Thân Hữu Tiếp Tay...
Im lặng trước lấn lướt là…vàng
Để hiểu điều đó, hãy xét Trung Quốc đang đứng ở đâu.
Với 1,4 tỷ dân và nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới, mức tăng trưởng cứ ở mức xấp xỉ 10% năm, Trung Quốc mua quặng, bất động sản, doanh nghiệp khắp mọi nơi trên trái đất.
Một anh chàng siêu khổng lồ đang có sức mạnh cao nhất trong lịch sử mà anh ta có được. Ngân sách quốc phòng lên tới 4,3% GDP. Quân số thường trực hiện vào khoảng 2,3 triệu quân và 800.000 quân dự bị. Sự hiếu chiến của họ chưa bao giờ cao như vậy, như để bù đắp lại bao nhiêu năm bị thiên hạ coi thường.
Dân Trung Quốc đang thừa nam (tới 30 triệu) thiếu nữ, và hình như đôi khi thế giới cảm thấy đất nước này sẵn sàng thí mạng hàng triệu lính nhằm giảm dân.
Việt Nam ta thì sao? Mở cửa năm 1990, đất nước qua mấy chục năm chiến tranh, 30 năm cấm vận, đang cố xây dựng đất nước, có chút của ăn của để, thì gặp khủng hoảng toàn cầu, nền kinh tế thị trường non trẻ lại được điều hành không tốt 3 năm gần đây đã khiến VN đang rơi vào tình cảnh khó khăn.
Việt nam thật sự hoàn toàn không muốn xung đột dù bất kỳ ở mức độ biên giới hay khu vực. Đất nước này “sợ” chiến tranh hơn Trung Quốc, vì chúng ta có nhiều thứ để mất hơn, thế yếu hơn. Tiềm lực quân sự, nhất là không quân và hải quân tác chiến trên biển, khó mà địch nổi người láng giềng. Thực lực đôi bên là một trời một vực.
Nếu đánh trên biển và trên không, Việt Nam không thể áp dụng chiến tranh nhân dân và khó thể áp dụng chiến tranh du kích như trên bộ.
Đáng lo nhất, sau một cuộc chiến hết vốn, địch vẫn còn vốn và tiếp tục mua mới, sản xuất với tiềm lực kinh tế đó. Còn phía ta biết bao giờ mới xây dựng lại được lực lượng hải quân tạm có tính bảo vệ và răn đe như hiện nay.
Còn chiến tranh về truyền thông? Liệu có thắng nổi một cuộc chiến tranh thông tin với họ hay không? Thông tấn xã Việt Nam là gì so với Tân Hoa xã, CCTV có chi nhánh khắp thế giới.
Chưa kể chiến tranh ảo, chiến tranh mạng, chúng ta đã có những gì. Cộng đồng mạng Việt Nam làm sao so với hàng trăm triệu blogger Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam có im lặng trước lấn lướt trước TQ không? Câu trả lời là không. Vì mới vài tuần trước, không hề báo trước, 495 trên tổng số 496 đại biểu Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển với chương đầu tiên có câu: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
Đôi khi chính tôi và không ít người đặt ra bức xức: Tại sao Việt Nam không làm cái này, tại sao phải nhịn cái nọ, tại sao phải bảo mật cái này, phải không công bố cái
Có thể những hành động đó không phải là xuất phát từ sự yếm thế, mà chính là cách nhìn nhận một cách có chủ ý về yếu tố lợi – hại của vấn đề, từ nhiều lý do khách quan nằm trong mục đích duy nhất, đó là lợi ích dân tộc, mong muốn bảo vệ chủ quyền và hòa bình ổn định trong nước và khu vực.
Đó là những cái chính và quan trọng nhất của sự im lặng trước sự lấn lướt.
Những người làm chính trị thực sự họ có tầm nhìn xa hơn chúng ta. Họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung. Đặt cái lâu dài hơn cái nhất thời. Lý trí làm chủ cảm tính.
Họ cũng căm tức như chúng ta, nhưng họ có trách nhiệm khác chúng ta, vì phải gánh vác to lớn, nên không có quyền bị nô lệ cảm xúc, bị cảm tính điều khiển hành động.
Nếu hành động chỉ để hả hê, thỏa mãn, bất chấp tất cả, mặc cho hệ lụy thì đó mới là vô trách nhiệm.
Điều gì xảy ra nếu chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ? Lúc đó bàn ai đứng ra chịu trách nhiệm chuyện này cũng quá muộn.
Những động thái mới đây của phía ta, thông qua đạo luật biển, mời tầu Mỹ ra vào, rồi các chuyến công du cao cấp liên tiếp sau đó, là chỉ dấu cho rằng, phương Bắc đừng có mà lấn át Việt Nam.
Thật mà khó giải thích nổi tại sao chính quyền hiện nay lại sợ biểu tình, nhất là biểu tình chống Trung Quốc. Đi biểu tình là gặp chuyện. Blog ủng hộ việc này cũng bị soi , những người ủng hộ ảo bằng các comment cũng có thể gặp rắc rối.
Tôi nghĩ, việc này không phải do chính phủ VN sợ TQ, mà hình như họ không muốn biểu tình chống Trung Quốc biến thành cuộc tuần hành chống nhà nước. Họ ngăn trở tự do của dân chúng thì đúng hơn.
Dẫu vậy, hàng ngàn người dân vẫn biểu tình công khai, biểu tình ảo trên mạng. Hàng triệu người vẫn truyền tai nhau về tình hình căng thẳng giữa hai nước.
Ít có người Việt nào dám nói, dù là trí thức hay nông dân, dù là trong nước hay ngoài nước, rằng, thôi dâng biển đảo cho yên chuyện đi, bây giờ chiến tranh nữa thì chết.
Con của Sóc mới có 6 tuổi, mà trường mẫu giáo đã dạy bài Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt. Học sinh sinh viên VN cũng biết nhiều đến Trường Sa, Hoàng Sa. Thi đại học vừa qua có chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa được coi là trúng tủ, hơn một triệu thí sinh thi đại học được nói về biển đảo một cách thoải mái.
Nếu đọc đọc những tư liệu về chiến tranh biên giới năm 1979 trong trang quân sử VN, có rất nhiều người lính tham gia cuộc chiến biên giới hồi tưởng, kể chuyện cho nhau nghe về những trận chiến năm đó. Đọc mà muốn rơi nước mắt. Chẳng cần sử gia nào cả, họ kể vanh vách những trận đánh mà bên mình chỉ có 1/10 quân số của TQ, vẫn sống chết với giặc, chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ từng cứ điểm.
Nếu nói cộng sản hèn, cộng sản bán nước, là không công bằng. Trong số quân và dân cầm súng chiến đấu thực sự, thậm chí đến hơi thở cuối cùng với TQ, có rất nhiều người cộng sản thực thụ.
Đôi khi, Việt Nam để cho Trung Quốc lấn lướt, là mang tính chiến lược, lùi chút trước kẻ mạnh để chờ thời, và im lặng đó cũng là vàng.
Gia đình nhà Sóc
Lưu ý. Bài này có trích một số đoạnt của ông xã, mang quan điểm của Sóc và cũng là của gia đình Sóc.
Im lặng trước lấn lướt là…vàng
Để hiểu điều đó, hãy xét Trung Quốc đang đứng ở đâu.
Với 1,4 tỷ dân và nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới, mức tăng trưởng cứ ở mức xấp xỉ 10% năm, Trung Quốc mua quặng, bất động sản, doanh nghiệp khắp mọi nơi trên trái đất.
Một anh chàng siêu khổng lồ đang có sức mạnh cao nhất trong lịch sử mà anh ta có được. Ngân sách quốc phòng lên tới 4,3% GDP. Quân số thường trực hiện vào khoảng 2,3 triệu quân và 800.000 quân dự bị. Sự hiếu chiến của họ chưa bao giờ cao như vậy, như để bù đắp lại bao nhiêu năm bị thiên hạ coi thường.
Dân Trung Quốc đang thừa nam (tới 30 triệu) thiếu nữ, và hình như đôi khi thế giới cảm thấy đất nước này sẵn sàng thí mạng hàng triệu lính nhằm giảm dân.
Việt Nam ta thì sao? Mở cửa năm 1990, đất nước qua mấy chục năm chiến tranh, 30 năm cấm vận, đang cố xây dựng đất nước, có chút của ăn của để, thì gặp khủng hoảng toàn cầu, nền kinh tế thị trường non trẻ lại được điều hành không tốt 3 năm gần đây đã khiến VN đang rơi vào tình cảnh khó khăn.
Việt nam thật sự hoàn toàn không muốn xung đột dù bất kỳ ở mức độ biên giới hay khu vực. Đất nước này “sợ” chiến tranh hơn Trung Quốc, vì chúng ta có nhiều thứ để mất hơn, thế yếu hơn. Tiềm lực quân sự, nhất là không quân và hải quân tác chiến trên biển, khó mà địch nổi người láng giềng. Thực lực đôi bên là một trời một vực.
Nếu đánh trên biển và trên không, Việt Nam không thể áp dụng chiến tranh nhân dân và khó thể áp dụng chiến tranh du kích như trên bộ.
Đáng lo nhất, sau một cuộc chiến hết vốn, địch vẫn còn vốn và tiếp tục mua mới, sản xuất với tiềm lực kinh tế đó. Còn phía ta biết bao giờ mới xây dựng lại được lực lượng hải quân tạm có tính bảo vệ và răn đe như hiện nay.
Còn chiến tranh về truyền thông? Liệu có thắng nổi một cuộc chiến tranh thông tin với họ hay không? Thông tấn xã Việt Nam là gì so với Tân Hoa xã, CCTV có chi nhánh khắp thế giới.
Chưa kể chiến tranh ảo, chiến tranh mạng, chúng ta đã có những gì. Cộng đồng mạng Việt Nam làm sao so với hàng trăm triệu blogger Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam có im lặng trước lấn lướt trước TQ không? Câu trả lời là không. Vì mới vài tuần trước, không hề báo trước, 495 trên tổng số 496 đại biểu Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển với chương đầu tiên có câu: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
Đôi khi chính tôi và không ít người đặt ra bức xức: Tại sao Việt Nam không làm cái này, tại sao phải nhịn cái nọ, tại sao phải bảo mật cái này, phải không công bố cái
Có thể những hành động đó không phải là xuất phát từ sự yếm thế, mà chính là cách nhìn nhận một cách có chủ ý về yếu tố lợi – hại của vấn đề, từ nhiều lý do khách quan nằm trong mục đích duy nhất, đó là lợi ích dân tộc, mong muốn bảo vệ chủ quyền và hòa bình ổn định trong nước và khu vực.
Đó là những cái chính và quan trọng nhất của sự im lặng trước sự lấn lướt.
Những người làm chính trị thực sự họ có tầm nhìn xa hơn chúng ta. Họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung. Đặt cái lâu dài hơn cái nhất thời. Lý trí làm chủ cảm tính.
Họ cũng căm tức như chúng ta, nhưng họ có trách nhiệm khác chúng ta, vì phải gánh vác to lớn, nên không có quyền bị nô lệ cảm xúc, bị cảm tính điều khiển hành động.
Nếu hành động chỉ để hả hê, thỏa mãn, bất chấp tất cả, mặc cho hệ lụy thì đó mới là vô trách nhiệm.
Điều gì xảy ra nếu chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ? Lúc đó bàn ai đứng ra chịu trách nhiệm chuyện này cũng quá muộn.
Những động thái mới đây của phía ta, thông qua đạo luật biển, mời tầu Mỹ ra vào, rồi các chuyến công du cao cấp liên tiếp sau đó, là chỉ dấu cho rằng, phương Bắc đừng có mà lấn át Việt Nam.
Thật mà khó giải thích nổi tại sao chính quyền hiện nay lại sợ biểu tình, nhất là biểu tình chống Trung Quốc. Đi biểu tình là gặp chuyện. Blog ủng hộ việc này cũng bị soi , những người ủng hộ ảo bằng các comment cũng có thể gặp rắc rối.
Tôi nghĩ, việc này không phải do chính phủ VN sợ TQ, mà hình như họ không muốn biểu tình chống Trung Quốc biến thành cuộc tuần hành chống nhà nước. Họ ngăn trở tự do của dân chúng thì đúng hơn.
Dẫu vậy, hàng ngàn người dân vẫn biểu tình công khai, biểu tình ảo trên mạng. Hàng triệu người vẫn truyền tai nhau về tình hình căng thẳng giữa hai nước.
Ít có người Việt nào dám nói, dù là trí thức hay nông dân, dù là trong nước hay ngoài nước, rằng, thôi dâng biển đảo cho yên chuyện đi, bây giờ chiến tranh nữa thì chết.
Con của Sóc mới có 6 tuổi, mà trường mẫu giáo đã dạy bài Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt. Học sinh sinh viên VN cũng biết nhiều đến Trường Sa, Hoàng Sa. Thi đại học vừa qua có chủ đề Hoàng Sa và Trường Sa được coi là trúng tủ, hơn một triệu thí sinh thi đại học được nói về biển đảo một cách thoải mái.
Nếu đọc đọc những tư liệu về chiến tranh biên giới năm 1979 trong trang quân sử VN, có rất nhiều người lính tham gia cuộc chiến biên giới hồi tưởng, kể chuyện cho nhau nghe về những trận chiến năm đó. Đọc mà muốn rơi nước mắt. Chẳng cần sử gia nào cả, họ kể vanh vách những trận đánh mà bên mình chỉ có 1/10 quân số của TQ, vẫn sống chết với giặc, chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ từng cứ điểm.
Nếu nói cộng sản hèn, cộng sản bán nước, là không công bằng. Trong số quân và dân cầm súng chiến đấu thực sự, thậm chí đến hơi thở cuối cùng với TQ, có rất nhiều người cộng sản thực thụ.
Đôi khi, Việt Nam để cho Trung Quốc lấn lướt, là mang tính chiến lược, lùi chút trước kẻ mạnh để chờ thời, và im lặng đó cũng là vàng.
Gia đình nhà Sóc
Lưu ý. Bài này có trích một số đoạnt của ông xã, mang quan điểm của Sóc và cũng là của gia đình Sóc.