Tham Khảo

Huy Đức - Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa,

Huy Đức - Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy"[1].

Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo".

Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo.

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Ngày 14-3-1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, trước mũi súng bắn thẳng của quân Trung Quốc xâm lược, các chiến sỹ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết không rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng. Trong ngày hôm ấy, 64 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển.

Mười bốn năm trước đó, ngày 19-1-1974, khi một đơn vị hải kích gồm hai nhóm của Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên chiếm lại đảo Quang Hòa, nhóm người nhái phải lội qua một đầm nước trống trải, ngập đến thắt lưng... Từ bắc đảo, quân Trung Quốc ào ạt đổ bộ lên, chúng núp sau các tảng đá dùng đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình - hai người lính Việt Nam cộng hòa tử thương, hai bị thương - nhóm hải kích vẫn không lùi bước. Trong ngày hôm ấy, 74 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thànhnhững cột mốc muôn đời trên biển.

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”.

Thật trớ trêu thay, chỉ khi đứng trước dã tâm của quân Trung Quốc, những người đi từ miền Bắc mới có thể thốt lên, hóa ra người anh em miền Nam của mình cũng sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước.

Bất cứ điều gì xảy ra cũng đều có lý do, nhưng tại sao phải đợi quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa những người như ông Quang mới nhận ra chân lý đó. Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa từng có ý định dùng không quân lấy lại Hoàng Sa, theo phi công Nguyễn Thành Trung: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh, cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...".

Phải chờ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 những người lính miền Nam mới có cơ hội để chứng minh đầy đủ phẩm chất của một chiến binh; để những người lính miền Bắc, về sau nhận thấy, cái cách mà người anh em của mình chiến đấu, không có mảy may nào là "ngụy".

Cái giá mà người Việt Nam phải trả để nhận biết điều vô cùng đơn giản này là biết bao máu xương và một phần lãnh thổ tổ tiên, quần đảo Hoàng Sa, đã rơi vào tay Trung Quốc.

Chiều 11-1-2014, sau khi nghe ông Lữ Công Bảy, thượng sĩ giám lộ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư, kể lại trận hải chiến Hoàng Sa, một cử tọa, vốn là người cởi mở, vẫn dùng từ "ngụy" theo thói quen khi đặt câu hỏi về phía Việt Nam Cộng Hòa.

Mất Hoàng Sa đã khiến cho người Việt thống nhất khá cao khi thấy Trung tâm Minh Triết tôn vinh bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Nhưng mất Hoàng Sa, không phải người Việt nào cũng học được bài học: không thể giữ đảo, giữ biển khi người Việt Nam vẫn đứng ở các bên để tranh cãi ai chính danh, ai ngụy.

Năm 1950, khi luận về những hiềm khích giữa La Sơn Phu Tử và Bùi Dương Lịch, giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết: "Lúc loạn thời... Tuy ai cũng làm theo lẽ phải, nhưng óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận". Thống nhất giang san đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người.

Thật vui khi trên trang nhất các báo xuất hiện chân dung bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà. Nhưng làm sao có thể thống nhất lòng người khi chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải "ngụy".

Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.


Huy Đức
Theo FB Huy Đức

___________________________________

[1] Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-1-2014: Trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa. Tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”. “Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Huy Đức - Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa,

Huy Đức - Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy"[1].

Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo".

Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo.

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Ngày 14-3-1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, trước mũi súng bắn thẳng của quân Trung Quốc xâm lược, các chiến sỹ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết không rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng. Trong ngày hôm ấy, 64 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển.

Mười bốn năm trước đó, ngày 19-1-1974, khi một đơn vị hải kích gồm hai nhóm của Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên chiếm lại đảo Quang Hòa, nhóm người nhái phải lội qua một đầm nước trống trải, ngập đến thắt lưng... Từ bắc đảo, quân Trung Quốc ào ạt đổ bộ lên, chúng núp sau các tảng đá dùng đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình - hai người lính Việt Nam cộng hòa tử thương, hai bị thương - nhóm hải kích vẫn không lùi bước. Trong ngày hôm ấy, 74 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thànhnhững cột mốc muôn đời trên biển.

"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”.

Thật trớ trêu thay, chỉ khi đứng trước dã tâm của quân Trung Quốc, những người đi từ miền Bắc mới có thể thốt lên, hóa ra người anh em miền Nam của mình cũng sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước.

Bất cứ điều gì xảy ra cũng đều có lý do, nhưng tại sao phải đợi quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa những người như ông Quang mới nhận ra chân lý đó. Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa từng có ý định dùng không quân lấy lại Hoàng Sa, theo phi công Nguyễn Thành Trung: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh, cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...".

Phải chờ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 những người lính miền Nam mới có cơ hội để chứng minh đầy đủ phẩm chất của một chiến binh; để những người lính miền Bắc, về sau nhận thấy, cái cách mà người anh em của mình chiến đấu, không có mảy may nào là "ngụy".

Cái giá mà người Việt Nam phải trả để nhận biết điều vô cùng đơn giản này là biết bao máu xương và một phần lãnh thổ tổ tiên, quần đảo Hoàng Sa, đã rơi vào tay Trung Quốc.

Chiều 11-1-2014, sau khi nghe ông Lữ Công Bảy, thượng sĩ giám lộ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư, kể lại trận hải chiến Hoàng Sa, một cử tọa, vốn là người cởi mở, vẫn dùng từ "ngụy" theo thói quen khi đặt câu hỏi về phía Việt Nam Cộng Hòa.

Mất Hoàng Sa đã khiến cho người Việt thống nhất khá cao khi thấy Trung tâm Minh Triết tôn vinh bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Nhưng mất Hoàng Sa, không phải người Việt nào cũng học được bài học: không thể giữ đảo, giữ biển khi người Việt Nam vẫn đứng ở các bên để tranh cãi ai chính danh, ai ngụy.

Năm 1950, khi luận về những hiềm khích giữa La Sơn Phu Tử và Bùi Dương Lịch, giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết: "Lúc loạn thời... Tuy ai cũng làm theo lẽ phải, nhưng óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận". Thống nhất giang san đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người.

Thật vui khi trên trang nhất các báo xuất hiện chân dung bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà. Nhưng làm sao có thể thống nhất lòng người khi chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải "ngụy".

Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.


Huy Đức
Theo FB Huy Đức

___________________________________

[1] Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-1-2014: Trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa. Tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”. “Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm