Tham Khảo
Julius Caesar – Vì sao quân đội KHÔNG NÊN làm kinh tế
Ngày xưa ở Cộng Hòa La Mã quân đội nằm dưới sự cai trị của Thượng Viện La Mã. Các thành viên của Thượng Viện được bầu chọn bởi người dân. Trước đây La Mã có một vị vua nhưng vì sự độc tài nên bị lật đổ. Các thành viên Thượng Viện thường rất giàu và học thức cao. Họ có thể cầm quân, vì thường là chỉ huy trưởng của một đội quân cũng là một thành viên của Thượng Viện. Họ có thể tự bỏ tiền túi ra nuôi quân nhưng phải thông qua Thượng Viện.
Nhưng mọi thứ thay đổi dưới Julius Caesar. Sau khi thành công trong việc chiếm Gaul – nước Pháp hiện tại – ông ta trở nên vô cùng giàu có. Ông ta không cần Thượng Viện chi trả kinh phí nuôi quân nữa mà có thể hoàn toàn tự lực. Các binh sĩ vì được ông ta trả tiền lương và cấp đất nên họ không còn trung thành với La Mã nữa mà lại trung thành với Julius Caesar, đây là sự thay đổi vô cùng nguy hiểm. Nắm bắt thời cơ này, ông ta bắt đầu làm loạn. Thay vì đóng quân ngoài con sông Rubicon, ông ta lại đưa quân mình vào La Mã và tuyên bố bản thân mình là “Nhà Độc Tài đến suốt đời.”
Sau đó thì nhà nước La Mã mới thành lập đội quân để đánh lại Caesar nhưng cuối cùng lại thất bại. Và kết quả là ông ta bị các thành viên Thượng Viện ám sát và cuộc nội chiến lại tiếp tục với phe Thượng Viện và Con Trai Nuôi của ông ta, Octavian.
Bài học ở đây là gì? Là quân đội tuyệt đối không được làm kinh tế. Vì sao? Vì một ông tướng có dưới tay mình hàng chục ngàn binh sĩ và súng đạn thì đã muốn làm loạn rồi. Đằng này ông ta bây giờ có thể làm kinh tế để tự nuôi quân. Một khi điều đó xảy ra thì đội quân không còn trung thành với nước và dân nữa mà lại trung thành với ông ta – như lính La Mã lại trung thành với Julius Caesar. Với quyền lực quân sự và kinh tế trong tay để tự lực về kinh phí thì vị tướng lại trở thành một nhà tộc tài.
Đó là vì sao quân đội tuyệt đối không được làm kinh tế. Đó cũng là bài học về Julius Caesar và cái chết của nền Cộng Hòa La Mã.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Julius Caesar – Vì sao quân đội KHÔNG NÊN làm kinh tế
Ngày xưa ở Cộng Hòa La Mã quân đội nằm dưới sự cai trị của Thượng Viện La Mã. Các thành viên của Thượng Viện được bầu chọn bởi người dân. Trước đây La Mã có một vị vua nhưng vì sự độc tài nên bị lật đổ. Các thành viên Thượng Viện thường rất giàu và học thức cao. Họ có thể cầm quân, vì thường là chỉ huy trưởng của một đội quân cũng là một thành viên của Thượng Viện. Họ có thể tự bỏ tiền túi ra nuôi quân nhưng phải thông qua Thượng Viện.
Nhưng mọi thứ thay đổi dưới Julius Caesar. Sau khi thành công trong việc chiếm Gaul – nước Pháp hiện tại – ông ta trở nên vô cùng giàu có. Ông ta không cần Thượng Viện chi trả kinh phí nuôi quân nữa mà có thể hoàn toàn tự lực. Các binh sĩ vì được ông ta trả tiền lương và cấp đất nên họ không còn trung thành với La Mã nữa mà lại trung thành với Julius Caesar, đây là sự thay đổi vô cùng nguy hiểm. Nắm bắt thời cơ này, ông ta bắt đầu làm loạn. Thay vì đóng quân ngoài con sông Rubicon, ông ta lại đưa quân mình vào La Mã và tuyên bố bản thân mình là “Nhà Độc Tài đến suốt đời.”
Sau đó thì nhà nước La Mã mới thành lập đội quân để đánh lại Caesar nhưng cuối cùng lại thất bại. Và kết quả là ông ta bị các thành viên Thượng Viện ám sát và cuộc nội chiến lại tiếp tục với phe Thượng Viện và Con Trai Nuôi của ông ta, Octavian.
Bài học ở đây là gì? Là quân đội tuyệt đối không được làm kinh tế. Vì sao? Vì một ông tướng có dưới tay mình hàng chục ngàn binh sĩ và súng đạn thì đã muốn làm loạn rồi. Đằng này ông ta bây giờ có thể làm kinh tế để tự nuôi quân. Một khi điều đó xảy ra thì đội quân không còn trung thành với nước và dân nữa mà lại trung thành với ông ta – như lính La Mã lại trung thành với Julius Caesar. Với quyền lực quân sự và kinh tế trong tay để tự lực về kinh phí thì vị tướng lại trở thành một nhà tộc tài.
Đó là vì sao quân đội tuyệt đối không được làm kinh tế. Đó cũng là bài học về Julius Caesar và cái chết của nền Cộng Hòa La Mã.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa