Kinh Đời
Internet và Dân Chủ
Chúng ta đã một thời tin rằng, khi Internet xuất hiện, các chế độ độc tài sẽ rung rinh, sẽ rủ nhau sụp đổ... Đúng là có vài trường hợp như thế, như ở Ukraine, như ở Ai Cập... nhưng rồi, chế độ Bắc Hàn vẫn vững mạnh,
Chúng ta đã một thời tin rằng, khi Internet xuất hiện, các chế độ độc
tài sẽ rung rinh, sẽ rủ nhau sụp đổ... Đúng là có vài trường hợp như
thế, như ở Ukraine, như ở Ai Cập... nhưng rồi, chế độ Bắc Hàn vẫn vững
mạnh, Trung Quốc vẫn bàn tay sắt bóp nghẹt mọi ước mớ dân chủ của người
dân, và Việt Nam vẫn rào tường lửa và siết chặt mọi ước mơ dân chủ.
Trong
khi đó, nhiều nhà hoạt động dân chủ vẫn còn trong tù: Trần Huỳnh Duy
Thức, Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và
nhiều nhiều nữa.
Đúng là Internet đã mở ra những chân trời tri thức. Nhiều thần tượng đã
sụp đổ, khi sự thật hiên lộ, như trường hợp cậu bé Lê Văn Tám, như chị
Võ Thị Sáu... đã hiện ra như trò tuyên truyền của thê kỷ 19.
Nhưng cũng đúng là, rất nhiều người trong chúng ta đang kiệt sức. Kiệt
sức trong tù, như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang bệnh, theo lời ông Trần
Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Theo lời ông Tân kể lại, ngày 1 tháng 4 vừa qua, ông cùng với năm thành
viên khác trong gia đình đi thăm Trần Huỳnh Duy Thức tại trại giam số
6, Nghệ An và thực tế chứng kiến như sau:
“Mắt ảnh thâm quầng lắm, và ảnh nói là mắt ảnh lúc này như có ruồi nó bu
vậy. Gia đình rất lo về vấn đề thiếu sáng này vì không phải là lần đầu.
Từ rất lâu rồi, ảnh có yêu cầu nhà gửi cho ảnh mấy cái đèn pin. Anh
Thức ít khi nào than phiền về điều kiện trong đó họ đối xử trong đó như
thế nào. Khi gọi điện thoại hay viết thư về ảnh nói gửi cho ảnh mấy cái
đèn để có thể đọc sách được trong cái điều kiện đó.”...”
Trong khi đó, nỗ lực dân chủ đổ dồn lên một số nhà hoạt động.
Và tới mực, người thực hiện một trang web dân chủ phải đóng cửa vì quá
mệt và vì không còn thì giờ gì cho việc khác. Đó là lý do có bài Lời
Chia Tay trên web Ba Sàm, trích:
“Kính thưa quý độc giả trang Ba Sàm,
Dù không muốn nhưng không thể khác nên tôi đành viết thư này, tạm biệt
quý vị. Thư có thể làm nhiều người thất vọng nhưng xin đại xá.
Năm 2009, khi Ba Sàm gần 2 tuổi, anh Trần Hoàng đã ngưng cộng tác với
anh Vinh, một mình anh Vinh không thể kham nổi công việc, “xin đi nhà
trẻ”, tôi đã nhận lời phụ với anh Vinh một tay.
Tôi chưa bao giờ làm loại việc nào giống như công việc với trang Ba Sàm,
từ Biên tập viên đến kỹ thuật. Kể từ tháng 6 năm 2011 đến nay, trung
bình mỗi ngày làm hơn 10 tiếng, mỗi tuần đủ bảy ngày, mỗi tháng đủ 30
ngày, không ngưng nghỉ, không thù lao, ròng rã như thế cũng đã gần tám
năm.
Yếu tố duy nhất neo giữ tôi đeo đuổi công việc là độc giả: Mỗi tháng vài
triệu lượt truy cập. Con số đó là mơ ước của bộ phận điều hành nhiều
trang web, riêng với tôi, nó thể hiện tình cảm, sự tin cậy của nhiều
người dành cho công việc mình làm và đó là lý do duy nhất khiến tôi
không đành buông bỏ, dù đã có hàng chục lần bảo với lòng, hứa với gia
đình, sẽ dứt áo ra đi.
Ba Sàm đã gần mười tuổi. Trong gần 10 năm đó, có gần 8 năm tôi đã cố
gắng góp một phần công sức, thời gian, giữ cho Ba Sàm sống sót, trái với
mong muốn và nỗ lực của một số người. Tuy nhiên, sức người có hạn...”
Cuộc chiên dân chủ thực tế được nhiều dân cử quôc tế hỗ trợ... nhưng không đủ sức đê xoay chuyên.
Như bản tin VOA kể rằng nhà tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh cho VOA Việt Ngữ
biết, tiến sĩ Bernd Fabritius, dân biểu Đức và thành viên của Đảng Liên
Minh Xã Hội Cơ Đốc Giáo (CSU) vừa trao đổi các vấn đề nhân quyền Việt
Nam với các nhà hoạt động nhân quyền, bao gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương
Minh Đức, Đoàn Huy Chương và Phạm Bá Hải hôm 10/4 tại Tổng Lãnh Sự Quán
Đức ở Thành phố Sài Gòn.
Theo bà Minh Hạnh, dân biểu Fabritius muốn nghe ý kiến của các nhà hoạt
động về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Bà nói các nhà hoạt
động đã nêu những khó khăn trong việc bị tước đi quyền tự do lập hội,
quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do đi lại, thậm chí phải chịu cả cảnh
bị đánh đập bạo lực từ phía an ninh mật vụ.
VOA ghi lời bà Minh Hạnh, đại diện Phong Trào Lao Động Việt, nói rằng
các thành viên phong trào mong sự quan tâm của Quốc Hội và chính phủ Đức
cho vấn đề những nạn nhân cũng như những người tranh đấu cho ngư dân
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa.
“Chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề mà người dân miền Trung đang
phải chịu đựng, và những người đấu tranh cho người dân đang có nguy cơ
bị bắt bỏ tù, như Hoàng Đức Bình, thành viên Phong Trào Lao Động Việt,
và Bạch Hồng Quyền, thành viên Con Đường Việt Nam. Các cha giáo xứ miền
Trung cũng bị các đài truyền hình VTV và báo đài tỉnh xúc phạm, lăng
nhục, du khống.”
Bà Minh Hạnh cho biết, trong cuộc gặp với dân biểu Đức, ông Phạm Bá Hải,
đại diện cho Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, và các thành viên Phong Trào
Lao Động Việt, cũng nêu lên các trường hợp tù nhân lương tâm bị chính
quyền Việt Nam giam cầm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thu Hà, Trần Thị
Nga, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Huỳnh Duy Thức, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn
Đức Độ, và đặc biệt trường hợp tù nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tra
tấn trong tù.
Trong khi đó, Hà Nội vẫn dùng mọi công cụ có được để siết chặt mọi vận
động, kể cả vận động của những người hoạt động vì môi trường.
Nếu không có Internet, sẽ không có các hình ảnh, các đoạn phim về những cuộc biểu tình chống Formosa ở Hà Tĩnh.
Nhưng rồi sức dân cũng kiệt, trong khi nhà nước không chịu lắng nghe tí nào.
Bản tin BBC hôm 12/4/2017 ghi nhận về tình hình Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa
khởi tố vụ án hình sự "Gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái
pháp luật", xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, hôm 3/4.
Hôm đó tin từ giới hoạt động nói hàng nghìn người đã biểu tình tại Ủy
ban Nhân dân huyện, đòi chính quyền địa phương đối thoại, trả lời về
việc họ gọi là "uy hiếp dân" và bồi thường thiệt hại trong vụ Formosa.
Bản tin viết:
“Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số
10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự
tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật
tự" ở địa phương.”
Khi nhà nươc xem dân như kẻ thù... chuyện lắng nghe ý dân là không có.
Và bây giờ, thêm một mức kềm kẹp mới: Bộ công An đưa ra dự thảo cấm ghi
hình, ghi âm... nghĩa là, trên Internet sẽ bị cấm hình, cấm âm thanh
thực ngoài đời... vì tất cả mọi ghi hình, ghi âm đều cơ nguy phạm luật,
theo cách nhìn cuủ công an.
Đất nước đang tới gần với Bắc Hàn...
Trần Khải
(Việt Báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Internet và Dân Chủ
Chúng ta đã một thời tin rằng, khi Internet xuất hiện, các chế độ độc tài sẽ rung rinh, sẽ rủ nhau sụp đổ... Đúng là có vài trường hợp như thế, như ở Ukraine, như ở Ai Cập... nhưng rồi, chế độ Bắc Hàn vẫn vững mạnh,
Chúng ta đã một thời tin rằng, khi Internet xuất hiện, các chế độ độc
tài sẽ rung rinh, sẽ rủ nhau sụp đổ... Đúng là có vài trường hợp như
thế, như ở Ukraine, như ở Ai Cập... nhưng rồi, chế độ Bắc Hàn vẫn vững
mạnh, Trung Quốc vẫn bàn tay sắt bóp nghẹt mọi ước mớ dân chủ của người
dân, và Việt Nam vẫn rào tường lửa và siết chặt mọi ước mơ dân chủ.
Trong
khi đó, nhiều nhà hoạt động dân chủ vẫn còn trong tù: Trần Huỳnh Duy
Thức, Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và
nhiều nhiều nữa.
Đúng là Internet đã mở ra những chân trời tri thức. Nhiều thần tượng đã
sụp đổ, khi sự thật hiên lộ, như trường hợp cậu bé Lê Văn Tám, như chị
Võ Thị Sáu... đã hiện ra như trò tuyên truyền của thê kỷ 19.
Nhưng cũng đúng là, rất nhiều người trong chúng ta đang kiệt sức. Kiệt
sức trong tù, như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang bệnh, theo lời ông Trần
Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Theo lời ông Tân kể lại, ngày 1 tháng 4 vừa qua, ông cùng với năm thành
viên khác trong gia đình đi thăm Trần Huỳnh Duy Thức tại trại giam số
6, Nghệ An và thực tế chứng kiến như sau:
“Mắt ảnh thâm quầng lắm, và ảnh nói là mắt ảnh lúc này như có ruồi nó bu
vậy. Gia đình rất lo về vấn đề thiếu sáng này vì không phải là lần đầu.
Từ rất lâu rồi, ảnh có yêu cầu nhà gửi cho ảnh mấy cái đèn pin. Anh
Thức ít khi nào than phiền về điều kiện trong đó họ đối xử trong đó như
thế nào. Khi gọi điện thoại hay viết thư về ảnh nói gửi cho ảnh mấy cái
đèn để có thể đọc sách được trong cái điều kiện đó.”...”
Trong khi đó, nỗ lực dân chủ đổ dồn lên một số nhà hoạt động.
Và tới mực, người thực hiện một trang web dân chủ phải đóng cửa vì quá
mệt và vì không còn thì giờ gì cho việc khác. Đó là lý do có bài Lời
Chia Tay trên web Ba Sàm, trích:
“Kính thưa quý độc giả trang Ba Sàm,
Dù không muốn nhưng không thể khác nên tôi đành viết thư này, tạm biệt
quý vị. Thư có thể làm nhiều người thất vọng nhưng xin đại xá.
Năm 2009, khi Ba Sàm gần 2 tuổi, anh Trần Hoàng đã ngưng cộng tác với
anh Vinh, một mình anh Vinh không thể kham nổi công việc, “xin đi nhà
trẻ”, tôi đã nhận lời phụ với anh Vinh một tay.
Tôi chưa bao giờ làm loại việc nào giống như công việc với trang Ba Sàm,
từ Biên tập viên đến kỹ thuật. Kể từ tháng 6 năm 2011 đến nay, trung
bình mỗi ngày làm hơn 10 tiếng, mỗi tuần đủ bảy ngày, mỗi tháng đủ 30
ngày, không ngưng nghỉ, không thù lao, ròng rã như thế cũng đã gần tám
năm.
Yếu tố duy nhất neo giữ tôi đeo đuổi công việc là độc giả: Mỗi tháng vài
triệu lượt truy cập. Con số đó là mơ ước của bộ phận điều hành nhiều
trang web, riêng với tôi, nó thể hiện tình cảm, sự tin cậy của nhiều
người dành cho công việc mình làm và đó là lý do duy nhất khiến tôi
không đành buông bỏ, dù đã có hàng chục lần bảo với lòng, hứa với gia
đình, sẽ dứt áo ra đi.
Ba Sàm đã gần mười tuổi. Trong gần 10 năm đó, có gần 8 năm tôi đã cố
gắng góp một phần công sức, thời gian, giữ cho Ba Sàm sống sót, trái với
mong muốn và nỗ lực của một số người. Tuy nhiên, sức người có hạn...”
Cuộc chiên dân chủ thực tế được nhiều dân cử quôc tế hỗ trợ... nhưng không đủ sức đê xoay chuyên.
Như bản tin VOA kể rằng nhà tranh đấu Đỗ Thị Minh Hạnh cho VOA Việt Ngữ
biết, tiến sĩ Bernd Fabritius, dân biểu Đức và thành viên của Đảng Liên
Minh Xã Hội Cơ Đốc Giáo (CSU) vừa trao đổi các vấn đề nhân quyền Việt
Nam với các nhà hoạt động nhân quyền, bao gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương
Minh Đức, Đoàn Huy Chương và Phạm Bá Hải hôm 10/4 tại Tổng Lãnh Sự Quán
Đức ở Thành phố Sài Gòn.
Theo bà Minh Hạnh, dân biểu Fabritius muốn nghe ý kiến của các nhà hoạt
động về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Bà nói các nhà hoạt
động đã nêu những khó khăn trong việc bị tước đi quyền tự do lập hội,
quyền tự do ngôn luận, và quyền tự do đi lại, thậm chí phải chịu cả cảnh
bị đánh đập bạo lực từ phía an ninh mật vụ.
VOA ghi lời bà Minh Hạnh, đại diện Phong Trào Lao Động Việt, nói rằng
các thành viên phong trào mong sự quan tâm của Quốc Hội và chính phủ Đức
cho vấn đề những nạn nhân cũng như những người tranh đấu cho ngư dân
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa.
“Chúng tôi cũng trao đổi về những vấn đề mà người dân miền Trung đang
phải chịu đựng, và những người đấu tranh cho người dân đang có nguy cơ
bị bắt bỏ tù, như Hoàng Đức Bình, thành viên Phong Trào Lao Động Việt,
và Bạch Hồng Quyền, thành viên Con Đường Việt Nam. Các cha giáo xứ miền
Trung cũng bị các đài truyền hình VTV và báo đài tỉnh xúc phạm, lăng
nhục, du khống.”
Bà Minh Hạnh cho biết, trong cuộc gặp với dân biểu Đức, ông Phạm Bá Hải,
đại diện cho Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, và các thành viên Phong Trào
Lao Động Việt, cũng nêu lên các trường hợp tù nhân lương tâm bị chính
quyền Việt Nam giam cầm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thu Hà, Trần Thị
Nga, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Huỳnh Duy Thức, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn
Đức Độ, và đặc biệt trường hợp tù nhân Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị tra
tấn trong tù.
Trong khi đó, Hà Nội vẫn dùng mọi công cụ có được để siết chặt mọi vận
động, kể cả vận động của những người hoạt động vì môi trường.
Nếu không có Internet, sẽ không có các hình ảnh, các đoạn phim về những cuộc biểu tình chống Formosa ở Hà Tĩnh.
Nhưng rồi sức dân cũng kiệt, trong khi nhà nước không chịu lắng nghe tí nào.
Bản tin BBC hôm 12/4/2017 ghi nhận về tình hình Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa
khởi tố vụ án hình sự "Gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái
pháp luật", xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, hôm 3/4.
Hôm đó tin từ giới hoạt động nói hàng nghìn người đã biểu tình tại Ủy
ban Nhân dân huyện, đòi chính quyền địa phương đối thoại, trả lời về
việc họ gọi là "uy hiếp dân" và bồi thường thiệt hại trong vụ Formosa.
Bản tin viết:
“Công an tỉnh Hà Tĩnh trong quyết định khởi tố vụ án hình sự số
10/CSĐT-PC44 ra ngày 12/4 viết "đây là vụ việc rất nghiêm trọng, có sự
tham gia đông người, tính chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật
tự" ở địa phương.”
Khi nhà nươc xem dân như kẻ thù... chuyện lắng nghe ý dân là không có.
Và bây giờ, thêm một mức kềm kẹp mới: Bộ công An đưa ra dự thảo cấm ghi
hình, ghi âm... nghĩa là, trên Internet sẽ bị cấm hình, cấm âm thanh
thực ngoài đời... vì tất cả mọi ghi hình, ghi âm đều cơ nguy phạm luật,
theo cách nhìn cuủ công an.
Đất nước đang tới gần với Bắc Hàn...
Trần Khải
(Việt Báo)