Di Sản Hồ Chí Minh
ISIS là ai ? -Tham vọng của ISIS - Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai
Với những bước tiến như vũ bão ở cả Syria và Iraq, nhóm Tổ chức Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) được đánh giá là sắp vượt mặt “đàn anh” Al-Qaeda để chiếm vị trí nhóm khủng bố tàn bạo và giàu có nhất thế giới. ISIS là ai: Theo ABC, ISIS do nhóm giáo sĩ Iraq tên Abu Bakr Al-Baghdadi lãnh đạo với mục đích thành lập nhà nước độc lập bao gồm lãnh thổ ở Iraq, Syria, và nhiều khu vực ở Lebanon. ISIS có 3.000-5.000 quân hoạt động tại Iraq, trong đó có nhiều sĩ quan quân đội bị thất sủng dưới thời Thủ tướng Malaki. ISIS làm gì: ISIS chiến đấu chống Tổng thống Assad cũng như các nhóm chiến binh Hồi giáo khác ở Syria để kiểm soát nhiều khu vực ở nước này. Nhóm cũng chiến đấu với chính phủ Iraq với tham vọng hình thành nhà nước thống nhất ISIS. Chiến thuật ISIS tàn bạo đến nỗi khiến thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri bác bỏ nhóm này. ISIS mạnh như thế nào: Tuần này, các lực lượng ISIS chiếm được Mosul, một trong những thành phố lớn nhất dọc theo biên giới Iraq-Syria. ISIS tịch thu hơn 400 triệu USD từ các ngân hàng thành phố, khiến tổ chức này trở nên giàu có hơn hẳn nhiều quốc gia nhỏ bé có chủ quyền khác. Theo AP, ISIS cũng đã kiểm soát hiệu quả thành phố dầu mỏ Tikrit, nơi hái ra tiền cho Iraq.
|
Tham vọng của ISIS
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai
Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan
Các
tay súng ISIS được cho là bắn giết không ghê tay
Thế giới hơn một tuần qua trở nên náo động, thậm chí những trận World Cup cũng không thể làm tạt đi những luồng tin dữ từ Iraq. Tổ chức khủng bố ISIS chiếm được Molsul trong một trận tấn công làm tê liệt quân đội chính quyền, mở rộng vùng chiếm đóng đến tận gót chân thủ đô Baghdad, cướp nhà băng và nhét túi 425 triệu đôla.
Nhiều bản tin vẫn tiếp tục gọi ISIS là một nhánh hoặc một tổ chức trung thành của khủng bố Al-Qaeda. Điều này không những sai mà còn nguy hiểm.
ISIS là ai?
ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq – Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shia và thân Mỹ. Sau rất nhiều chật vật, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến ISI đổi hướng quyết định tham chiến ở đây, một mũi tên trúng hai đích: vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể chế chung, vừa “hợp pháp hóa” chiến tranh vì kẻ thù mới không phải là Mỹ nữa mà là chính quyền phe Hồi giáo Shia của Syria. Cùng với sự chuyển hướng này, tên của ISI đổi thành ISIS (Islamic State of Iraq and Syria – Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria).
Rất ít người biết rằng ISI đã tự động nhập với nhánh Al-Qaida ở Syria mà không hề được phép của người đứng đầu tổ chức Al-Qaida là Al-Zawahiri. Sau một tháng giữ im lặng, Al-Zawahiri đề nghị ISIS rời tổ chức. Lãnh đạo ISIS là Al-Baghdadi không thèm quan tâm, thậm chí ra tay giết luôn người đại diện đàm phán. Cực chẳng đã, vào đầu tháng 2 năm nay, Al-Qaida tuyên bố cắt lìa ISIS khỏi gốc, với lý do được cho là ISIS quá sức man rợ, đến mức một tổ chức khủng bố như Al-Qaida cũng không thể nuốt trôi.
Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do. Al-Qaida đương nhiên không thích bị một nhánh đàn em vượt mặt. Thêm nữa, Al-Qaida không muốn ISIS dính mũi vào miếng bánh Syria, giữa tổ chức mẹ và nhánh con có khá nhiều mâu thuẫn về vùng chiếm đóng.
ISIS tiến quân như chẻ tre ở Iraq
Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.
ISIS nguy hiểm như thế nào?
Trước nhất, ISIS hành xử rất hung bạo. Những cuộc xả súng không khoan nhượng vào người đối lập tay không và người dân vô tội khiến ai cũng rùng mình. Là một tổ chức theo Hồi giáo Sunni, ISIS khiến cộng đồng Shia ở Iraq khiếp đảm và tháo chạy. Chủ trương của ISIS với những người chống đối là: “ISIS hay là chết!”
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến ISIS trở nên vô cùng nguy hiểm chính là việc tổ chức này không chỉ đơn giản là một nhóm khủng bố thánh chiến với tham vọng toàn cầu như Al-Qaida. ISIS không đánh rồi rút. ISIS đánh và lập nên nhà nước của riêng mình. Điều này khiến cả thế giới bất ngờ vì các tổ chức khủng bố hầu như không có tiền lệ lập quốc. Việc xuất hiện một “quốc gia khủng bố” jihadist state (quốc gia của các chiến binh thánh chiến) là cơn ác mộng không được dự đoán trước.
Nguy hiểm hơn, quốc gia khủng bố này không nằm trong sa mạc mà bao trùm những hố dầu béo bở. Khởi đầu, ISIS chỉ nhận viện trợ từ những quốc gia dầu lửa dòng Hồi Sunni muốn lật đổ chính quyền Syria dòng Hồi Shia. Khi quân đội chính phủ bỏ chạy, ISIS tiếp quản luôn hàng triệu đôla vũ khi tối tân của Mỹ viện trợ. Thử làm một phép so sánh, khi tấn công Tháp Đôi, Al-Qaida là một tổ chức với 30 triệu đô la tiền quỹ, và được coi là giàu có. Hiện nay, túi của ISIS nặng 2 tỷ đôla.
ISIS đang chiến đấu để thành lập nhà nước dòng Sunni ở Iraq và Syria
Chưa hết, nếu chỉ nhìn nhận ISIS như một tổ chức khủng bố đơn thuần cũng có nghĩa là sự thiếu kiến thức và đánh giá quá thấp về tầm nhìn của thủ lĩnh Al-Baghdadi. Là môt tiến sĩ Hồi giáo học, Al-Baghdadi tiếp thu tư tưởng cực đoan Wahhabism và Salafism từ Saudi. Những vùng ISIS chiếm đóng và thành lập quốc gia ngay lập tức được ban bố các đạo luật hà khắc của Hồi giáo cực đoan: ăn cắp sẽ bị chặt tay, hàng loạt tội bị đưa vào khung hình phạt xử chết trong đó có tội từ bỏ tôn giáo, phụ nữ phải che kín mặt khi ra đường, ai cũng phải cầu kinh 5 lần một ngày, các lăng tẩm và thánh đường dòng Hồi Shia bị phá bỏ, và âm nhạc bị cấm tuyệt đối ở nơi công cộng.
Thu phục người dân
Cùng với các đạo luật đó, các thành phố chiếm đóng nhanh chóng trở lại tình trạng ổn định và an toàn. ISIS không lặp lại các sai lầm của Al-Qaida mà lập tức trấn an dân chúng, tìm cách thu phục niềm tin của những người không chạy trốn. Tại Mosul, ngay khi quân chính phủ rút chạy, mỗi người dân được cấp một thùng gas miễn phí để nấu ăn. Khi những người dân ở đây băn khoăn làm sao họ có thể tin được ISIS, một jihadist trả lời: “Hãy cho chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại. Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ”.
Nhiều nhà phân tích bất ngờ khi nhận thấy ISIS sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh gồm tòa án, lực lượng cảnh sát, trường học, và các tổ chức từ thiện. Tại vùng Al-Raqqa, ISIS xây dựng chợ, đường sá, các đường dây điện, trạm xá, bưu điện, bến xe…quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng, cùng hàng loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện khác, trong đó có cả những hội chợ cho trẻ con với kem và cầu trượt, các bếp ăn miễn phí cho người nghèo, và đặc biệt là mạng lưới tìm gia đình mới cho trẻ mồ côi.
Quân đội Iraq đã phải tháo chạy trước sự tấn công của ISIS
Trong tình hình nội chiến căng thẳng, ISIS nhận được sự ủng hộ của một phần dân chúng dòng Hồi Sunni khi tạo được sự yên ổn nhất định. Sự cực đoan tôn giáo của ISIS ít nhất cũng có một điểm cộng là thể hiện sự công bằng, điều mà chính quyền độc tài tham nhũng không làm được.
Sự ổn định, công bằng, trong một quốc gia mới yên bình giữa bốn bề khủng hoảng, dù có hạn chế và tạm thời, chính là điều khiến ISIS hoàn toàn khác với các tổ chức khủng bố khác. Sự cực đoan man rợ và việc thành lập quốc gia riêng khiến ISIS trở nên bội phần nguy hiểm.
ISIS sẽ được xử lý thế nào?
Sự lớn mạnh không ngờ của ISIS khiến các kết nối đồng minh bất ngờ thay đổi.
Hiện nay, rất nhiều ánh mắt đổ dồn vào người Kurd. Là một dân tộc dũng mãnh nhưng chịu mất nước, người Kurd sau thế chiến thứ nhất không được thực dân Anh cho lập quốc như đã hứa, mà lãnh thổ bị chia sẻ nằm trải ra trên năm quốc gia khác nhau, trong đó có Iraq. Vùng tự trị của người Kurd luôn an toàn và phát triển, khác hẳn với phần còn lại của Iraq. Những chiến binh người Kurd nổi tiếng thiện chiến với danh hiệu “peshmerga” (kẻ đối đầu với cái chết).
Để thuyết phục người Kurd tham chiến, chính phủ Iraq chắc chắn sẽ phải nhân nhượng các hợp đồng bán dầu, nhất là việc xem xét nhượng lại cho người Kurd thành phố dầu lửa Kirkuk từ xưa vẫn đang tranh chấp.
Tuy nhiên, sự hợp tác đồng minh bất ngờ nhất có lẽ sẽ đến từ hai kẻ từ xưa tưởng không đội trời chung: Mỹ và Iran.
Iran là quốc gia đầu đàn của Hồi giáo Shia, đồng minh không lay chuyển của độc tài Assad dòng Hồi Shia tại Syria, đương nhiên cũng là đồng minh của chính quyền dòng Hồi Shia tại Iraq.
Mỹ với phương châm không tham chiến, nhưng trong cuộc khủng hoảng ở Syria đã luôn phản ứng tương đối chậm chạm với các diễn biến leo thang quá nhanh tại khu vực. Syria từ một mồi lửa dân chủ kiểu Mùa Xuân Ả Rập đã trở thành địa ngục với sự tham gia và thắng thế của các nhóm khủng bố toàn cầu, đe dọa cả sự an toàn của Mỹ một khi Syria sụp đổ.
Với ISIS, Mỹ và Iran giờ có một kẻ thù chung để bắt tay. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên họ hợp tác. Một kẻ thù chung trong quá khứ, Taliban, cũng đã khiến Iran cộng tác với Mỹ vào năm 2002.
Lợi ích quốc gia là bàn đẩy để bản đồ đồng minh thay đổi, cùng chống lại ISIS với tư cách là một thế hệ khủng bố hoàn toàn mới và nguy hiểm gấp nhiều lần.
Mỹ đã phải điều tàu sân bay đến Vùng Vịnh khi cuộc khủng hoảng ISIS nổ ra
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà nghiên cứu tại Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
nguồn: BBC
ISIS tung hình ảnh hành quyết lính Iraq
Cập nhật: 04:57 GMT - thứ hai, 16 tháng 6, 2014
Những binh sỹ Iraq này được cho là đã bị hành quyết tập thể
Phiến quân Hồi giáo dòng Sunni hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ trên khắp Iraq vừa đưa lên mạng những hình ảnh cho thấy dường như các chiến binh của họ đang tàn sát binh sỹ Iraq.
Trong những hình ảnh này, binh lính Iraq được dẫn đi và sau đó được thấy nằm dưới hào trước và sau khi ‘bị hành quyết’.Tướng Qassim al-Moussawi, phát ngôn nhân quân đội Iraq nói những hình ảnh này là ‘thật’ và mô tả những gì xảy ra tại tỉnh Salahuddin. Tuy nhiên tính xác thực của những hình ảnh chưa được kiểm chứng độc lập.
‘Giành thế phản công’
Phóng viên BBC Jim Muir hiện đang có mặt ở miền bắc Iraq nói rằng nếu những hình ảnh này là xác thực thì đây sẽ là vụ tàn sát đơn lẻ lớn nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ đưa quân vào nước này hồi năm 2003. Những hình ảnh này xuất hiện vào lúc quân Chính phủ Iraq tuyên bố họ đang ‘giành thế phản công’ trước các chiến binh Sunni thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Vùng Levant (ISIS).
Phiến quân đã chiếm được các thành phố chính, bao gồm Mosul và Tikrit, hồi tuần trước nhưng quân chính phủ đã giành lại được một số thị trấn.
Những hình ảnh này, rõ ràng do ISIS đưa lên, được cho là mô tả những gì xảy ra với các binh sỹ sau khi phiến quân chiếm được một căn cứ quân sự ở Tikrit. Những bức hình chụp cho thấy rất đông binh lính trẻ được đưa đi trên những chiếc xe tải. Chú thích các bức hình này ghi là những binh lính được đưa đi hành quyết. Trong một số hình ảnh, một số tay súng được cho là người của ISIS đang xả súng vào tù binh.
Các nguồn tin từ các nhóm phiến quân khác với ISIS nói với BBC họ tin rằng có đến 1.000 binh sỹ ở căn cứ quân sự này bị hành quyết.
Họ cho biết ISIS đã chia tù binh ra làm nhóm lính nhập ngũ bình thườngvà nhóm các chiến binh tình nguyện từ lực lượng dân quân Shia hay từ đơn vị tinh nhuệ của chính phủ. Họ tha cho nhóm đầu và xử tử nhóm sau.
Trước đó, Tướng Qassim nói quân đội Iraq đã ‘có thắng lợi’ trước phiến quân ở một số khu vực và giết chết 279 tay súng. Tuy nhiên con số này không thể kiểm chứng độc lập.
Có tin xảy ra chiến sự ác liệt xung quanh thành phố Tal Afar, nằm về phía tây Mosul, với đạn cối nã vào một số khu vực khi phiến quân tìm cách tiến vào thành phố.
Quân chính phủ được cho là đang tăng cường ở thành phố Samarra ở phía bắc Baghdad để sẵn sàng cho một chiến dịch phản công vào Tikrit.
Trong một diễn biến khác, ở thị trấn Ishaq mà quân chính phủ giành lại được từ tay phiến quân, các quan chức Iraq cho biết họ tìm thấy xác 12 cảnh sát bị thiêu cháy.
‘Gieo rắc nỗi sợ’
Từ Iraq, phóng viên BBC Jim Muir bình luận:
“Nếu những hình ảnh mà ISIS cố tình đưa ra này là xác thực – và không có gì chứng tỏ là chúng không xác thực – thì việc hành quyết hành trăm binh lính Shia thuộc quân đội Iraq có thể sẽ thổi bùng tình cảm hận thù giáo phái.
Điều này thật ra là một trong những mục đích của ISIS khi lan truyền những hình ảnh tàn bạo này. Những lời lẽ của họ lúc nào mang tính giáo phái và khiêu khích cũng giống như tiền thân của họ là al-Qaeda ở Iraq.
Các vụ nổ bom và tấn công tự sát ở những vùng có đông dân cư dòng Shia và nhằm vào người hành hương Shia mà ISIS đã nhận trách nhiệm đều nhằm vào mục tiêu này. Tương tự, hồi tuần trước, phát ngôn nhân ISIS đã ra lời kêu gọi các chiến binh Sunni tiến quân về Kerbala ở miền Nam vốn là thánh địa của người Hồi giáo dòng Shia.
ISIS chẳng bao giờ ngại đưa ra những hình ảnh chiến binh của họ thực hiện những điều mà thế giới xem là tội ác chiến tranh. Họ cũng không có ý muốn lấy lòng dư luận quốc tế mà đây chỉ là một cách hiệu quả để gieo rắc nỗi sợ đối với kẻ thù của họ.”
Mỹ tham chiến tại Iraq hay phớt lờ?
Các chiến binh Tổ chức Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) ngày 16-6 tiếp tục tấn công khốc liệt và chớp nhoáng nhằm giành quyền kiểm soát nhiều khu vực trên đường tiến quân đến thủ đô Baghdad của Iraq.
Rõ ràng, những gì đang xảy ra tại quốc gia Vùng Vịnh hiện nay có tất cả các yếu tố tạo nên cuộc chiến tranh dân sự và khủng hoảng chính sách đối ngoại toàn diện. Nhà Trắng đang cân nhắc các cuộc đàm phán trực tiếp với Iran trong khi tăng cường an ninh tại Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad. Tuy nhiên, xem ra chính quyền Tổng thống Obama vẫn nhùng nhằng trong quyết định có tham chiến ở Iraq hay không.
Khi tình hình ở Iraq đang ngày càng xấu đi, Tổng thống Obama có lẽ sẽ buộc phải xem xét nối lại hoạt động quân sự tại quốc gia chìm trong xung đột giáo phái nhiều năm qua. Nhưng cái khó là, ông Obama - người có công rút quân khỏi Iraq - không thể nghĩ rằng, mình đang đứng trước thế “tiến thoái lưỡng nan” như thế này.
ÔNG OBAMA CÓ “HÁ MIỆNG MẮC QUAI”?
Năm 2002, khi còn là thượng nghị sĩ bang Illinois, ông Barack Obama chỉ trích gay gắt “những gì giống như cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu sắp xảy ra tại Iraq”. Phát biểu trước đám đông biểu tình chống chiến tranh vào ngày Quốc hội cho phép xâm lược Iraq, ông Obama gọi đây là hành động “điên rồ” và “hấp tấp”. Thật nghịch lý, đúng 12 năm sau, vào năm thứ 6 của nhiệm kỳ tổng thống lần 2, ông Obama đang phải đối mặt với khả năng Mỹ buộc phải đem quân đến Iraq.
Ông chủ Nhà Trắng có động thái dạo đầu khi điều tàu sân bay và hai tàu chiến khác để tuần tra vùng biển ngoài khơi Iraq. Mục tiêu, có thể sẽ là chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào ISIS và giúp đỡ người tị nạn. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ mới là dự đoán. Washington vẫn chưa tuyên bố rõ ràng có hành động quân sự giúp Baghdad hay không.
Mỹ chỉ tuyên bố tăng cường an ninh tại đại sứ quán tại Baghdad và khuyến cáo công dân thận trọng và hạn chế đi lại tại 5 tỉnh, trong đó có tỉnh Anbar bất ổn ở miền Tây và Kirkuk ở miền Bắc. Sau Mỹ, Australia cũng rút bớt nhân viên sứ quán tại Iraq do quốc gia Trung Đông này chìm trong bạo lực. Canberra cũng khuyến cáo các công dân tại Iraq cần rời khỏi đây ngay lập tức khi các chuyến bay thương mại còn hoạt động.
ISIS THẢM SÁT TÀN BẠO BINH SĨ IRAQ
Dư luận ngày 16-6 dấy lên phẫn nộ khi hình ảnh “kinh hoàng” về việc các chiến binh ISIS tàn sát hàng loạt binh sĩ Iraq được tiết lộ trên mạng.
Trong nhiều hình ảnh, các binh sĩ Iraq bị dẫn đi, buộc nằm xuống chiến hào trước khi bị bắn chết. Những hình ảnh thảm sát, rõ ràng do ISIS đăng tải, cho thấy những gì xảy ra với những người lính Iraq sau khi nhóm khủng bố này chiếm một căn cứ quân sự tại thành phố Tikrit. BBC dẫn nguồn từ các thành viên phong trào nổi dậy khác cho biết, có đến 1.000 binh sĩ bị bắn chết. Quân đội Iraq khẳng định, những hình ảnh này là sự thực, nhưng tính xác thực vẫn chưa được xác nhận độc lập. Theo giới phân tích, nếu những bức ảnh là thật, nó sẽ là minh chứng rõ ràng về sự tàn bạo man rợ nhất kể từ thời điểm cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu ở Iraq năm 2003. Và trước mức độ tàn bạo này, Lầu Năm Góc có lẽ sẽ không thể ngồi yên được nữa.
Khả Anh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
ISIS là ai ? -Tham vọng của ISIS - Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai
Với những bước tiến như vũ bão ở cả Syria và Iraq, nhóm Tổ chức Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) được đánh giá là sắp vượt mặt “đàn anh” Al-Qaeda để chiếm vị trí nhóm khủng bố tàn bạo và giàu có nhất thế giới. ISIS là ai: Theo ABC, ISIS do nhóm giáo sĩ Iraq tên Abu Bakr Al-Baghdadi lãnh đạo với mục đích thành lập nhà nước độc lập bao gồm lãnh thổ ở Iraq, Syria, và nhiều khu vực ở Lebanon. ISIS có 3.000-5.000 quân hoạt động tại Iraq, trong đó có nhiều sĩ quan quân đội bị thất sủng dưới thời Thủ tướng Malaki. ISIS làm gì: ISIS chiến đấu chống Tổng thống Assad cũng như các nhóm chiến binh Hồi giáo khác ở Syria để kiểm soát nhiều khu vực ở nước này. Nhóm cũng chiến đấu với chính phủ Iraq với tham vọng hình thành nhà nước thống nhất ISIS. Chiến thuật ISIS tàn bạo đến nỗi khiến thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri bác bỏ nhóm này. ISIS mạnh như thế nào: Tuần này, các lực lượng ISIS chiếm được Mosul, một trong những thành phố lớn nhất dọc theo biên giới Iraq-Syria. ISIS tịch thu hơn 400 triệu USD từ các ngân hàng thành phố, khiến tổ chức này trở nên giàu có hơn hẳn nhiều quốc gia nhỏ bé có chủ quyền khác. Theo AP, ISIS cũng đã kiểm soát hiệu quả thành phố dầu mỏ Tikrit, nơi hái ra tiền cho Iraq.
|
Tham vọng của ISIS
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai
Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan
Các
tay súng ISIS được cho là bắn giết không ghê tay
Thế giới hơn một tuần qua trở nên náo động, thậm chí những trận World Cup cũng không thể làm tạt đi những luồng tin dữ từ Iraq. Tổ chức khủng bố ISIS chiếm được Molsul trong một trận tấn công làm tê liệt quân đội chính quyền, mở rộng vùng chiếm đóng đến tận gót chân thủ đô Baghdad, cướp nhà băng và nhét túi 425 triệu đôla.
Nhiều bản tin vẫn tiếp tục gọi ISIS là một nhánh hoặc một tổ chức trung thành của khủng bố Al-Qaeda. Điều này không những sai mà còn nguy hiểm.
ISIS là ai?
ISIS khởi đầu được thành lập với tên ISI (Islamic State of Iraq – Quốc gia Hồi giáo Iraq) để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shia và thân Mỹ. Sau rất nhiều chật vật, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra khiến ISI đổi hướng quyết định tham chiến ở đây, một mũi tên trúng hai đích: vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể chế chung, vừa “hợp pháp hóa” chiến tranh vì kẻ thù mới không phải là Mỹ nữa mà là chính quyền phe Hồi giáo Shia của Syria. Cùng với sự chuyển hướng này, tên của ISI đổi thành ISIS (Islamic State of Iraq and Syria – Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria).
Rất ít người biết rằng ISI đã tự động nhập với nhánh Al-Qaida ở Syria mà không hề được phép của người đứng đầu tổ chức Al-Qaida là Al-Zawahiri. Sau một tháng giữ im lặng, Al-Zawahiri đề nghị ISIS rời tổ chức. Lãnh đạo ISIS là Al-Baghdadi không thèm quan tâm, thậm chí ra tay giết luôn người đại diện đàm phán. Cực chẳng đã, vào đầu tháng 2 năm nay, Al-Qaida tuyên bố cắt lìa ISIS khỏi gốc, với lý do được cho là ISIS quá sức man rợ, đến mức một tổ chức khủng bố như Al-Qaida cũng không thể nuốt trôi.
Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do. Al-Qaida đương nhiên không thích bị một nhánh đàn em vượt mặt. Thêm nữa, Al-Qaida không muốn ISIS dính mũi vào miếng bánh Syria, giữa tổ chức mẹ và nhánh con có khá nhiều mâu thuẫn về vùng chiếm đóng.
ISIS tiến quân như chẻ tre ở Iraq
Một điều Al-Qaida không ngờ là khi ISIS tách ra, 65% jihadist (chiến binh của Thượng Đế) của Al-Qaida cũng bỏ đi theo ISIS. Trong mắt những kẻ cầm súng vì một lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu, ISIS từ một nhánh khủng bố nhỏ bé đã vượt lên trên cơ Al-Qaida và trở thành kẻ cầm cờ tiên phong trong cuộc thánh chiến.
ISIS nguy hiểm như thế nào?
Trước nhất, ISIS hành xử rất hung bạo. Những cuộc xả súng không khoan nhượng vào người đối lập tay không và người dân vô tội khiến ai cũng rùng mình. Là một tổ chức theo Hồi giáo Sunni, ISIS khiến cộng đồng Shia ở Iraq khiếp đảm và tháo chạy. Chủ trương của ISIS với những người chống đối là: “ISIS hay là chết!”
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến ISIS trở nên vô cùng nguy hiểm chính là việc tổ chức này không chỉ đơn giản là một nhóm khủng bố thánh chiến với tham vọng toàn cầu như Al-Qaida. ISIS không đánh rồi rút. ISIS đánh và lập nên nhà nước của riêng mình. Điều này khiến cả thế giới bất ngờ vì các tổ chức khủng bố hầu như không có tiền lệ lập quốc. Việc xuất hiện một “quốc gia khủng bố” jihadist state (quốc gia của các chiến binh thánh chiến) là cơn ác mộng không được dự đoán trước.
Nguy hiểm hơn, quốc gia khủng bố này không nằm trong sa mạc mà bao trùm những hố dầu béo bở. Khởi đầu, ISIS chỉ nhận viện trợ từ những quốc gia dầu lửa dòng Hồi Sunni muốn lật đổ chính quyền Syria dòng Hồi Shia. Khi quân đội chính phủ bỏ chạy, ISIS tiếp quản luôn hàng triệu đôla vũ khi tối tân của Mỹ viện trợ. Thử làm một phép so sánh, khi tấn công Tháp Đôi, Al-Qaida là một tổ chức với 30 triệu đô la tiền quỹ, và được coi là giàu có. Hiện nay, túi của ISIS nặng 2 tỷ đôla.
ISIS đang chiến đấu để thành lập nhà nước dòng Sunni ở Iraq và Syria
Chưa hết, nếu chỉ nhìn nhận ISIS như một tổ chức khủng bố đơn thuần cũng có nghĩa là sự thiếu kiến thức và đánh giá quá thấp về tầm nhìn của thủ lĩnh Al-Baghdadi. Là môt tiến sĩ Hồi giáo học, Al-Baghdadi tiếp thu tư tưởng cực đoan Wahhabism và Salafism từ Saudi. Những vùng ISIS chiếm đóng và thành lập quốc gia ngay lập tức được ban bố các đạo luật hà khắc của Hồi giáo cực đoan: ăn cắp sẽ bị chặt tay, hàng loạt tội bị đưa vào khung hình phạt xử chết trong đó có tội từ bỏ tôn giáo, phụ nữ phải che kín mặt khi ra đường, ai cũng phải cầu kinh 5 lần một ngày, các lăng tẩm và thánh đường dòng Hồi Shia bị phá bỏ, và âm nhạc bị cấm tuyệt đối ở nơi công cộng.
Thu phục người dân
Cùng với các đạo luật đó, các thành phố chiếm đóng nhanh chóng trở lại tình trạng ổn định và an toàn. ISIS không lặp lại các sai lầm của Al-Qaida mà lập tức trấn an dân chúng, tìm cách thu phục niềm tin của những người không chạy trốn. Tại Mosul, ngay khi quân chính phủ rút chạy, mỗi người dân được cấp một thùng gas miễn phí để nấu ăn. Khi những người dân ở đây băn khoăn làm sao họ có thể tin được ISIS, một jihadist trả lời: “Hãy cho chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại. Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ”.
Nhiều nhà phân tích bất ngờ khi nhận thấy ISIS sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh gồm tòa án, lực lượng cảnh sát, trường học, và các tổ chức từ thiện. Tại vùng Al-Raqqa, ISIS xây dựng chợ, đường sá, các đường dây điện, trạm xá, bưu điện, bến xe…quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng, cùng hàng loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện khác, trong đó có cả những hội chợ cho trẻ con với kem và cầu trượt, các bếp ăn miễn phí cho người nghèo, và đặc biệt là mạng lưới tìm gia đình mới cho trẻ mồ côi.
Quân đội Iraq đã phải tháo chạy trước sự tấn công của ISIS
Trong tình hình nội chiến căng thẳng, ISIS nhận được sự ủng hộ của một phần dân chúng dòng Hồi Sunni khi tạo được sự yên ổn nhất định. Sự cực đoan tôn giáo của ISIS ít nhất cũng có một điểm cộng là thể hiện sự công bằng, điều mà chính quyền độc tài tham nhũng không làm được.
Sự ổn định, công bằng, trong một quốc gia mới yên bình giữa bốn bề khủng hoảng, dù có hạn chế và tạm thời, chính là điều khiến ISIS hoàn toàn khác với các tổ chức khủng bố khác. Sự cực đoan man rợ và việc thành lập quốc gia riêng khiến ISIS trở nên bội phần nguy hiểm.
ISIS sẽ được xử lý thế nào?
Sự lớn mạnh không ngờ của ISIS khiến các kết nối đồng minh bất ngờ thay đổi.
Hiện nay, rất nhiều ánh mắt đổ dồn vào người Kurd. Là một dân tộc dũng mãnh nhưng chịu mất nước, người Kurd sau thế chiến thứ nhất không được thực dân Anh cho lập quốc như đã hứa, mà lãnh thổ bị chia sẻ nằm trải ra trên năm quốc gia khác nhau, trong đó có Iraq. Vùng tự trị của người Kurd luôn an toàn và phát triển, khác hẳn với phần còn lại của Iraq. Những chiến binh người Kurd nổi tiếng thiện chiến với danh hiệu “peshmerga” (kẻ đối đầu với cái chết).
Để thuyết phục người Kurd tham chiến, chính phủ Iraq chắc chắn sẽ phải nhân nhượng các hợp đồng bán dầu, nhất là việc xem xét nhượng lại cho người Kurd thành phố dầu lửa Kirkuk từ xưa vẫn đang tranh chấp.
Tuy nhiên, sự hợp tác đồng minh bất ngờ nhất có lẽ sẽ đến từ hai kẻ từ xưa tưởng không đội trời chung: Mỹ và Iran.
Iran là quốc gia đầu đàn của Hồi giáo Shia, đồng minh không lay chuyển của độc tài Assad dòng Hồi Shia tại Syria, đương nhiên cũng là đồng minh của chính quyền dòng Hồi Shia tại Iraq.
Mỹ với phương châm không tham chiến, nhưng trong cuộc khủng hoảng ở Syria đã luôn phản ứng tương đối chậm chạm với các diễn biến leo thang quá nhanh tại khu vực. Syria từ một mồi lửa dân chủ kiểu Mùa Xuân Ả Rập đã trở thành địa ngục với sự tham gia và thắng thế của các nhóm khủng bố toàn cầu, đe dọa cả sự an toàn của Mỹ một khi Syria sụp đổ.
Với ISIS, Mỹ và Iran giờ có một kẻ thù chung để bắt tay. Đây sẽ không phải là lần đầu tiên họ hợp tác. Một kẻ thù chung trong quá khứ, Taliban, cũng đã khiến Iran cộng tác với Mỹ vào năm 2002.
Lợi ích quốc gia là bàn đẩy để bản đồ đồng minh thay đổi, cùng chống lại ISIS với tư cách là một thế hệ khủng bố hoàn toàn mới và nguy hiểm gấp nhiều lần.
Mỹ đã phải điều tàu sân bay đến Vùng Vịnh khi cuộc khủng hoảng ISIS nổ ra
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà nghiên cứu tại Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
nguồn: BBC
ISIS tung hình ảnh hành quyết lính Iraq
Cập nhật: 04:57 GMT - thứ hai, 16 tháng 6, 2014
Những binh sỹ Iraq này được cho là đã bị hành quyết tập thể
Phiến quân Hồi giáo dòng Sunni hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ trên khắp Iraq vừa đưa lên mạng những hình ảnh cho thấy dường như các chiến binh của họ đang tàn sát binh sỹ Iraq.
Trong những hình ảnh này, binh lính Iraq được dẫn đi và sau đó được thấy nằm dưới hào trước và sau khi ‘bị hành quyết’.Tướng Qassim al-Moussawi, phát ngôn nhân quân đội Iraq nói những hình ảnh này là ‘thật’ và mô tả những gì xảy ra tại tỉnh Salahuddin. Tuy nhiên tính xác thực của những hình ảnh chưa được kiểm chứng độc lập.
‘Giành thế phản công’
Phóng viên BBC Jim Muir hiện đang có mặt ở miền bắc Iraq nói rằng nếu những hình ảnh này là xác thực thì đây sẽ là vụ tàn sát đơn lẻ lớn nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ đưa quân vào nước này hồi năm 2003. Những hình ảnh này xuất hiện vào lúc quân Chính phủ Iraq tuyên bố họ đang ‘giành thế phản công’ trước các chiến binh Sunni thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Vùng Levant (ISIS).
Phiến quân đã chiếm được các thành phố chính, bao gồm Mosul và Tikrit, hồi tuần trước nhưng quân chính phủ đã giành lại được một số thị trấn.
Những hình ảnh này, rõ ràng do ISIS đưa lên, được cho là mô tả những gì xảy ra với các binh sỹ sau khi phiến quân chiếm được một căn cứ quân sự ở Tikrit. Những bức hình chụp cho thấy rất đông binh lính trẻ được đưa đi trên những chiếc xe tải. Chú thích các bức hình này ghi là những binh lính được đưa đi hành quyết. Trong một số hình ảnh, một số tay súng được cho là người của ISIS đang xả súng vào tù binh.
Các nguồn tin từ các nhóm phiến quân khác với ISIS nói với BBC họ tin rằng có đến 1.000 binh sỹ ở căn cứ quân sự này bị hành quyết.
Họ cho biết ISIS đã chia tù binh ra làm nhóm lính nhập ngũ bình thườngvà nhóm các chiến binh tình nguyện từ lực lượng dân quân Shia hay từ đơn vị tinh nhuệ của chính phủ. Họ tha cho nhóm đầu và xử tử nhóm sau.
Trước đó, Tướng Qassim nói quân đội Iraq đã ‘có thắng lợi’ trước phiến quân ở một số khu vực và giết chết 279 tay súng. Tuy nhiên con số này không thể kiểm chứng độc lập.
Có tin xảy ra chiến sự ác liệt xung quanh thành phố Tal Afar, nằm về phía tây Mosul, với đạn cối nã vào một số khu vực khi phiến quân tìm cách tiến vào thành phố.
Quân chính phủ được cho là đang tăng cường ở thành phố Samarra ở phía bắc Baghdad để sẵn sàng cho một chiến dịch phản công vào Tikrit.
Trong một diễn biến khác, ở thị trấn Ishaq mà quân chính phủ giành lại được từ tay phiến quân, các quan chức Iraq cho biết họ tìm thấy xác 12 cảnh sát bị thiêu cháy.
‘Gieo rắc nỗi sợ’
Từ Iraq, phóng viên BBC Jim Muir bình luận:
“Nếu những hình ảnh mà ISIS cố tình đưa ra này là xác thực – và không có gì chứng tỏ là chúng không xác thực – thì việc hành quyết hành trăm binh lính Shia thuộc quân đội Iraq có thể sẽ thổi bùng tình cảm hận thù giáo phái.
Điều này thật ra là một trong những mục đích của ISIS khi lan truyền những hình ảnh tàn bạo này. Những lời lẽ của họ lúc nào mang tính giáo phái và khiêu khích cũng giống như tiền thân của họ là al-Qaeda ở Iraq.
Các vụ nổ bom và tấn công tự sát ở những vùng có đông dân cư dòng Shia và nhằm vào người hành hương Shia mà ISIS đã nhận trách nhiệm đều nhằm vào mục tiêu này. Tương tự, hồi tuần trước, phát ngôn nhân ISIS đã ra lời kêu gọi các chiến binh Sunni tiến quân về Kerbala ở miền Nam vốn là thánh địa của người Hồi giáo dòng Shia.
ISIS chẳng bao giờ ngại đưa ra những hình ảnh chiến binh của họ thực hiện những điều mà thế giới xem là tội ác chiến tranh. Họ cũng không có ý muốn lấy lòng dư luận quốc tế mà đây chỉ là một cách hiệu quả để gieo rắc nỗi sợ đối với kẻ thù của họ.”
Mỹ tham chiến tại Iraq hay phớt lờ?
Các chiến binh Tổ chức Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) ngày 16-6 tiếp tục tấn công khốc liệt và chớp nhoáng nhằm giành quyền kiểm soát nhiều khu vực trên đường tiến quân đến thủ đô Baghdad của Iraq.
Rõ ràng, những gì đang xảy ra tại quốc gia Vùng Vịnh hiện nay có tất cả các yếu tố tạo nên cuộc chiến tranh dân sự và khủng hoảng chính sách đối ngoại toàn diện. Nhà Trắng đang cân nhắc các cuộc đàm phán trực tiếp với Iran trong khi tăng cường an ninh tại Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad. Tuy nhiên, xem ra chính quyền Tổng thống Obama vẫn nhùng nhằng trong quyết định có tham chiến ở Iraq hay không.
Khi tình hình ở Iraq đang ngày càng xấu đi, Tổng thống Obama có lẽ sẽ buộc phải xem xét nối lại hoạt động quân sự tại quốc gia chìm trong xung đột giáo phái nhiều năm qua. Nhưng cái khó là, ông Obama - người có công rút quân khỏi Iraq - không thể nghĩ rằng, mình đang đứng trước thế “tiến thoái lưỡng nan” như thế này.
ÔNG OBAMA CÓ “HÁ MIỆNG MẮC QUAI”?
Năm 2002, khi còn là thượng nghị sĩ bang Illinois, ông Barack Obama chỉ trích gay gắt “những gì giống như cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu sắp xảy ra tại Iraq”. Phát biểu trước đám đông biểu tình chống chiến tranh vào ngày Quốc hội cho phép xâm lược Iraq, ông Obama gọi đây là hành động “điên rồ” và “hấp tấp”. Thật nghịch lý, đúng 12 năm sau, vào năm thứ 6 của nhiệm kỳ tổng thống lần 2, ông Obama đang phải đối mặt với khả năng Mỹ buộc phải đem quân đến Iraq.
Ông chủ Nhà Trắng có động thái dạo đầu khi điều tàu sân bay và hai tàu chiến khác để tuần tra vùng biển ngoài khơi Iraq. Mục tiêu, có thể sẽ là chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào ISIS và giúp đỡ người tị nạn. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ mới là dự đoán. Washington vẫn chưa tuyên bố rõ ràng có hành động quân sự giúp Baghdad hay không.
Mỹ chỉ tuyên bố tăng cường an ninh tại đại sứ quán tại Baghdad và khuyến cáo công dân thận trọng và hạn chế đi lại tại 5 tỉnh, trong đó có tỉnh Anbar bất ổn ở miền Tây và Kirkuk ở miền Bắc. Sau Mỹ, Australia cũng rút bớt nhân viên sứ quán tại Iraq do quốc gia Trung Đông này chìm trong bạo lực. Canberra cũng khuyến cáo các công dân tại Iraq cần rời khỏi đây ngay lập tức khi các chuyến bay thương mại còn hoạt động.
ISIS THẢM SÁT TÀN BẠO BINH SĨ IRAQ
Dư luận ngày 16-6 dấy lên phẫn nộ khi hình ảnh “kinh hoàng” về việc các chiến binh ISIS tàn sát hàng loạt binh sĩ Iraq được tiết lộ trên mạng.
Trong nhiều hình ảnh, các binh sĩ Iraq bị dẫn đi, buộc nằm xuống chiến hào trước khi bị bắn chết. Những hình ảnh thảm sát, rõ ràng do ISIS đăng tải, cho thấy những gì xảy ra với những người lính Iraq sau khi nhóm khủng bố này chiếm một căn cứ quân sự tại thành phố Tikrit. BBC dẫn nguồn từ các thành viên phong trào nổi dậy khác cho biết, có đến 1.000 binh sĩ bị bắn chết. Quân đội Iraq khẳng định, những hình ảnh này là sự thực, nhưng tính xác thực vẫn chưa được xác nhận độc lập. Theo giới phân tích, nếu những bức ảnh là thật, nó sẽ là minh chứng rõ ràng về sự tàn bạo man rợ nhất kể từ thời điểm cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu ở Iraq năm 2003. Và trước mức độ tàn bạo này, Lầu Năm Góc có lẽ sẽ không thể ngồi yên được nữa.
Khả Anh