Kinh Đời
Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam và miếng mồi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ - Huy Phương
Hổ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh là bút hiệu của Nguyễn Hữu Thỉnh, y là một nhân vật như thế nào mà lãnh đạo Hội Nhà Văn CSVN suốt 15 năm nay?
Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn lính Pháp. Mười hai tuổi mới được đi học. Nhập ngũ, làm lính Trung Đoàn 202, tham gia các công việc như chăn bò, học lái xe tăng. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Sơ Cấp Thú Y, rồi làm trưởng Ban Chăn Nuôi, phó biên tập của Tạp Chí Thú Y.Đảng đặt để một ông Thừa Cung thời nay, lên làm hội trưởng Nhà Văn Việt Nam, thật là đúng quy cách, đường lối của đảng Cộng Sản đối với văn nghệ sĩ trong chế độ.
Hổ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Đó là Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Bùi Minh Quốc, Đặng Văn Sinh, Hoàng Minh Tường, Lê Hiền Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Quang Thân, Thùy Linh, Vũ Thế Khôi, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, và Trần Kỳ Trung. Nghĩa là ra khỏi “chuồng trại” do một ông chuyên nghề thú y lãnh đạo!
Trong số 20 người, có bốn người cũng đồng thời tuyên bố rời bỏ cả Văn Đoàn Độc Lập: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Nguyễn Duy và Trần Kỳ Trung.
Năm ngoái, 2016, tại Việt Nam, ông Hữu Thỉnh cho biết sẽ tổ chức một hội nghị, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017, sẽ mời tất cả những nhà văn Việt Nam ở nước ngoài “kể cả những nhà văn phục vụ chế độ cũ” về tham dự. Đây là một “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học!” Năm nay, ông Hữu Thỉnh giữ lời hứa tổ chức hội nghị này, và cuộc gặp mặt dự kiến khá trễ, sẽ diễn ra từ 20 đến 25 Tháng Mười, 2017, tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc.
Nếu không có lá thư mời của ông Hữu Thỉnh gởi ông Phan Nhật Nam, được người nhận công bố tại hải ngoại thì chúng ta cũng chẳng ai biết tới cái hội nghị văn nghệ hòa giải này. Vì chắc chắn đã có nhiều “văn nghệ sĩ” ở đây đã có thư mời về hòa hợp, và đã hí hửng cầm chiếc vé máy bay khứ hồi miễn phí trong tay rồi, nhưng đang “ngậm hột thị” không nói ra.
Tôi nghĩ là ông Hữu Thỉnh thiếu “điều nghiên” khi gửi thư mời cho nhà văn Phan Phật Nam, nếu ông biết rõ Phan Nhật Nam là một người lính miền Nam, tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Đà Lạt và đã chiến đấu trong binh chủng dù. Nếu ông biết Phan Nhật Nam, đã bị tập trung trong các trại tù Việt Cộng 14 năm trong đó có 7 năm 8 tháng bị kiên giam và trong những ngày tù khổ sai, đói khổ ở Bắc Việt, đã từ chối gặp thân phụ ông, người đã bỏ gia đình đi theo Cộng Sản, để nhận một vài điều ân huệ. Và nếu ông đọc hết các tác phẩm về chiến tranh của Phan Nhật Nam, để hiểu thế nào là chính nghĩa tự vệ của người lính miền Nam như thế nào!
Không lẽ bây giờ nhận lời ông, để tìm một vài ân huệ như được choàng vòng hoa tại phi trường, hay đứng chụp hình chung với những tên lãnh đạo đang bị cả dân tộc nguyền rủa, hay được ăn ngủ, chiêu đãi trong một cái khách sạn năm sao ở Hà Nội?
Chắc ông Hữu Thỉnh không biết hay không nhớ tới cái nắm cơm gạo thơm mà Hà Nội đã chiêu đãi Phan Nhật Nam trong chuyến đi Hà Nội chớp nhoáng vào Tháng Ba, 1973, và dụ Nam ở lại Hà Nội để gặp cha.
Tôi nghĩ ông Hữu Thỉnh đã chọn nhầm người. Mẻ lưới “hòa hợp” ông quăng ra chắc chắn thế nào cũng vớ được một mớ lòng tong, cá chốt, nhưng Phan Nhật Nam không phải loại này. Cộng Sản rải đậu, mè ra sân thì cũng lắm quạ, chim sẻ và cả bồ câu sẵn sàng sà xuống kiếm mồi, nhưng Phan Nhật Nam là loại chim quyên, chưa đến đỗi xuống đất ăn trùn, và dù có “mạt vận” đi nữa, thì anh hùng cũng còn phải giữ lấy nhân cách.
Ông cũng không cần mời đến Phan Nhật Nam, lâu nay cũng có những loại mà đảng Cộng Sản xếp vào loại “nghịch tử” nay đã tình nguyện “hồi đầu” rồi! Chúng không nhiều, nhưng ruồi nhặng nào cũng tìm đến mật hay cả rác rưởi hôi tanh.
Trong thư mời Phan Nhật Nam, Hữu Thỉnh đã nói rõ “trường hợp anh Nam, ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt.” Như thế thì đối với những nhà văn nhà thơ khác ở hải ngoại về “hòa giải,” mà tiếng tăm không bằng Phan Nhật Nam, chưa chắc đã được trang trải chi phí trong thời gian ở Việt Nam. Nhưng cứ nghĩ là được Hà Nội mời, về là có xe công an hụ còi dẫn đường, thì cũng bõ cho những ngày vất vả, lêu bêu ở xứ Mỹ này rồi.
Trong thư “mời” Phan Nhật Nam, và cũng có người dùng chữ “dụ dỗ,” ông Hữu Thỉnh đã lên giọng điệu tha thiết rằng: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.”
Chính vì chúng ta đều không còn trẻ nữa, nên một nhà văn có lương tri, hay cả với một con người bình thường đều phải hiểu rằng, phải “Giữ cho đến lúc tuổi già, làm sao để sống cho ra con người!” Và những nhà văn Cộng Sản trong nước, suốt đời chỉ tuân phục ca tụng đảng vì miếng cơm manh áo, vì cái tem, cái phiếu, biết đảng hơn giang sơn, sống như đàn cừu, làm sao đi cùng đường với những nhà văn tự do ở miền Nam mà “cùng chọn dân tộc làm mẫu số chung” được?
Ông Hữu Thỉnh cũng thừa biết rằng đảng của ông từ hàng chục năm qua, vẫn coi chính phủ VNCH là Ngụy Quyền, những người lính VNCH là Ngụy Quân, hay dù nay có đổi giọng đi nữa thì vẫn là “chính phủ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” thì mặt mũi nào, đại diện cho ai để ông có thể mời mọc những người viết văn miền Nam về nước chung ly. Ly rượu còn pha nỗi hận thù, miệt thị, còn pha máu chiến hữu, đồng bào của chúng tôi không những trong cuộc chiến tranh chiếm đoạt, mà còn trong các trại tù khổ ải, và oan khuất trên Biển Đông.
Nhưng quý ông trong nước cũng đừng quá bận tâm lo lắng. Không phải đến bây giờ, hải ngoại chưa chịu hòa hợp hòa giải với mấy ông. Cách đây mấy năm, cây cổ thụ âm nhạc như Phạm Duy cũng đã về xin hòa hợp rồi. Ca sĩ ở hải ngoại như Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Chế Linh, Elvis Phương, Thái Châu, Phương Dung, Hương Lan, Trường Vũ, Phi Nhung, Quang Lê, Tóc Tiên, Đức Huy… về Việt Nam hát thường xuyên, đến đỗi lúc đầu nghe tin CSVN cho phép Khánh Ly về hát, Phạm Duy đã ca tụng đây là một dấu hiệu đáng mừng của “hòa hợp hòa giải!” Rồi Hoài Linh, Chí Tài, Kiều Oanh, Việt Hương, Quang Minh, Hồng Đào cũng nối gót đàn anh, đàn chị. Tôi gọi lớp người này là những tên hề hai mặt.
Hà Nội bắt đầu mê đám “chạy theo bơ thừa sữa cặn,” đám này bây giờ lại muốn chạy ngược trở về “hát cho đồng bào tôi nghe” để kiếm đô la! Ca sĩ gốc “chiến khu” như Thu Phương, Trần Thu Hà, Bằng Kiều… đi ra rồi lại đi vào, đi ngược về xuôi, không còn biết đâu mà lần!
Nhiều ca sĩ đã nhờ cộng đồng tỵ nạn nuôi ăn, nuôi mặc, thề thốt hết lời, người viết không dám đưa lên đây sợ ướt bẩn trang báo, cuối cùng cũng nuốt lời, trở về.
Gần đây một số nhà văn, nhà thơ của miền Nam thời cũ (tôi không dùng chữ phục vụ chế độ cũ,) mặc dầu họ đã là những cựu quân nhân, viên chức, thậm chí đã bị các ông cầm tù, đày ải trong các trại tập trung, cũng đã xin về hòa hợp hòa giải bằng cách “giao lưu” với những nhà văn trong nước, xuất bản, in sách, giới thiệu, ra mắt tác phẩm. Đổi lại, đám này cũng làm đầu cầu cho một nhóm thơ văn trong nước, hay dân thân Cộng nước ngoài, đến Mỹ in, ra mắt sách, đàn đúm, tiệc tùng để kiếm cách mua chuộc, “hòa giải!”
Hữu Thọ, một ông nhà báo cao cấp trong nước có câu nói: “Sĩ phu, trí thức thì không được hèn!” Này Phan Nhật Nam! Có thể ông cũng bị nhiều người ghét, nhưng chớ làm người hèn cho thiên hạ khinh.
Một bông hoa cho ông, người xứng đáng mang danh hiệu nhà văn.
Huy Phương Nguồn: Người Việt Online
Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam và miếng mồi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ - Huy Phương
Những người đọc sách miền Nam và ở hải ngoại ai cũng biết đến nhà văn Phan Nhật Nam nhưng hôm nay những người ở đây, ít ai biết đến cái tên Hữu Thỉnh.
Hữu Thỉnh là bút hiệu của Nguyễn Hữu Thỉnh, y là một nhân vật như thế nào mà lãnh đạo Hội Nhà Văn CSVN suốt 15 năm nay?
Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn lính Pháp. Mười hai tuổi mới được đi học. Nhập ngũ, làm lính Trung Đoàn 202, tham gia các công việc như chăn bò, học lái xe tăng. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Sơ Cấp Thú Y, rồi làm trưởng Ban Chăn Nuôi, phó biên tập của Tạp Chí Thú Y.Đảng đặt để một ông Thừa Cung thời nay, lên làm hội trưởng Nhà Văn Việt Nam, thật là đúng quy cách, đường lối của đảng Cộng Sản đối với văn nghệ sĩ trong chế độ.
Hổ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Đó là Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Bùi Minh Quốc, Đặng Văn Sinh, Hoàng Minh Tường, Lê Hiền Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Quang Thân, Thùy Linh, Vũ Thế Khôi, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, và Trần Kỳ Trung. Nghĩa là ra khỏi “chuồng trại” do một ông chuyên nghề thú y lãnh đạo!
Trong số 20 người, có bốn người cũng đồng thời tuyên bố rời bỏ cả Văn Đoàn Độc Lập: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Nguyễn Duy và Trần Kỳ Trung.
Năm ngoái, 2016, tại Việt Nam, ông Hữu Thỉnh cho biết sẽ tổ chức một hội nghị, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017, sẽ mời tất cả những nhà văn Việt Nam ở nước ngoài “kể cả những nhà văn phục vụ chế độ cũ” về tham dự. Đây là một “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học!” Năm nay, ông Hữu Thỉnh giữ lời hứa tổ chức hội nghị này, và cuộc gặp mặt dự kiến khá trễ, sẽ diễn ra từ 20 đến 25 Tháng Mười, 2017, tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc.
Nếu không có lá thư mời của ông Hữu Thỉnh gởi ông Phan Nhật Nam, được người nhận công bố tại hải ngoại thì chúng ta cũng chẳng ai biết tới cái hội nghị văn nghệ hòa giải này. Vì chắc chắn đã có nhiều “văn nghệ sĩ” ở đây đã có thư mời về hòa hợp, và đã hí hửng cầm chiếc vé máy bay khứ hồi miễn phí trong tay rồi, nhưng đang “ngậm hột thị” không nói ra.
Tôi nghĩ là ông Hữu Thỉnh thiếu “điều nghiên” khi gửi thư mời cho nhà văn Phan Phật Nam, nếu ông biết rõ Phan Nhật Nam là một người lính miền Nam, tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Đà Lạt và đã chiến đấu trong binh chủng dù. Nếu ông biết Phan Nhật Nam, đã bị tập trung trong các trại tù Việt Cộng 14 năm trong đó có 7 năm 8 tháng bị kiên giam và trong những ngày tù khổ sai, đói khổ ở Bắc Việt, đã từ chối gặp thân phụ ông, người đã bỏ gia đình đi theo Cộng Sản, để nhận một vài điều ân huệ. Và nếu ông đọc hết các tác phẩm về chiến tranh của Phan Nhật Nam, để hiểu thế nào là chính nghĩa tự vệ của người lính miền Nam như thế nào!
Không lẽ bây giờ nhận lời ông, để tìm một vài ân huệ như được choàng vòng hoa tại phi trường, hay đứng chụp hình chung với những tên lãnh đạo đang bị cả dân tộc nguyền rủa, hay được ăn ngủ, chiêu đãi trong một cái khách sạn năm sao ở Hà Nội?
Chắc ông Hữu Thỉnh không biết hay không nhớ tới cái nắm cơm gạo thơm mà Hà Nội đã chiêu đãi Phan Nhật Nam trong chuyến đi Hà Nội chớp nhoáng vào Tháng Ba, 1973, và dụ Nam ở lại Hà Nội để gặp cha.
Tôi nghĩ ông Hữu Thỉnh đã chọn nhầm người. Mẻ lưới “hòa hợp” ông quăng ra chắc chắn thế nào cũng vớ được một mớ lòng tong, cá chốt, nhưng Phan Nhật Nam không phải loại này. Cộng Sản rải đậu, mè ra sân thì cũng lắm quạ, chim sẻ và cả bồ câu sẵn sàng sà xuống kiếm mồi, nhưng Phan Nhật Nam là loại chim quyên, chưa đến đỗi xuống đất ăn trùn, và dù có “mạt vận” đi nữa, thì anh hùng cũng còn phải giữ lấy nhân cách.
Ông cũng không cần mời đến Phan Nhật Nam, lâu nay cũng có những loại mà đảng Cộng Sản xếp vào loại “nghịch tử” nay đã tình nguyện “hồi đầu” rồi! Chúng không nhiều, nhưng ruồi nhặng nào cũng tìm đến mật hay cả rác rưởi hôi tanh.
Trong thư mời Phan Nhật Nam, Hữu Thỉnh đã nói rõ “trường hợp anh Nam, ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt.” Như thế thì đối với những nhà văn nhà thơ khác ở hải ngoại về “hòa giải,” mà tiếng tăm không bằng Phan Nhật Nam, chưa chắc đã được trang trải chi phí trong thời gian ở Việt Nam. Nhưng cứ nghĩ là được Hà Nội mời, về là có xe công an hụ còi dẫn đường, thì cũng bõ cho những ngày vất vả, lêu bêu ở xứ Mỹ này rồi.
Trong thư “mời” Phan Nhật Nam, và cũng có người dùng chữ “dụ dỗ,” ông Hữu Thỉnh đã lên giọng điệu tha thiết rằng: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.”
Chính vì chúng ta đều không còn trẻ nữa, nên một nhà văn có lương tri, hay cả với một con người bình thường đều phải hiểu rằng, phải “Giữ cho đến lúc tuổi già, làm sao để sống cho ra con người!” Và những nhà văn Cộng Sản trong nước, suốt đời chỉ tuân phục ca tụng đảng vì miếng cơm manh áo, vì cái tem, cái phiếu, biết đảng hơn giang sơn, sống như đàn cừu, làm sao đi cùng đường với những nhà văn tự do ở miền Nam mà “cùng chọn dân tộc làm mẫu số chung” được?
Ông Hữu Thỉnh cũng thừa biết rằng đảng của ông từ hàng chục năm qua, vẫn coi chính phủ VNCH là Ngụy Quyền, những người lính VNCH là Ngụy Quân, hay dù nay có đổi giọng đi nữa thì vẫn là “chính phủ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” thì mặt mũi nào, đại diện cho ai để ông có thể mời mọc những người viết văn miền Nam về nước chung ly. Ly rượu còn pha nỗi hận thù, miệt thị, còn pha máu chiến hữu, đồng bào của chúng tôi không những trong cuộc chiến tranh chiếm đoạt, mà còn trong các trại tù khổ ải, và oan khuất trên Biển Đông.
Nhưng quý ông trong nước cũng đừng quá bận tâm lo lắng. Không phải đến bây giờ, hải ngoại chưa chịu hòa hợp hòa giải với mấy ông. Cách đây mấy năm, cây cổ thụ âm nhạc như Phạm Duy cũng đã về xin hòa hợp rồi. Ca sĩ ở hải ngoại như Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Chế Linh, Elvis Phương, Thái Châu, Phương Dung, Hương Lan, Trường Vũ, Phi Nhung, Quang Lê, Tóc Tiên, Đức Huy… về Việt Nam hát thường xuyên, đến đỗi lúc đầu nghe tin CSVN cho phép Khánh Ly về hát, Phạm Duy đã ca tụng đây là một dấu hiệu đáng mừng của “hòa hợp hòa giải!” Rồi Hoài Linh, Chí Tài, Kiều Oanh, Việt Hương, Quang Minh, Hồng Đào cũng nối gót đàn anh, đàn chị. Tôi gọi lớp người này là những tên hề hai mặt.
Hà Nội bắt đầu mê đám “chạy theo bơ thừa sữa cặn,” đám này bây giờ lại muốn chạy ngược trở về “hát cho đồng bào tôi nghe” để kiếm đô la! Ca sĩ gốc “chiến khu” như Thu Phương, Trần Thu Hà, Bằng Kiều… đi ra rồi lại đi vào, đi ngược về xuôi, không còn biết đâu mà lần!
Nhiều ca sĩ đã nhờ cộng đồng tỵ nạn nuôi ăn, nuôi mặc, thề thốt hết lời, người viết không dám đưa lên đây sợ ướt bẩn trang báo, cuối cùng cũng nuốt lời, trở về.
Gần đây một số nhà văn, nhà thơ của miền Nam thời cũ (tôi không dùng chữ phục vụ chế độ cũ,) mặc dầu họ đã là những cựu quân nhân, viên chức, thậm chí đã bị các ông cầm tù, đày ải trong các trại tập trung, cũng đã xin về hòa hợp hòa giải bằng cách “giao lưu” với những nhà văn trong nước, xuất bản, in sách, giới thiệu, ra mắt tác phẩm. Đổi lại, đám này cũng làm đầu cầu cho một nhóm thơ văn trong nước, hay dân thân Cộng nước ngoài, đến Mỹ in, ra mắt sách, đàn đúm, tiệc tùng để kiếm cách mua chuộc, “hòa giải!”
Hữu Thọ, một ông nhà báo cao cấp trong nước có câu nói: “Sĩ phu, trí thức thì không được hèn!” Này Phan Nhật Nam! Có thể ông cũng bị nhiều người ghét, nhưng chớ làm người hèn cho thiên hạ khinh.
Một bông hoa cho ông, người xứng đáng mang danh hiệu nhà văn.
Huy Phương Nguồn: Người Việt Online
Bàn ra tán vào (2)
Lanson Ngo
Mot Bong Hoa That Dep cho Nha van Phan Nhat Nam. Nguoi ta co the noi chuyen voi ke thu, nhung nguoi ta khong the noi chuyen voi ke ma nguoi ta khinh bi.Khong nhung the nhung ke dang khinh nay la mot lu da da va dang day doa dan toc VN.
----------------------------------------------------------------------------------
Lanson Ngo
Mot Bong Hoa That Dep cho Nha van Phan Nhat Nam. Nguoi ta co the noi chuyen voi ke thu, nhung nguoi ta khong the noi chuyen voi ke ma nguoi ta khinh bi.Khong nhung the nhung ke dang khinh nay la mot lu da da va dang day doa dan toc VN.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam và miếng mồi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ - Huy Phương
Hổ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam và miếng mồi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ - Huy Phương
Những người đọc sách miền Nam và ở hải ngoại ai cũng biết đến nhà văn Phan Nhật Nam nhưng hôm nay những người ở đây, ít ai biết đến cái tên Hữu Thỉnh.
Hữu Thỉnh là bút hiệu của Nguyễn Hữu Thỉnh, y là một nhân vật như thế nào mà lãnh đạo Hội Nhà Văn CSVN suốt 15 năm nay?
Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn lính Pháp. Mười hai tuổi mới được đi học. Nhập ngũ, làm lính Trung Đoàn 202, tham gia các công việc như chăn bò, học lái xe tăng. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học Sơ Cấp Thú Y, rồi làm trưởng Ban Chăn Nuôi, phó biên tập của Tạp Chí Thú Y.Đảng đặt để một ông Thừa Cung thời nay, lên làm hội trưởng Nhà Văn Việt Nam, thật là đúng quy cách, đường lối của đảng Cộng Sản đối với văn nghệ sĩ trong chế độ.
Hổ thẹn vì mang danh hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, ngày 11 Tháng Năm, 2015, hơn 20 nhà văn, nhà thơ đã ký tên vào đơn tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Đó là Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Võ Thị Hảo, Bùi Minh Quốc, Đặng Văn Sinh, Hoàng Minh Tường, Lê Hiền Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Quang Thân, Thùy Linh, Vũ Thế Khôi, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn, Trịnh Hoài Giang, Dạ Ngân, Nguyễn Duy, và Trần Kỳ Trung. Nghĩa là ra khỏi “chuồng trại” do một ông chuyên nghề thú y lãnh đạo!
Trong số 20 người, có bốn người cũng đồng thời tuyên bố rời bỏ cả Văn Đoàn Độc Lập: Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Nguyễn Duy và Trần Kỳ Trung.
Năm ngoái, 2016, tại Việt Nam, ông Hữu Thỉnh cho biết sẽ tổ chức một hội nghị, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017, sẽ mời tất cả những nhà văn Việt Nam ở nước ngoài “kể cả những nhà văn phục vụ chế độ cũ” về tham dự. Đây là một “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học!” Năm nay, ông Hữu Thỉnh giữ lời hứa tổ chức hội nghị này, và cuộc gặp mặt dự kiến khá trễ, sẽ diễn ra từ 20 đến 25 Tháng Mười, 2017, tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc.
Nếu không có lá thư mời của ông Hữu Thỉnh gởi ông Phan Nhật Nam, được người nhận công bố tại hải ngoại thì chúng ta cũng chẳng ai biết tới cái hội nghị văn nghệ hòa giải này. Vì chắc chắn đã có nhiều “văn nghệ sĩ” ở đây đã có thư mời về hòa hợp, và đã hí hửng cầm chiếc vé máy bay khứ hồi miễn phí trong tay rồi, nhưng đang “ngậm hột thị” không nói ra.
Tôi nghĩ là ông Hữu Thỉnh thiếu “điều nghiên” khi gửi thư mời cho nhà văn Phan Phật Nam, nếu ông biết rõ Phan Nhật Nam là một người lính miền Nam, tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Đà Lạt và đã chiến đấu trong binh chủng dù. Nếu ông biết Phan Nhật Nam, đã bị tập trung trong các trại tù Việt Cộng 14 năm trong đó có 7 năm 8 tháng bị kiên giam và trong những ngày tù khổ sai, đói khổ ở Bắc Việt, đã từ chối gặp thân phụ ông, người đã bỏ gia đình đi theo Cộng Sản, để nhận một vài điều ân huệ. Và nếu ông đọc hết các tác phẩm về chiến tranh của Phan Nhật Nam, để hiểu thế nào là chính nghĩa tự vệ của người lính miền Nam như thế nào!
Không lẽ bây giờ nhận lời ông, để tìm một vài ân huệ như được choàng vòng hoa tại phi trường, hay đứng chụp hình chung với những tên lãnh đạo đang bị cả dân tộc nguyền rủa, hay được ăn ngủ, chiêu đãi trong một cái khách sạn năm sao ở Hà Nội?
Chắc ông Hữu Thỉnh không biết hay không nhớ tới cái nắm cơm gạo thơm mà Hà Nội đã chiêu đãi Phan Nhật Nam trong chuyến đi Hà Nội chớp nhoáng vào Tháng Ba, 1973, và dụ Nam ở lại Hà Nội để gặp cha.
Tôi nghĩ ông Hữu Thỉnh đã chọn nhầm người. Mẻ lưới “hòa hợp” ông quăng ra chắc chắn thế nào cũng vớ được một mớ lòng tong, cá chốt, nhưng Phan Nhật Nam không phải loại này. Cộng Sản rải đậu, mè ra sân thì cũng lắm quạ, chim sẻ và cả bồ câu sẵn sàng sà xuống kiếm mồi, nhưng Phan Nhật Nam là loại chim quyên, chưa đến đỗi xuống đất ăn trùn, và dù có “mạt vận” đi nữa, thì anh hùng cũng còn phải giữ lấy nhân cách.
Ông cũng không cần mời đến Phan Nhật Nam, lâu nay cũng có những loại mà đảng Cộng Sản xếp vào loại “nghịch tử” nay đã tình nguyện “hồi đầu” rồi! Chúng không nhiều, nhưng ruồi nhặng nào cũng tìm đến mật hay cả rác rưởi hôi tanh.
Trong thư mời Phan Nhật Nam, Hữu Thỉnh đã nói rõ “trường hợp anh Nam, ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt.” Như thế thì đối với những nhà văn nhà thơ khác ở hải ngoại về “hòa giải,” mà tiếng tăm không bằng Phan Nhật Nam, chưa chắc đã được trang trải chi phí trong thời gian ở Việt Nam. Nhưng cứ nghĩ là được Hà Nội mời, về là có xe công an hụ còi dẫn đường, thì cũng bõ cho những ngày vất vả, lêu bêu ở xứ Mỹ này rồi.
Trong thư “mời” Phan Nhật Nam, và cũng có người dùng chữ “dụ dỗ,” ông Hữu Thỉnh đã lên giọng điệu tha thiết rằng: “Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.”
Chính vì chúng ta đều không còn trẻ nữa, nên một nhà văn có lương tri, hay cả với một con người bình thường đều phải hiểu rằng, phải “Giữ cho đến lúc tuổi già, làm sao để sống cho ra con người!” Và những nhà văn Cộng Sản trong nước, suốt đời chỉ tuân phục ca tụng đảng vì miếng cơm manh áo, vì cái tem, cái phiếu, biết đảng hơn giang sơn, sống như đàn cừu, làm sao đi cùng đường với những nhà văn tự do ở miền Nam mà “cùng chọn dân tộc làm mẫu số chung” được?
Ông Hữu Thỉnh cũng thừa biết rằng đảng của ông từ hàng chục năm qua, vẫn coi chính phủ VNCH là Ngụy Quyền, những người lính VNCH là Ngụy Quân, hay dù nay có đổi giọng đi nữa thì vẫn là “chính phủ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” thì mặt mũi nào, đại diện cho ai để ông có thể mời mọc những người viết văn miền Nam về nước chung ly. Ly rượu còn pha nỗi hận thù, miệt thị, còn pha máu chiến hữu, đồng bào của chúng tôi không những trong cuộc chiến tranh chiếm đoạt, mà còn trong các trại tù khổ ải, và oan khuất trên Biển Đông.
Nhưng quý ông trong nước cũng đừng quá bận tâm lo lắng. Không phải đến bây giờ, hải ngoại chưa chịu hòa hợp hòa giải với mấy ông. Cách đây mấy năm, cây cổ thụ âm nhạc như Phạm Duy cũng đã về xin hòa hợp rồi. Ca sĩ ở hải ngoại như Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Chế Linh, Elvis Phương, Thái Châu, Phương Dung, Hương Lan, Trường Vũ, Phi Nhung, Quang Lê, Tóc Tiên, Đức Huy… về Việt Nam hát thường xuyên, đến đỗi lúc đầu nghe tin CSVN cho phép Khánh Ly về hát, Phạm Duy đã ca tụng đây là một dấu hiệu đáng mừng của “hòa hợp hòa giải!” Rồi Hoài Linh, Chí Tài, Kiều Oanh, Việt Hương, Quang Minh, Hồng Đào cũng nối gót đàn anh, đàn chị. Tôi gọi lớp người này là những tên hề hai mặt.
Hà Nội bắt đầu mê đám “chạy theo bơ thừa sữa cặn,” đám này bây giờ lại muốn chạy ngược trở về “hát cho đồng bào tôi nghe” để kiếm đô la! Ca sĩ gốc “chiến khu” như Thu Phương, Trần Thu Hà, Bằng Kiều… đi ra rồi lại đi vào, đi ngược về xuôi, không còn biết đâu mà lần!
Nhiều ca sĩ đã nhờ cộng đồng tỵ nạn nuôi ăn, nuôi mặc, thề thốt hết lời, người viết không dám đưa lên đây sợ ướt bẩn trang báo, cuối cùng cũng nuốt lời, trở về.
Gần đây một số nhà văn, nhà thơ của miền Nam thời cũ (tôi không dùng chữ phục vụ chế độ cũ,) mặc dầu họ đã là những cựu quân nhân, viên chức, thậm chí đã bị các ông cầm tù, đày ải trong các trại tập trung, cũng đã xin về hòa hợp hòa giải bằng cách “giao lưu” với những nhà văn trong nước, xuất bản, in sách, giới thiệu, ra mắt tác phẩm. Đổi lại, đám này cũng làm đầu cầu cho một nhóm thơ văn trong nước, hay dân thân Cộng nước ngoài, đến Mỹ in, ra mắt sách, đàn đúm, tiệc tùng để kiếm cách mua chuộc, “hòa giải!”
Hữu Thọ, một ông nhà báo cao cấp trong nước có câu nói: “Sĩ phu, trí thức thì không được hèn!” Này Phan Nhật Nam! Có thể ông cũng bị nhiều người ghét, nhưng chớ làm người hèn cho thiên hạ khinh.
Một bông hoa cho ông, người xứng đáng mang danh hiệu nhà văn.
Huy Phương Nguồn: Người Việt Online