Kinh Đời

Huy Đức - Hệ thống chính trị và Vũ Minh Hoàng

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ, giáo sư; bác sỹ, giáo sư lăm le chức tước là tệ nạn không tránh khỏi.

Kết quả hình ảnh cho Vũ Minh Hoàng


Lẽ ra một người 26 tuổi, "biết 5 ngoại ngữ", được bổ nhiệm làm vụ phó thì dân chúng phải hoan nghênh chứ không phải như cách mà Vũ Minh Hoàng đang nhận được. Nhưng dân chúng không phải đã không có lý khi bày tỏ thái độ đó của mình.

Năm 2014, khi người Thụy Điển chọn cô Aida Hadzialic, 27 tuổi, và năm 2013, khi người Áo chọn anh Sebastian Kurz, cũng 27 tuổi, làm bộ trưởng thì báo chí Việt Nam đã rất trầm trồ. Nhưng cả Kurz và Hadzialic, khi được bổ nhiệm, không phải vô danh như Hoàng. Họ không chỉ có bằng cấp mà còn rất được biết đến trên chính trường châu Âu.

Lỗi không phải chỉ nằm ở Hoàng. Chúng ta đang thiếu một không gian chính trị cho những người "muốn tham chính" như anh nếu có thực tài sẽ đàng hoàng thăng tiến.

Từ những "đồng chí bị lộ" như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Minh Hoàng..., rõ ràng, "công tác cán bộ" đang có những lỗ hổng được khoét bằng sự tha hóa của những người đương quyền. Nhưng, nếu không nhận biết cái sai ở đâu và khắc phục nó một cách hệ thống thì cứ bịt lỗ này lại sẽ bục ra lỗ khác.

Tại sao Vũ Minh Hoàng lại chọn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - nơi ưu tiên người biết tiếng Khmer hơn là người biết "5 ngoại ngữ" khác - làm bàn đạp.

Tây Nam Bộ là một trong 3 "ban chỉ đạo" trực thuộc Bộ Chính trị. Ban Tây Nguyên được lập sớm nhất, 2002, sau "biến cố 2001". Vì yếu tố quan trọng nhất là "an ninh" mà các Trưởng ban Tây Nguyên đều do bộ trưởng công an kiêm nhiệm (Trưởng ban đầu tiên là ông Nguyễn Tấn Dũng, vốn có thời gian làm thứ trưởng Bộ Nội vụ, 1994-1996). Năm 2004 mới lập thêm hai ban Tây Nam và Tây Bắc.

Các Ban này không phải là một thiết chế nhà nước cũng không được thiết kế cứng trong hệ thống tổ chức của Đảng CSVN. Trừ trưởng ban và vài chức danh có thực quyền (ở chỗ khác), nhiều nhân vật chỉ coi đây như một trạm dừng chân và một số người thì dùng nó như "một giải pháp cán bộ" cho những chiến hữu sắp được đưa lên hoặc gần tuổi hưu, thôi cơ cấu.

Dù vậy, ban ngang cấp với bộ và các cơ quan thuộc ban ngang cấp vụ. Trong ban không có các thiết chế giám sát; chức tước ở đây cũng không thực quyền nên việc bổ nhiệm cán bộ cũng ít ai để ý. Các bậc cha chú của Vũ Minh Hoàng rõ ràng là đã rất tinh ý khi mở một "cửa sau" ít ai để ý như cho Hoàng lẻn vào [cách này không thể gọi là "tham chính" như Hoàng nói].

Hoàng chỉ đứng tên ở Ban 32 ngày vì cái mà Tây Nam Bộ có thể ban cho anh là hàm vụ phó. Từ Ban Tây Nam, con đường còn lại của Hoàng là mênh mông. Trung tâm xúc tiến đầu tư có thể cũng chỉ là trạm dừng chân, vì với "hàm bạc" ấy, anh có thể làm cán bộ cấp vụ ở các bộ, cấp sở ở các tỉnh... mà về danh nghĩa chỉ là phiên ngang chứ không phải là đề bạt.

Có lẽ ít có hệ thống chính trị nào "nhân bản" như "Chế độ ta". Đảng coi tất cả các đảng viên của mình là "cán bộ", bố trí chức vụ thường theo phẩm hàm chứ không phải theo ngạch trật. Hết cán bộ sang công chức, nay là đại biểu dân cử, ngày mai ở trong bộ máy hành pháp hoặc có khi tư pháp. Đã biên chế là có sự nghiệp trọn đời.

Ông Phạm Minh Chính dường như đã sớm nhận ra công tác cán bộ của Đảng có vấn đề. Khi luân chuyển về làm Bí thư Quảng Ninh, ông Chính đã khởi xướng việc thi tuyển giám đốc và các phó giám đốc sở. Có lẽ, ông đưa ra những "sáng kiến" này để lát gạch cho con đường trở thành Trưởng ban Tổ chức.

Nhưng mỗi ngạch trật có cơ chế vận hành riêng. Thi tuyển cũng là một công cụ tốt nhưng nó chỉ đúng cho việc chọn lựa các viên chức hành chánh công vụ. Giám đốc sở là một viên chức bổ nhiệm chứ không phải tuyển dụng và phó của ông ta (đúng chức năng là giúp việc cho giám đốc) lẽ ra phải để ông ta tuyển chọn.

Thôi thì cứ "xé rào" nhưng muốn sửa được cái sai trong công tác cán bộ thì phải có những bước đi táo bạo và có một lộ trình thích hợp. Đặc biệt, là phải chọn được chỗ để bắt đầu.

Nếu Đảng đủ tự tin thì ngay từ bây giờ nên cho sửa luật bầu cử. Theo đó, ứng cử viên của các vị trí dân cử bao gồm những người do đảng đề cử và các ứng cử viên độc lập.

Công tác cán bộ của Đảng, thay vì thò tay vào mọi ngóc ngách từ Trung ương tới địa phương, chủ yếu tập trung "săn" những người có uy tín trong xã hội (cả những người "giỏi ngoại ngữ" như Hoàng), thuyết phục họ theo Đảng, tham chính, và giới thiệu họ ra tranh cử.

Với các ứng cử viên độc lập, thay vì sử dụng các tổ chức chính trị của Đảng như hiện nay (bao gồm cả tổ dân phố) để gạt bỏ, cần có luật yêu cầu họ thu thập đủ một lượng chữ ký ở nơi ứng cử theo tỷ lệ thích hợp với quy mô dân số.

Luật có thể đưa ra "lộ trình" sao cho từ khóa tới trong Quốc hội có khoảng ít nhất 50 đại biểu độc lập (chứ không phải là vài đại biểu được Đảng cho tự ứng cử). Đảng vẫn nắm đa số đủ để quyết định các vấn đề nhưng Đảng sẽ trưởng thành hơn khi mọi quyết định của mình đều được các đại biểu độc lập lật đi, lật lại.

Ngay bây giờ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn có thể sắp xếp lại hệ thống của mình mà không đụng Luật và Hiến pháp, bằng cách, tách bạch hai chức năng quan trọng nhất của Chính phủ: hành pháp chính trị và hành chánh công vụ.

Bộ máy hành chánh công vụ, từ Trung ương tới địa phương, cần được bố trí nằm trong các cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công (không nhất thiết phải theo ngành dọc). Bộ phận này ở cấp bộ do một thứ trưởng hoặc một tổng thư ký đứng đầu, các bộ ngành trung ương nên hạn chế tối đa việc giữ những thủ tục hành chánh do mình cấp, phát.

Hành chánh cấp bộ, thay vì chia chác giấy phép con, chủ yếu thiết lập những tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình thực hiện một thủ tục hành chánh (cho chính sách mới hoặc cách áp dụng trong tình hình mới); tổ chức đào tạo công chức và ban hành bộ tiêu chuẩn công chức để căn cứ vào đó các cơ quan thi hoặc tuyển. Những người đã trúng thi hoặc tuyển này sau thời gian tập sự có thể sẽ được đưa vào biên chế, ung dung "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về".

Lực lượng hành pháp chính trị bao gồm bộ trưởng, các giám đốc sở (đưa ra các chính sách địa phương) và những người giúp việc. Hãy để cho Thủ tướng chọn các bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh chọn các giám đốc sở. Hãy để thủ tướng chọn cả những kẻ như "Trịnh Xuân Thanh"; hãy để Chủ tịch Cần Thơ chọn Vũ Minh Hoàng... nếu họ muốn uy tín chính trị của họ bị thách thức. Đồng thời, hãy để cho Quốc hội (và HĐND) bắt Thủ tướng và người được bổ nhiệm điều trần và áp dụng quyền không phê chuẩn.

Sau khi được phê chuẩn phải để cho các bộ trưởng chọn một ê kíp giúp việc (bao gồm các thứ trưởng, cấp đang phải do Ban Bí thư quyết định) để thực hiện các chương trình quốc gia và đệ trình các chính sách mà ông (hay bà) ta đã hứa với Thủ tướng và Quốc hội.

Cũng như Thủ tướng, bộ trưởng, các thứ trưởng thuộc nhóm hành pháp chính trị này không có biên chế trọn đời mà vô ra theo nhiệm kỳ [việc từ chức cũng sẽ xuất hiện để cứu vãn hoặc tích lũy uy tín chính trị cho nhiệm kỳ sau chứ cơ chế hiện nay mà từ chức là... mất hết].

Trong bộ máy tư pháp cũng bao gồm những vị trí được bổ nhiệm (thẩm phán, công tố viên...) và đội ngũ được tuyển chọn (các viên chức hành chánh). Nguồn thẩm phán thay vì phải "vơ vét" từ lái xe, thư ký như một ông Chánh án từng nói, cần được chọn từ các luật gia, luật sư có thành tích chuyên môn nổi bật và có tiếng liêm chính (chứ không phải thẩm phán về hưu mới học làm luật sư như hiện nay).

Đừng loay hoay sáng tạo hay đốt đèn dầu đi tìm những cái mà thế giới đã đúc kết. Việt Nam đã có đủ những cái "lồng nhốt quyền lực" vấn đề là thay vì để nó nằm trên giấy và vô hiệu hóa nó bằng cách để Đảng bao biện làm thay mà phải cho nó từng bước vận hành theo đúng chức năng của nó: Tư pháp biết hổ thẹn với công lý; Quốc hội có cả những ông nghị không chỉ gật; Chính phủ bớt dần đội ngũ thư lại.

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ, giáo sư; bác sỹ, giáo sư lăm le chức tước là tệ nạn không tránh khỏi.

Huy Đức

(FB Trương Huy San)

Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
HỒNG HÀ CHÀ ĐỒ NHÔM * Vũ Đức Đam đạm Đàm Vĩnh Hưng Tống Văn Công Cống cộng lẫy lừng Bắc Kì Ní Nuận Tòng Thị Phóng Cu Ba tệ mẫu ruột bọ hung * Giống dòng nòi dõi côn trùng Hồ sanh cẩu tử Sinh Cung Nguyễn Tất Thành Hậu đình hoa hoạ hoá nhanh Xương ca vô loại lai nhành loài nô ca Cưu mang chín tháng Cát Bà đẻ ra một lũ độc xà nhả nhớt dơ * Xì Trump xit thối Kít Sinh Giơ Nguyễn Xuân Fuck niễng lờ mờ nờ Cu Ba Hà Nội Tòng Thị Phóng Kim Ngân đại hán lót lá mơ * Trần đại Quang đảng đợi chờ T.P.P.chết bí thơ Cây Da Xà Nguyễn Đình Cống đức Đống Đa Casa Tố Hữu Kê Gà Formosa Tô Lâm chúa chổm đồ nhà chăn ôm chiếu cuốn Hồng Hà chà đồ nhôm * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
NGÀY MAI LẠI ĐẾN * Rắn già Formosa lột Vua chột Cây Da Xà Cu Ba Phi công tập lái Casa Anh hùng chết cháy Karaoke Cát Bà * Hái Hoa Thịnh Đốn China Nguyễn Xuân Fuck niễng Đống Đa tử cấm thành Trần Đại Quang đảng tàu nhanh Tô Lâm hạm chậm đấu tranh Nguyễn Tất Thành Cao Toàn Mỹ Trịnh Xuân Thanh âm mưu Bành Lệ Viện giành Hoàng Văn Hoan * Tặc cầu Xẻo Bướm Nguyễn Thị Doan Bắt cô trói cột Vũ Ngọc Hoàng Ái Cuốc nhà thương Tòng Thị Phóng Kim Ngân chăn chiếu Trần Quốc Hoàn * Mẹ cha thằng Vũ Minh Hoàng công thầy nghĩa bạn lăng loàn Tạ Bích Loan Ghen ăn tức ở Quềnh Quàng Hồ Quang thiếu tá ngọc hoàn Đàm Vĩnh Hưng Mẫu thân nợ xấu lẫy lừng Gạc Ma cóc tía chống lưng Minh bú buồi * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Huy Đức - Hệ thống chính trị và Vũ Minh Hoàng

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ, giáo sư; bác sỹ, giáo sư lăm le chức tước là tệ nạn không tránh khỏi.

Kết quả hình ảnh cho Vũ Minh Hoàng


Lẽ ra một người 26 tuổi, "biết 5 ngoại ngữ", được bổ nhiệm làm vụ phó thì dân chúng phải hoan nghênh chứ không phải như cách mà Vũ Minh Hoàng đang nhận được. Nhưng dân chúng không phải đã không có lý khi bày tỏ thái độ đó của mình.

Năm 2014, khi người Thụy Điển chọn cô Aida Hadzialic, 27 tuổi, và năm 2013, khi người Áo chọn anh Sebastian Kurz, cũng 27 tuổi, làm bộ trưởng thì báo chí Việt Nam đã rất trầm trồ. Nhưng cả Kurz và Hadzialic, khi được bổ nhiệm, không phải vô danh như Hoàng. Họ không chỉ có bằng cấp mà còn rất được biết đến trên chính trường châu Âu.

Lỗi không phải chỉ nằm ở Hoàng. Chúng ta đang thiếu một không gian chính trị cho những người "muốn tham chính" như anh nếu có thực tài sẽ đàng hoàng thăng tiến.

Từ những "đồng chí bị lộ" như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Minh Hoàng..., rõ ràng, "công tác cán bộ" đang có những lỗ hổng được khoét bằng sự tha hóa của những người đương quyền. Nhưng, nếu không nhận biết cái sai ở đâu và khắc phục nó một cách hệ thống thì cứ bịt lỗ này lại sẽ bục ra lỗ khác.

Tại sao Vũ Minh Hoàng lại chọn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - nơi ưu tiên người biết tiếng Khmer hơn là người biết "5 ngoại ngữ" khác - làm bàn đạp.

Tây Nam Bộ là một trong 3 "ban chỉ đạo" trực thuộc Bộ Chính trị. Ban Tây Nguyên được lập sớm nhất, 2002, sau "biến cố 2001". Vì yếu tố quan trọng nhất là "an ninh" mà các Trưởng ban Tây Nguyên đều do bộ trưởng công an kiêm nhiệm (Trưởng ban đầu tiên là ông Nguyễn Tấn Dũng, vốn có thời gian làm thứ trưởng Bộ Nội vụ, 1994-1996). Năm 2004 mới lập thêm hai ban Tây Nam và Tây Bắc.

Các Ban này không phải là một thiết chế nhà nước cũng không được thiết kế cứng trong hệ thống tổ chức của Đảng CSVN. Trừ trưởng ban và vài chức danh có thực quyền (ở chỗ khác), nhiều nhân vật chỉ coi đây như một trạm dừng chân và một số người thì dùng nó như "một giải pháp cán bộ" cho những chiến hữu sắp được đưa lên hoặc gần tuổi hưu, thôi cơ cấu.

Dù vậy, ban ngang cấp với bộ và các cơ quan thuộc ban ngang cấp vụ. Trong ban không có các thiết chế giám sát; chức tước ở đây cũng không thực quyền nên việc bổ nhiệm cán bộ cũng ít ai để ý. Các bậc cha chú của Vũ Minh Hoàng rõ ràng là đã rất tinh ý khi mở một "cửa sau" ít ai để ý như cho Hoàng lẻn vào [cách này không thể gọi là "tham chính" như Hoàng nói].

Hoàng chỉ đứng tên ở Ban 32 ngày vì cái mà Tây Nam Bộ có thể ban cho anh là hàm vụ phó. Từ Ban Tây Nam, con đường còn lại của Hoàng là mênh mông. Trung tâm xúc tiến đầu tư có thể cũng chỉ là trạm dừng chân, vì với "hàm bạc" ấy, anh có thể làm cán bộ cấp vụ ở các bộ, cấp sở ở các tỉnh... mà về danh nghĩa chỉ là phiên ngang chứ không phải là đề bạt.

Có lẽ ít có hệ thống chính trị nào "nhân bản" như "Chế độ ta". Đảng coi tất cả các đảng viên của mình là "cán bộ", bố trí chức vụ thường theo phẩm hàm chứ không phải theo ngạch trật. Hết cán bộ sang công chức, nay là đại biểu dân cử, ngày mai ở trong bộ máy hành pháp hoặc có khi tư pháp. Đã biên chế là có sự nghiệp trọn đời.

Ông Phạm Minh Chính dường như đã sớm nhận ra công tác cán bộ của Đảng có vấn đề. Khi luân chuyển về làm Bí thư Quảng Ninh, ông Chính đã khởi xướng việc thi tuyển giám đốc và các phó giám đốc sở. Có lẽ, ông đưa ra những "sáng kiến" này để lát gạch cho con đường trở thành Trưởng ban Tổ chức.

Nhưng mỗi ngạch trật có cơ chế vận hành riêng. Thi tuyển cũng là một công cụ tốt nhưng nó chỉ đúng cho việc chọn lựa các viên chức hành chánh công vụ. Giám đốc sở là một viên chức bổ nhiệm chứ không phải tuyển dụng và phó của ông ta (đúng chức năng là giúp việc cho giám đốc) lẽ ra phải để ông ta tuyển chọn.

Thôi thì cứ "xé rào" nhưng muốn sửa được cái sai trong công tác cán bộ thì phải có những bước đi táo bạo và có một lộ trình thích hợp. Đặc biệt, là phải chọn được chỗ để bắt đầu.

Nếu Đảng đủ tự tin thì ngay từ bây giờ nên cho sửa luật bầu cử. Theo đó, ứng cử viên của các vị trí dân cử bao gồm những người do đảng đề cử và các ứng cử viên độc lập.

Công tác cán bộ của Đảng, thay vì thò tay vào mọi ngóc ngách từ Trung ương tới địa phương, chủ yếu tập trung "săn" những người có uy tín trong xã hội (cả những người "giỏi ngoại ngữ" như Hoàng), thuyết phục họ theo Đảng, tham chính, và giới thiệu họ ra tranh cử.

Với các ứng cử viên độc lập, thay vì sử dụng các tổ chức chính trị của Đảng như hiện nay (bao gồm cả tổ dân phố) để gạt bỏ, cần có luật yêu cầu họ thu thập đủ một lượng chữ ký ở nơi ứng cử theo tỷ lệ thích hợp với quy mô dân số.

Luật có thể đưa ra "lộ trình" sao cho từ khóa tới trong Quốc hội có khoảng ít nhất 50 đại biểu độc lập (chứ không phải là vài đại biểu được Đảng cho tự ứng cử). Đảng vẫn nắm đa số đủ để quyết định các vấn đề nhưng Đảng sẽ trưởng thành hơn khi mọi quyết định của mình đều được các đại biểu độc lập lật đi, lật lại.

Ngay bây giờ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn có thể sắp xếp lại hệ thống của mình mà không đụng Luật và Hiến pháp, bằng cách, tách bạch hai chức năng quan trọng nhất của Chính phủ: hành pháp chính trị và hành chánh công vụ.

Bộ máy hành chánh công vụ, từ Trung ương tới địa phương, cần được bố trí nằm trong các cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công (không nhất thiết phải theo ngành dọc). Bộ phận này ở cấp bộ do một thứ trưởng hoặc một tổng thư ký đứng đầu, các bộ ngành trung ương nên hạn chế tối đa việc giữ những thủ tục hành chánh do mình cấp, phát.

Hành chánh cấp bộ, thay vì chia chác giấy phép con, chủ yếu thiết lập những tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình thực hiện một thủ tục hành chánh (cho chính sách mới hoặc cách áp dụng trong tình hình mới); tổ chức đào tạo công chức và ban hành bộ tiêu chuẩn công chức để căn cứ vào đó các cơ quan thi hoặc tuyển. Những người đã trúng thi hoặc tuyển này sau thời gian tập sự có thể sẽ được đưa vào biên chế, ung dung "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về".

Lực lượng hành pháp chính trị bao gồm bộ trưởng, các giám đốc sở (đưa ra các chính sách địa phương) và những người giúp việc. Hãy để cho Thủ tướng chọn các bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh chọn các giám đốc sở. Hãy để thủ tướng chọn cả những kẻ như "Trịnh Xuân Thanh"; hãy để Chủ tịch Cần Thơ chọn Vũ Minh Hoàng... nếu họ muốn uy tín chính trị của họ bị thách thức. Đồng thời, hãy để cho Quốc hội (và HĐND) bắt Thủ tướng và người được bổ nhiệm điều trần và áp dụng quyền không phê chuẩn.

Sau khi được phê chuẩn phải để cho các bộ trưởng chọn một ê kíp giúp việc (bao gồm các thứ trưởng, cấp đang phải do Ban Bí thư quyết định) để thực hiện các chương trình quốc gia và đệ trình các chính sách mà ông (hay bà) ta đã hứa với Thủ tướng và Quốc hội.

Cũng như Thủ tướng, bộ trưởng, các thứ trưởng thuộc nhóm hành pháp chính trị này không có biên chế trọn đời mà vô ra theo nhiệm kỳ [việc từ chức cũng sẽ xuất hiện để cứu vãn hoặc tích lũy uy tín chính trị cho nhiệm kỳ sau chứ cơ chế hiện nay mà từ chức là... mất hết].

Trong bộ máy tư pháp cũng bao gồm những vị trí được bổ nhiệm (thẩm phán, công tố viên...) và đội ngũ được tuyển chọn (các viên chức hành chánh). Nguồn thẩm phán thay vì phải "vơ vét" từ lái xe, thư ký như một ông Chánh án từng nói, cần được chọn từ các luật gia, luật sư có thành tích chuyên môn nổi bật và có tiếng liêm chính (chứ không phải thẩm phán về hưu mới học làm luật sư như hiện nay).

Đừng loay hoay sáng tạo hay đốt đèn dầu đi tìm những cái mà thế giới đã đúc kết. Việt Nam đã có đủ những cái "lồng nhốt quyền lực" vấn đề là thay vì để nó nằm trên giấy và vô hiệu hóa nó bằng cách để Đảng bao biện làm thay mà phải cho nó từng bước vận hành theo đúng chức năng của nó: Tư pháp biết hổ thẹn với công lý; Quốc hội có cả những ông nghị không chỉ gật; Chính phủ bớt dần đội ngũ thư lại.

Một xã hội mà quá tôn trọng quan lộc và dùng phẩm hàm làm thước đo các giá trị khác thì việc các thứ trưởng, bộ trưởng sân si tiến sỹ, giáo sư; bác sỹ, giáo sư lăm le chức tước là tệ nạn không tránh khỏi.

Huy Đức

(FB Trương Huy San)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm