Tham Khảo
Hồng Vệ Binh kiểu mới: Sinh viên yêu nước TQ
bbc.com
Cách đây nửa thế kỷ, hàng triệu Hồng Vệ Binh của Chủ tịch Mao Trạch Đông tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, hô vang khẩu hiệu, tay giơ cao cuốn Mao tuyển để tỏ lòng trung thành với tư tưởng của "Người cầm lái vĩ đại".
Nay, những thế hệ Hồng Vệ Binh trong Thế kỷ 21 không tập trung cùng nhau như trước, mà họ quần thảo trên mạng. Sau tình trạng điên loạn thời Cách mạng Văn hóa và bi kịch vụ thảm sát Bắc Kinh hồi năm 1989, giới trẻ không được phép biểu tình tại Trung Quốc.
Hồng Vệ binh kiểu mới giờ đây săn lùng kẻ thù trên mạng. Nỗi tức giận tiềm ẩn vẫn không mấy khác so với trước. Bản năng dọa dẫm vẫn như xưa. Mặc dù có thế mạnh và quan hệ nhiều với thế giới, nhưng Trung Quốc một lần nữa là nạn nhân của lối suy nghĩ bầy đàn và nỗi hoảng sợ.
Vụ việc mới nhất bùng lên từ bài phát biểu của một sinh viên Trung Quốc theo học đại học ở Mỹ.
Hôm 21/5, cô Dương Thư Bình (Yang Shuping) ca ngợi bầu không khí trong lành và quyền tự do ngôn luận mà cô được hưởng ở Đại học Maryland.
Sinh viên TQ bị lên án vì ca ngợi 'tự do Mỹ'
Chính sách "Một Trung Quốc" là gì?
Trung Quốc nói Mỹ 'đạo đức giả'
Video clip bài phát biểu của cô nhanh chóng lan truyền rộng rãi trên mạng và gây tức giận trong giới sinh viên Trung Quốc ở Mỹ cũng như những người chỉ trích cô ở trong nước.
Dương Thư Bình nhanh chóng xin lỗi, xin được tha thứ và nói cô không có ý định coi thường tổ quốc mình.
Thế nhưng tất cả những điều đó là chưa đủ để chặn đứng làn sóng các lời bình "Tôi tự hào về Trung Quốc" trên mạng xã hội, buộc tội cô dối trá và gian lận, hay việc tìm kiếm trên mạng để lôi ra những thông tin kém thiện chí về cô và gia đình.
Dĩ nhiên người Trung Quốc có nhiều lý do để tự hào về Trung Quốc, và mọi công dân đều có quyền nói ra những điều khiến họ tự hào.
Ngay mới tuần trước, Trung Quốc đã đưa một tàu ngầm xuống Rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới ở Tây Thái Bình Dương, và quán quân cờ vây quốc tế Kha Khiết suýt thắng trí tuệ nhân tạo Alpha Go.
Hàng ngày, những người dân Trung Quốc thể hiện tài năng và khả năng làm việc chăm chỉ đáng tự hào.
Nhưng tự hào về Trung Quốc không đồng nghĩa với việc tước bỏ quyền biểu đạt ý kiến của các công dân Trung Quốc khác.
Và bản thân cô Dương Thư Bình cũng nói cô tự hào về Trung Quốc trong lời xin lỗi của mình.
Điều mỉa mai ở đây là việc mọi người xúm vào chỉ trích cô lại làm càng làm củng cố thêm ý kiến cô nói lúc đầu - mong muốn có tự do ngôn luận ở quê hương mình.
Việc này cũng làm nổi bật xung đột giữa cam kết tự do ngôn luận ở các nước phương Tây, nơi có cộng đồng sinh viên Trung Quốc đang học tập, và quyết tâm ngày càng tăng của chính phủ và một bộ phận dân Trung Quốc trong việc muốn hạn chế tự do ngôn luận khi nói về Trung Quốc, thậm chí cả ở ngoài biên giới nước này.
Tự do ngôn luận là kênh để nêu lên ý kiến phản hồi trong bất cứ xã hội nào.
Nói chính xác thì đó là quyền được tự do nói ra những điều khác biệt, thậm chí còn gây xúc phạm. Dĩ nhiên, các xã hội khác nhau có quan điểm khác nhau về tự do đến mức nào là hợp lý. Nhưng nếu tự do ngôn luận theo quan điểm của Trung Quốc chỉ là nói theo như con vẹt những 'lời vàng ý ngọc' của lãnh đạo trong lúc tấn công những ai dám nói lên quan điểm khác, thì tinh thần tự do ngôn luận này vẫn chỉ là cái bóng của thời Mao.
Chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến Chủ tịch Tập Cận Bình và phong cách lãnh đạo của ông.
Trong tiếng Anh, ông thường được gọi là Chủ tịch Tập. Nhưng quyền lực của ông xuất phát từ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản và từ khi lên vị trí này hồi năm năm trước, ông đã xóa mờ sự phân biệt giữa đảng và chính phủ và thu hẹp không gian cho tự do ngôn luận một cách đáng kể.
Tất cả các cuộc tranh luận công khai, dù là trên truyền thông, trong các viện nghiên cứu, giữa giới hoạt động trong lĩnh vực luật, hay trên mạng, đều chỉ là cái bóng của những gì đã có thời 2012. Việc thảo luận về các giá trị phổ quát hay dân chủ tự do nay bị hạn chế. Thay vào đó, Trung Quốc phải hô to về sự thống nhất quanh quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và về việc "kể câu chuyện Trung Quốc một cạc đầy tự tin".
Sự tự tin của ông Tập là dễ hiểu. Trong nhiệm kỳ đầu của ông, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và ngày càng hùng mạnh về mặt quân sự.
Nhưng khi ông Tập khuyến khích các nhà báo, chuyên gia và nhà ngoại giao "kể câu chuyện của Trung Quốc một cách tự tin", ông không có ý họ có thể kể chuyện Trung Quốc theo kiểu họ muốn, với cách nhìn họ muốn. Sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài có tiếng nói rất quan trọng trong việc lặp lại điệp khúc này. Chính phủ Trung Quốc nói rõ chính sách "tập hợp số lượng lớn học sinh ở nước ngoài như một "nguồn sinh khí yêu nước tích cực."
Vì vậy khi Đại học California San Diego thông báo trường này sẽ là nơi Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, có bài phát biểu vào tháng sau, Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc tại nơi này đã tham khảo ý kiến các nhà ngoại giao và đe dọa "dùng biện pháp cứng rắn để nhất quyết chống lại hành vi bất hợp lý của trường".
Tại Đại học Durham ở Anh, Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc, với sự giúp đỡ của sứ quán Trung Quốc tại Anh, tìm cách chặn một người chỉ trích chính sách tôn giáo và nhân quyền của Trung Quốc trong một buổi tranh luận ở trường.
Việc huy động Hồng Vệ Binh mạng chống lại Dương Thư Bình tuần này, với nhiều bài xã luận đăng trên các báo nhà nước lớn, là một phần của chiến dịch "luồng sinh khí yêu nước tích cực".
Tất cả những điều này gây xôn xao trong các ký túc xá ở các trường đại học kể trên.
Sinh viên từ các nước có truyền thống tự do ngôn luận có thể thấy khó chịu với một người chỉ trích đất nước họ trong một bài phát biểu trước công chúng, nhưng họ thường cho qua hay nói đùa về chuyện ấy.
Tương tự, khi truyền thông nhà nước Trung Quốc huy động sinh viên từ các nước phương Tây khen ngợi Trung Quốc và các chính sách của nước này, các cá nhân này không trở thành tâm điểm bị tấn công cho các hội sinh viên hay báo chí nhà nước.
Đó là vì các xã hội tự do coi khác biệt quan điểm là chuyện tất nhiên. Ở Mỹ, châu Âu và Úc, công dân thường xuyên chỉ trích chính phủ của họ và khen ngợi các nước khác trên các phương tiện truyền thông, TV và radio. Họ còn tổ chức biểu tình phản đối lãnh đạo.
Điều hết sức quan trọng cho Trung Quốc là những xu hướng phương Tây này không thâm nhập vào Trung Quốc.
Vì vậy, dưới thời Chủ tịch Tập, số du học sinh Trung Quốc ở nước ngoài tăng lên nhưng sự chấp nhận quan điểm đa chiều của họ lại giảm xuống.
Một mặt nào đó, điều này là khó hiểu. Giới trẻ Trung Quốc đã chọn con đường chuyển từ hệ thống giáo dục được quản lý chặt chẽ ở Trung Quốc sang "bầu không khí tự do" của các ký túc xá các trường phương Tây, nơi khuyến khích lòng khoan dung và cho các sinh viên công cụ để khám phá các quan điểm khác nhau qua đọc sách vở và tranh luận.
Mặt khác, chuyện này cũng không khó hiểu nếu ta xét đến nền giáo dục tư tưởng trước khi ra nước ngoài của những học sinh này, vốn chịu áp lực phải đạt kết quả cao và chịu sự theo dõi sát sao luôn hiện hữu của nhà nước Trung Quốc.
Căng thẳng dường như sẽ tiếp tục tăng giữa các giá trị tự do ở ký túc xá trường phương Tây và "nguồn sinh khí yêu nước tích cực" của lượng du học sinh Trung Quốc ngày càng tăng. Nhưng chính phản ứng quá mạnh mẽ với phát biểu về tự do của Dương Thư Bình sẽ khiến những lời nói của cô tiếp tục vang xa.
Rốt cuộc không chỉ có văn hóa phương Tây mới coi trọng tư tưởng đối lập. Điều này cũng in sâu trong lịch sử của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc từ bao đời luôn kính trọng những vị quan lại và quân lính dám nói lên sự thật bất chấp vùi dập và cái chết trong thời kỳ phong kiến trước kia và trong chế độ Cộng sản gần đây.
Vậy thì hãy tự hào về Trung Quốc, nhưng đừng quay lại giai đoạn Hồng Vệ Binh điên cuồng, và hãy nhớ rằng trong tất cả các nền văn minh vĩ đại, những người được nhớ mãi trong lịch sử là những người yêu nước họ đến mức dám chỉ ra những thiếu sót của đất nước mình.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hồng Vệ Binh kiểu mới: Sinh viên yêu nước TQ
bbc.com
Cách đây nửa thế kỷ, hàng triệu Hồng Vệ Binh của Chủ tịch Mao Trạch Đông tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, hô vang khẩu hiệu, tay giơ cao cuốn Mao tuyển để tỏ lòng trung thành với tư tưởng của "Người cầm lái vĩ đại".
Nay, những thế hệ Hồng Vệ Binh trong Thế kỷ 21 không tập trung cùng nhau như trước, mà họ quần thảo trên mạng. Sau tình trạng điên loạn thời Cách mạng Văn hóa và bi kịch vụ thảm sát Bắc Kinh hồi năm 1989, giới trẻ không được phép biểu tình tại Trung Quốc.
Hồng Vệ binh kiểu mới giờ đây săn lùng kẻ thù trên mạng. Nỗi tức giận tiềm ẩn vẫn không mấy khác so với trước. Bản năng dọa dẫm vẫn như xưa. Mặc dù có thế mạnh và quan hệ nhiều với thế giới, nhưng Trung Quốc một lần nữa là nạn nhân của lối suy nghĩ bầy đàn và nỗi hoảng sợ.
Vụ việc mới nhất bùng lên từ bài phát biểu của một sinh viên Trung Quốc theo học đại học ở Mỹ.
Hôm 21/5, cô Dương Thư Bình (Yang Shuping) ca ngợi bầu không khí trong lành và quyền tự do ngôn luận mà cô được hưởng ở Đại học Maryland.
Sinh viên TQ bị lên án vì ca ngợi 'tự do Mỹ'
Chính sách "Một Trung Quốc" là gì?
Trung Quốc nói Mỹ 'đạo đức giả'
Video clip bài phát biểu của cô nhanh chóng lan truyền rộng rãi trên mạng và gây tức giận trong giới sinh viên Trung Quốc ở Mỹ cũng như những người chỉ trích cô ở trong nước.
Dương Thư Bình nhanh chóng xin lỗi, xin được tha thứ và nói cô không có ý định coi thường tổ quốc mình.
Thế nhưng tất cả những điều đó là chưa đủ để chặn đứng làn sóng các lời bình "Tôi tự hào về Trung Quốc" trên mạng xã hội, buộc tội cô dối trá và gian lận, hay việc tìm kiếm trên mạng để lôi ra những thông tin kém thiện chí về cô và gia đình.
Dĩ nhiên người Trung Quốc có nhiều lý do để tự hào về Trung Quốc, và mọi công dân đều có quyền nói ra những điều khiến họ tự hào.
Ngay mới tuần trước, Trung Quốc đã đưa một tàu ngầm xuống Rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới ở Tây Thái Bình Dương, và quán quân cờ vây quốc tế Kha Khiết suýt thắng trí tuệ nhân tạo Alpha Go.
Hàng ngày, những người dân Trung Quốc thể hiện tài năng và khả năng làm việc chăm chỉ đáng tự hào.
Nhưng tự hào về Trung Quốc không đồng nghĩa với việc tước bỏ quyền biểu đạt ý kiến của các công dân Trung Quốc khác.
Và bản thân cô Dương Thư Bình cũng nói cô tự hào về Trung Quốc trong lời xin lỗi của mình.
Điều mỉa mai ở đây là việc mọi người xúm vào chỉ trích cô lại làm càng làm củng cố thêm ý kiến cô nói lúc đầu - mong muốn có tự do ngôn luận ở quê hương mình.
Việc này cũng làm nổi bật xung đột giữa cam kết tự do ngôn luận ở các nước phương Tây, nơi có cộng đồng sinh viên Trung Quốc đang học tập, và quyết tâm ngày càng tăng của chính phủ và một bộ phận dân Trung Quốc trong việc muốn hạn chế tự do ngôn luận khi nói về Trung Quốc, thậm chí cả ở ngoài biên giới nước này.
Tự do ngôn luận là kênh để nêu lên ý kiến phản hồi trong bất cứ xã hội nào.
Nói chính xác thì đó là quyền được tự do nói ra những điều khác biệt, thậm chí còn gây xúc phạm. Dĩ nhiên, các xã hội khác nhau có quan điểm khác nhau về tự do đến mức nào là hợp lý. Nhưng nếu tự do ngôn luận theo quan điểm của Trung Quốc chỉ là nói theo như con vẹt những 'lời vàng ý ngọc' của lãnh đạo trong lúc tấn công những ai dám nói lên quan điểm khác, thì tinh thần tự do ngôn luận này vẫn chỉ là cái bóng của thời Mao.
Chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến Chủ tịch Tập Cận Bình và phong cách lãnh đạo của ông.
Trong tiếng Anh, ông thường được gọi là Chủ tịch Tập. Nhưng quyền lực của ông xuất phát từ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản và từ khi lên vị trí này hồi năm năm trước, ông đã xóa mờ sự phân biệt giữa đảng và chính phủ và thu hẹp không gian cho tự do ngôn luận một cách đáng kể.
Tất cả các cuộc tranh luận công khai, dù là trên truyền thông, trong các viện nghiên cứu, giữa giới hoạt động trong lĩnh vực luật, hay trên mạng, đều chỉ là cái bóng của những gì đã có thời 2012. Việc thảo luận về các giá trị phổ quát hay dân chủ tự do nay bị hạn chế. Thay vào đó, Trung Quốc phải hô to về sự thống nhất quanh quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và về việc "kể câu chuyện Trung Quốc một cạc đầy tự tin".
Sự tự tin của ông Tập là dễ hiểu. Trong nhiệm kỳ đầu của ông, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới và ngày càng hùng mạnh về mặt quân sự.
Nhưng khi ông Tập khuyến khích các nhà báo, chuyên gia và nhà ngoại giao "kể câu chuyện của Trung Quốc một cách tự tin", ông không có ý họ có thể kể chuyện Trung Quốc theo kiểu họ muốn, với cách nhìn họ muốn. Sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài có tiếng nói rất quan trọng trong việc lặp lại điệp khúc này. Chính phủ Trung Quốc nói rõ chính sách "tập hợp số lượng lớn học sinh ở nước ngoài như một "nguồn sinh khí yêu nước tích cực."
Vì vậy khi Đại học California San Diego thông báo trường này sẽ là nơi Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, có bài phát biểu vào tháng sau, Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc tại nơi này đã tham khảo ý kiến các nhà ngoại giao và đe dọa "dùng biện pháp cứng rắn để nhất quyết chống lại hành vi bất hợp lý của trường".
Tại Đại học Durham ở Anh, Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc, với sự giúp đỡ của sứ quán Trung Quốc tại Anh, tìm cách chặn một người chỉ trích chính sách tôn giáo và nhân quyền của Trung Quốc trong một buổi tranh luận ở trường.
Việc huy động Hồng Vệ Binh mạng chống lại Dương Thư Bình tuần này, với nhiều bài xã luận đăng trên các báo nhà nước lớn, là một phần của chiến dịch "luồng sinh khí yêu nước tích cực".
Tất cả những điều này gây xôn xao trong các ký túc xá ở các trường đại học kể trên.
Sinh viên từ các nước có truyền thống tự do ngôn luận có thể thấy khó chịu với một người chỉ trích đất nước họ trong một bài phát biểu trước công chúng, nhưng họ thường cho qua hay nói đùa về chuyện ấy.
Tương tự, khi truyền thông nhà nước Trung Quốc huy động sinh viên từ các nước phương Tây khen ngợi Trung Quốc và các chính sách của nước này, các cá nhân này không trở thành tâm điểm bị tấn công cho các hội sinh viên hay báo chí nhà nước.
Đó là vì các xã hội tự do coi khác biệt quan điểm là chuyện tất nhiên. Ở Mỹ, châu Âu và Úc, công dân thường xuyên chỉ trích chính phủ của họ và khen ngợi các nước khác trên các phương tiện truyền thông, TV và radio. Họ còn tổ chức biểu tình phản đối lãnh đạo.
Điều hết sức quan trọng cho Trung Quốc là những xu hướng phương Tây này không thâm nhập vào Trung Quốc.
Vì vậy, dưới thời Chủ tịch Tập, số du học sinh Trung Quốc ở nước ngoài tăng lên nhưng sự chấp nhận quan điểm đa chiều của họ lại giảm xuống.
Một mặt nào đó, điều này là khó hiểu. Giới trẻ Trung Quốc đã chọn con đường chuyển từ hệ thống giáo dục được quản lý chặt chẽ ở Trung Quốc sang "bầu không khí tự do" của các ký túc xá các trường phương Tây, nơi khuyến khích lòng khoan dung và cho các sinh viên công cụ để khám phá các quan điểm khác nhau qua đọc sách vở và tranh luận.
Mặt khác, chuyện này cũng không khó hiểu nếu ta xét đến nền giáo dục tư tưởng trước khi ra nước ngoài của những học sinh này, vốn chịu áp lực phải đạt kết quả cao và chịu sự theo dõi sát sao luôn hiện hữu của nhà nước Trung Quốc.
Căng thẳng dường như sẽ tiếp tục tăng giữa các giá trị tự do ở ký túc xá trường phương Tây và "nguồn sinh khí yêu nước tích cực" của lượng du học sinh Trung Quốc ngày càng tăng. Nhưng chính phản ứng quá mạnh mẽ với phát biểu về tự do của Dương Thư Bình sẽ khiến những lời nói của cô tiếp tục vang xa.
Rốt cuộc không chỉ có văn hóa phương Tây mới coi trọng tư tưởng đối lập. Điều này cũng in sâu trong lịch sử của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc từ bao đời luôn kính trọng những vị quan lại và quân lính dám nói lên sự thật bất chấp vùi dập và cái chết trong thời kỳ phong kiến trước kia và trong chế độ Cộng sản gần đây.
Vậy thì hãy tự hào về Trung Quốc, nhưng đừng quay lại giai đoạn Hồng Vệ Binh điên cuồng, và hãy nhớ rằng trong tất cả các nền văn minh vĩ đại, những người được nhớ mãi trong lịch sử là những người yêu nước họ đến mức dám chỉ ra những thiếu sót của đất nước mình.