Nhân Vật

Im lặng nghe thấy phận người

Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người

2-vu-an-oan-10-nam-khien-cong-dong-mang-day-song

Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời thở than về cuộc đời.

Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa… thì cũng chẳng giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.

Im lặng để cậy nhờ đại diện pháp luật làm chứng cho những lời khai của mình, để làm chỗ dựa tinh thần theo luật pháp công minh là chuyện đã được cả thế giới nhìn nhận từ giữa thế kỷ 20. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự còn là cách bảo vệ con người khởi đầu thoát khỏi những màn ép cung, tra tấn, cưỡng bức nhận tội. Quyền im lặng được hơn 100 quốc gia trên thế giới nhìn nhận, chắc chắn không thể chỉ là cách để “gỡ tội” như ĐBQH Đỗ Văn Đương tuyên bố mới đây.

Việt Nam, trong bối cảnh công an thẩm vấn nghi can, lại liên tục xuất hiện những cái chết, chấn thương vô lý cho công dân… việc đưa quyền im lặng vào luật đang là cách hữu hiệu để giảm thiểu những bức ép trong xã hội hôm nay, mà mỗi ngày người ta có thể đọc trên các trang báo, như một sự hỗn loạn và thiếu kiểm soát của ngành điều tra.

Right to silence, là tên gọi quen thuộc của quyền được im lặng khi bị thẩm tra và yêu cầu có đại diện luật pháp bảo vệ mình. Thậm chí quốc gia Hồi giáo khắt nghiệt như Pakistan, nhiễu nhương như Ấn Độ cũng đều áp dụng đạo luật này. Dễ thấy nhất, bất kỳ ai hay xem phim hình sự của Hollywood cũng đều có thể nhận ra các dấu hiệu của quyền im lặng, với tên gọi luật Miranda.

Luật Miranda dựa vào tên của một nghi can người gốc Mexico là Ernesto Miranda trong một vụ án năm 1963 tại bang Arizona, Mỹ. Bị cáo này khép tội bắt cóc người, nhưng sau đó bản án được huỷ vì khi bị bắt, Ernesto Miranda đã không được biết rằng có một đạo luật cho phép im lặng để bảo vệ mình. Tối cao Pháp viện Mỹ cho rằng nghi can có thể bị đánh, bị ép cung nên đã khai tội ngay tại chỗ. Miranda Warning (báo cho biết về luật Miranda) là điều được ghi trong tu chính án số 5 của Tối Cao Pháp viện Mỹ vào năm 1966, áp dụng cho ngành cảnh sát và giới điều tra nhằm bảo vệ nghi can, tránh việc ép cung và tra tấn cưỡng tội.

Từ xưa, việc sử dụng một đại diện luật pháp khác để làm chứng và xét lại hiện trạng sự vụ, đã có từ thời vua Minh Mạng (1820-1840). Để tránh nạn ép cung, tra tấn nghi can để buộc nhận tội, vua Minh Mạng đã lập ra cơ quan xử án tối cao của triều đình, gọi là Tam Pháp ty. Sách Đại Nam Thực Lục ghi đó là nơi tập hợp ba cơ quan tư pháp là Bộ Hình (Tư pháp), Đô Sát viện (viện Giám sát) và Đại Lý tự (toà Phá án) để giải quyết những đơn kêu oan của dân. Chuyện đánh trống kêu oan, hay gọi là trống Đăng Văn cũng từ đó mà có. Chiếc trống gióng lên là nơi nương tựa tinh thần của người đang vướng lao lý. Ở một ý nghĩa nào đó, việc im lặng và cậy nhờ luật sư đại diện cũng giống như nương nhờ tinh thần ở một tiếng trống minh bạch. Tổ tiên người Việt xưa đã nghĩ đến sự công minh và quyền con người đến vậy.

Một nền luật pháp mạnh và văn minh, là khi người dân bị gọi tên là nghi can, cũng có thể bình tâm bước vào vì biết quyền con người của mình đã được bảo vệ. Có thể ĐBQH Đỗ Văn Đương còn chưa đủ động tâm với số phận của anh Ngô Thanh Kiều bị 5 công an điều tra ở Phú Yên đánh đến chết để ép nhận tội. Có lẽ ông Đương cũng chưa thấy hình ảnh con gái ông Phùng Văn Cung tức tưởi quỳ lạy trước cửa toà án Gia Lai-Kon Tum trong vụ án, mà sau 10 năm mới được giải oan.

Không cần là một người làm luật, ai cũng hiểu rằng nếu ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang khi bị bắt nếu im lặng và nhờ luật sư đại diện trong khi thẩm vấn, thì ông đã không bị tra tấn đến mức phải nhận tội giết người, ngồi suốt 10 năm tù với án tử lơ lửng trên đầu. Tại Daklak, nếu ông Y Két Bdap rành tiếng người Kinh và có luật sư đại diện, thì đã không bị đánh đến chết, thi thể nát tan bởi 2 công an xã. Những câu chuyện như vậy chưa đủ lâu để quên đi, cũng như sẽ không bao giờ phai mờ trong lịch sử luật pháp Việt Nam, khi nào quyền con người chưa được kiện toàn.

Xã hội Việt Nam đang có những dấu hiệu mở, song hành cùng văn minh nhân loại khi những câu chuyện về quyền con người, về xã hội – luật pháp bắt đầu được bàn tán mạnh mẽ ở nhiều nơi. Dĩ nhiên, trong mọi lời bàn, người ta có thể tìm thấy những phản biện cần thiết. Nhưng dù loại lý luận nào đi nữa, việc tán dương cho bạo hành và áp đặt kiểm soát con người, cũng đều là hủ bại.

Giở lại sách xưa, thấy ghi rằng đời vua Tự Đức (1847-1883), sợ rằng dân đánh trống kêu oan bị lẫn với đời thường, vua ra lệnh trong Thành Nội cấm đánh trống thường, để ai cũng biết, cũng nghe khi có trống kêu oan. Vua vẫn dặn rằng “làm quan mà không nghe được tiếng con dân kêu oán, thì chỉ là phường vô lại”. Trăm năm trước, người xưa mông muội còn biết im lặng để nghe thấy phận người. Trăm năm sau, đã có được gì?

—————————————
Thông tin thêm:
Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm 27-09/2014, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp của quốc hội đã nói rằng:
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”.

Phát biểu trên được ông Đương đưa ra sau khi có ý kiến đưa quyền im lặng vào trong bộ luật tố tụng hình sự. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng người bị giam giữ bị công an ép cung hay dùng nhục hình trong quá trình điều tra.
Ông Đỗ Văn Đương sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ luật, là đại biểu quốc hội đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Blog Tuấn Khanh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Im lặng nghe thấy phận người

Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người

2-vu-an-oan-10-nam-khien-cong-dong-mang-day-song

Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời thở than về cuộc đời.

Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa… thì cũng chẳng giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.

Im lặng để cậy nhờ đại diện pháp luật làm chứng cho những lời khai của mình, để làm chỗ dựa tinh thần theo luật pháp công minh là chuyện đã được cả thế giới nhìn nhận từ giữa thế kỷ 20. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự còn là cách bảo vệ con người khởi đầu thoát khỏi những màn ép cung, tra tấn, cưỡng bức nhận tội. Quyền im lặng được hơn 100 quốc gia trên thế giới nhìn nhận, chắc chắn không thể chỉ là cách để “gỡ tội” như ĐBQH Đỗ Văn Đương tuyên bố mới đây.

Việt Nam, trong bối cảnh công an thẩm vấn nghi can, lại liên tục xuất hiện những cái chết, chấn thương vô lý cho công dân… việc đưa quyền im lặng vào luật đang là cách hữu hiệu để giảm thiểu những bức ép trong xã hội hôm nay, mà mỗi ngày người ta có thể đọc trên các trang báo, như một sự hỗn loạn và thiếu kiểm soát của ngành điều tra.

Right to silence, là tên gọi quen thuộc của quyền được im lặng khi bị thẩm tra và yêu cầu có đại diện luật pháp bảo vệ mình. Thậm chí quốc gia Hồi giáo khắt nghiệt như Pakistan, nhiễu nhương như Ấn Độ cũng đều áp dụng đạo luật này. Dễ thấy nhất, bất kỳ ai hay xem phim hình sự của Hollywood cũng đều có thể nhận ra các dấu hiệu của quyền im lặng, với tên gọi luật Miranda.

Luật Miranda dựa vào tên của một nghi can người gốc Mexico là Ernesto Miranda trong một vụ án năm 1963 tại bang Arizona, Mỹ. Bị cáo này khép tội bắt cóc người, nhưng sau đó bản án được huỷ vì khi bị bắt, Ernesto Miranda đã không được biết rằng có một đạo luật cho phép im lặng để bảo vệ mình. Tối cao Pháp viện Mỹ cho rằng nghi can có thể bị đánh, bị ép cung nên đã khai tội ngay tại chỗ. Miranda Warning (báo cho biết về luật Miranda) là điều được ghi trong tu chính án số 5 của Tối Cao Pháp viện Mỹ vào năm 1966, áp dụng cho ngành cảnh sát và giới điều tra nhằm bảo vệ nghi can, tránh việc ép cung và tra tấn cưỡng tội.

Từ xưa, việc sử dụng một đại diện luật pháp khác để làm chứng và xét lại hiện trạng sự vụ, đã có từ thời vua Minh Mạng (1820-1840). Để tránh nạn ép cung, tra tấn nghi can để buộc nhận tội, vua Minh Mạng đã lập ra cơ quan xử án tối cao của triều đình, gọi là Tam Pháp ty. Sách Đại Nam Thực Lục ghi đó là nơi tập hợp ba cơ quan tư pháp là Bộ Hình (Tư pháp), Đô Sát viện (viện Giám sát) và Đại Lý tự (toà Phá án) để giải quyết những đơn kêu oan của dân. Chuyện đánh trống kêu oan, hay gọi là trống Đăng Văn cũng từ đó mà có. Chiếc trống gióng lên là nơi nương tựa tinh thần của người đang vướng lao lý. Ở một ý nghĩa nào đó, việc im lặng và cậy nhờ luật sư đại diện cũng giống như nương nhờ tinh thần ở một tiếng trống minh bạch. Tổ tiên người Việt xưa đã nghĩ đến sự công minh và quyền con người đến vậy.

Một nền luật pháp mạnh và văn minh, là khi người dân bị gọi tên là nghi can, cũng có thể bình tâm bước vào vì biết quyền con người của mình đã được bảo vệ. Có thể ĐBQH Đỗ Văn Đương còn chưa đủ động tâm với số phận của anh Ngô Thanh Kiều bị 5 công an điều tra ở Phú Yên đánh đến chết để ép nhận tội. Có lẽ ông Đương cũng chưa thấy hình ảnh con gái ông Phùng Văn Cung tức tưởi quỳ lạy trước cửa toà án Gia Lai-Kon Tum trong vụ án, mà sau 10 năm mới được giải oan.

Không cần là một người làm luật, ai cũng hiểu rằng nếu ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang khi bị bắt nếu im lặng và nhờ luật sư đại diện trong khi thẩm vấn, thì ông đã không bị tra tấn đến mức phải nhận tội giết người, ngồi suốt 10 năm tù với án tử lơ lửng trên đầu. Tại Daklak, nếu ông Y Két Bdap rành tiếng người Kinh và có luật sư đại diện, thì đã không bị đánh đến chết, thi thể nát tan bởi 2 công an xã. Những câu chuyện như vậy chưa đủ lâu để quên đi, cũng như sẽ không bao giờ phai mờ trong lịch sử luật pháp Việt Nam, khi nào quyền con người chưa được kiện toàn.

Xã hội Việt Nam đang có những dấu hiệu mở, song hành cùng văn minh nhân loại khi những câu chuyện về quyền con người, về xã hội – luật pháp bắt đầu được bàn tán mạnh mẽ ở nhiều nơi. Dĩ nhiên, trong mọi lời bàn, người ta có thể tìm thấy những phản biện cần thiết. Nhưng dù loại lý luận nào đi nữa, việc tán dương cho bạo hành và áp đặt kiểm soát con người, cũng đều là hủ bại.

Giở lại sách xưa, thấy ghi rằng đời vua Tự Đức (1847-1883), sợ rằng dân đánh trống kêu oan bị lẫn với đời thường, vua ra lệnh trong Thành Nội cấm đánh trống thường, để ai cũng biết, cũng nghe khi có trống kêu oan. Vua vẫn dặn rằng “làm quan mà không nghe được tiếng con dân kêu oán, thì chỉ là phường vô lại”. Trăm năm trước, người xưa mông muội còn biết im lặng để nghe thấy phận người. Trăm năm sau, đã có được gì?

—————————————
Thông tin thêm:
Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm 27-09/2014, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp của quốc hội đã nói rằng:
“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”.

Phát biểu trên được ông Đương đưa ra sau khi có ý kiến đưa quyền im lặng vào trong bộ luật tố tụng hình sự. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng người bị giam giữ bị công an ép cung hay dùng nhục hình trong quá trình điều tra.
Ông Đỗ Văn Đương sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ luật, là đại biểu quốc hội đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Blog Tuấn Khanh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm