Mỗi Ngày Một Chuyện
Interpol là gì?
Nguồn: “What is Interpol?”, The Economist, 22/11/2018.
Biên dịch: Phan Nguyên
Đó có thể là cốt truyện của một bộ phim hấp dẫn. Ngay sau khi hạ cánh ở Trung Quốc, người đứng đầu một tổ chức chống tội phạm quốc tế gửi một biểu tượng hình con dao cho vợ. Vài phút sau, ông ta biến mất. Trong những tuần sau đó, một người Nga có quan hệ với một chế độ chuyên chế tiến đến gần việc giành quyền kiểm soát tổ chức này, gây ra quan ngại trên toàn cầu. Đây có phải là một câu chuyện hư cấu không? Không, đó là Interpol. Nhưng Interpol có nhiệm vụ gì, và tại sao nó bị ngập chìm trong nhiều tranh cãi đến vậy?
Được thành lập vào năm 1923, Interpol là một tổ chức cảnh sát quốc tế gồm 194 quốc gia thành viên. Đó không phải là một lực lượng cảnh sát theo nghĩa truyền thống – các nhân viên của tổ chức này không thể bắt được tội phạm. Thay vào đó, nó là một mạng lưới chia sẻ thông tin, giúp các lực lượng cảnh sát quốc gia hợp tác hiệu quả và đối phó với các loại tội phạm quốc tế từ nạn buôn người và khủng bố đến rửa tiền và buôn bán sản phẩm nghệ thuật bất hợp pháp.
Tổ chức này có trụ sở tại Pháp, điều hành các cơ sở dữ liệu tội phạm tập trung có chứa hồ sơ dấu vân tay, mẫu DNA và các tài liệu bị đánh cắp: một “kho báu” giá trị đến nỗi các lực lượng cảnh sát đã truy cập kho dữ liệu này tới 146 lần mỗi giây trong năm 2017. Chức năng chính khác của Interpol là đưa ra các thông báo cho các quốc gia thành viên về những người mất tích hoặc bị truy nã. Nổi tiếng nhất trong số này là “Thông báo đỏ” (Red Notice), thông báo rằng một quốc gia thành viên muốn ai đó bị bắt giữ. Các quốc gia không có nghĩa vụ tuân theo các thông báo này, nhưng thường sẽ xem chúng như một lệnh bắt giữ và dẫn độ đối với nhân vật liên quan. Một dạng thông báo khác gọi là “Diffusion”, vốn có thể được ban hành với ít thủ tục hành chính hơn, cũng là một cách phổ biến khác để đề nghị các quốc gia thành viên tiến hành các vụ bắt giữ thông qua Interpol.
Các thông báo này chính là trung tâm của sự hỗn loạn gần đây tại Interpol. Mặc dù quy chế của Interpol cấm hoàn toàn bất kỳ hoạt động mang tính chính trị nào, các nhà phê bình đã buộc tội Interpol đã không tuân thủ quy định này. Phần lớn chỉ trích tập trung vào Nga, nước đã ban hành các thông báo yêu cầu bắt giữ các đối thủ của Điện Kremlin.
Bill Browder, một nhà tài phiệt người Mỹ, người đã kiếm được cả gia tài ở Nga trước khi mâu thuẫn với Điện Kremlin và tiến hành một chiến dịch vận động hành lang toàn cầu chống lại Vladimir Putin, đã bị giam giữ một thời gian ngắn tại Tây Ban Nha hồi đầu năm nay theo một yêu cầu từ Nga. Ông tuyên bố điều này đã xảy ra nhiều lần. Các tổ chức quốc tế cũng đã cáo buộc Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Tunisia, cùng nhiều nước khác, đã lạm dụng hệ thống thông báo của Interpol để phục vụ các chế độ độc tài. Trong số này bao gồm việc phát Thông báo đỏ đòi bắt giữ những người tị nạn thay mặt cho quốc gia nơi họ muốn chạy trốn. Interpol thường yêu cầu gỡ các thông báo như vậy, nhưng không thể đảm bảo điều này sẽ chắc chắn xảy ra.
Sự tức giận đối với Interpol đã lên đến đỉnh điểm vào đầu tuần này khi Aleksandr Prokopchuk, một người Nga có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ của Putin, dự kiến sẽ được bầu làm chủ tịch của tổ chức này. Các nhà phê bình đã quá lời khi tuyên bố rằng điều này sẽ giúp Putin kiểm soát hoàn toàn Interpol, còn các nghị sĩ Anh thậm chí còn đề nghị Anh nên tìm một tổ chức thay thế bao gồm “các quốc gia tôn trọng nhân quyền”. Nhưng đúng là vị trí chủ tịch sẽ giám sát các quyết định chiến lược và chính sách lớn của tổ chức này, ngay cả khi vai trò này chủ yếu mang tính nghi lễ.
Cuối cùng, những gì mà điện Kremlin gọi là “can thiệp vào bầu cử” đã có hiệu quả. Ông Prokopchuk thất cử trước ứng viên người Hàn Quốc, Kim Jong Yang. Nhưng ông Kim, người đã đóng vai trò quyền chủ tịch kể từ khi các quan chức Trung Quốc bắt giữ ông Meng Hongwei, cũng bị chỉ trích sau khi Interpol chấp nhận lá thư xin từ chức của ông Meng mà không xác nhận liệu nó có được viết dưới sự ép buộc của chính phủ Trung Quốc hay không. Các nhà hoạt động có thể thấy vui vì ông Kim đã đánh bại ông Prokopchuk, nhưng họ cho rằng cần phải cải cách thêm. Riêng ông Browder hiện đang vận động để Nga bị loại ra khỏi Interpol.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Interpol là gì?
Nguồn: “What is Interpol?”, The Economist, 22/11/2018.
Biên dịch: Phan Nguyên
Đó có thể là cốt truyện của một bộ phim hấp dẫn. Ngay sau khi hạ cánh ở Trung Quốc, người đứng đầu một tổ chức chống tội phạm quốc tế gửi một biểu tượng hình con dao cho vợ. Vài phút sau, ông ta biến mất. Trong những tuần sau đó, một người Nga có quan hệ với một chế độ chuyên chế tiến đến gần việc giành quyền kiểm soát tổ chức này, gây ra quan ngại trên toàn cầu. Đây có phải là một câu chuyện hư cấu không? Không, đó là Interpol. Nhưng Interpol có nhiệm vụ gì, và tại sao nó bị ngập chìm trong nhiều tranh cãi đến vậy?
Được thành lập vào năm 1923, Interpol là một tổ chức cảnh sát quốc tế gồm 194 quốc gia thành viên. Đó không phải là một lực lượng cảnh sát theo nghĩa truyền thống – các nhân viên của tổ chức này không thể bắt được tội phạm. Thay vào đó, nó là một mạng lưới chia sẻ thông tin, giúp các lực lượng cảnh sát quốc gia hợp tác hiệu quả và đối phó với các loại tội phạm quốc tế từ nạn buôn người và khủng bố đến rửa tiền và buôn bán sản phẩm nghệ thuật bất hợp pháp.
Tổ chức này có trụ sở tại Pháp, điều hành các cơ sở dữ liệu tội phạm tập trung có chứa hồ sơ dấu vân tay, mẫu DNA và các tài liệu bị đánh cắp: một “kho báu” giá trị đến nỗi các lực lượng cảnh sát đã truy cập kho dữ liệu này tới 146 lần mỗi giây trong năm 2017. Chức năng chính khác của Interpol là đưa ra các thông báo cho các quốc gia thành viên về những người mất tích hoặc bị truy nã. Nổi tiếng nhất trong số này là “Thông báo đỏ” (Red Notice), thông báo rằng một quốc gia thành viên muốn ai đó bị bắt giữ. Các quốc gia không có nghĩa vụ tuân theo các thông báo này, nhưng thường sẽ xem chúng như một lệnh bắt giữ và dẫn độ đối với nhân vật liên quan. Một dạng thông báo khác gọi là “Diffusion”, vốn có thể được ban hành với ít thủ tục hành chính hơn, cũng là một cách phổ biến khác để đề nghị các quốc gia thành viên tiến hành các vụ bắt giữ thông qua Interpol.
Các thông báo này chính là trung tâm của sự hỗn loạn gần đây tại Interpol. Mặc dù quy chế của Interpol cấm hoàn toàn bất kỳ hoạt động mang tính chính trị nào, các nhà phê bình đã buộc tội Interpol đã không tuân thủ quy định này. Phần lớn chỉ trích tập trung vào Nga, nước đã ban hành các thông báo yêu cầu bắt giữ các đối thủ của Điện Kremlin.
Bill Browder, một nhà tài phiệt người Mỹ, người đã kiếm được cả gia tài ở Nga trước khi mâu thuẫn với Điện Kremlin và tiến hành một chiến dịch vận động hành lang toàn cầu chống lại Vladimir Putin, đã bị giam giữ một thời gian ngắn tại Tây Ban Nha hồi đầu năm nay theo một yêu cầu từ Nga. Ông tuyên bố điều này đã xảy ra nhiều lần. Các tổ chức quốc tế cũng đã cáo buộc Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Tunisia, cùng nhiều nước khác, đã lạm dụng hệ thống thông báo của Interpol để phục vụ các chế độ độc tài. Trong số này bao gồm việc phát Thông báo đỏ đòi bắt giữ những người tị nạn thay mặt cho quốc gia nơi họ muốn chạy trốn. Interpol thường yêu cầu gỡ các thông báo như vậy, nhưng không thể đảm bảo điều này sẽ chắc chắn xảy ra.
Sự tức giận đối với Interpol đã lên đến đỉnh điểm vào đầu tuần này khi Aleksandr Prokopchuk, một người Nga có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ của Putin, dự kiến sẽ được bầu làm chủ tịch của tổ chức này. Các nhà phê bình đã quá lời khi tuyên bố rằng điều này sẽ giúp Putin kiểm soát hoàn toàn Interpol, còn các nghị sĩ Anh thậm chí còn đề nghị Anh nên tìm một tổ chức thay thế bao gồm “các quốc gia tôn trọng nhân quyền”. Nhưng đúng là vị trí chủ tịch sẽ giám sát các quyết định chiến lược và chính sách lớn của tổ chức này, ngay cả khi vai trò này chủ yếu mang tính nghi lễ.
Cuối cùng, những gì mà điện Kremlin gọi là “can thiệp vào bầu cử” đã có hiệu quả. Ông Prokopchuk thất cử trước ứng viên người Hàn Quốc, Kim Jong Yang. Nhưng ông Kim, người đã đóng vai trò quyền chủ tịch kể từ khi các quan chức Trung Quốc bắt giữ ông Meng Hongwei, cũng bị chỉ trích sau khi Interpol chấp nhận lá thư xin từ chức của ông Meng mà không xác nhận liệu nó có được viết dưới sự ép buộc của chính phủ Trung Quốc hay không. Các nhà hoạt động có thể thấy vui vì ông Kim đã đánh bại ông Prokopchuk, nhưng họ cho rằng cần phải cải cách thêm. Riêng ông Browder hiện đang vận động để Nga bị loại ra khỏi Interpol.