sự cam kết áp dụng ngay lập tức các biện pháp đề ra » : hội đồng khẳng định. Tuy nhiên, theo phần lớn các hiệp hội thì cách giám sát này vẫn chưa đáp ứng được tính cấp thiết của tình hình hiện tại. Khoảng một chục hiệp hội chua chát lên án : « Hội nghị Cites mỉa mai đường dây buôn lậu voi » và đặc biệt nhấn mạnh « Trung Quốc không hề thừa nhận một phần trách nhiệm của mình trong khi sự trưng bày và buôn bán ngà voi nở rộ tại đây. »
Đối với nhiều tổ chức phi chính phủ (ONG), đây không còn là lúc trì hoãn nữa. « Cách duy nhất để chấm dứt cuộc tàn sát và bảo vệ loài voi tại châu Phi và châu Á là sự đình chỉ ngay lập tức và hoàn toàn đường dây buôn bán ngà hợp pháp trên thị trường quốc tế và quốc nội cho tới khi có biện pháp mới.» : Charlotte Nithard, một nhân viên của hiệp hội Pháp Robin des Bois nhận xét.
Trung Quốc và Thái Lan, thành lập đường dây buôn bán ngà voi tại Myanmar
Báo Le Monde tiếp tục chủ đề này qua bài viết nhận định "Trung Quốc và Thái Lan lập đường dây buôn bán ngà voi tại Myanmar".
Sự tiêu thụ ngà voi mạnh mẽ tại Trung Quốc và Thái Lan đe dọa loài voi tại Myanmar. Hiện nay, tại nước này chỉ còn lại 3.000 con voi, giảm phân nửa so với những năm 1970.
Nhật báo thành phố Rangoon, The Myanmar Times lo sợ tình trạng buôn lậu ngà sẽ càng trở nên trầm trọng và lan sang các nước láng giềng. Những năm gần đây, các nhóm săn bắn trái phép đă giết voi không chỉ để khai thác ngà mà còn lấy răng cấm, xương và da…
Thêm vào đó là ngành thương mại trái phép voi còn sống để chuyên chở khách du lịch tại Thái Lan. Một đạo luật đã được đưa ra vào năm 1994 cấm mọi hình thức săn bắn, khai thác cũng như sở hữu mọi phần cơ thể voi. Người phạm tội phải chịu án 7 năm tù và 500 euros tiền phạt.
Thế nhưng, trên các thị trường tại các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay và một số vùng biên giới của Trung Quốc và Thái Lan, ngành kinh doanh này vẫn đua nhau phát triển.
Hạn hán nghiêm trọng tại Tây Ấn Độ trong vòng 40 năm trở lại đây
Liên quan đến tình hình khí hậu, Le Monde chạy tựa : « Phía Tây Ấn Độ đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong vòng 40 năm trở lại đây. »
Chính phủ Ấn Độ chính thức thông báo ngày 13/03 vừa qua, sẽ chi 172 triệu euros giúp 3900 làng thuộc bang Maharashtra nằm ở phía Tây Ấn Độ đang chịu cảnh khô hạn cùng cực nhất từ 40 năm trở lại đây.
Lượng mưa thấp vài tháng gần đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Sự cạn kiệt nước ngầm, sự lựa chọn một số cây trồng tiêu thụ nhiều nước, cơ cấu hạ tầng thủy lợi, sự quản lý còn kém chính là các nguyên nhân trong vụ khô hạn này.
Tù ngày độc lập, quyền quản lý nguồn tài nguyên nước đã chuyển đổi chủ quyền, từ tay dân làng, sang nhà nước và cuối cùng là vào tay tư nhân. Sự tư nhân hóa ngành tài nguyên này làm gia tăng căng thẳng giữa các cộng đồng, củng cố thêm nhiều bất công giữa các nông dân và làm kiệt quệ mạch nước ngầm.
Hậu quả là người nông dân ngày càng mang nợ để đào giếng trong ruộng của mình, con số vào năm 1985 là 935 000 giếng đã lên tới 2 triệu hai mươi năm sau. Mạch nước ngầm cạn kiệt làm cho người dân phải đào sâu hơn.
Những người không thể tiếp tục vay mượn phải lệ thuộc vào « chủ nguồn nước », một cái nghề mới ra đời hai mươi năm trở lại đây khi nguồn nước ngày càng khan hiếm. Các « chủ nước » này dùng vòi và xe tải đi tưới các vùng khô hạn. Đây là dịp để họ làm giàu. Giá 500 lít nước tăng 50% trong vòng một tháng. Người dân không thể sử dụng bể chứa công cộng bởi nó đã khô cạn từ lâu và thiếu sự trùng tu. Sự sửa chữa các bể chứa này đòi hỏi các thủ tục hành chính không bao giờ dứt.
Các ngành công nghiệp, các công viên nước, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ngành trồng trọt chiếm độc quyền sử dụng nguồn nước không hạn chế. Trong tình trạng khủng hoảng, chính quyền địa phương muốn áp đặt một hệ thống thủy lợi nhỏ giọt, tiết kiệm nước hơn trong ngành trồng mía. Một nhà nghiên cứu tại viện quản lý nước (IWMI) nhắc nhở : « Chúng ta không thể trồng tất cả, ở bất cứ đâu. Phải ưu tiên các dự án thủy lợi tầm quy mô nhỏ, cấp xã và cuối cùng là thu hút nước từ các trận mưa, sau đó trữ nước để đưa vào mạch nước ngầm hoặc tưới tiêu cho đồng ruộng khi cần. »
Theo dự báo của bộ nông nghiệp Ấn Độ thì 22% lãnh thổ và 17% dân số Ấn Độ phải chịu cảnh « khan hiếm nước hoàn toàn » từ nay đến năm 2050.
Châu Âu : rất ít thuốc trừ sâu trong thức ăn
Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, báo Le Figaro đăng bài « Châu Âu : rất ít thuốc trừ sâu trong thức ăn ». Theo tờ báo, hơn 97% các mẫu thử năm 2010 được kiểm duyệt phù hợp với giới hạn cho phép.
Vào thời điểm nổ ra hàng loạt các vụ xì căng đan thực phẩm, thứ ba vừa qua, cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (Efsa) đã công bố hầu hết các thức ăn tiêu thụ tại châu Âu « có một dư lượng thuốc trừ sâu nằm trong giới hạn cho phép ». Thông báo trên phần nào làm yên lòng người tiêu dùng.
Theo báo cáo trên trang Internet của một cơ quan tại Parma (Ý), dư lượng cho phép của các sản phẩm hữu cơ tìm thấy trong các mẫu thử không gây ra nguy cơ về lâu về dài cho sức khỏe. Dư lượng hữu cơ này nhằm bảo vệ vụ mùa, chống bệnh tật, các loài ký sinh hay các loại cỏ độc.
Châu Âu cũng áp dụng song song một chương trình kiểm duyệt đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thức ăn được cho là thành phần chính của bữa ăn người châu Âu trong thời gian 3 năm. Sau đợt kiểm duyệt năm 2010, kết quả cũng vô cùng khả quan : 98,4% sản phẩm tôn trọng giới hạn tối đa cho phép.
Samsung, cái gai trong chân của Google
Về kinh tế, các báo Pháp hôm nay tiếp tục đưa tin việc Samsung trình làng mẫu điện thoại thông minh mới Galaxy S4. Le Figaro chạy tựa « Samsung vén màn chiếc Galaxy S4 ». Tờ báo nhận định rằng với việc liên tục gia tăng các chức năng mới chưa từng có trong thế hệ điện thoại thông minh mới, tập đoàn Hàn Quốc Samsung muốn khẳng định rằng họ có thể sánh ngang vai cùng Apple trên lãnh vực đổi mới công nghệ.
Giọng điệu khiêu khích hơn, tờ Le Parisien đưa một tít nhỏ trên trang nhất “Samsung thách thức Iphone”. Galaxy S4 dòng sản phẩm mới nhất của Hàn Quốc có nhiều chức năng cải tiến. Như vậy, đối với Apple, cuộc đua từ giờ sẽ trở nên khốc liệt.
Thế nhưng, theo quan điểm của báo Le Monde, không những Samsung sẽ gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh Apple, mà sẽ còn là “cái gai” cho Google, nhà điều hành mạng khai thác các trình ứng dụng.
Đầu tiên, bài báo đồng quan điểm với Le Parisien cho rằng Samsung đang thách thức Apple. Tờ báo viết: “Nếu như Samsung đã chọn quả táo to, là nhằm chứng tỏ thực lực và thách thức Apple ngay trên chính địa bàn của họ. Cũng giống như đối thủ cạnh tranh Mỹ, kể từ giờ tập đoàn khổng lồ Hàn Quốc không thèm màng đến các cuộc triễn lãm hội chợ lớn nữa và thích tự tổ chức các sự kiện với sự góp mặt của những ngôi sao nổi tiếng”.
Quả thật, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, rõ ràng chỉ riêng mình Samsung đã chiếm đến 30% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới, so với Apple là 18,8% . Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với việc sử dụng Android, hệ điều hành của Google, thị phần của Samsung còn cao hơn gấp nhiều lần. Họ tiên đoán rằng thị phần của Samsung có thể còn sẽ tăng lên đến 40% từ đây cho đến cuối năm 2013.
Thế nhưng, đối với Google, “sự ngự trị của Samsung trên thị trường smartphones lại là con dao hai lưỡi”, theo như nhận xét của Văn phòng Gartner. “Một mặt, Google thu được lợi từ một thương hiệu vì đã chọn Android và cũng là vì đó là một thương hiệu quan trọng. Nhưng mặt khác, hệ điều hành đó sẽ ngày càng lệ thuộc vào chính cùng nhà sản xuất”. Nghĩa là, người hâm mộ mặt hàng Galaxy chỉ biết đến Android trên máy Samsung. Hệ quả là số người hâm mộ Samsung sẽ nhiều hơn là hệ điều hành Android, theo như nhận xét của một vị chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng BNP Paribas, Pháp.
Như vậy, một ngày nào đó, Samsung rất có thể sẽ qua mặt cả Android và sẽ chọn cho mình một hệ thống điều hành riêng, tước đi của nhà điều hành Mỹ nhiều mặt quan trọng. Các chuyên gia nhìn nhận rằng việc tự sở hữu một hệ điều hành riêng là rất tiện ích. Đây chính là điều mà Apple đang định thử nghiệm. Bởi vì, thông qua chính hệ điều hành của riêng mình, nhà sản xuất sẽ tạo ra được mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và có thể bán được rất nhiều thứ.
Chính vì lý do đó, Le Monde có ý nghi ngờ là hiện nay Samsung đang nghiên cứu trên hệ điều hành Tizen, một hệ thống mở và hợp tác tốt hơn, cùng với sự tham gia của tập đoàn chuyên sản xuất linh kiện bán dẫn Intel.
Ngoài ra, Le Monde còn nhận định rằng sự thống trị của Samsung trên thị trường điện thoại thông minh không những gây bất lợi cho Google mà còn có thể bóp nghẹt các đối tác khác của Android chẳng hạn như trường hợp HTC.
Một chuyên gia phân tích nhấn mạnh rằng Samsung đã chi ra ngân sách khổng lồ cho quảng cáo, do đó không một thương hiệu smartphone nào có đủ nguồn lực chắc chắn để mà chống cự lại được với các đợt triều quảng bá này.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận rằng cho đến hiện tại Android vẫn là hệ điều hành an toàn nhất. Hệ điều hành Tizen mà Samsung đang nghiên cứu vẫn chưa đủ độ chín muồi. Nhưng trong tương lai, đấy rất có thể sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm thật sự.
Theo nhận định của các chuyên gia, thì Google rất có thể sẽ kết hợp kỹ năng tuyệt vời của mình với chi nhánh của mình là Motorola trong ngành điện tử nhằm tạo ra các dòng sản phẩm smartphones tốt nhất cho thị trường và nhằm tái cân bằng cuộc chơi.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồng Kông, chốn nương thân cho báo chí đối lập
Báo Le Monde ngày 16/03/2013 đặc biệt dành nhiều trang viết về thời sự châu Á, từ vấn đề tự do ngôn luận, chính trị tại Trung Quốc, môi trường cho đến cuộc chiến smartphone giữa hai tập đoàn khổng lồ Samsung và Apple. Đáng chú ý là bài viết « Hồng Kông, chốn nương thân cho báo chí đối lập », trên phụ san Văn hóa và Ý kiến.
Le Monde cho biết kể từ năm 2011, tuần báo « iSun Affairs », một tạp chí quy tụ nhiều tiếng nói đối lập bị cấm đoán tại Bắc Kinh nhưng lại được cư dân mạng tại Hoa Lục đánh giá cao và ủng hộ nhiệt tình vì những bài viết phản ảnh thực trạng xã hội và chính trị Trung Quốc mà các tờ báo ở Trung Hoa không được phép đề cập đến.
Theo báo Le Monde, chính từ Hồng Kông, vốn được tự do ngôn luận, mà Trần Bình, một người Trung Quốc, tuổi trạc tứ truần và nhóm làm báo của ông nuôi hy vọng làm thay đổi đất nước. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã buộc nhà nghiên cứu trẻ của Đảng Cộng sản phải rẽ hướng sang làm kinh doanh. Công việc làm ăn phát đạt. Và giờ đây Trần Bình đang dần dần quay lại với chính trị.
Chẳng có nét gì cho thấy Trần Bình thuộc lớp người giàu mới tại Trung Quốc : chỉ có chính trị mới chính là niềm đam mê của ông. Trong các chương trình phát sóng hầu như mỗi ngày do chính ông điều khiển trên đài iSunTV, Trần Bình có thể tranh luận hàng giờ với các nhà trí thức có tiếng tăm nhất đến từ lục địa, những người theo xu hướng tự do, chẳng hạn như nhà triết học Từ Hữu Ngư và nhà soạn thảo Hiến pháp Trương Bác Thụ.
Dĩ nhiên các tín hiệu phát sóng sẽ không bắt được tại Bắc Kinh, nhưng người xem vẫn có thể truy cập được trên Internet.
Để củng cố cho cái mà ông gọi là « Diễn đàn về cải cách chính trị Trung Quốc », Trần Bình đã phát hành tuần báo bằng tiếng Hoa tên gọi "iSun Affairs" vào mùa hè năm 2011. Ban đầu chỉ là báo mạng, rồi sau đó là báo giấy.
Điểm nổi trội của tờ tạp chí là ông đã tập hợp được nhiều nhà báo chuyên nghiệp nổi tiếng đến từ Hoa Lục. Nhất là, vị giám đốc phụ trách quảng bá không ai khác chính là ông Trình Ích Trung, 47 tuổi, người đã làm thay đổi diện mạo báo giới tại Trung Quốc trong những năm 2000. Ông Trình Ích Trung từng là tổng biên tập viên tờ Nam Phương Đô Thị báo. Ông này đã bị đuổi việc vì đã chỉ trích chính sách Tây Tạng của Bắc Kinh năm 2008. Hay như là Bắc Phong, một nhà viết blog nổi tiếng tỉnh Quảng Đông chạy lánh nạn sang Hồng Kông nhằm tránh sự sách nhiễu của công an Trung Quốc.
Theo Le Monde, nhờ nhóm cộng tác tiếng tăm này mà tờ "iSun Affairs" đang làm một cuộc cách mạng trong thế giới mạng và báo chí Trung Quốc hải ngoại.
Trong bối cảnh các cuộc tranh luận về cơ hội dân chủ hóa đang gây sóng gió trên mạng, tờ "iSun Affairs" được xem như giữ một vai trò chủ đạo trong việc tạo hình tạo dáng cho ý kiến công luận. Trần Bình giải thích với Le Monde rằng chìa khóa thành công của "iSun Affairs" chính là ở tính chuyên nghiệp. Theo ông, « trở thành công cụ truyền thông có ảnh hưởng và nguồn tham khảo chính trên phương diện thông tin, bằng cách nêu rõ những gì thật sự đang diễn ra ngay trong lòng xã hội Trung Quốc mới chính là điều quan trọng ».
Ngay trong sảnh ban biên tập, Le Monde nhìn thấy dòng khẩu hiệu « Chúng tôi muốn tự do ngôn luận ». Khẩu hiệu này cũng đã được những người ủng hộ tờ Nam Phương Chu Mạt trương lên khi xảy ra xung đột với cơ quan kiểm duyệt. Sau đó là đến lượt tờ Tin tức Bắc Kinh. Một sự kiện mà tạp chí "iSun Affairs" đã nắm lấy cơ hội và đưa lên thành tít lớn trên trang nhất.
Đối với Trình Ích Trung, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1989, một làn sóng phản đối bảo vệ tự do ngôn luận như thế xảy ra. Hơn nữa lại nhận được sự ủng hộ của giới đồng nghiệp và người dân. Ông cho rằng sự kiện đó có một ý nghĩa rất lớn lao.
Đối với chính quyền Bắc Kinh, tờ báo này mang lời lẽ khiêu khích và bị cấm phát hành trong nước. Thế nhưng, trên thế giới mạng, lại nhận được nhiều ý kiến chia sẻ từ người dân va một số nhóm chính trị gia.
"iSun Affairs" dám làm những chuyện mà báo giới tại Bắc Kinh không dám nghĩ đến.
Le Monde thuật lại, vào cuối kỳ đại hội đảng lần thứ 18, trên trang nhất tạp chí "iSun Affairs" đã để ảnh ông Tập Cận Bình, vừa được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đứng một mình trên một con đường, phía trên có tấm biển chỉ dẫn đường nhiều hướng khác nhau và đặt một câu hỏi : "Ông ấy định đi đâu ?" Hay như cuối tháng 12/2012, tạp chí đăng trọn cả một hồ sơ về các vụ tự thiêu tại Tây Tạng.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường không làm lóe lên hy vọng
Hôm qua, 05/03/2013, Trung Quốc đã công bố thành phần ban lãnh đạo đất nước mới. Theo báo Le Monde, ngoài việc tiếp nối các mục tiêu đã được đề ra từ thời ban lãnh đạo tiền nhiệm như chính sách an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững thì những lời kêu gọi cải cách chính trị dường như không thấy lóe chút hy vọng nào từ ban lãnh đạo mới.
Như vậy là hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã chính thức trở thành Chủ tịch nước và Thủ thướng chính phủ sau phiên họp ngày hôm qua thứ sáu 15/3/2013.
Le Monde cho rằng cặp đôi lãnh đạo mới này sẽ phải tiếp tục công cuộc đổi mới. Hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường được xem như là những người đại diện cho sự thay đổi và thể hiện niềm hy vọng của bộ phận người mang tư tưởng tự do, đòi hỏi sự điều hành đất nước tôn trọng theo Hiến pháp.
Le Monde cho rằng cải cách hành chính đề ra trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của cặp đôi lãnh đạo này chính là một bước khởi đầu. Theo đó, ban lãnh đạo nhà nước mới sẽ tấn công vào một số ban bộ hành chính quan liêu như hợp nhất các cơ quan kiểm duyệt đặt dưới một bộ phận chung, sát nhập Ủy ban kế hoạch hóa gia đình vào Bộ Y tế và giải thể Bộ đường sắt.
Hai nhà lãnh đạo mới ưu tiên đặt các vấn đề kinh tế - xã hội làm trọng tâm hàng đầu như an sinh xã hội, đô thị hóa, cũng như là tăng trưởng kinh tế theo chất lượng cao nhưng phải tôn trọng môi trường và phải được dựa vào nhu cầu nội địa.
Thế nhưng, bên cạnh những tín hiệu "tốt", thì phiên họp Quốc hội lần này còn phát đi một số tín hiệu « xấu ». Hy vọng cải cách chính trị hầu như bị dập tắt. Trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Hoa hôm thứ ba 12/3 vừa qua, ông Du Chí Thanh , tân chủ tịch của Chính hiệp (tên viết tắt của Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Hoa) đã lặp lại lời hứa của những người tiền nhiệm « trong bất cứ trường hợp nào, không theo gót các hệ thống chính trị phương tây ».
Theo phân tích của vị giáo sư luật thuộc đại học Bắc Kinh, « trong xã hội dân sự, các cuộc bàn cãi về chánh thể lập hiến rất là cực kỳ mãnh liệt, nhưng lại có quá nhiều trở ngại cho chính phủ […]. Người dân phê phán là ‘chính phủ nói một đằng nhưng lại làm một nẻo ».
Vị giáo sư này suy đoán rằng « khả năng tiếp tục duy trì các chính sách như hiện nay mà không thay đổi gì cả là rất có thể. Chừng nào áp lực xã hội dân sự vẫn chưa đủ mạnh thì cải cách chính trị vẫn sẽ bị đẩy lùi ».
Ngày tận thế của những chú voi châu Phi trong 10 năm tới ?
Vẫn trong dư âm của hội nghị Cites nhằm bảo tồn các động vật quí hiếm, báo Le Monde có bài viết mang tựa đề : « Ngày tận diệt của những chú voi châu Phi trong 10 năm tới ? ».
Mười hai ngày sau hội nghị Cites lần thứ 16 tại Bangkok, không khí cuộc họp dường như khả quan cho các nhà bảo tồn thiên nhiên. Thế nhưng, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa thất bại trong việc trừng phạt giao thương ngà voi. Những hành động cụ thể vẫn chưa được đề ra nhằm bảo vệ loài voi châu Phi, nạn nhân của các cuộc săn bắn trái phép chưa từng thấy nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua tại châu Á.
Phần đông các tổ chức phi chính phủ (ONG) tranh đấu trong cuộc chiến này đánh giá : « Cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc bảo vệ loài voi ». Một kế hoạch hành động đã được đề ra nhưng nguồn tài chính cho dự án này vẫn chưa đựơc xác định cụ thể.
Từ nay, các quốc gia được cho là chiếm hữu nhiều nga voi nhất phải trình những mẫu ADN để kiểm tra nhằm tìm lại nguồn gốc và tuyến đường buôn lậu của các sản phẩm này. Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào được đưa ra để trừng phạt các nước được cho là không mấy nhiệt tình trong công cuộc chống nạn buôn lậu này, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan (hai thị trường tiêu thụ lớn),Việt Nam, Malaysia, Philipines (quốc gia quá cảnh), Ouganda, Tanzania, Kenya (quốc gia gốc).
Trước kỳ hội nghị, các nước này đã được triệu tập nhằm trình lên hội đồng thường trực Cites phương án hành động, ngoại trừ Trung Quốc và Tanzania là không tham gia. Mỗi nước phải trình lên phương án hành động chính thức từ nay đến ngày 15/05/2013.
Tất cả các quốc gia này đều thể hiện « một sự cam kết áp dụng ngay lập tức các biện pháp đề ra » : hội đồng khẳng định. Tuy nhiên, theo phần lớn các hiệp hội thì cách giám sát này vẫn chưa đáp ứng được tính cấp thiết của tình hình hiện tại. Khoảng một chục hiệp hội chua chát lên án : « Hội nghị Cites mỉa mai đường dây buôn lậu voi » và đặc biệt nhấn mạnh « Trung Quốc không hề thừa nhận một phần trách nhiệm của mình trong khi sự trưng bày và buôn bán ngà voi nở rộ tại đây. »
Đối với nhiều tổ chức phi chính phủ (ONG), đây không còn là lúc trì hoãn nữa. « Cách duy nhất để chấm dứt cuộc tàn sát và bảo vệ loài voi tại châu Phi và châu Á là sự đình chỉ ngay lập tức và hoàn toàn đường dây buôn bán ngà hợp pháp trên thị trường quốc tế và quốc nội cho tới khi có biện pháp mới.» : Charlotte Nithard, một nhân viên của hiệp hội Pháp Robin des Bois nhận xét.
Trung Quốc và Thái Lan, thành lập đường dây buôn bán ngà voi tại Myanmar
Báo Le Monde tiếp tục chủ đề này qua bài viết nhận định "Trung Quốc và Thái Lan lập đường dây buôn bán ngà voi tại Myanmar".
Sự tiêu thụ ngà voi mạnh mẽ tại Trung Quốc và Thái Lan đe dọa loài voi tại Myanmar. Hiện nay, tại nước này chỉ còn lại 3.000 con voi, giảm phân nửa so với những năm 1970.
Nhật báo thành phố Rangoon, The Myanmar Times lo sợ tình trạng buôn lậu ngà sẽ càng trở nên trầm trọng và lan sang các nước láng giềng. Những năm gần đây, các nhóm săn bắn trái phép đă giết voi không chỉ để khai thác ngà mà còn lấy răng cấm, xương và da…
Thêm vào đó là ngành thương mại trái phép voi còn sống để chuyên chở khách du lịch tại Thái Lan. Một đạo luật đã được đưa ra vào năm 1994 cấm mọi hình thức săn bắn, khai thác cũng như sở hữu mọi phần cơ thể voi. Người phạm tội phải chịu án 7 năm tù và 500 euros tiền phạt.
Thế nhưng, trên các thị trường tại các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay và một số vùng biên giới của Trung Quốc và Thái Lan, ngành kinh doanh này vẫn đua nhau phát triển.
Hạn hán nghiêm trọng tại Tây Ấn Độ trong vòng 40 năm trở lại đây
Liên quan đến tình hình khí hậu, Le Monde chạy tựa : « Phía Tây Ấn Độ đối mặt với hạn hán nghiêm trọng trong vòng 40 năm trở lại đây. »
Chính phủ Ấn Độ chính thức thông báo ngày 13/03 vừa qua, sẽ chi 172 triệu euros giúp 3900 làng thuộc bang Maharashtra nằm ở phía Tây Ấn Độ đang chịu cảnh khô hạn cùng cực nhất từ 40 năm trở lại đây.
Lượng mưa thấp vài tháng gần đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Sự cạn kiệt nước ngầm, sự lựa chọn một số cây trồng tiêu thụ nhiều nước, cơ cấu hạ tầng thủy lợi, sự quản lý còn kém chính là các nguyên nhân trong vụ khô hạn này.
Tù ngày độc lập, quyền quản lý nguồn tài nguyên nước đã chuyển đổi chủ quyền, từ tay dân làng, sang nhà nước và cuối cùng là vào tay tư nhân. Sự tư nhân hóa ngành tài nguyên này làm gia tăng căng thẳng giữa các cộng đồng, củng cố thêm nhiều bất công giữa các nông dân và làm kiệt quệ mạch nước ngầm.
Hậu quả là người nông dân ngày càng mang nợ để đào giếng trong ruộng của mình, con số vào năm 1985 là 935 000 giếng đã lên tới 2 triệu hai mươi năm sau. Mạch nước ngầm cạn kiệt làm cho người dân phải đào sâu hơn.
Những người không thể tiếp tục vay mượn phải lệ thuộc vào « chủ nguồn nước », một cái nghề mới ra đời hai mươi năm trở lại đây khi nguồn nước ngày càng khan hiếm. Các « chủ nước » này dùng vòi và xe tải đi tưới các vùng khô hạn. Đây là dịp để họ làm giàu. Giá 500 lít nước tăng 50% trong vòng một tháng. Người dân không thể sử dụng bể chứa công cộng bởi nó đã khô cạn từ lâu và thiếu sự trùng tu. Sự sửa chữa các bể chứa này đòi hỏi các thủ tục hành chính không bao giờ dứt.
Các ngành công nghiệp, các công viên nước, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là ngành trồng trọt chiếm độc quyền sử dụng nguồn nước không hạn chế. Trong tình trạng khủng hoảng, chính quyền địa phương muốn áp đặt một hệ thống thủy lợi nhỏ giọt, tiết kiệm nước hơn trong ngành trồng mía. Một nhà nghiên cứu tại viện quản lý nước (IWMI) nhắc nhở : « Chúng ta không thể trồng tất cả, ở bất cứ đâu. Phải ưu tiên các dự án thủy lợi tầm quy mô nhỏ, cấp xã và cuối cùng là thu hút nước từ các trận mưa, sau đó trữ nước để đưa vào mạch nước ngầm hoặc tưới tiêu cho đồng ruộng khi cần. »
Theo dự báo của bộ nông nghiệp Ấn Độ thì 22% lãnh thổ và 17% dân số Ấn Độ phải chịu cảnh « khan hiếm nước hoàn toàn » từ nay đến năm 2050.
Châu Âu : rất ít thuốc trừ sâu trong thức ăn
Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, báo Le Figaro đăng bài « Châu Âu : rất ít thuốc trừ sâu trong thức ăn ». Theo tờ báo, hơn 97% các mẫu thử năm 2010 được kiểm duyệt phù hợp với giới hạn cho phép.
Vào thời điểm nổ ra hàng loạt các vụ xì căng đan thực phẩm, thứ ba vừa qua, cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (Efsa) đã công bố hầu hết các thức ăn tiêu thụ tại châu Âu « có một dư lượng thuốc trừ sâu nằm trong giới hạn cho phép ». Thông báo trên phần nào làm yên lòng người tiêu dùng.
Theo báo cáo trên trang Internet của một cơ quan tại Parma (Ý), dư lượng cho phép của các sản phẩm hữu cơ tìm thấy trong các mẫu thử không gây ra nguy cơ về lâu về dài cho sức khỏe. Dư lượng hữu cơ này nhằm bảo vệ vụ mùa, chống bệnh tật, các loài ký sinh hay các loại cỏ độc.
Châu Âu cũng áp dụng song song một chương trình kiểm duyệt đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thức ăn được cho là thành phần chính của bữa ăn người châu Âu trong thời gian 3 năm. Sau đợt kiểm duyệt năm 2010, kết quả cũng vô cùng khả quan : 98,4% sản phẩm tôn trọng giới hạn tối đa cho phép.
Samsung, cái gai trong chân của Google
Về kinh tế, các báo Pháp hôm nay tiếp tục đưa tin việc Samsung trình làng mẫu điện thoại thông minh mới Galaxy S4. Le Figaro chạy tựa « Samsung vén màn chiếc Galaxy S4 ». Tờ báo nhận định rằng với việc liên tục gia tăng các chức năng mới chưa từng có trong thế hệ điện thoại thông minh mới, tập đoàn Hàn Quốc Samsung muốn khẳng định rằng họ có thể sánh ngang vai cùng Apple trên lãnh vực đổi mới công nghệ.
Giọng điệu khiêu khích hơn, tờ Le Parisien đưa một tít nhỏ trên trang nhất “Samsung thách thức Iphone”. Galaxy S4 dòng sản phẩm mới nhất của Hàn Quốc có nhiều chức năng cải tiến. Như vậy, đối với Apple, cuộc đua từ giờ sẽ trở nên khốc liệt.
Thế nhưng, theo quan điểm của báo Le Monde, không những Samsung sẽ gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh Apple, mà sẽ còn là “cái gai” cho Google, nhà điều hành mạng khai thác các trình ứng dụng.
Đầu tiên, bài báo đồng quan điểm với Le Parisien cho rằng Samsung đang thách thức Apple. Tờ báo viết: “Nếu như Samsung đã chọn quả táo to, là nhằm chứng tỏ thực lực và thách thức Apple ngay trên chính địa bàn của họ. Cũng giống như đối thủ cạnh tranh Mỹ, kể từ giờ tập đoàn khổng lồ Hàn Quốc không thèm màng đến các cuộc triễn lãm hội chợ lớn nữa và thích tự tổ chức các sự kiện với sự góp mặt của những ngôi sao nổi tiếng”.
Quả thật, theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, rõ ràng chỉ riêng mình Samsung đã chiếm đến 30% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới, so với Apple là 18,8% . Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với việc sử dụng Android, hệ điều hành của Google, thị phần của Samsung còn cao hơn gấp nhiều lần. Họ tiên đoán rằng thị phần của Samsung có thể còn sẽ tăng lên đến 40% từ đây cho đến cuối năm 2013.
Thế nhưng, đối với Google, “sự ngự trị của Samsung trên thị trường smartphones lại là con dao hai lưỡi”, theo như nhận xét của Văn phòng Gartner. “Một mặt, Google thu được lợi từ một thương hiệu vì đã chọn Android và cũng là vì đó là một thương hiệu quan trọng. Nhưng mặt khác, hệ điều hành đó sẽ ngày càng lệ thuộc vào chính cùng nhà sản xuất”. Nghĩa là, người hâm mộ mặt hàng Galaxy chỉ biết đến Android trên máy Samsung. Hệ quả là số người hâm mộ Samsung sẽ nhiều hơn là hệ điều hành Android, theo như nhận xét của một vị chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng BNP Paribas, Pháp.
Như vậy, một ngày nào đó, Samsung rất có thể sẽ qua mặt cả Android và sẽ chọn cho mình một hệ thống điều hành riêng, tước đi của nhà điều hành Mỹ nhiều mặt quan trọng. Các chuyên gia nhìn nhận rằng việc tự sở hữu một hệ điều hành riêng là rất tiện ích. Đây chính là điều mà Apple đang định thử nghiệm. Bởi vì, thông qua chính hệ điều hành của riêng mình, nhà sản xuất sẽ tạo ra được mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và có thể bán được rất nhiều thứ.
Chính vì lý do đó, Le Monde có ý nghi ngờ là hiện nay Samsung đang nghiên cứu trên hệ điều hành Tizen, một hệ thống mở và hợp tác tốt hơn, cùng với sự tham gia của tập đoàn chuyên sản xuất linh kiện bán dẫn Intel.
Ngoài ra, Le Monde còn nhận định rằng sự thống trị của Samsung trên thị trường điện thoại thông minh không những gây bất lợi cho Google mà còn có thể bóp nghẹt các đối tác khác của Android chẳng hạn như trường hợp HTC.
Một chuyên gia phân tích nhấn mạnh rằng Samsung đã chi ra ngân sách khổng lồ cho quảng cáo, do đó không một thương hiệu smartphone nào có đủ nguồn lực chắc chắn để mà chống cự lại được với các đợt triều quảng bá này.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận rằng cho đến hiện tại Android vẫn là hệ điều hành an toàn nhất. Hệ điều hành Tizen mà Samsung đang nghiên cứu vẫn chưa đủ độ chín muồi. Nhưng trong tương lai, đấy rất có thể sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm thật sự.
Theo nhận định của các chuyên gia, thì Google rất có thể sẽ kết hợp kỹ năng tuyệt vời của mình với chi nhánh của mình là Motorola trong ngành điện tử nhằm tạo ra các dòng sản phẩm smartphones tốt nhất cho thị trường và nhằm tái cân bằng cuộc chơi.