Tham Khảo

Huy Đức - Trích cuốn Bên Thắng Cuộc II, Quyền Bính: “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”

Không phải tự nhiên mà Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh “quyền lực nhà nước là thống nhất”. Trên các diễn đàn góp ý dự thảo hiến pháp lúc bấy giờ bắt đầu xuất hiện khái niệm “tam quyền phân lập
Huy Đức

Ban Biên Tập Dân Luận xin mạo muội trích dẫn một số chương trong cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính mà chưa hỏi ý kiến tác giả, nhân dịp chủ đề sửa đổi Hiến Pháp và bỏ điều 4 đang được tranh luận sôi nổi trên Dân Luận. Tác giả có chú thích rõ các nguồn tin sử dụng trong cuốn sách, nhưng do khuôn khổ hạn chế của bài báo này, chúng tôi không đăng các chú thích này, mời độc giả tham khảo trong sách.

Độc giả có thể mua cả hai tập sách này trên Smashwords hoặc Amazon.com theo hướng dẫn trên Facebook.

Nửa thế kỷ, bốn hiến pháp

Không phải tự nhiên mà Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh “quyền lực nhà nước là thống nhất”. Trên các diễn đàn góp ý dự thảo hiến pháp lúc bấy giờ bắt đầu xuất hiện khái niệm “tam quyền phân lập”, đồng thời có nhiều ý kiến đề nghị khôi phục tinh thần Hiến pháp 1946.

Cho dù Hiến pháp 1946 được mô tả như là “hiến pháp của Hồ Chí Minh”, việc khôi phục nó chưa bao giờ được công khai đưa ra. Tuy không thiết kế một nhà nước hoàn toàn theo mô hình “tam quyền phân lập”, Hiến pháp 1946 đã không hề có bóng dáng của nhà nước Xô viết. Quyết tâm chính trị lớn nhất lúc đó của Đảng Cộng sản Việt Nam là kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, chiến tranh nổ ra chỉ một tháng mười ngày sau khi Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua. Bản Hiến pháp vì thế chưa được công bố và cuộc tổng tuyển cử bầu Nghị viện Nhân dân chưa được tiến hành. Quốc hội lập hiến đứng ra đóng vai trò của Nghị viện, xưng là Quốc hội khóa I. Chính phủ Liên hiệp Lâm thời tiếp tục vai trò, nhưng tất nhiên không còn các thành viên của Việt Cách và Việt Quốc.

Sau Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, năm 1951, Chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu thể hiện bản chất chính quyền của một nhà nước giai cấp thay vì chính quyền của các thành phần nhân dân như giai đoạn tập hợp lực lượng ban đầu. Tinh thần của Hiến pháp 1946 đã hoàn toàn biến mất khi ngày 4-12-1953 Quốc hội “khóa I” ban hành Luật Cải cách ruộng đất, tước đoạt ruộng đất của những người bị quy là địa chủ, trái với Điều thứ 12: “Quyền tư hữu của công dân Việt Nam được bảo đảm”.

Quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp 1946 minh định, và trên thực tế khi ấy đang được thi hành dựa trên chế độ báo chí của chính quyền thực dân Pháp, cũng bắt đầu bị hạn chế sau ngày 14-12-1956, ngày Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về Chế độ báo chí. Những người còn lại trong Quốc hội được bầu tháng 1-1946 cũng đã đưa tay “khai tử” đứa con đáng tự hào nhất của mình. Năm 1959, Hiến pháp 1946 bị thay thế, bất chấp nguyên tắc sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức: “Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu; Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi; Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Mặc dù Hồ Chí Minh đặt vấn đề xây dựng hiến pháp rất sớm, Hiến pháp 1959 mới thực sự là hiến pháp của ông. Việc thay thế Hiến pháp 1946 chỉ thực sự được triển khai sau khi Hồ Chí Minh đi dự Hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế tổ chức vào tháng 11-1957 tại Moscow, cùng ký “Tuyên bố chung” thừa nhận: “Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có ý nghĩa nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế”.

Nhà nước “dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” theo Hiến pháp 1946 đã được thay thế bằng một nhà nước “dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” theo Hiến pháp 1959.

Trong Lời nói đầu, Hiến pháp 1959 viết: “Nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đoàn kết nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại… Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nếu như Hiến pháp 1946 nhấn mạnh đến bình đẳng và tự do của người dân thì Hiến pháp 1959 nhấn mạnh “trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc”. Công dân Việt Nam bắt đầu được khuyến cáo: “Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước”.

Hiến pháp 1959 tồn tại hai mươi năm trong giai đoạn miền Bắc dồn sức cho chiến tranh, ít ai có điều kiện để quan tâm tới việc thực thi pháp luật. Sau chiến thắng năm 1975, sau khi “hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”, tháng 7-1976, Quốc hội đổi tên nước từ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và xác định: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước”.

Ngôn từ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đưa thẳng vào Lời nói đầu của Hiến pháp 1980. Trong khi súng đạn đang nổ hàng ngày ở hai đầu biên cương, ở hậu phương, dân chúng lại bị hô hào “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng”.

Hiến pháp 1980 thực chất là một bản Hiến pháp 1959 nâng cao theo hướng “nhà nước chuyên chính vô sản”. Cách tiếp thu kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa cũng khá vội vàng. Ông Nguyễn Đình Lộc kể: “Khi Chủ tịch Trường Chinh đi nghiên cứu tại các nước Đông Âu, họ trình bày mô hình hội đồng nhà nước mà họ đang áp dụng như là một mô hình đầy tính ưu việt. Mình về, bê gần như nguyên xi vào hiến pháp mới. Không ngờ, họ nói với mình vậy nhưng chỉ sau đó không lâu họ sửa vì mô hình ấy nhập nhằng vai trò giữa quốc hội và nhà nước”.

Hiến pháp 1980 trở thành một bản hiến pháp “đoản mệnh”. Từ tháng 3-1989, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, bắt đầu đặt vấn đề: “Cần rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành (kể cả Hiến pháp), bổ sung và sửa đổi những điểm cần thiết theo tinh thần đổi mới”. Ngày 30-6-1989, Nghị quyết Trung ương 6 đã được Quốc hội Khóa VIII triển khai với tinh thần cải cách cao hơn: Sửa đổi Hiến pháp 1980 “một cách toàn diện”. Cũng trong kỳ họp ấy, Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp, cử ông Võ Chí Công làm chủ tịch.

“Công nông hoá” tư pháp

Chiều ngày 5-10-1992, Quốc hội đã quyết định để Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa tối cao quản lý tòa địa phương về mặt tổ chức với 292 phiếu thuận, 71 phiếu chống, sau hai ngày tranh luận gay gắt về hai phương án: Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án Nhân dân Tối cao quản lý tòa địa phương hay để cho Tòa án Tối cao quản lý tòa theo ngành dọc.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Hưng ủng hộ phương án hai và có ý chỉ trích ngành tư pháp, nơi soạn thảo Dự luật Tổ chức Tòa án, tự trao cho mình quyền quản lý các tòa cấp dưới. Nhưng, Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc cho rằng, tòa án không phải là một cơ quan hành chính để cấp trên quản lý cấp dưới mà là một cơ quan xét xử. Theo ông, việc tòa án cấp dưới phụ thuộc tòa án cấp trên về mặt tổ chức là nguyên nhân nảy sinh hiện tượng thỉnh thị án, hiện tượng các thẩm phán khi xét xử đã có sẵn bản án bỏ túi.

Một “sách trắng” mà Bộ Tư pháp gửi đến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp đó cho biết: Nhiều tòa án cấp tỉnh đã xếp lịch cụ thể để lên thỉnh thị án. Năm 1988, do tòa hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao có văn bản chỉ thị tòa án Hà Nam Ninh xử một bị cáo năm năm tù mà bị cáo này đã bị ức chế, dùng súng bắn hai cán bộ tòa án rồi tự sát.

Những nỗ lực của Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc có tác động đáng kể đến cải cách tư pháp thời thập niên 1990. Tuy nhiên, một mặt do tư pháp Việt Nam không chỉ lệ thuộc vào mô hình mà nó được thiết kế, mặt khác, ngay từ lúc ban sơ, “tam quyền phân lập” đã không được những người khai sinh chính thể “dân chủ cộng hòa” tán thành, nên cũng như những quyền tự do khác, quyền được thụ hưởng công lý của người Việt Nam đã không được mở ra đúng mức.

Trong quá trình hình thành Hiến pháp 1946, trong nội bộ Ban Dự thảo và trên báo chí đã từng có nhiều cuộc tranh luận. Theo Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe, Hồ Chí Minh không đánh giá cao mô hình nhà nước theo kiểu tam quyền phân lập. Ông muốn dùng kinh nghiệm xây dựng chính quyền nhân dân trong các căn cứ địa, muốn tập trung cả ba quyền cho cơ quan đại diện của toàn dân. Hồ Chí Minh cho rằng các nhánh quyền không cần giám sát lẫn nhau vì mặt trận vừa là một cơ quan giám sát vừa là chỗ dựa cho nhà nước.

Tòa án bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với tư cách là một nhánh quyền lực độc lập kể từ khi người Pháp thiết lập quyền cai trị trên các vùng nhượng địa: Nam Kỳ, Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng. Việc xử án, thoạt đầu hoàn toàn do các nhà hành chính người Pháp đảm trách. Kể từ năm 1921, ở Nam Kỳ, nhiều vị thẩm phán người Việt đã được bổ nhiệm để xét xử các vụ hình sự đối với các nguyên và bị cáo nói tiếng Việt. Ở các xứ ngoài Nam Kỳ, bên cạnh các “tòa Nam án” do các quan tỉnh điều khiển theo tổ chức tư pháp của Triều Nguyễn, có những tòa án Pháp đặt dưới sự điều khiển của các viên công sứ.

Trong thời kỳ tiền hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13, ngày 24-1-1946, quy định: “Tòa án sẽ độc lập với các cơ quan hành chính. Các vị thẩm phán sẽ chỉ xử trong vòng pháp luật và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp”. Tư pháp theo thiết kế của Hiến pháp 1946 cũng “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy “các viên thẩm phán đều do chính phủ bổ nhiệm”389 cơ quan tư pháp không thiết lập theo các cấp hành chính như về sau mà thiết lập theo cấp xét xử: toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Tiến trình xét xử phải theo nguyên tắc: “các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”. Nhưng, chỉ mấy năm sau đó, chính Hồ Chí Minh sẽ từ bỏ dần những nguyên tắc này.

Tại “An toàn khu”, theo Bộ trưởng Lê Văn Hiến: “Vấn đề tư pháp - hành chính lâu nay cứ lủng củng mãi, mỗi bên đều có sự than phiền. Tư pháp trách hành chính lạm quyền và lộng quyền, bất chấp luật lệ, nhân tình thế chiến tranh mà thi hành nhiều thủ đoạn tổn thương đến quyền tự do cá nhân. Hành chính tố cáo tư pháp lợi dụng nguyên tắc độc lập mà đi dần đến chỗ độc lập với chính quyền, có khi lấy luật pháp để bảo vệ những hành vi phản động”.

Tháng Giêng 1948, trong một cuộc họp mở rộng, Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh đã yêu cầu các ngành: “Ra sức trừ bỏ những tệ như: Việt Minh lấn quyền hành chính… Mặt trận và bộ đội xung đột và tị nạnh nhau… Kháng chiến kiêm hành chính và chuyên môn (nhất là tư pháp) xung đột nhau”. Nhưng, khi xung đột tư pháp - hành chính không dừng lại ở cấp huyện, tỉnh thì chính Hồ Chí Minh cũng phản ứng393.

Ngoài xung đột giữa giới tư pháp với giới hành chính, theo ông Vũ Đình Hòe, khía cạnh sâu sắc hơn còn là xung đột giữa Đảng và các trí thức, giữa Đảng Cộng sản và những người thuộc hai đảng Xã hội và Dân chủ. Từ năm 1950, tuy đảng viên Đảng Dân chủ Vũ Đình Hòe vẫn còn là Bộ trưởng Tư pháp, nhưng quyền lực trên thực tế nằm trong tay Thứ trưởng Trần Công Tường, một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản. Không cần trao đổi với bộ trưởng, ông Tường đã “cùng với chi bộ” của ông chuẩn bị ba dự án sắc lệnh đề cập đến ba vấn đề thay đổi căn bản nền tư pháp.

Hơn một tháng sau khi “cướp chính quyền”, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 90, tạm thời áp dụng các nguyên tắc dân sự ghi trong Dân pháp điển Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Pháp quy giảm yếu 1883 thi hành ở Nam Kỳ. Theo ông Vũ Đình Hòe, trong quá trình soạn thảo Hiến pháp 1946, Hồ Chí Minh cũng đã ra lệnh giữ lại các luật lệ của chế độ cũ không trái với chế độ mới. Nhưng, đến năm 1950, Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghe và đồng ý với đề xuất của ông Trần Công Tường, thiết lập ba nguyên tắc cơ bản của dân luật dựa trên ba nguyên tắc tương ứng của bộ Dân luật Nga Xô năm 1922, được soạn thảo dưới sự chủ trì của Lenin.

Thay vì tuân thủ nguyên tắc “quyền tư hữu được nhà nước bảo hộ” theo Hiến pháp 1946, Sắc lệnh 97 của Hồ Chí Minh quy định rằng: “Các quyền dân sự của công dân chỉ được thực hiện và bảo vệ khi công dân sử dụng các quyền ấy của mình một cách phù hợp với quyền lợi của nhân dân… Công dân chỉ hành xử quyền tư hữu trong phạm vi phù hợp… Tòa án nhân dân có thể hủy bỏ bất kỳ hợp đồng nào ký kết giữa hai công dân, nếu sự chênh lệch quá đáng về tài sản giữa họ đối với nhau”.

Ông Trần Công Tường còn đề nghị xóa bỏ chế độ luật sư của Pháp để lại, thay bằng chế độ bào chữa viên nhân dân, để cải tiến triệt để việc xử án. Trong cuộc họp Chính phủ để trình ba dự án sắc lệnh này, Bộ trưởng Vũ Đình Hòe đã “bật lên phản đối” nhưng theo ông Hòe, “sự dàn hòa, điều giải của Hồ Chủ tịch thật tài tình”. Hồ Chí Minh vẫn ký Sắc lệnh 85-SL, ngày 22-5-1950, quy định “Chế độ hội thẩm nhân dân” do Thứ trưởng Tư pháp Trần Công Tường đệ trình nhưng vẫn “tán thành ý kiến bổ sung của Bộ trưởng Vũ Đình Hòe”, không đụng đến Đoàn Luật sư.

Trong thời kỳ tiền Hiến pháp 1959, Quốc hội đã ra nghị quyết, ngày 29-4-1958, tách hệ thống công tố ra khỏi tòa án để trở thành bốn cơ quan ngang bộ trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn 1945-1958, cơ quan công tố chưa được tổ chức thành một hệ thống riêng mà hợp cùng với cơ quan xét xử thành tòa án các cấp. Nhiệm vụ của Viện Công tố là điều tra, truy tố những vụ phạm pháp về hình sự, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra của cơ quan điều tra, trong việc xét xử của tòa án, trong việc tạm giữ và cải tạo ở các trại giam.

Sau Hiến pháp 1959, hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân ra đời, thay vì nằm trong hội đồng chính phủ, trở thành những cơ quan trực thuộc Quốc hội, ở cấp tỉnh, thành thì trực thuộc hội đồng nhân dân cùng cấp. Sau Hiến pháp 1959, Bộ Tư pháp bị giải thể. Theo ông Nguyễn Đình Lộc, ngoài lý do sao chép từ mô hình nhà nước liên bang của Liên Xô, sự sửa đổi này còn mục tiêu nhắm tới ông Bộ trưởng Vũ Đình Hòe.

Đặc biệt, ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán tòa án nhân dân huyện lên tòa án nhân dân tỉnh. Từ đây, trường luật Tam Đảo lập ra theo chủ trương của ông Vũ Đình Hòe nhằm đào tạo các thẩm phán đệ nhị cấp đã bị đóng cửa vì theo ông Hòe: “Chủ trương đào tạo thẩm phán chuyên môn đương nhiên là bị Đảng đoàn Tư pháp gạt bỏ vì người cộng sản coi chính trị là thống soái, nên chỉ cần đề bạt cán bộ công nông là đủ giải quyết vấn đề cán bộ tư pháp”.

Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe: “các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ”. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu “đứng trên lập trường nhân dân” của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam. Trong giai đoạn 1960-1970, khi vai trò của Nhà nước bị lu mờ trước vai trò của Đảng, sự sa sút về chất lượng của đội ngũ thẩm phán và tính thiếu độc lập của tòa án ít được chú ý. Nhưng, từ cuối thập niên 1980, điều này bắt đầu trở thành một vấn đề lớn.

Theo một báo cáo của Bộ Tư pháp tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX: Năm 1981, chỉ có 3% cán bộ tòa án cấp tỉnh, huyện có trình độ đại học. Năm 1991 số thẩm phán có trình độ đại học được nâng lên ở mức 50% nhưng thẩm phán cấp quận huyện cũng chỉ 41% có trình độ đại học, trong đó nhiều người tốt nghiệp hệ tại chức. Cũng trong kỳ họp đó, Đại biểu Quốc hội Hoàng Ngọc Nhất, giám đốc Công an Thanh Hóa, nêu tình trạng thẩm phán, người nhân danh Nhà nước, nhân danh pháp luật, lại không có hiểu biết về luật bằng người bảo vệ các bị cáo: luật sư. Ông Nhất nói: “Có phiên tòa, bị cáo còn thuộc luật hơn cả thẩm phán”. Trình độ thẩm phán càng thấp tòa án càng lệ thuộc lớn vào cấp ủy. Chính báo Nhân Dân cũng phải thừa nhận ở tòa, các thẩm phán thường chỉ đưa ra các bản án đã được cấp ủy xử trước; những người muốn độc lập với cấp ủy thường phải gánh chịu hậu quả, có khi là mất việc.

Đầu thập niên 1990, Đảng bắt đầu chấn chỉnh tình trạng cấp ủy can thiệp thô bạo vào các bản án. Nhưng, đối với những bản án có ảnh hưởng lớn, Đảng vẫn cho rằng, “cấp ủy cần tham gia ý kiến về quan điểm xét xử làm cơ sở cho việc quyết định của cơ quan kiểm sát và tòa án”. Chất lượng tòa án cho đến lúc bấy giờ vẫn lệ thuộc vào “tính chất công nông” nằm ở trong số đông của đội ngũ. Ngày 5-12-1997, Đại biểu Hoàng Ngọc Thành, Lào Cai, nói trước Quốc hội: “Tỉnh tôi có bảy thẩm phán thì năm thẩm phán có trình độ từ lớp 2-3”. Đại biểu Đặng Thanh Hương cho biết thêm: “Có chánh án chỉ tốt nghiệp cấp I”.

Chất lượng xét xử, buộc tội thấp đến nỗi, thời gian ấy, tòa án tỉnh phải hủy khoảng 10% án do tòa huyện xử; Tòa tối cao hủy 6,9% án của tòa tỉnh. Cũng trong phiên họp ngày 5-12-1997, ông Vũ Đức Khiển, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho Quốc hội biết: Chỉ có 1/3 tổng số người bị bắt trong mười tháng đầu năm 1997 là bắt theo lệnh có phê chuẩn của Viện Kiểm sát, số còn lại chủ yếu bắt khẩn cấp, bắt quả tang; có tới 18.197 người bị bắt nhưng rồi phải xử lý hành chính, chiếm 30,26%. Tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều trong thập niên kế tiếp.

“Bỏ Điều 4 là tự sát”

Trong chế độ cộng sản, cho dù bộ máy nhà nước tổ chức theo lý thuyết nào thì quyền lực cũng chỉ tập trung vào một nơi: Đảng.

Ngày 10-9-1980, khi phát biểu trước phiên họp “xem xét bản dự thảo hiến pháp” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Đảng cầm quyền phải biết sử dụng Nhà nước, coi đó là một công cụ hùng mạnh và sắc bén để thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng trên quy mô toàn xã hội”401. Trong hai mệnh đề mà ông Lê Duẩn đề cập, nếu như quyền làm chủ thực sự của nhân dân là rất mông lung thì sự lãnh đạo của Đảng quả thực là đã ngự trị trên “quy mô toàn xã hội”.

“Công lao” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu được ghi trong hiến pháp từ năm 1959. Lời nói đầu của Hiến pháp 1980 nói thêm: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước”. Điều 4, Hiến pháp 1980, ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Tuy không dịch nguyên văn, nhưng theo ông Nguyễn Đình Lộc, Điều 4 Hiến pháp 1980 được mô phỏng từ Điều 6 Hiến pháp 1977 của Liên Xô.

Ngày 12-12-1980, khi báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo hiến pháp Trường Chinh giải thích về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ông: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản… Nhà nước chuyên chính vô sản chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân”. Báo cáo của ông Trường Chinh nói tiếp: “Vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận với tinh thần và lời văn trang trọng như vậy là rất có ý nghĩa. Với Điều 4, Dự thảo Hiến pháp khẳng định công lao to lớn của Đảng ta…; thể hiện tình cảm sâu đậm của nhân dân cả nước đối với Đảng và đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong tình hình mới”.

Trước đó, ngày 10-9-1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn định nghĩa: “Nhà nước chuyên chính vô sản là nơi biểu hiện tập trung sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”. Trên thực tế, đây là một giai đoạn mà các hoạt động của Đảng là bao trùm. Suốt cả nhiệm kỳ, Quốc hội khóa VII không ban hành bất cứ đạo luật nào trừ Hiến pháp 1980. Đất nước chủ yếu vận hành theo các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng.

Tại Hội nghị Trung ương 25, khóa III, ông Lê Duẩn đưa ra mô hình chính trị: “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một. Ở trung ương, thủ tướng là của Nhà nước, đồng thời là của Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng cũng thế… Nhà nước làm là Đảng làm. Ví dụ, Đảng làm thủy lợi qua bộ trưởng Thủy lợi, qua Bộ Thủy lợi chứ không qua một tổ chức khác”.

Trong thời gian “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một”(1976-1986) này, một khối lượng lớn chỉ thị, nghị quyết đã được Đảng ban hành. Các văn kiện Đảng đã trở thành những văn bản có tính quy phạm, trực tiếp điều chỉnh mọi hành vi chính trị, văn hóa, giáo dục và xã hội. Thậm chí, giấy đăng ký kết hôn giữa ông Võ Văn Kiệt và bà Phan Lương Cầm lập năm 1984 cũng do Ban Tài chính Quản trị Trung ương cấp. Các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng trong giai đoạn này gần như đều có một sự nghiệp chính trị trọn đời: Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều từ trần khi đang tại chức. Vai trò của Đảng cũng như của các nhà lãnh đạo trong hệ thống chính trị bắt đầu được điều chỉnh dần kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).

Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Hội nghị toàn quốc về hội đồng nhân dân vào tháng 2-1992 từng phát biểu: “Nhiều nơi, tổ chức Đảng đã tự biến mình thành nhà nước, thậm chí siêu nhà nước”. Luật pháp mà các công cụ nhà nước thông qua thường chỉ là “thể chế hóa đường lối, nghị quyết của Đảng”.

Đặc biệt, Đảng nắm gần như tuyệt đối công tác cán bộ ở cả ba ngành quyền lực. Lá phiếu của người dân trong các kỳ bầu cử chỉ là xác nhận những người được Đảng ghi tên trong danh sách phiếu bầu. Đảng không chỉ kiểm soát Quốc hội thông qua con số hơn 90% đại biểu là đảng viên. Ngay cả những đại biểu Quốc hội không phải đảng viên cũng phải là người của Đảng. Quy trình giới thiệu, hiệp thương, cho đến lấy ý kiến cử tri nơi ở và nơi công tác đều do các cấp ủy Đảng chi phối, kể cả những ứng cử viên gọi là “tự ứng cử”.

Ở cấp quốc gia, việc bỏ phiếu ở Quốc hội bầu các chức danh nhà nước chỉ là vấn đề thủ tục. Theo quy trình cán bộ của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định các chức danh chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao; Bộ Chính trị quyết định các chức danh phó thủ tướng, phó chủ tịch nước, phó chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng; Ban Bí thư quyết định các chức vụ tương đương thứ trưởng. Bộ Chính trị cũng đồng thời quyết định nhân sự cấp bí thư, chủ tịch ủy ban, chủ tịch hội đồng nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Cấp ủy Đảng ở địa phương cũng quyết định nhân sự theo quy trình tương tự.

Dự thảo Hiến pháp 1992 chỉ thực sự được đưa ra thảo luận sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991. Đó là một thời điểm cả thế giới lẫn trong nước đều có nhiều biến động. “Kinh tế nhiều thành phần” mà Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận hồi năm 1986 buộc Đảng phải “đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật” thay vì tiếp tục chi phối mọi mặt đời sống bằng các chỉ thị, nghị quyết như thời “quan liêu, bao cấp”. Nhưng kinh tế nhiều thành phần và sự sụp đổ của các đảng cộng sản trên thế giới cũng đặt Đảng Cộng sản Việt Nam trước mối lo về tính chính đáng trong vai trò tiếp tục nắm quyền lãnh đạo.

Tháng 5-1990, Yeltsin - người bị Gorbachev đưa ra khỏi Bộ Chính trị trước đó không lâu - được bầu giữ chức chủ tịch Xô viết Tối cao nước Cộng hòa Liên bang Nga. Tháng 7-1990, ông tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản. Tháng 6-1991, trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Cộng hòa Liên bang Nga, Yeltsin trở thành tổng thống. Quyền lực của nhà nước liên bang có nguy cơ tan rã khi vào tháng 8-1991, một hiệp ước liên bang mới trao chủ quyền cho các nước cộng hòa bắt đầu được hình thành. Tình hình tưởng có thể đảo ngược khi, ngày 19-8-1991, Phó Tổng thống Liên Xô Yanaev làm đảo chính, bắt giữ Gorbachev và lập ra “Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp”.

Trong khi thế giới, nhất là phương Tây, đang tỏ ra lo lắng thì ở Việt Nam, có thể đọc thấy một sắc thái tình cảm khác thông qua lượng thông tin về cuộc đảo chính tràn ngập mặt báo ra ngày 20-9-1991. Tất cả các văn kiện của “Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp” đều được báo chí nhà nước cho đăng nguyên văn, báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân còn gọi Yanaev là “đồng chí” thay vì dùng chức danh “quyền tổng thống” như ngôn từ được phát đi từ chính những người đảo chính.

Nhưng niềm hân hoan này đã không đủ để kéo dài tới ngày hôm sau. Từ vị trí lãnh đạo Xô viết Tối cao Nga, Yeltsin trở thành người hùng Liên Xô khi đứng trên tháp pháo xe tăng đọc diễn văn kêu gọi dân chúng tuần hành chống lại những người đảo chính. Ngày 21-8-1991, những người đảo chính bỏ chạy khỏi Moscow; một thành viên của “Ủy ban Khẩn cấp”, Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Boris Karlovic tự sát. Gorbachev được đưa ra khỏi nơi “tạm giam” nhưng quyền lực của ông thì đã hết.

Tháng 11-1991, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Yeltsin ký lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động trên lãnh thổ nước Nga. Ngày 8-12-1991, một tuần sau khi Ukraina trưng cầu dân ý tuyên bố độc lập với Liên Xô, Yeltsin gặp Tổng thống Ukraina và Tổng thống Belarus, cả ba đưa ra tuyên bố giải tán Liên bang Xô viết, lập ra “Cộng đồng các quốc gia độc lập”. Ngày 24-12-1991, Nga nắm lấy chiếc ghế của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc. Hôm sau Gorbachev, vị tổng thống không còn nhà nước, đành phải ra đi.

Trong khi đó, tại Việt Nam, trong bản dự thảo Hiến pháp mà Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trình ra trước Quốc hội vào ngày 27-7-1991, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn được nhắc tên trong lời nói đầu. Ngày hôm sau, trong thảo luận tổ410, nhiều đại biểu đề nghị nên cân nhắc. Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân nói: “Một khi chính những nước đó không còn muốn nhận họ là chủ nghĩa xã hội nữa thì ta không nên nhắc lại”.

Phát biểu ngay sau đó của các tướng lĩnh có mặt trong Quốc hội cho thấy, ở Việt Nam, chạm tới thành trì xã hội chủ nghĩa không phải là một việc dễ dàng. Thượng tướng Nguyễn Minh Châu yêu cầu giữ nguyên phần nói về Liên Xô, ông tuyên bố: “Chủ nghĩa xã hội vẫn còn và vẫn còn phát triển”. Một đại biểu quân đội khác, Thiếu tướng Nguyễn Răng, cũng phản bác các ý kiến đề nghị hiến pháp chỉ nên đề cập đến “tư tưởng Hồ Chí Minh” thay vì bao gồm cả “Marx - Lenin”. Tướng Nguyễn Răng nói: “Đừng vì thế giới có lộn xộn mà chúng ta thay đổi”.

Khi thảo luận ở tổ hay thảo luận trong phiên họp toàn thể trên Hội trường Ba Đình, gần như không có ai phát biểu mà không đề cập đến “Điều 4 Hiến pháp” nhưng tất cả đều chỉ góp ý về cách diễn đạt chứ không ai dám đề nghị xem xét lại vai trò của lãnh đạo.

Đảng Cộng sản Việt Nam không phải đang “lãnh đạo nhân dân cầm quyền”, như Chủ tịch Lê Quang Đạo nói, mà đang trực tiếp cầm quyền. Đó là lý do mà nhiều nhà lãnh đạo cao cấp trong Đảng cho rằng “bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Nguyên lý tam quyền phân lập, cho dù được coi là lựa chọn tốt nhất để tránh bộ máy nhà nước tha hóa, lạm quyền, cũng không thể vận hành trong một quốc gia độc đảng.

https://danluan.org/tin-tuc/20130117/huy-duc-trich-cuon-ben-thang-cuoc-ii-quyen-binh-bo-dieu-4-hien-phap-la-tu-sat

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Huy Đức - Trích cuốn Bên Thắng Cuộc II, Quyền Bính: “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”

Không phải tự nhiên mà Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh “quyền lực nhà nước là thống nhất”. Trên các diễn đàn góp ý dự thảo hiến pháp lúc bấy giờ bắt đầu xuất hiện khái niệm “tam quyền phân lập
Huy Đức

Ban Biên Tập Dân Luận xin mạo muội trích dẫn một số chương trong cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính mà chưa hỏi ý kiến tác giả, nhân dịp chủ đề sửa đổi Hiến Pháp và bỏ điều 4 đang được tranh luận sôi nổi trên Dân Luận. Tác giả có chú thích rõ các nguồn tin sử dụng trong cuốn sách, nhưng do khuôn khổ hạn chế của bài báo này, chúng tôi không đăng các chú thích này, mời độc giả tham khảo trong sách.

Độc giả có thể mua cả hai tập sách này trên Smashwords hoặc Amazon.com theo hướng dẫn trên Facebook.

Nửa thế kỷ, bốn hiến pháp

Không phải tự nhiên mà Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh “quyền lực nhà nước là thống nhất”. Trên các diễn đàn góp ý dự thảo hiến pháp lúc bấy giờ bắt đầu xuất hiện khái niệm “tam quyền phân lập”, đồng thời có nhiều ý kiến đề nghị khôi phục tinh thần Hiến pháp 1946.

Cho dù Hiến pháp 1946 được mô tả như là “hiến pháp của Hồ Chí Minh”, việc khôi phục nó chưa bao giờ được công khai đưa ra. Tuy không thiết kế một nhà nước hoàn toàn theo mô hình “tam quyền phân lập”, Hiến pháp 1946 đã không hề có bóng dáng của nhà nước Xô viết. Quyết tâm chính trị lớn nhất lúc đó của Đảng Cộng sản Việt Nam là kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, chiến tranh nổ ra chỉ một tháng mười ngày sau khi Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua. Bản Hiến pháp vì thế chưa được công bố và cuộc tổng tuyển cử bầu Nghị viện Nhân dân chưa được tiến hành. Quốc hội lập hiến đứng ra đóng vai trò của Nghị viện, xưng là Quốc hội khóa I. Chính phủ Liên hiệp Lâm thời tiếp tục vai trò, nhưng tất nhiên không còn các thành viên của Việt Cách và Việt Quốc.

Sau Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, năm 1951, Chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu thể hiện bản chất chính quyền của một nhà nước giai cấp thay vì chính quyền của các thành phần nhân dân như giai đoạn tập hợp lực lượng ban đầu. Tinh thần của Hiến pháp 1946 đã hoàn toàn biến mất khi ngày 4-12-1953 Quốc hội “khóa I” ban hành Luật Cải cách ruộng đất, tước đoạt ruộng đất của những người bị quy là địa chủ, trái với Điều thứ 12: “Quyền tư hữu của công dân Việt Nam được bảo đảm”.

Quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp 1946 minh định, và trên thực tế khi ấy đang được thi hành dựa trên chế độ báo chí của chính quyền thực dân Pháp, cũng bắt đầu bị hạn chế sau ngày 14-12-1956, ngày Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về Chế độ báo chí. Những người còn lại trong Quốc hội được bầu tháng 1-1946 cũng đã đưa tay “khai tử” đứa con đáng tự hào nhất của mình. Năm 1959, Hiến pháp 1946 bị thay thế, bất chấp nguyên tắc sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức: “Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu; Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi; Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Mặc dù Hồ Chí Minh đặt vấn đề xây dựng hiến pháp rất sớm, Hiến pháp 1959 mới thực sự là hiến pháp của ông. Việc thay thế Hiến pháp 1946 chỉ thực sự được triển khai sau khi Hồ Chí Minh đi dự Hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế tổ chức vào tháng 11-1957 tại Moscow, cùng ký “Tuyên bố chung” thừa nhận: “Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có ý nghĩa nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế”.

Nhà nước “dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” theo Hiến pháp 1946 đã được thay thế bằng một nhà nước “dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” theo Hiến pháp 1959.

Trong Lời nói đầu, Hiến pháp 1959 viết: “Nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đoàn kết nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại… Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nếu như Hiến pháp 1946 nhấn mạnh đến bình đẳng và tự do của người dân thì Hiến pháp 1959 nhấn mạnh “trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc”. Công dân Việt Nam bắt đầu được khuyến cáo: “Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước”.

Hiến pháp 1959 tồn tại hai mươi năm trong giai đoạn miền Bắc dồn sức cho chiến tranh, ít ai có điều kiện để quan tâm tới việc thực thi pháp luật. Sau chiến thắng năm 1975, sau khi “hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”, tháng 7-1976, Quốc hội đổi tên nước từ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và xác định: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước”.

Ngôn từ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đưa thẳng vào Lời nói đầu của Hiến pháp 1980. Trong khi súng đạn đang nổ hàng ngày ở hai đầu biên cương, ở hậu phương, dân chúng lại bị hô hào “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng”.

Hiến pháp 1980 thực chất là một bản Hiến pháp 1959 nâng cao theo hướng “nhà nước chuyên chính vô sản”. Cách tiếp thu kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa cũng khá vội vàng. Ông Nguyễn Đình Lộc kể: “Khi Chủ tịch Trường Chinh đi nghiên cứu tại các nước Đông Âu, họ trình bày mô hình hội đồng nhà nước mà họ đang áp dụng như là một mô hình đầy tính ưu việt. Mình về, bê gần như nguyên xi vào hiến pháp mới. Không ngờ, họ nói với mình vậy nhưng chỉ sau đó không lâu họ sửa vì mô hình ấy nhập nhằng vai trò giữa quốc hội và nhà nước”.

Hiến pháp 1980 trở thành một bản hiến pháp “đoản mệnh”. Từ tháng 3-1989, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, bắt đầu đặt vấn đề: “Cần rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành (kể cả Hiến pháp), bổ sung và sửa đổi những điểm cần thiết theo tinh thần đổi mới”. Ngày 30-6-1989, Nghị quyết Trung ương 6 đã được Quốc hội Khóa VIII triển khai với tinh thần cải cách cao hơn: Sửa đổi Hiến pháp 1980 “một cách toàn diện”. Cũng trong kỳ họp ấy, Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp, cử ông Võ Chí Công làm chủ tịch.

“Công nông hoá” tư pháp

Chiều ngày 5-10-1992, Quốc hội đã quyết định để Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa tối cao quản lý tòa địa phương về mặt tổ chức với 292 phiếu thuận, 71 phiếu chống, sau hai ngày tranh luận gay gắt về hai phương án: Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án Nhân dân Tối cao quản lý tòa địa phương hay để cho Tòa án Tối cao quản lý tòa theo ngành dọc.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Phạm Hưng ủng hộ phương án hai và có ý chỉ trích ngành tư pháp, nơi soạn thảo Dự luật Tổ chức Tòa án, tự trao cho mình quyền quản lý các tòa cấp dưới. Nhưng, Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc cho rằng, tòa án không phải là một cơ quan hành chính để cấp trên quản lý cấp dưới mà là một cơ quan xét xử. Theo ông, việc tòa án cấp dưới phụ thuộc tòa án cấp trên về mặt tổ chức là nguyên nhân nảy sinh hiện tượng thỉnh thị án, hiện tượng các thẩm phán khi xét xử đã có sẵn bản án bỏ túi.

Một “sách trắng” mà Bộ Tư pháp gửi đến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp đó cho biết: Nhiều tòa án cấp tỉnh đã xếp lịch cụ thể để lên thỉnh thị án. Năm 1988, do tòa hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao có văn bản chỉ thị tòa án Hà Nam Ninh xử một bị cáo năm năm tù mà bị cáo này đã bị ức chế, dùng súng bắn hai cán bộ tòa án rồi tự sát.

Những nỗ lực của Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc có tác động đáng kể đến cải cách tư pháp thời thập niên 1990. Tuy nhiên, một mặt do tư pháp Việt Nam không chỉ lệ thuộc vào mô hình mà nó được thiết kế, mặt khác, ngay từ lúc ban sơ, “tam quyền phân lập” đã không được những người khai sinh chính thể “dân chủ cộng hòa” tán thành, nên cũng như những quyền tự do khác, quyền được thụ hưởng công lý của người Việt Nam đã không được mở ra đúng mức.

Trong quá trình hình thành Hiến pháp 1946, trong nội bộ Ban Dự thảo và trên báo chí đã từng có nhiều cuộc tranh luận. Theo Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe, Hồ Chí Minh không đánh giá cao mô hình nhà nước theo kiểu tam quyền phân lập. Ông muốn dùng kinh nghiệm xây dựng chính quyền nhân dân trong các căn cứ địa, muốn tập trung cả ba quyền cho cơ quan đại diện của toàn dân. Hồ Chí Minh cho rằng các nhánh quyền không cần giám sát lẫn nhau vì mặt trận vừa là một cơ quan giám sát vừa là chỗ dựa cho nhà nước.

Tòa án bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với tư cách là một nhánh quyền lực độc lập kể từ khi người Pháp thiết lập quyền cai trị trên các vùng nhượng địa: Nam Kỳ, Đà Nẵng, Hà Nội và Hải Phòng. Việc xử án, thoạt đầu hoàn toàn do các nhà hành chính người Pháp đảm trách. Kể từ năm 1921, ở Nam Kỳ, nhiều vị thẩm phán người Việt đã được bổ nhiệm để xét xử các vụ hình sự đối với các nguyên và bị cáo nói tiếng Việt. Ở các xứ ngoài Nam Kỳ, bên cạnh các “tòa Nam án” do các quan tỉnh điều khiển theo tổ chức tư pháp của Triều Nguyễn, có những tòa án Pháp đặt dưới sự điều khiển của các viên công sứ.

Trong thời kỳ tiền hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13, ngày 24-1-1946, quy định: “Tòa án sẽ độc lập với các cơ quan hành chính. Các vị thẩm phán sẽ chỉ xử trong vòng pháp luật và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp”. Tư pháp theo thiết kế của Hiến pháp 1946 cũng “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy “các viên thẩm phán đều do chính phủ bổ nhiệm”389 cơ quan tư pháp không thiết lập theo các cấp hành chính như về sau mà thiết lập theo cấp xét xử: toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Tiến trình xét xử phải theo nguyên tắc: “các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”. Nhưng, chỉ mấy năm sau đó, chính Hồ Chí Minh sẽ từ bỏ dần những nguyên tắc này.

Tại “An toàn khu”, theo Bộ trưởng Lê Văn Hiến: “Vấn đề tư pháp - hành chính lâu nay cứ lủng củng mãi, mỗi bên đều có sự than phiền. Tư pháp trách hành chính lạm quyền và lộng quyền, bất chấp luật lệ, nhân tình thế chiến tranh mà thi hành nhiều thủ đoạn tổn thương đến quyền tự do cá nhân. Hành chính tố cáo tư pháp lợi dụng nguyên tắc độc lập mà đi dần đến chỗ độc lập với chính quyền, có khi lấy luật pháp để bảo vệ những hành vi phản động”.

Tháng Giêng 1948, trong một cuộc họp mở rộng, Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh đã yêu cầu các ngành: “Ra sức trừ bỏ những tệ như: Việt Minh lấn quyền hành chính… Mặt trận và bộ đội xung đột và tị nạnh nhau… Kháng chiến kiêm hành chính và chuyên môn (nhất là tư pháp) xung đột nhau”. Nhưng, khi xung đột tư pháp - hành chính không dừng lại ở cấp huyện, tỉnh thì chính Hồ Chí Minh cũng phản ứng393.

Ngoài xung đột giữa giới tư pháp với giới hành chính, theo ông Vũ Đình Hòe, khía cạnh sâu sắc hơn còn là xung đột giữa Đảng và các trí thức, giữa Đảng Cộng sản và những người thuộc hai đảng Xã hội và Dân chủ. Từ năm 1950, tuy đảng viên Đảng Dân chủ Vũ Đình Hòe vẫn còn là Bộ trưởng Tư pháp, nhưng quyền lực trên thực tế nằm trong tay Thứ trưởng Trần Công Tường, một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản. Không cần trao đổi với bộ trưởng, ông Tường đã “cùng với chi bộ” của ông chuẩn bị ba dự án sắc lệnh đề cập đến ba vấn đề thay đổi căn bản nền tư pháp.

Hơn một tháng sau khi “cướp chính quyền”, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 90, tạm thời áp dụng các nguyên tắc dân sự ghi trong Dân pháp điển Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Pháp quy giảm yếu 1883 thi hành ở Nam Kỳ. Theo ông Vũ Đình Hòe, trong quá trình soạn thảo Hiến pháp 1946, Hồ Chí Minh cũng đã ra lệnh giữ lại các luật lệ của chế độ cũ không trái với chế độ mới. Nhưng, đến năm 1950, Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghe và đồng ý với đề xuất của ông Trần Công Tường, thiết lập ba nguyên tắc cơ bản của dân luật dựa trên ba nguyên tắc tương ứng của bộ Dân luật Nga Xô năm 1922, được soạn thảo dưới sự chủ trì của Lenin.

Thay vì tuân thủ nguyên tắc “quyền tư hữu được nhà nước bảo hộ” theo Hiến pháp 1946, Sắc lệnh 97 của Hồ Chí Minh quy định rằng: “Các quyền dân sự của công dân chỉ được thực hiện và bảo vệ khi công dân sử dụng các quyền ấy của mình một cách phù hợp với quyền lợi của nhân dân… Công dân chỉ hành xử quyền tư hữu trong phạm vi phù hợp… Tòa án nhân dân có thể hủy bỏ bất kỳ hợp đồng nào ký kết giữa hai công dân, nếu sự chênh lệch quá đáng về tài sản giữa họ đối với nhau”.

Ông Trần Công Tường còn đề nghị xóa bỏ chế độ luật sư của Pháp để lại, thay bằng chế độ bào chữa viên nhân dân, để cải tiến triệt để việc xử án. Trong cuộc họp Chính phủ để trình ba dự án sắc lệnh này, Bộ trưởng Vũ Đình Hòe đã “bật lên phản đối” nhưng theo ông Hòe, “sự dàn hòa, điều giải của Hồ Chủ tịch thật tài tình”. Hồ Chí Minh vẫn ký Sắc lệnh 85-SL, ngày 22-5-1950, quy định “Chế độ hội thẩm nhân dân” do Thứ trưởng Tư pháp Trần Công Tường đệ trình nhưng vẫn “tán thành ý kiến bổ sung của Bộ trưởng Vũ Đình Hòe”, không đụng đến Đoàn Luật sư.

Trong thời kỳ tiền Hiến pháp 1959, Quốc hội đã ra nghị quyết, ngày 29-4-1958, tách hệ thống công tố ra khỏi tòa án để trở thành bốn cơ quan ngang bộ trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn 1945-1958, cơ quan công tố chưa được tổ chức thành một hệ thống riêng mà hợp cùng với cơ quan xét xử thành tòa án các cấp. Nhiệm vụ của Viện Công tố là điều tra, truy tố những vụ phạm pháp về hình sự, giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra của cơ quan điều tra, trong việc xét xử của tòa án, trong việc tạm giữ và cải tạo ở các trại giam.

Sau Hiến pháp 1959, hệ thống tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân ra đời, thay vì nằm trong hội đồng chính phủ, trở thành những cơ quan trực thuộc Quốc hội, ở cấp tỉnh, thành thì trực thuộc hội đồng nhân dân cùng cấp. Sau Hiến pháp 1959, Bộ Tư pháp bị giải thể. Theo ông Nguyễn Đình Lộc, ngoài lý do sao chép từ mô hình nhà nước liên bang của Liên Xô, sự sửa đổi này còn mục tiêu nhắm tới ông Bộ trưởng Vũ Đình Hòe.

Đặc biệt, ngày 17-11-1950, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 158-SL, quyết định việc bổ sung cán bộ công nông vào ngạch thẩm phán và thăng bổ các thẩm phán tòa án nhân dân huyện lên tòa án nhân dân tỉnh. Từ đây, trường luật Tam Đảo lập ra theo chủ trương của ông Vũ Đình Hòe nhằm đào tạo các thẩm phán đệ nhị cấp đã bị đóng cửa vì theo ông Hòe: “Chủ trương đào tạo thẩm phán chuyên môn đương nhiên là bị Đảng đoàn Tư pháp gạt bỏ vì người cộng sản coi chính trị là thống soái, nên chỉ cần đề bạt cán bộ công nông là đủ giải quyết vấn đề cán bộ tư pháp”.

Từ đây, theo ông Vũ Đình Hòe: “các thẩm phán huyện, đa số là đảng viên cộng sản, chỉ qua lớp chính trị và nghiệp vụ”. Quan điểm lựa chọn thẩm phán chủ yếu “đứng trên lập trường nhân dân” của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng lâu dài đến nền tư pháp Việt Nam. Trong giai đoạn 1960-1970, khi vai trò của Nhà nước bị lu mờ trước vai trò của Đảng, sự sa sút về chất lượng của đội ngũ thẩm phán và tính thiếu độc lập của tòa án ít được chú ý. Nhưng, từ cuối thập niên 1980, điều này bắt đầu trở thành một vấn đề lớn.

Theo một báo cáo của Bộ Tư pháp tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX: Năm 1981, chỉ có 3% cán bộ tòa án cấp tỉnh, huyện có trình độ đại học. Năm 1991 số thẩm phán có trình độ đại học được nâng lên ở mức 50% nhưng thẩm phán cấp quận huyện cũng chỉ 41% có trình độ đại học, trong đó nhiều người tốt nghiệp hệ tại chức. Cũng trong kỳ họp đó, Đại biểu Quốc hội Hoàng Ngọc Nhất, giám đốc Công an Thanh Hóa, nêu tình trạng thẩm phán, người nhân danh Nhà nước, nhân danh pháp luật, lại không có hiểu biết về luật bằng người bảo vệ các bị cáo: luật sư. Ông Nhất nói: “Có phiên tòa, bị cáo còn thuộc luật hơn cả thẩm phán”. Trình độ thẩm phán càng thấp tòa án càng lệ thuộc lớn vào cấp ủy. Chính báo Nhân Dân cũng phải thừa nhận ở tòa, các thẩm phán thường chỉ đưa ra các bản án đã được cấp ủy xử trước; những người muốn độc lập với cấp ủy thường phải gánh chịu hậu quả, có khi là mất việc.

Đầu thập niên 1990, Đảng bắt đầu chấn chỉnh tình trạng cấp ủy can thiệp thô bạo vào các bản án. Nhưng, đối với những bản án có ảnh hưởng lớn, Đảng vẫn cho rằng, “cấp ủy cần tham gia ý kiến về quan điểm xét xử làm cơ sở cho việc quyết định của cơ quan kiểm sát và tòa án”. Chất lượng tòa án cho đến lúc bấy giờ vẫn lệ thuộc vào “tính chất công nông” nằm ở trong số đông của đội ngũ. Ngày 5-12-1997, Đại biểu Hoàng Ngọc Thành, Lào Cai, nói trước Quốc hội: “Tỉnh tôi có bảy thẩm phán thì năm thẩm phán có trình độ từ lớp 2-3”. Đại biểu Đặng Thanh Hương cho biết thêm: “Có chánh án chỉ tốt nghiệp cấp I”.

Chất lượng xét xử, buộc tội thấp đến nỗi, thời gian ấy, tòa án tỉnh phải hủy khoảng 10% án do tòa huyện xử; Tòa tối cao hủy 6,9% án của tòa tỉnh. Cũng trong phiên họp ngày 5-12-1997, ông Vũ Đức Khiển, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho Quốc hội biết: Chỉ có 1/3 tổng số người bị bắt trong mười tháng đầu năm 1997 là bắt theo lệnh có phê chuẩn của Viện Kiểm sát, số còn lại chủ yếu bắt khẩn cấp, bắt quả tang; có tới 18.197 người bị bắt nhưng rồi phải xử lý hành chính, chiếm 30,26%. Tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều trong thập niên kế tiếp.

“Bỏ Điều 4 là tự sát”

Trong chế độ cộng sản, cho dù bộ máy nhà nước tổ chức theo lý thuyết nào thì quyền lực cũng chỉ tập trung vào một nơi: Đảng.

Ngày 10-9-1980, khi phát biểu trước phiên họp “xem xét bản dự thảo hiến pháp” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Đảng cầm quyền phải biết sử dụng Nhà nước, coi đó là một công cụ hùng mạnh và sắc bén để thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng trên quy mô toàn xã hội”401. Trong hai mệnh đề mà ông Lê Duẩn đề cập, nếu như quyền làm chủ thực sự của nhân dân là rất mông lung thì sự lãnh đạo của Đảng quả thực là đã ngự trị trên “quy mô toàn xã hội”.

“Công lao” của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu được ghi trong hiến pháp từ năm 1959. Lời nói đầu của Hiến pháp 1980 nói thêm: “Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước”. Điều 4, Hiến pháp 1980, ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Tuy không dịch nguyên văn, nhưng theo ông Nguyễn Đình Lộc, Điều 4 Hiến pháp 1980 được mô phỏng từ Điều 6 Hiến pháp 1977 của Liên Xô.

Ngày 12-12-1980, khi báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo hiến pháp Trường Chinh giải thích về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ông: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản… Nhà nước chuyên chính vô sản chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân”. Báo cáo của ông Trường Chinh nói tiếp: “Vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận với tinh thần và lời văn trang trọng như vậy là rất có ý nghĩa. Với Điều 4, Dự thảo Hiến pháp khẳng định công lao to lớn của Đảng ta…; thể hiện tình cảm sâu đậm của nhân dân cả nước đối với Đảng và đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong tình hình mới”.

Trước đó, ngày 10-9-1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn định nghĩa: “Nhà nước chuyên chính vô sản là nơi biểu hiện tập trung sự lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”. Trên thực tế, đây là một giai đoạn mà các hoạt động của Đảng là bao trùm. Suốt cả nhiệm kỳ, Quốc hội khóa VII không ban hành bất cứ đạo luật nào trừ Hiến pháp 1980. Đất nước chủ yếu vận hành theo các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng.

Tại Hội nghị Trung ương 25, khóa III, ông Lê Duẩn đưa ra mô hình chính trị: “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một. Ở trung ương, thủ tướng là của Nhà nước, đồng thời là của Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng cũng thế… Nhà nước làm là Đảng làm. Ví dụ, Đảng làm thủy lợi qua bộ trưởng Thủy lợi, qua Bộ Thủy lợi chứ không qua một tổ chức khác”.

Trong thời gian “Đảng và Nhà nước dính nhau làm một”(1976-1986) này, một khối lượng lớn chỉ thị, nghị quyết đã được Đảng ban hành. Các văn kiện Đảng đã trở thành những văn bản có tính quy phạm, trực tiếp điều chỉnh mọi hành vi chính trị, văn hóa, giáo dục và xã hội. Thậm chí, giấy đăng ký kết hôn giữa ông Võ Văn Kiệt và bà Phan Lương Cầm lập năm 1984 cũng do Ban Tài chính Quản trị Trung ương cấp. Các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng trong giai đoạn này gần như đều có một sự nghiệp chính trị trọn đời: Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều từ trần khi đang tại chức. Vai trò của Đảng cũng như của các nhà lãnh đạo trong hệ thống chính trị bắt đầu được điều chỉnh dần kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986).

Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Hội nghị toàn quốc về hội đồng nhân dân vào tháng 2-1992 từng phát biểu: “Nhiều nơi, tổ chức Đảng đã tự biến mình thành nhà nước, thậm chí siêu nhà nước”. Luật pháp mà các công cụ nhà nước thông qua thường chỉ là “thể chế hóa đường lối, nghị quyết của Đảng”.

Đặc biệt, Đảng nắm gần như tuyệt đối công tác cán bộ ở cả ba ngành quyền lực. Lá phiếu của người dân trong các kỳ bầu cử chỉ là xác nhận những người được Đảng ghi tên trong danh sách phiếu bầu. Đảng không chỉ kiểm soát Quốc hội thông qua con số hơn 90% đại biểu là đảng viên. Ngay cả những đại biểu Quốc hội không phải đảng viên cũng phải là người của Đảng. Quy trình giới thiệu, hiệp thương, cho đến lấy ý kiến cử tri nơi ở và nơi công tác đều do các cấp ủy Đảng chi phối, kể cả những ứng cử viên gọi là “tự ứng cử”.

Ở cấp quốc gia, việc bỏ phiếu ở Quốc hội bầu các chức danh nhà nước chỉ là vấn đề thủ tục. Theo quy trình cán bộ của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định các chức danh chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao; Bộ Chính trị quyết định các chức danh phó thủ tướng, phó chủ tịch nước, phó chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng; Ban Bí thư quyết định các chức vụ tương đương thứ trưởng. Bộ Chính trị cũng đồng thời quyết định nhân sự cấp bí thư, chủ tịch ủy ban, chủ tịch hội đồng nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Cấp ủy Đảng ở địa phương cũng quyết định nhân sự theo quy trình tương tự.

Dự thảo Hiến pháp 1992 chỉ thực sự được đưa ra thảo luận sau Đại hội Đảng lần thứ VII, tháng 6-1991. Đó là một thời điểm cả thế giới lẫn trong nước đều có nhiều biến động. “Kinh tế nhiều thành phần” mà Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận hồi năm 1986 buộc Đảng phải “đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật” thay vì tiếp tục chi phối mọi mặt đời sống bằng các chỉ thị, nghị quyết như thời “quan liêu, bao cấp”. Nhưng kinh tế nhiều thành phần và sự sụp đổ của các đảng cộng sản trên thế giới cũng đặt Đảng Cộng sản Việt Nam trước mối lo về tính chính đáng trong vai trò tiếp tục nắm quyền lãnh đạo.

Tháng 5-1990, Yeltsin - người bị Gorbachev đưa ra khỏi Bộ Chính trị trước đó không lâu - được bầu giữ chức chủ tịch Xô viết Tối cao nước Cộng hòa Liên bang Nga. Tháng 7-1990, ông tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản. Tháng 6-1991, trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Cộng hòa Liên bang Nga, Yeltsin trở thành tổng thống. Quyền lực của nhà nước liên bang có nguy cơ tan rã khi vào tháng 8-1991, một hiệp ước liên bang mới trao chủ quyền cho các nước cộng hòa bắt đầu được hình thành. Tình hình tưởng có thể đảo ngược khi, ngày 19-8-1991, Phó Tổng thống Liên Xô Yanaev làm đảo chính, bắt giữ Gorbachev và lập ra “Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp”.

Trong khi thế giới, nhất là phương Tây, đang tỏ ra lo lắng thì ở Việt Nam, có thể đọc thấy một sắc thái tình cảm khác thông qua lượng thông tin về cuộc đảo chính tràn ngập mặt báo ra ngày 20-9-1991. Tất cả các văn kiện của “Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp” đều được báo chí nhà nước cho đăng nguyên văn, báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân còn gọi Yanaev là “đồng chí” thay vì dùng chức danh “quyền tổng thống” như ngôn từ được phát đi từ chính những người đảo chính.

Nhưng niềm hân hoan này đã không đủ để kéo dài tới ngày hôm sau. Từ vị trí lãnh đạo Xô viết Tối cao Nga, Yeltsin trở thành người hùng Liên Xô khi đứng trên tháp pháo xe tăng đọc diễn văn kêu gọi dân chúng tuần hành chống lại những người đảo chính. Ngày 21-8-1991, những người đảo chính bỏ chạy khỏi Moscow; một thành viên của “Ủy ban Khẩn cấp”, Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Boris Karlovic tự sát. Gorbachev được đưa ra khỏi nơi “tạm giam” nhưng quyền lực của ông thì đã hết.

Tháng 11-1991, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Yeltsin ký lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động trên lãnh thổ nước Nga. Ngày 8-12-1991, một tuần sau khi Ukraina trưng cầu dân ý tuyên bố độc lập với Liên Xô, Yeltsin gặp Tổng thống Ukraina và Tổng thống Belarus, cả ba đưa ra tuyên bố giải tán Liên bang Xô viết, lập ra “Cộng đồng các quốc gia độc lập”. Ngày 24-12-1991, Nga nắm lấy chiếc ghế của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc. Hôm sau Gorbachev, vị tổng thống không còn nhà nước, đành phải ra đi.

Trong khi đó, tại Việt Nam, trong bản dự thảo Hiến pháp mà Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trình ra trước Quốc hội vào ngày 27-7-1991, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa vẫn được nhắc tên trong lời nói đầu. Ngày hôm sau, trong thảo luận tổ410, nhiều đại biểu đề nghị nên cân nhắc. Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân nói: “Một khi chính những nước đó không còn muốn nhận họ là chủ nghĩa xã hội nữa thì ta không nên nhắc lại”.

Phát biểu ngay sau đó của các tướng lĩnh có mặt trong Quốc hội cho thấy, ở Việt Nam, chạm tới thành trì xã hội chủ nghĩa không phải là một việc dễ dàng. Thượng tướng Nguyễn Minh Châu yêu cầu giữ nguyên phần nói về Liên Xô, ông tuyên bố: “Chủ nghĩa xã hội vẫn còn và vẫn còn phát triển”. Một đại biểu quân đội khác, Thiếu tướng Nguyễn Răng, cũng phản bác các ý kiến đề nghị hiến pháp chỉ nên đề cập đến “tư tưởng Hồ Chí Minh” thay vì bao gồm cả “Marx - Lenin”. Tướng Nguyễn Răng nói: “Đừng vì thế giới có lộn xộn mà chúng ta thay đổi”.

Khi thảo luận ở tổ hay thảo luận trong phiên họp toàn thể trên Hội trường Ba Đình, gần như không có ai phát biểu mà không đề cập đến “Điều 4 Hiến pháp” nhưng tất cả đều chỉ góp ý về cách diễn đạt chứ không ai dám đề nghị xem xét lại vai trò của lãnh đạo.

Đảng Cộng sản Việt Nam không phải đang “lãnh đạo nhân dân cầm quyền”, như Chủ tịch Lê Quang Đạo nói, mà đang trực tiếp cầm quyền. Đó là lý do mà nhiều nhà lãnh đạo cao cấp trong Đảng cho rằng “bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Nguyên lý tam quyền phân lập, cho dù được coi là lựa chọn tốt nhất để tránh bộ máy nhà nước tha hóa, lạm quyền, cũng không thể vận hành trong một quốc gia độc đảng.

https://danluan.org/tin-tuc/20130117/huy-duc-trich-cuon-ben-thang-cuoc-ii-quyen-binh-bo-dieu-4-hien-phap-la-tu-sat

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm