Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hy vọng mới cho những người suy thận
Các nhà khoa học Mỹ cho biết từ thận của một chú chuột thí nghiệm họ đã tái tạo thành công quả thận bằng kỹ thuật sinh học, mở ra hy vọng mới trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh nhân bị suy thận. Toàn bộ quá trình của nghiên cứu được công bố trên Nhật báo Y học Tự nhiên (Journal Nature Medicine) số ra ngày 14/4.
Công trình nghiên cứu trên do nhóm các nhà khoa học của Trung tâm Y học tái tạo thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts tại thành phố Boston, Mỹ thực hiện. Quá trình này được bắt đầu bằng một thủ thuật bóc tách toàn bộ tế bào sống từ một quả thận của chuột thí nghiệm và chỉ để lại lớp vỏ bên ngoài có cấu tạo bởi chất tạo keo (collagen). Sau đó, bằng ống cơ hay còn được gọi là ống niệu, các nhà nghiên cứu đã cấy các tế bào sống khác vào những phần phù hợp của quả thận "trống" này, bao gồm các màng tế bào người - thường xuất hiện ở mạch máu của quả thận người- và các tế bào thận của chuột con mới sinh. Bước cuối cùng, họ ghép quả thận hoàn chỉnh vào cơ thể chuột mà trước đó đã lấy quả thận ra. Kết quả thật bất ngờ khi quả thận tái tạo này đã bắt đầu thực hiện quá trình lọc máu và sản xuất nước tiểu thông qua niệu quản, đồng thời tại nơi cấy ghép cũng không có dấu hiệu chảy máu hay nghẽn máu. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Harald Ott cho biết cấy ghép các loại tế bào khác nhau trên khung quả thận có sẵn cho phép cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông Ott cho biết cần tinh chỉnh các loại tế bào nhằm cải thiện chức năng hoạt động của quả thận và còn nhiều bước phải tiến hành nhằm đề phòng những bất trắc có thể xảy ra trước khi kỹ thuật này được áp dụng ở con người. Ông Ott hy vọng rằng bước tiến mới trong nghiên cứu trên sẽ là nền tảng nhằm phát triển kích cỡ các mô cấy ghép lớn như ở người, cho phép người bệnh có thể tiếp nhận quả thận mới được cấu tạo từ các tế bào trong cơ thể mình mà không cần phải đợi được hiến thận. Điều này cũng nhằm hạn chế sự phản ứng của quả thận mới ghép và giảm ức chế sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong thời gian dài.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hy vọng mới cho những người suy thận
Các nhà khoa học Mỹ cho biết từ thận của một chú chuột thí nghiệm họ đã tái tạo thành công quả thận bằng kỹ thuật sinh học, mở ra hy vọng mới trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh nhân bị suy thận. Toàn bộ quá trình của nghiên cứu được công bố trên Nhật báo Y học Tự nhiên (Journal Nature Medicine) số ra ngày 14/4.
Công trình nghiên cứu trên do nhóm các nhà khoa học của Trung tâm Y học tái tạo thuộc Bệnh viện đa khoa Massachusetts tại thành phố Boston, Mỹ thực hiện. Quá trình này được bắt đầu bằng một thủ thuật bóc tách toàn bộ tế bào sống từ một quả thận của chuột thí nghiệm và chỉ để lại lớp vỏ bên ngoài có cấu tạo bởi chất tạo keo (collagen). Sau đó, bằng ống cơ hay còn được gọi là ống niệu, các nhà nghiên cứu đã cấy các tế bào sống khác vào những phần phù hợp của quả thận "trống" này, bao gồm các màng tế bào người - thường xuất hiện ở mạch máu của quả thận người- và các tế bào thận của chuột con mới sinh. Bước cuối cùng, họ ghép quả thận hoàn chỉnh vào cơ thể chuột mà trước đó đã lấy quả thận ra. Kết quả thật bất ngờ khi quả thận tái tạo này đã bắt đầu thực hiện quá trình lọc máu và sản xuất nước tiểu thông qua niệu quản, đồng thời tại nơi cấy ghép cũng không có dấu hiệu chảy máu hay nghẽn máu. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Harald Ott cho biết cấy ghép các loại tế bào khác nhau trên khung quả thận có sẵn cho phép cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông Ott cho biết cần tinh chỉnh các loại tế bào nhằm cải thiện chức năng hoạt động của quả thận và còn nhiều bước phải tiến hành nhằm đề phòng những bất trắc có thể xảy ra trước khi kỹ thuật này được áp dụng ở con người. Ông Ott hy vọng rằng bước tiến mới trong nghiên cứu trên sẽ là nền tảng nhằm phát triển kích cỡ các mô cấy ghép lớn như ở người, cho phép người bệnh có thể tiếp nhận quả thận mới được cấu tạo từ các tế bào trong cơ thể mình mà không cần phải đợi được hiến thận. Điều này cũng nhằm hạn chế sự phản ứng của quả thận mới ghép và giảm ức chế sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong thời gian dài.