Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

KHE SANH. Phần I

Tháng 6 năm 1965 những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn TQLC Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mỹ khê, Đà nẳng mở đầu cho việc khai triển những lực lượng Đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam.

Kiều công Cự chuyển ngữ

Phần 1

KHE SANH

Đại tá Joseph H. ALEXANDER


        Tháng 6 năm 1965 những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn TQLC Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mỹ khê, Đà nẳng mở đầu cho việc khai triển những lực lượng Đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Năm 1966 Ông Robert Mac Namara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thiết lập tại vùng Phi quân sự một hàng rào điện tử mang tên Ông. Đó là một chuổi dài những căn cứ quân sự, bắt đầu từ bờ biển phía đông (Cửa Việt) đến tận Tây nam Huế (mật khu Ba Lòn), tiếp giáp với SĐ1/QLVNCH. Chúng mang tên A1, A2, A3, A4, C1, C2, Cồn Tiên, Fuller, Carroll, Khe Sanh, Sarge, Holcomb,..

       Căn cứ chiến đấu Khe Sanh (KS) chiếm giữ một vị trí trọng yếu, nằm cách biên giới Lào khoảng 20 Km cùng với đồn biên phòng Làng Vey do Lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu VN, khống chế cả một vùng rộng lớn dọc đường mòn Hồ chí minh. Đó là những cái gai nhức nhối chỏi vào mắt địch. Cho nên bằng mọi giá quân Bắc việt (QBV) phải tìm cách nhổ đi. QBV đã điều động 2 SĐ 304 và 325 lúc khởi động chiến dịch. Trong thời gian cao điểm chúng đã tung thêm hai SĐ 324B và 320 để kềm chân những căn cứ khác trong vùng. Ý định của chúng là muốn thu hút một số lớn quân đội Mỹ vào cuộc chiến để chúng rộng đường mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân (1968). Thành phố Huế là nơi đổ vỡ, tang thương nhất với hơn 3.000 đồng bào, quân dân cán chính Thừa thiên đã bị VC chôn sống.

       Người kể lại những sự kiện có tính cách lịch sử trên là một Sỉ Quan TQLC Mỹ, đã tham gia trực tiếp với tư cách là đại đội trưởng tác chiến. Sau 28 năm phục vụ trong Quân chủng, ông đã về hưu với cấp bực Đại tá và chuyển qua nghề viết văn. Ông phục vụ như là một sử gia, một nhà biên khảo quân sử cho Hệ thống Lou Reda Productions và The Arts and Entertainment Net Work. Ông đã nhận đựơc nhiều giải thưởng cao quí. Bài dưới đây đựơc trích trong tác phẩm: A fellowship of Valor - The battles of the US Marines.

       Gần đây nhất, trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Barack Obama có kể lại một trong 4 trận chiến được ghi vào Quân sử Hoa kỳ là Concorde, Gettysburg, Normandy và Khe Sanh. Trong trận đánh vang dội này có sự tham dự của Tiểu đoàn 37 BĐQ do Thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy. Cựu Trung tá Hoàng phổ vẫn chiến đấu với Binh chủng Mũ Nâu cho đến ngày cuối cùng và hiện cùng gia đình đang định cư tại thành phố Dallas, Texas.

Kiều công Cự

      

       Đại đội I (India company) thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 26, sư đoàn 3 TQLC là một đơn vị giữ tiền đồn trong một thời gian lâu nhất tại ngọn đồi 881 Nam. Đó là một ngọn đồi thấp. Về mặt chiến thuật, nó đã chiếm giữ một vị trí quan sát và báo động cho toàn bộ căn cứ Khe Sanh. Đơn vị đã bị quân BV pháo kích và tấn công liên tục trong suốt 77 ngày taị vùng cực tây của hàng rào điện tử Mac Namara.

       Đ/U William Dabney, đã mất gần hết một nửa quân số trong việc bảo vệ ngọn đồì, vẫn luôn tỏ ra kiên cường và bất chấp. Những người lính ở đây cũng có tinh thần khôi hài cao độ. Mỗi buổi sáng họ vẫn kéo lá cờ Sao Sọc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Star Spangled Banner) lên trên cột ăng tên với tiếng kèn đồng vang lên khúc nhạc TO THE COLORS. Và ở một khoảng cách không xa đó, QBV bắt đầu nả súng cối một cách tức tối vào cứ điểm. Những người lính TQLC biết một cách rất rõ ràng họ có đủ thì giờ dành cho nghi lễ thượng cờ và chui vào hàm ếch mà họ đào sâu vào lòng đất, trước khi những đợt pháo đầu tiên đến viếng ngọn đồi. Sau đợt pháo họ lại chui ra và tiếp tục một trò chơi mới, bằng cách phe phẩy một lá cờ mới. Lá cờ màu tím là một cái áo thun nhuộm bằng khói màu với hàng chữ đen Maggie‘s Drawers. Đó là dấu hiệu đặc biệt ở quân trường, trên sân bắn, lá cờ được phất lên khi xạ thủ nhắm sai mục tiêu. Họ muốn nói với QBV: Chúng mày bắn dỡ ẹt. Dầu mưa hay nắng, dĩ nhiên mùa này mưa nhiều hơn nắng, những ngày ở KS cũng bắt đầu như thế.

        Một Sỉ Quan TQLC đã có một nhận xét: "Nếu bạn đã qua những ngày ở Khe Sanh thì những nơi khác không thấm vào đâu. Nếu bạn có mất mát một cái gì thì ở Khe Sanh là đáng đồng tiền nhất." Về mặt chiến thuật thì nhận xét này đúng, nhưng về mặt chiến lược thì nhận xét này đã đi chệch mục tiêu. Xét về ảnh hưởng chính trị của thời điểm năm 1968, sự bảo vệ Khe sanh mang một yếu tố quan trọng ngang tầm quốc gia. Cho nên sự kiện quân BV bao vây Lữ đoàn 26 TQLC ở Khe sanh trở nên là những trung tâm bàn thảo của thế giới về mặt chính trị, báo chí và tuyên truyền. Cũng là đòn nghi binh cho bọn chúng mở những cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu thân.

       Báo chí ầm ĩ đưa ra tương quan giữa Khe sanh và Điện biên phủ. Ngay cả TT Johnson cũng đâm ra lo lắng, không biết TQLC có đứng vững trong cuộc bao vây này không: I don’t want any damn Dinbinfoo’s (Tôi không muốn bất cứ Điện biên phủ nào nữa). Ông lặp lại nhiều lần với tướng William Westmoreland. Ngược lại ông Tướng Westy lại muốn có một cuộc tấn công của quân cộng sản có tính cách quyết định cho cuộc chiến tại VN, nên Ông dồn hết mọi nổ lực, mọi hỏa lực ưu tiên cho chiến trường này. Nhưng rất tiếc Ông chỉ đúng một phần.

       Còn những người lính TQLC các cấp trấn đóng tại đây thì tự tin hơn. Người Pháp trấn đóng ở Điện biên phủ trong khu vực lòng chão, bị những ngọn đồi chung quanh khống chế, pháo binh địch có thể khai triển tối đa mà không bị một trở ngại nào về không quân. Tiếp tế chỉ bằng phương tiện duy nhất là thả dù nên hơn một nửa tiếp tế tặng không cho địch.

       Còn Khe sanh thì sao? Phải khác đi chứ. Các anh bạn nhà báo chẳng chịu khó tìm hiểu về lịch sử và kiến thức về quân sự của họ thì nghèo nàn quá. Họ thiếu sự ngay thẳng và can đảm, chỉ sẳn sàng kích động đám phản chiến xuống đường.

       Đúng như Đ/U Dabney đã nhận xét một cách khá đơn giản: "Chúng ta đã chiếm một cao điểm về phòng thủ trong một cao điểm về chính trị."

       Đại tá David Lownds, chỉ huy một Lữ đoàn TQLC tăng cường hơn 6.000 quân, đã bảo vệ một cách hữu hiệu những đường băng tiếp tế, lúc đầu bằng loại vận tãi cở lớn C130 và sau đó bằng C123 có phi đạo ngắn hơn. Căn cứ cũng được yểm trợ bằng những khẩu pháo tầm xa 175 ly từ Camp Carroll và Rock Pile. Hàng trăm phi vụ không yểm của các chiến đấu cơ và trực thăng vỏ trang sẳn sàng vào vùng oanh kích khi có lời yêu cầu.

       Còn một yếu tố nữa mà những anh chàng nhà báo chẳng biết gì khi so sánh. Đó là tinh thần chiến đấu cuả những người lính TQLC cũng khác xa với những anh chàng Lê dương Pháp. Ý chí chiến đấu sắt thép cộng với hỏa lực yểm trợ khủng khiếp là những yếu tố tất thắng của quân đội Hoa Kỳ. Đúng là người Mỹ chỉ thua trận trên chính đường phố của nước Mỹ.

       Tướng Westmoreland cũng đã xác định 2 mục tiêu thật rõ ràng cho việc phòng thủ Khe sanh. Một là mở ra một cuộc tiêu diệt càng nhiều càng tốt lực lượng bộ chiến của quân BV bằng hỏa lực của phi pháo, hải pháo và pháo binh. Hai là ngăn chận một cuộc tấn công của địch vào hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên.

       Đại tá Lownds, 47 tuổi, người đã nhận hai huy chương anh dũng bội tinh loại Purple Hearts trong những trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến tại đảo San hô (Saipan) và đảo Lưu huỳnh (Iwo Jima), đã giải tỏa sự lo lắng của phóng viên khi họ lên tiếng hỏi: Liệu chúng ta có giữ được vị trí này không? Và Ông đã thản nhiên trả lời: Quỉ thần ơi! Có gì khó khăn đây!

       Sự thật cộng quân đã nhiều lần đụng độ với lực lượng trú phòng Khe sanh từ những tháng đầu năm 1967 bằng những trận thử lửa với Lữ đoàn 3 của Đại tá John Lannigan trong tháng tư khi tiểu đoàn 2/3 của Tr/ tá De Long chiếm đồi 861 Bắc, tiểu đoàn 3/3 của Tr/ tá Wilder chiếm đồi 881 Nam sau bốn ngày hổn chiến. Nhiều chiến dịch đã được mở ra như Crockett, Ardmore, Scotland khi Trung tướng Rathvon Tompkins nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 3 TQLC. Cộng quân đã lợi dụng tối đa đường mòn HCM, mà các anh bạn TQLC gọi đùa là đường mòn Santa Fe, vào ban đêm và những ngày mưa bão, để xâm nhập vào những những ngọn đồi còn lại. Chúng bố trí những pháo binh nòng dài do Liên sô cung cấp như 130 và 152 ly tại những nơi tương đối an toàn bên trong lãnh thổ Lào và phía bắc vùng phi quân sự.

       Khi quân BV chuyển những Sư đoàn chính qui vào vùng Khe sanh, cắt đứt tiếp tế của TQLC trên đường số 9 thì sự suy đoán của Tướng Westy gần đúng ý đồ của Giáp tìm cách lập lại một chiến thắng tại Điện biên phủ năm 1954 đối với Lữ đoàn 26 TQLC.

       Những trận đánh dữ dội năm 1967 đã cho những người lính TQLC những kinh nghiệm hơi cay đắng nhưng hoàn toàn bổ ích để bảo vệ mạng sống trước những chiến thuật như tiền pháo hậu xung, đặc công, biển người. Họ đã biết đào những hầm cáo (foxhole) và đưa ra nhiều sáng kiến về phòng thủ. Hầu hết những cây cối trên đồi đều bị đốn ngã bằng những cưa máy để tăng cường cho những hệ thống phòng thủ nối kết nhau. Người lính cảm thấy an toàn ngay tại vị tiền đồn của mình mặc cho quân BV hằng ngày nả đủ loại pháo, mở các đợt tấn công biển người, đào những đường hầm tiến sát vào hệ thống phòng thủ.

       Trong những lần tấn công, quân địch đã nhiều lần bị xua đẩy tiến lên ngọn đồi, hò hét điên loạn, nhưng cũng chỉ là những bia thịt cho những xạ thủ bình tĩnh và can đảm. Những đợt phi cơ oanh kích được điều chỉnh thật gần hàng rào phòng thủ và trong những ngọn đồi kế cận.

       Ngày 26/1/68 đại đội I của Đ/U Dabney đang tuần tiểu trên đường yên ngựa giữa hai ngọn đồi 881 Bắc và 881 Nam, họ đã tao ngộ chiến với một tiểu đoàn quân BV trang bị đầy đủ, trên đường di chuyển đến vị trí ấn định. Trận đánh xảy ra giữa ban ngày. Mặt đối mặt. Đối phương hoàn toàn bị bất ngờ và thụ động trước hỏa lực khủng khiếp của TQLC . Chúng đã tháo chạy tán loạn, bỏ lại nhiều xác chết và vũ khí. Những người lính của Dabney hăng say truy kích đến nổi Đại tá Lownds lên máy yêu cầu đơn vị phải trở về ngọn đồi 881 Nam trước khi trời tối. Mìn Ống do Tiểu đoàn 37 BĐQ tịch thu dược cuả địch

       Dabney chưa biết được Lữ đoàn vừa bắt được một cán binh BV. Y cho biết nhiều đơn vị địch đã khai triển đội hình và sẳn sàng tấn công đêm nay. Đây là một tin khai thác cấp thời rất quí giá và không đủ thời gian để kiểm chứng. Quân BV cũng đang ém quân số lớn tại vùng biên giới sát cạnh. Đơn vị mà đại đội I tao ngộ trên đường đang vào vị trí tấn công. Cho nên Lownds không cho phép Dabney truy kích địch quá xa.

       Cộng quân nhắm vào những mục tiêu chính trên chiến trường Khe sanh. Đó là những tiền đồn chiến đấu bao quanh những đường băng của phi trường, những vị trí quan sát và chế ngự từ thung lũng sông Rao Quãn đến phía bắc con đường số 9, chạy dưới những chân đồi từ Ca lu đến Cam lộ. Phía tây là những làng thượng Bru và đồn biên phòng Làng Vey do Lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu VN đảm nhiệm.

       Trận đánh tao ngộ buổi chiều của đaị đội I đã hủy bỏ kế hoạch tấn công đồi 881 Nam của địch. Nhưng vừa quá nửa đêm, rạng ngày 27/ 1/ 68, một tiểu đoàn địch đã tấn công đồi 861. Sau đợt pháo kích bằng mọi loại pháo và hỏa tiển, những đặc công tìm cách mở đường cho bộ binh theo sau. Chiến thuật cố hửu vẫn là "đột phá khẩu" đánh "trung thâm" và bằng biển người từ bên ngoài. Trên đồi 861, những người lính TQLC đã tác xạ đến tuyến phòng thủ sau cùng. Những lưới đạn đan nhau toàn bộ chu vi ngọn đồi. Những xạ thủ gan lì và kỷ luật đã bắn hạ một cách chính xác những con thiêu thân cộng sản. Những cột thịt người đổ xuống dưới bóng hỏa châu lung linh mờ ảo. Một số địch quân sống sót chạy tràn vào vị trí. Và trận đánh xáp lá cà xảy ra một cách tàn bạo không thương tiếc. Những tên cán bộ chỉ huy đi đằng sau thổi còi và hô xung phong. Chúng muốn thắng trận đầu tiên. Ngọn đồi phải bị tràn ngập và chiếm giữ. Nhưng mỗi bước lên ngọn đồi thoai thoải được trãi đầy những thân hình đẩm máu và những tiếng rên la thảm thiết.

       Đại đội I trên đồi 881 rảnh tay và đã yểm trợ cho quân bạn một cách hữu hiệu. Súng cối 60 ly rãi đều chung quanh vị trí phòng thủ. Súng cối 81 xử dụng loại đạn nổ chụp ở cao độ 700 bộ như một bức rào cản hửu hiệu không cho địch quân tiến lên ngọn đồi. Vì bắn quá nhiều nên nòng súng đỏ rực. Nếu tiếp tục thì nguy hiểm vô cùng, mà ngưng thì không được rồi. Phải làm lạnh nòng súng bằng mọi cách. Trước hết bằng nước uống từ những bi đông, rồi những hộp trái cây trong những khẩu phần lương khô (ration fruit juice ) và cuối cùng phải dùng cả nước tiểu của mình. Những đợt mưa súng cối rất chính xác làm đại đội K lên tinh thần vô cùng. Họ hoàn toàn đẩy lui được QBV. Phe ta được ghi nhận là nhẹ nhàng và không bi thảm. Bình minh màu xám đục lướt trên những hàng rào kẽm gai . Ít nhất cũng trên 150 xác. Hai ngày sau mùi hôi thối từ các xác chết bốc lên nồng nặc, đến nỗi người lính phải mang mặt nạ chống hơi ngạt.

       Ngay buổi sáng hôm đó căn cứ chính bị pháo kích dữ dội, trước khi mặt trời mọc. Kho đạn bị nổ, nhiều trực thăng bị phá hủy, phi đạo bị cày lên nhiều nơi. Không quân Hoa Kỳ đã phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt. Những đợt bom trút xuống những ngọn đồi chung quanh gây ra khá nhiều tiếng nổ phụ. Pháo binh các loại 105, 155, và 175 ly phản ứng tức khắc, khiến nhiều đơn vị QBV chạy tràn vào những vùng lân cận Làng Vey. Dân làng phải bỏ chạy vào các căn cứ TQLC xin lánh nạn. Nhiều trung đội TQLC phải chiến đấu để khai thông những đoạn đường trên quốc lộ 9 hầu đưa dân đến vùng an toàn, sau đó họ được không quân Mỹ đưa về Đà nẳng.

       Trong ngày 28/1, QBV đã điều động một lực lượng khá lớn trong vùng. Sư đoàn 325C và 304 dàn ra ở phía đông bắc, cách căn cứ 15 dặm. Sư đoàn 320 bao vây căn cứ Carroll, cắt đứt những lộ trình tiếp tế chính trên đường số 9.

       Ngày 29/1 thời tiết thật là quái đản. Sương mù lan tỏa cả một vùng rộng lớn, cho phép những khẩu pháo 152 và 130 ly của cộng quân đặt tại nội địa Lào và phía bắc vùng phi quân sự liên tục pháo kích vào căn cứ với một cường độ chưa từng thấy. Bộ binh của địch đã tiếp cận hàng rào phòng thủ 400m. Chúng đào những hầm hố kiên cố và sẳn sàng chờ lệnh tấn công.

       Ngày 30/1, trời quang đảng vào buổi sáng. Mọi phi vụ chiến đấu đều được tập trung ưu tiên. Hơn 450 phi xuất oanh tạc vào địch quân trong ngày. Pháo binh cũng được xử dụng tối đa. Chỉ huy các cấp trực tiếp điều chỉnh. Cộng quân bị khựng lại trước phản ứng dữ dội cuả Hoa kỳ. Các TQLC vẫn bình tĩnh tại vị trí chiến đấu của mình. Nhưng dân chúng trong vùng Mai lộc, Hương Hóa, Làng Vey rất là hoảng loạn và bỏ chạy.

       Tướng Westmoreland ra lệnh cho tướng Robert Cushman, hiện chỉ huy Quân đoàn 3 TQLC tăng cường lực lượng cho Đ/ tá Lownds. Tiểu đoàn 1/9 TQLC được trực thăng đến phía tây căn cứ trong ngày. Tiểu đoàn 37 BĐQ VN do Thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy cũng được trực thăng vận đến nơi để tham gia trực tiếp vào trận đánh. Chiến đoàn 1 Dù của Thiếu tá Lê quang Lưỡng với các tiểu đoàn 2 và 7 tại An lỗ và Quảng điền, Tiểu đoàn 9 tại Quảng trị và Tiểu đoàn 5 tại Đà nẳng cũng sẳn sàng tham chiến khi có lịnh.

       Phi đạo đã được sữa chữa cấp tốc. Tiếp liệu được cung cấp đầy đủ với sự trợ lực của những Chinook CH46 và CH53 và những vận tãi cơ C130 và C123 tiếp tục lên xuống.

       Đại tá Lownds đã có trong tay 6.600 quân.

       Đến lúc này lực lượng cộng quân đã được tăng cường đến mức báo động. Ngay bên cạnh căn cứ hoả lực Cồn Tiên và Gio Linh, nằm trong bán kính 35 dặm của Khe sanh, Sư đoàn chủ lực 324B đang sẳn sàng tham chiến. Theo ước tính tình báo, quân số địch trong vùng đã lên đến 50.000 quân, nghĩa là gấp 9 lần quân Mỹ và VN. Cái lối đánh thí quân của CS là như thế.

       Đó là tình hình trong những ngày cuối tháng giêng năm 1968, khi lực lượng Đồng minh sẳn sàng chấp nhận một cuộc ngưng bắn trong dịp Tết hằng năm. Riêng Lữ đoàn 26 và những đơn vị tại vùng giới tuyến vẫn luôn ở trong tình trạng báo động đỏ và chờ địch.

       Cả Tổng thống Lyndon B. Johnson và tướng Westmoreland đều tin rằng Giáp đang chuẩn bị một cố gắng lớn về quân sự để hổ trợ cho cuộc thương thảo về chính trị tại Paris.

       Tướng Westmoreland cũng được tình báo quân đội cho biết cộng quân sẽ mở một cuộc tấn công vào dịp Tết trên toàn cõi miền Nam Việt nam.

       Trong ý định của Giáp là cố thu hút quân Hoa kỳ vào các mặt trận phía bắc, rút các đơn vị ra khỏi thành phố. Sự thật cộng quân đã vi phạm lệnh ngưng bắn và tấn công 36 thành phố, tỉnh lỵ trên miền Nam vào ngày 30/1/1968, đúng vào ngày Mồng Một Tết Mậu thân, ngày thiêng liêng nhất của dân tộc VN. Cả thành phố Sài gòn và nhiều nơi khác hoàn toàn bất ngờ và bàng hoàng. Một toán đặc công của VC cũng đã lọt vào khuôn viên toà Đaị sứ Mỹ taị Sài gòn, làm bị thương vài người Mỹ trong đó có 2 lính TQLC, trước khi chúng bị bắn hạ toàn bộ tại chỗ.

       Tại Đà Nẵng, đặc công địch cố xâm nhập vào vòng đai phi trường, tiến sát về BTL tiền phương Quân đoàn 3 TQLC. Một lực lượng phối hợp Quân cảnh Mỹ và BĐQ VN đã chận đứng cuộc tiến sát này.

       Tướng Cushman bay trực thăng quan sát về phía nam thành phố đã thấy khoãng 200 quân BV đang di chuyển giữa ban ngày. Ông cũng bay vòng qua hướng tây bắc xác nhận từng vị trí của địch. Cushman quả thật là một vị tướng can đảm. Ông đã báo động và điều động kịp thời nhiều đơn vị chận đứng cuộc tấn công. Rồi Ông bay dọc về phiá nam, dọc bờ biển Hội an và điều động trực tíếp một số đơn vị.

       Những ngày sau đó quân bộ chiến Hoa kỳ, VNCH, Đaị hàn, Úc đại lợi, ..., đã đẩy lui toàn bộ quân cộng sản ra khỏi thành phố và làng mạc tại miền Nam VN.

       Chỉ có thành phố Huế là rơi vào tình trạng khó khăn. Một vài nơi như Thành nội, quận Tả ngạn, Gia hội bị chiếm giữ lâu hơn. Huế là cố đô của VN, một trung tâm văn hóa và giáo dục. Nhiều đền đài lăng tẩm, một hoàng cung rộng lớn với những bức tường cao rộng bao quanh. Hơn 3.000 quân BV và VC đã chiếm lấy thành phố. Chúng đào những hầm hố cố thủ trên những bức tường thành. Chúng kéo một lá cờ VC lên trên kỳ đài. Cộng sản đã chiếm hầu hết thành phố trừ hai vị trí quan trọng. Đó là Cơ quan MACV ở tả ngạn Sông Hương và BTL SĐ1BB của Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng tại Mang Cá.

        Lực lượng Đồng minh bắt đầu phản kích. Thành phần tham dự gồm SĐ1 BB, Chiến đoàn 1 Dù VN do Thiếu tá Lê quang Lưỡng chỉ huy, từ phía Bắc đổ xuống. Liên đoàn 1 BĐQ của Thiếu tá Nguyễn văn Hiệp với các vị Tiểu đoàn trưởng lừng danh là Thiếu tá Vỏ vàng, Thiếu tá Nguyễn văn Chước và Thiếu tá Nguyễn văn Huy. SĐ1 Không kỵ Mỹ cũng nhập cuộc từ ngày đầu . Những người lính của SĐ1 TQLC Mỹ được những đoàn xe từ phi trường Phú bài chở tới. TQLC phối hợp với chiến xa chiếm từng góc phố, giải tỏa từng khu nhà. Đặc biệt là Tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ đã tham dự trực tiếp với những đơn vị VNCH tại Thành nội. Từng toán nhỏ tìm cách tiến đến bờ thành nhưng họ nhiều lần bị địch đánh bật lại. Trận đánh dữ dội nhất diễn ra tại La Chữ, nơi quân BV đã đặt BCH chiến dịch của tên tướng Hoàng Sâm và Chính ủy Lê Chưởng. Hàng trăm phi vụ oanh tạc và trực thăng vỏ trang oanh kích tối đa. Cả một ngôi làng bị san thành bình địa. Tin tình báo cho biết hai tên Tư lệnh và Chính ủy của QBV đã giết tại đây. Tên tướng Trần văn Quang đã thay thế sau đó và ra lịnh toàn bộ rút lui khỏi thành phố Huế.

 

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

KHE SANH. Phần I

Tháng 6 năm 1965 những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn TQLC Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mỹ khê, Đà nẳng mở đầu cho việc khai triển những lực lượng Đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam.

Kiều công Cự chuyển ngữ

Phần 1

KHE SANH

Đại tá Joseph H. ALEXANDER


        Tháng 6 năm 1965 những đơn vị đầu tiên của Quân đoàn TQLC Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mỹ khê, Đà nẳng mở đầu cho việc khai triển những lực lượng Đồng minh tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Năm 1966 Ông Robert Mac Namara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thiết lập tại vùng Phi quân sự một hàng rào điện tử mang tên Ông. Đó là một chuổi dài những căn cứ quân sự, bắt đầu từ bờ biển phía đông (Cửa Việt) đến tận Tây nam Huế (mật khu Ba Lòn), tiếp giáp với SĐ1/QLVNCH. Chúng mang tên A1, A2, A3, A4, C1, C2, Cồn Tiên, Fuller, Carroll, Khe Sanh, Sarge, Holcomb,..

       Căn cứ chiến đấu Khe Sanh (KS) chiếm giữ một vị trí trọng yếu, nằm cách biên giới Lào khoảng 20 Km cùng với đồn biên phòng Làng Vey do Lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu VN, khống chế cả một vùng rộng lớn dọc đường mòn Hồ chí minh. Đó là những cái gai nhức nhối chỏi vào mắt địch. Cho nên bằng mọi giá quân Bắc việt (QBV) phải tìm cách nhổ đi. QBV đã điều động 2 SĐ 304 và 325 lúc khởi động chiến dịch. Trong thời gian cao điểm chúng đã tung thêm hai SĐ 324B và 320 để kềm chân những căn cứ khác trong vùng. Ý định của chúng là muốn thu hút một số lớn quân đội Mỹ vào cuộc chiến để chúng rộng đường mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân (1968). Thành phố Huế là nơi đổ vỡ, tang thương nhất với hơn 3.000 đồng bào, quân dân cán chính Thừa thiên đã bị VC chôn sống.

       Người kể lại những sự kiện có tính cách lịch sử trên là một Sỉ Quan TQLC Mỹ, đã tham gia trực tiếp với tư cách là đại đội trưởng tác chiến. Sau 28 năm phục vụ trong Quân chủng, ông đã về hưu với cấp bực Đại tá và chuyển qua nghề viết văn. Ông phục vụ như là một sử gia, một nhà biên khảo quân sử cho Hệ thống Lou Reda Productions và The Arts and Entertainment Net Work. Ông đã nhận đựơc nhiều giải thưởng cao quí. Bài dưới đây đựơc trích trong tác phẩm: A fellowship of Valor - The battles of the US Marines.

       Gần đây nhất, trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Barack Obama có kể lại một trong 4 trận chiến được ghi vào Quân sử Hoa kỳ là Concorde, Gettysburg, Normandy và Khe Sanh. Trong trận đánh vang dội này có sự tham dự của Tiểu đoàn 37 BĐQ do Thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy. Cựu Trung tá Hoàng phổ vẫn chiến đấu với Binh chủng Mũ Nâu cho đến ngày cuối cùng và hiện cùng gia đình đang định cư tại thành phố Dallas, Texas.

Kiều công Cự

      

       Đại đội I (India company) thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 26, sư đoàn 3 TQLC là một đơn vị giữ tiền đồn trong một thời gian lâu nhất tại ngọn đồi 881 Nam. Đó là một ngọn đồi thấp. Về mặt chiến thuật, nó đã chiếm giữ một vị trí quan sát và báo động cho toàn bộ căn cứ Khe Sanh. Đơn vị đã bị quân BV pháo kích và tấn công liên tục trong suốt 77 ngày taị vùng cực tây của hàng rào điện tử Mac Namara.

       Đ/U William Dabney, đã mất gần hết một nửa quân số trong việc bảo vệ ngọn đồì, vẫn luôn tỏ ra kiên cường và bất chấp. Những người lính ở đây cũng có tinh thần khôi hài cao độ. Mỗi buổi sáng họ vẫn kéo lá cờ Sao Sọc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Star Spangled Banner) lên trên cột ăng tên với tiếng kèn đồng vang lên khúc nhạc TO THE COLORS. Và ở một khoảng cách không xa đó, QBV bắt đầu nả súng cối một cách tức tối vào cứ điểm. Những người lính TQLC biết một cách rất rõ ràng họ có đủ thì giờ dành cho nghi lễ thượng cờ và chui vào hàm ếch mà họ đào sâu vào lòng đất, trước khi những đợt pháo đầu tiên đến viếng ngọn đồi. Sau đợt pháo họ lại chui ra và tiếp tục một trò chơi mới, bằng cách phe phẩy một lá cờ mới. Lá cờ màu tím là một cái áo thun nhuộm bằng khói màu với hàng chữ đen Maggie‘s Drawers. Đó là dấu hiệu đặc biệt ở quân trường, trên sân bắn, lá cờ được phất lên khi xạ thủ nhắm sai mục tiêu. Họ muốn nói với QBV: Chúng mày bắn dỡ ẹt. Dầu mưa hay nắng, dĩ nhiên mùa này mưa nhiều hơn nắng, những ngày ở KS cũng bắt đầu như thế.

        Một Sỉ Quan TQLC đã có một nhận xét: "Nếu bạn đã qua những ngày ở Khe Sanh thì những nơi khác không thấm vào đâu. Nếu bạn có mất mát một cái gì thì ở Khe Sanh là đáng đồng tiền nhất." Về mặt chiến thuật thì nhận xét này đúng, nhưng về mặt chiến lược thì nhận xét này đã đi chệch mục tiêu. Xét về ảnh hưởng chính trị của thời điểm năm 1968, sự bảo vệ Khe sanh mang một yếu tố quan trọng ngang tầm quốc gia. Cho nên sự kiện quân BV bao vây Lữ đoàn 26 TQLC ở Khe sanh trở nên là những trung tâm bàn thảo của thế giới về mặt chính trị, báo chí và tuyên truyền. Cũng là đòn nghi binh cho bọn chúng mở những cuộc tấn công vào dịp Tết Mậu thân.

       Báo chí ầm ĩ đưa ra tương quan giữa Khe sanh và Điện biên phủ. Ngay cả TT Johnson cũng đâm ra lo lắng, không biết TQLC có đứng vững trong cuộc bao vây này không: I don’t want any damn Dinbinfoo’s (Tôi không muốn bất cứ Điện biên phủ nào nữa). Ông lặp lại nhiều lần với tướng William Westmoreland. Ngược lại ông Tướng Westy lại muốn có một cuộc tấn công của quân cộng sản có tính cách quyết định cho cuộc chiến tại VN, nên Ông dồn hết mọi nổ lực, mọi hỏa lực ưu tiên cho chiến trường này. Nhưng rất tiếc Ông chỉ đúng một phần.

       Còn những người lính TQLC các cấp trấn đóng tại đây thì tự tin hơn. Người Pháp trấn đóng ở Điện biên phủ trong khu vực lòng chão, bị những ngọn đồi chung quanh khống chế, pháo binh địch có thể khai triển tối đa mà không bị một trở ngại nào về không quân. Tiếp tế chỉ bằng phương tiện duy nhất là thả dù nên hơn một nửa tiếp tế tặng không cho địch.

       Còn Khe sanh thì sao? Phải khác đi chứ. Các anh bạn nhà báo chẳng chịu khó tìm hiểu về lịch sử và kiến thức về quân sự của họ thì nghèo nàn quá. Họ thiếu sự ngay thẳng và can đảm, chỉ sẳn sàng kích động đám phản chiến xuống đường.

       Đúng như Đ/U Dabney đã nhận xét một cách khá đơn giản: "Chúng ta đã chiếm một cao điểm về phòng thủ trong một cao điểm về chính trị."

       Đại tá David Lownds, chỉ huy một Lữ đoàn TQLC tăng cường hơn 6.000 quân, đã bảo vệ một cách hữu hiệu những đường băng tiếp tế, lúc đầu bằng loại vận tãi cở lớn C130 và sau đó bằng C123 có phi đạo ngắn hơn. Căn cứ cũng được yểm trợ bằng những khẩu pháo tầm xa 175 ly từ Camp Carroll và Rock Pile. Hàng trăm phi vụ không yểm của các chiến đấu cơ và trực thăng vỏ trang sẳn sàng vào vùng oanh kích khi có lời yêu cầu.

       Còn một yếu tố nữa mà những anh chàng nhà báo chẳng biết gì khi so sánh. Đó là tinh thần chiến đấu cuả những người lính TQLC cũng khác xa với những anh chàng Lê dương Pháp. Ý chí chiến đấu sắt thép cộng với hỏa lực yểm trợ khủng khiếp là những yếu tố tất thắng của quân đội Hoa Kỳ. Đúng là người Mỹ chỉ thua trận trên chính đường phố của nước Mỹ.

       Tướng Westmoreland cũng đã xác định 2 mục tiêu thật rõ ràng cho việc phòng thủ Khe sanh. Một là mở ra một cuộc tiêu diệt càng nhiều càng tốt lực lượng bộ chiến của quân BV bằng hỏa lực của phi pháo, hải pháo và pháo binh. Hai là ngăn chận một cuộc tấn công của địch vào hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên.

       Đại tá Lownds, 47 tuổi, người đã nhận hai huy chương anh dũng bội tinh loại Purple Hearts trong những trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến tại đảo San hô (Saipan) và đảo Lưu huỳnh (Iwo Jima), đã giải tỏa sự lo lắng của phóng viên khi họ lên tiếng hỏi: Liệu chúng ta có giữ được vị trí này không? Và Ông đã thản nhiên trả lời: Quỉ thần ơi! Có gì khó khăn đây!

       Sự thật cộng quân đã nhiều lần đụng độ với lực lượng trú phòng Khe sanh từ những tháng đầu năm 1967 bằng những trận thử lửa với Lữ đoàn 3 của Đại tá John Lannigan trong tháng tư khi tiểu đoàn 2/3 của Tr/ tá De Long chiếm đồi 861 Bắc, tiểu đoàn 3/3 của Tr/ tá Wilder chiếm đồi 881 Nam sau bốn ngày hổn chiến. Nhiều chiến dịch đã được mở ra như Crockett, Ardmore, Scotland khi Trung tướng Rathvon Tompkins nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 3 TQLC. Cộng quân đã lợi dụng tối đa đường mòn HCM, mà các anh bạn TQLC gọi đùa là đường mòn Santa Fe, vào ban đêm và những ngày mưa bão, để xâm nhập vào những những ngọn đồi còn lại. Chúng bố trí những pháo binh nòng dài do Liên sô cung cấp như 130 và 152 ly tại những nơi tương đối an toàn bên trong lãnh thổ Lào và phía bắc vùng phi quân sự.

       Khi quân BV chuyển những Sư đoàn chính qui vào vùng Khe sanh, cắt đứt tiếp tế của TQLC trên đường số 9 thì sự suy đoán của Tướng Westy gần đúng ý đồ của Giáp tìm cách lập lại một chiến thắng tại Điện biên phủ năm 1954 đối với Lữ đoàn 26 TQLC.

       Những trận đánh dữ dội năm 1967 đã cho những người lính TQLC những kinh nghiệm hơi cay đắng nhưng hoàn toàn bổ ích để bảo vệ mạng sống trước những chiến thuật như tiền pháo hậu xung, đặc công, biển người. Họ đã biết đào những hầm cáo (foxhole) và đưa ra nhiều sáng kiến về phòng thủ. Hầu hết những cây cối trên đồi đều bị đốn ngã bằng những cưa máy để tăng cường cho những hệ thống phòng thủ nối kết nhau. Người lính cảm thấy an toàn ngay tại vị tiền đồn của mình mặc cho quân BV hằng ngày nả đủ loại pháo, mở các đợt tấn công biển người, đào những đường hầm tiến sát vào hệ thống phòng thủ.

       Trong những lần tấn công, quân địch đã nhiều lần bị xua đẩy tiến lên ngọn đồi, hò hét điên loạn, nhưng cũng chỉ là những bia thịt cho những xạ thủ bình tĩnh và can đảm. Những đợt phi cơ oanh kích được điều chỉnh thật gần hàng rào phòng thủ và trong những ngọn đồi kế cận.

       Ngày 26/1/68 đại đội I của Đ/U Dabney đang tuần tiểu trên đường yên ngựa giữa hai ngọn đồi 881 Bắc và 881 Nam, họ đã tao ngộ chiến với một tiểu đoàn quân BV trang bị đầy đủ, trên đường di chuyển đến vị trí ấn định. Trận đánh xảy ra giữa ban ngày. Mặt đối mặt. Đối phương hoàn toàn bị bất ngờ và thụ động trước hỏa lực khủng khiếp của TQLC . Chúng đã tháo chạy tán loạn, bỏ lại nhiều xác chết và vũ khí. Những người lính của Dabney hăng say truy kích đến nổi Đại tá Lownds lên máy yêu cầu đơn vị phải trở về ngọn đồi 881 Nam trước khi trời tối. Mìn Ống do Tiểu đoàn 37 BĐQ tịch thu dược cuả địch

       Dabney chưa biết được Lữ đoàn vừa bắt được một cán binh BV. Y cho biết nhiều đơn vị địch đã khai triển đội hình và sẳn sàng tấn công đêm nay. Đây là một tin khai thác cấp thời rất quí giá và không đủ thời gian để kiểm chứng. Quân BV cũng đang ém quân số lớn tại vùng biên giới sát cạnh. Đơn vị mà đại đội I tao ngộ trên đường đang vào vị trí tấn công. Cho nên Lownds không cho phép Dabney truy kích địch quá xa.

       Cộng quân nhắm vào những mục tiêu chính trên chiến trường Khe sanh. Đó là những tiền đồn chiến đấu bao quanh những đường băng của phi trường, những vị trí quan sát và chế ngự từ thung lũng sông Rao Quãn đến phía bắc con đường số 9, chạy dưới những chân đồi từ Ca lu đến Cam lộ. Phía tây là những làng thượng Bru và đồn biên phòng Làng Vey do Lực lượng đặc biệt Mỹ và dân sự chiến đấu VN đảm nhiệm.

       Trận đánh tao ngộ buổi chiều của đaị đội I đã hủy bỏ kế hoạch tấn công đồi 881 Nam của địch. Nhưng vừa quá nửa đêm, rạng ngày 27/ 1/ 68, một tiểu đoàn địch đã tấn công đồi 861. Sau đợt pháo kích bằng mọi loại pháo và hỏa tiển, những đặc công tìm cách mở đường cho bộ binh theo sau. Chiến thuật cố hửu vẫn là "đột phá khẩu" đánh "trung thâm" và bằng biển người từ bên ngoài. Trên đồi 861, những người lính TQLC đã tác xạ đến tuyến phòng thủ sau cùng. Những lưới đạn đan nhau toàn bộ chu vi ngọn đồi. Những xạ thủ gan lì và kỷ luật đã bắn hạ một cách chính xác những con thiêu thân cộng sản. Những cột thịt người đổ xuống dưới bóng hỏa châu lung linh mờ ảo. Một số địch quân sống sót chạy tràn vào vị trí. Và trận đánh xáp lá cà xảy ra một cách tàn bạo không thương tiếc. Những tên cán bộ chỉ huy đi đằng sau thổi còi và hô xung phong. Chúng muốn thắng trận đầu tiên. Ngọn đồi phải bị tràn ngập và chiếm giữ. Nhưng mỗi bước lên ngọn đồi thoai thoải được trãi đầy những thân hình đẩm máu và những tiếng rên la thảm thiết.

       Đại đội I trên đồi 881 rảnh tay và đã yểm trợ cho quân bạn một cách hữu hiệu. Súng cối 60 ly rãi đều chung quanh vị trí phòng thủ. Súng cối 81 xử dụng loại đạn nổ chụp ở cao độ 700 bộ như một bức rào cản hửu hiệu không cho địch quân tiến lên ngọn đồi. Vì bắn quá nhiều nên nòng súng đỏ rực. Nếu tiếp tục thì nguy hiểm vô cùng, mà ngưng thì không được rồi. Phải làm lạnh nòng súng bằng mọi cách. Trước hết bằng nước uống từ những bi đông, rồi những hộp trái cây trong những khẩu phần lương khô (ration fruit juice ) và cuối cùng phải dùng cả nước tiểu của mình. Những đợt mưa súng cối rất chính xác làm đại đội K lên tinh thần vô cùng. Họ hoàn toàn đẩy lui được QBV. Phe ta được ghi nhận là nhẹ nhàng và không bi thảm. Bình minh màu xám đục lướt trên những hàng rào kẽm gai . Ít nhất cũng trên 150 xác. Hai ngày sau mùi hôi thối từ các xác chết bốc lên nồng nặc, đến nỗi người lính phải mang mặt nạ chống hơi ngạt.

       Ngay buổi sáng hôm đó căn cứ chính bị pháo kích dữ dội, trước khi mặt trời mọc. Kho đạn bị nổ, nhiều trực thăng bị phá hủy, phi đạo bị cày lên nhiều nơi. Không quân Hoa Kỳ đã phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt. Những đợt bom trút xuống những ngọn đồi chung quanh gây ra khá nhiều tiếng nổ phụ. Pháo binh các loại 105, 155, và 175 ly phản ứng tức khắc, khiến nhiều đơn vị QBV chạy tràn vào những vùng lân cận Làng Vey. Dân làng phải bỏ chạy vào các căn cứ TQLC xin lánh nạn. Nhiều trung đội TQLC phải chiến đấu để khai thông những đoạn đường trên quốc lộ 9 hầu đưa dân đến vùng an toàn, sau đó họ được không quân Mỹ đưa về Đà nẳng.

       Trong ngày 28/1, QBV đã điều động một lực lượng khá lớn trong vùng. Sư đoàn 325C và 304 dàn ra ở phía đông bắc, cách căn cứ 15 dặm. Sư đoàn 320 bao vây căn cứ Carroll, cắt đứt những lộ trình tiếp tế chính trên đường số 9.

       Ngày 29/1 thời tiết thật là quái đản. Sương mù lan tỏa cả một vùng rộng lớn, cho phép những khẩu pháo 152 và 130 ly của cộng quân đặt tại nội địa Lào và phía bắc vùng phi quân sự liên tục pháo kích vào căn cứ với một cường độ chưa từng thấy. Bộ binh của địch đã tiếp cận hàng rào phòng thủ 400m. Chúng đào những hầm hố kiên cố và sẳn sàng chờ lệnh tấn công.

       Ngày 30/1, trời quang đảng vào buổi sáng. Mọi phi vụ chiến đấu đều được tập trung ưu tiên. Hơn 450 phi xuất oanh tạc vào địch quân trong ngày. Pháo binh cũng được xử dụng tối đa. Chỉ huy các cấp trực tiếp điều chỉnh. Cộng quân bị khựng lại trước phản ứng dữ dội cuả Hoa kỳ. Các TQLC vẫn bình tĩnh tại vị trí chiến đấu của mình. Nhưng dân chúng trong vùng Mai lộc, Hương Hóa, Làng Vey rất là hoảng loạn và bỏ chạy.

       Tướng Westmoreland ra lệnh cho tướng Robert Cushman, hiện chỉ huy Quân đoàn 3 TQLC tăng cường lực lượng cho Đ/ tá Lownds. Tiểu đoàn 1/9 TQLC được trực thăng đến phía tây căn cứ trong ngày. Tiểu đoàn 37 BĐQ VN do Thiếu tá Hoàng Phổ chỉ huy cũng được trực thăng vận đến nơi để tham gia trực tiếp vào trận đánh. Chiến đoàn 1 Dù của Thiếu tá Lê quang Lưỡng với các tiểu đoàn 2 và 7 tại An lỗ và Quảng điền, Tiểu đoàn 9 tại Quảng trị và Tiểu đoàn 5 tại Đà nẳng cũng sẳn sàng tham chiến khi có lịnh.

       Phi đạo đã được sữa chữa cấp tốc. Tiếp liệu được cung cấp đầy đủ với sự trợ lực của những Chinook CH46 và CH53 và những vận tãi cơ C130 và C123 tiếp tục lên xuống.

       Đại tá Lownds đã có trong tay 6.600 quân.

       Đến lúc này lực lượng cộng quân đã được tăng cường đến mức báo động. Ngay bên cạnh căn cứ hoả lực Cồn Tiên và Gio Linh, nằm trong bán kính 35 dặm của Khe sanh, Sư đoàn chủ lực 324B đang sẳn sàng tham chiến. Theo ước tính tình báo, quân số địch trong vùng đã lên đến 50.000 quân, nghĩa là gấp 9 lần quân Mỹ và VN. Cái lối đánh thí quân của CS là như thế.

       Đó là tình hình trong những ngày cuối tháng giêng năm 1968, khi lực lượng Đồng minh sẳn sàng chấp nhận một cuộc ngưng bắn trong dịp Tết hằng năm. Riêng Lữ đoàn 26 và những đơn vị tại vùng giới tuyến vẫn luôn ở trong tình trạng báo động đỏ và chờ địch.

       Cả Tổng thống Lyndon B. Johnson và tướng Westmoreland đều tin rằng Giáp đang chuẩn bị một cố gắng lớn về quân sự để hổ trợ cho cuộc thương thảo về chính trị tại Paris.

       Tướng Westmoreland cũng được tình báo quân đội cho biết cộng quân sẽ mở một cuộc tấn công vào dịp Tết trên toàn cõi miền Nam Việt nam.

       Trong ý định của Giáp là cố thu hút quân Hoa kỳ vào các mặt trận phía bắc, rút các đơn vị ra khỏi thành phố. Sự thật cộng quân đã vi phạm lệnh ngưng bắn và tấn công 36 thành phố, tỉnh lỵ trên miền Nam vào ngày 30/1/1968, đúng vào ngày Mồng Một Tết Mậu thân, ngày thiêng liêng nhất của dân tộc VN. Cả thành phố Sài gòn và nhiều nơi khác hoàn toàn bất ngờ và bàng hoàng. Một toán đặc công của VC cũng đã lọt vào khuôn viên toà Đaị sứ Mỹ taị Sài gòn, làm bị thương vài người Mỹ trong đó có 2 lính TQLC, trước khi chúng bị bắn hạ toàn bộ tại chỗ.

       Tại Đà Nẵng, đặc công địch cố xâm nhập vào vòng đai phi trường, tiến sát về BTL tiền phương Quân đoàn 3 TQLC. Một lực lượng phối hợp Quân cảnh Mỹ và BĐQ VN đã chận đứng cuộc tiến sát này.

       Tướng Cushman bay trực thăng quan sát về phía nam thành phố đã thấy khoãng 200 quân BV đang di chuyển giữa ban ngày. Ông cũng bay vòng qua hướng tây bắc xác nhận từng vị trí của địch. Cushman quả thật là một vị tướng can đảm. Ông đã báo động và điều động kịp thời nhiều đơn vị chận đứng cuộc tấn công. Rồi Ông bay dọc về phiá nam, dọc bờ biển Hội an và điều động trực tíếp một số đơn vị.

       Những ngày sau đó quân bộ chiến Hoa kỳ, VNCH, Đaị hàn, Úc đại lợi, ..., đã đẩy lui toàn bộ quân cộng sản ra khỏi thành phố và làng mạc tại miền Nam VN.

       Chỉ có thành phố Huế là rơi vào tình trạng khó khăn. Một vài nơi như Thành nội, quận Tả ngạn, Gia hội bị chiếm giữ lâu hơn. Huế là cố đô của VN, một trung tâm văn hóa và giáo dục. Nhiều đền đài lăng tẩm, một hoàng cung rộng lớn với những bức tường cao rộng bao quanh. Hơn 3.000 quân BV và VC đã chiếm lấy thành phố. Chúng đào những hầm hố cố thủ trên những bức tường thành. Chúng kéo một lá cờ VC lên trên kỳ đài. Cộng sản đã chiếm hầu hết thành phố trừ hai vị trí quan trọng. Đó là Cơ quan MACV ở tả ngạn Sông Hương và BTL SĐ1BB của Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng tại Mang Cá.

        Lực lượng Đồng minh bắt đầu phản kích. Thành phần tham dự gồm SĐ1 BB, Chiến đoàn 1 Dù VN do Thiếu tá Lê quang Lưỡng chỉ huy, từ phía Bắc đổ xuống. Liên đoàn 1 BĐQ của Thiếu tá Nguyễn văn Hiệp với các vị Tiểu đoàn trưởng lừng danh là Thiếu tá Vỏ vàng, Thiếu tá Nguyễn văn Chước và Thiếu tá Nguyễn văn Huy. SĐ1 Không kỵ Mỹ cũng nhập cuộc từ ngày đầu . Những người lính của SĐ1 TQLC Mỹ được những đoàn xe từ phi trường Phú bài chở tới. TQLC phối hợp với chiến xa chiếm từng góc phố, giải tỏa từng khu nhà. Đặc biệt là Tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ đã tham dự trực tiếp với những đơn vị VNCH tại Thành nội. Từng toán nhỏ tìm cách tiến đến bờ thành nhưng họ nhiều lần bị địch đánh bật lại. Trận đánh dữ dội nhất diễn ra tại La Chữ, nơi quân BV đã đặt BCH chiến dịch của tên tướng Hoàng Sâm và Chính ủy Lê Chưởng. Hàng trăm phi vụ oanh tạc và trực thăng vỏ trang oanh kích tối đa. Cả một ngôi làng bị san thành bình địa. Tin tình báo cho biết hai tên Tư lệnh và Chính ủy của QBV đã giết tại đây. Tên tướng Trần văn Quang đã thay thế sau đó và ra lịnh toàn bộ rút lui khỏi thành phố Huế.

 

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm