Nhân Vật

KHI ĐẤT NƯỚC NẰM TRONG TAY MỘT NHÓM THIỂU SỐ

Thời đương chức, Ferdinand Marcos (Tổng thống Philippines suốt 21 năm, từ 1965-1986) cùng vợ (Imelda) có 77 ngôi nhà (trong đó, 45 căn ở nước ngoài), 32 dinh thự nghỉ mát khắp Philippines, hai n


Cái chết của nhà độc tài Qaddafi.

KHI ĐẤT NƯỚC NẰM TRONG TAY MỘT NHÓM THIỂU SỐ

FB Mạnh Kim


Thời đương chức, Ferdinand Marcos (Tổng thống Philippines suốt 21 năm, từ 1965-1986) cùng vợ (Imelda) có 77 ngôi nhà (trong đó, 45 căn ở nước ngoài), 32 dinh thự nghỉ mát khắp Philippines, hai nông trại và nhiều hòn đảo riêng. Em trai Imelda – Bejo – chiếm độc quyền công nghiệp cờ bạc mà lợi nhuận (thời điểm 1982) đạt 250.000 USD/ngày. Em rể Imelda – Herminio Disini – chiếm độc quyền ngành sản xuất đầu lọc thuốc lá. Một người em khác của Imelda – Kokoy – làm chủ công ty điện lực Manila, nắm tập đoàn báo chí Manila Chronicle và cai quản Benguet (mỏ vàng lớn nhất Philippines). Bản thân Ferdinand làm chủ công ty điện thoại PLDT, công ty viễn thông Philcomsat và hệ thống hàng không quốc gia (theo Frank Vogl trong Waging War on Corruption, Marcos đã bỏ túi từ 5-10 tỉ USD trong những năm cầm quyền).

Trường hợp thứ hai là Suharto (nắm quyền Indonesia 31 năm, từ 1967-1998). Khả năng “thu vén” của gia đình Suharto phải nói là thật sự kinh khủng. Dẫn theo Cơ quan đất đai quốc gia (Indonesia) và tạp chí Properti Indonesia, báo Time cho biết Suharto và gia đình ông sở hữu khoảng 3,6 triệu hecta bất động sản tại Indonesia (lớn hơn nước Bỉ), trong đó có 100.000 m2 khu vực văn phòng tại Jakarta và gần 40% tỉnh Đông Timor. Sáu người con của ông giữ cổ phần trong ít nhất 564 công ty nội địa, chưa kể nhiều công ty nước ngoài rải rác từ Mỹ, Uzbekistan, Hà Lan, Nigeria đến Vanuatu. Ngoài khu săn bắn trị giá bốn triệu USD ở New Zealand và chiếc du thuyền trị giá bốn triệu USD cắm ngoài khơi Darwin (Úc), cậu con trai Hutomo Mandala Putra “Tommy” còn giữ 75% trong một sân golf 18 lỗ cùng 22 căn hộ sang trọng tại Ascot (Anh).

Bambang Trihatmodjo, cậu con thứ ba, có một căn nhà tám triệu USD tại Singapore và một căn nữa trị giá 12 triệu USD tại Los Angeles, cách không xa căn chín triệu USD của người anh Sigit Harjoyuanto. Cô con gái đầu lòng Siti Hardiyanti Rukmana “Tutut” sở hữu một chiếc Boeing 747-200, cạnh những chiếc khác của gia đình (gồm một DC-10, một Boeing 737, một Challenger 601 và một BAC-111 – chiếc từng thuộc đội chuyên cơ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II). Tổng tài sản của “đệ nhất tiểu thư” Tutut ước chừng 700 triệu USD, với một căn nhà tại Boston (Mỹ) và một căn nữa ở quảng trường Hyde Park (Anh)…

Ngày nay, mô thức gia đình trị, hay dùng cụm từ “thời thượng” hơn là “con ông cháu cha”, vẫn tiếp tục xảy ra. Foreign Policy (4-9-2012) đã kể ra loạt quốc gia Trung Á đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng này. Đầu tiên là “nhà” Islam Karimov tại Uzbekistan. Theo các bức điện rò rỉ từ Tòa đại sứ Mỹ, “công chúa” Gulnara Karimova (con Tổng thống Karimov, nắm quyền từ 1989 đến nay) đang kiểm soát nhiều lĩnh vực kinh tế quốc gia trong đó có tập đoàn đa ngành Zeromax (nông nghiệp, dệt may, xây dựng, khoáng sản và năng lượng), chưa kể nhà máy đóng chai Coca-Cola, nhà mạng điện thoại… Em gái của Karimova, Lola Karimova-Tillyaeva, cũng là doanh nhân, với công ty Abu Sahiy Nur (chuyên nhập hàng Trung Quốc). Cả hai chị em đều có mặt trong danh sách 300 người giàu nhất Thụy Sĩ năm 2011 (do có nhiều bất động sản tại nước này). Giá trị tài sản của họ là khoảng một tỉ USD (một số nguồn khác nói rằng chỉ riêng Karimova đã có ba tỉ USD!)…

Tương tự, tại Azerbaijan, thời Heydar Aliyev ngồi ghế tổng thống (1993-2003), con trai ông, Ilham, là phó chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia SOCAR. Trước khi chết năm 2003, Heydar đã kịp “sắp xếp nhân sự” để Ilham thay mình tiếp tục đảm nhận “trọng trách” lãnh đạo đất nước. Dù luật Azerbaijan cấm viên chức chính phủ, kể cả tổng thống, được sở hữu doanh nghiệp nhưng loạt điều tra gần đây cho thấy một danh sách dài công ty và bất động sản ở nước ngoài hiện được con cái Ilham đứng tên. Cụ thể, hai con gái, Leyla và Arzu Aliyeva (27 và 23 tuổi, theo thứ tự), hiện “ngồi” trên một mỏ vàng.

Năm 2007, Chính phủ cho phép Tập đoàn khai thác khoáng sản quốc tế Azerbaijan (AIMROC) giữ 70% cổ phần trong một mỏ vàng gần làng Chovdar cũng như năm địa điểm khai thác khác. Chỉ riêng mỏ Chovdar đã có trữ lượng 44 tấn vàng và 164 tấn bạc trị giá 2,5 tỉ USD. AIMROC là một liên doanh trong đó có Globex International (trụ sở tại Anh) chiếm 11% cổ phần (trị giá 200 triệu USD). Có một điều đáng chú ý: Globex được sở hữu bởi ba công ty cổ đông nằm tại Panama mà cả ba đều do chị em Aliyeva ngồi ghế điều hành cấp cao! Ngoài ra, con cái Tổng thống Ilham còn sở hữu loạt bất động sản ở Dubai trị giá 75 triệu USD, trong đó có chín biệt thự tại khu cực sang Palm Jumeirah trị giá 44 triệu USD mà người mua có cùng tên và ngày sinh với cậu con trai… 11 tuổi của Tổng thống Ilham!

Còn tại Kazakhstan, nơi Nursultan Nazarbayev ngồi ghế tổng thống từ năm 1990 đến nay, cô con gái đầu lòng, Dariga, đã trở thành một “đại gia” khét tiếng. Cho đến năm 2010, cùng con trai mình (Nurali), Dariga chiếm đa số cổ phần trong ngân hàng Nurbank. Năm 2012, tờ Forbes xếp Dariga thứ 13 trong danh sách những người giàu nhất Kazakhstan, với 585 triệu USD (Nurali thứ 25 với 190 triệu USD). Trong khi đó, em gái Dariga, Dinara, có mặt trong danh sách tỉ phú của Forbes năm 2011, với 1,3 tỉ USD. Forbes cho biết nguồn tài sản mà Dinara có được là từ hoạt động ngân hàng (vợ chồng Dinara chiếm đa số cổ phần trong Halyk, ngân hàng lớn thứ hai Kazakhstan). Chồng Dinara, Timur Kulibayev, hiện phủ bóng trên nhiều hoạt động kinh tế quốc gia, từ dầu khí đến hỏa xa. Điện tín rò rỉ từ Tòa đại sứ Mỹ thậm chí đánh giá cậu con rể Timur Kulibayev nắm đến… 90% nền kinh tế Kazakhstan!

Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước? Từ nghèo đến mạt! Trong Waging War on Corruption, Frank Vogl cho biết, chỉ với vài năm cầm quyền, Tổng thống Sani Abacha (1993-1998) đã có thể “gửi tiết kiệm” tại các ngân hàng châu Âu với 3-5 tỉ USD. Theo thời giá 2006, số tiền đó tương đương với 2,6-4,3% GDP Nigeria, hay 20,6-34,4% ngân sách chính phủ. Trong bài viết cuối năm 1998, J. Brian Atwood (giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ-USAID) ghi nhận, “băng nhóm” Abacha đã biến Nigeria, đáng lẽ phải trở thành nước giàu nhất nhì châu Phi nhờ tài nguyên dầu, từ một quốc gia với thu nhập bình quân đầu người 800 USD vào thập niên 1980 xuống còn 300 USD.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước? Cần phải nói đến những vết sẹo hằn lại trong hệ thống chính trị lẫn xã hội từ cái mà Frank Vogl gọi là “embedded network” (mạng gắn kết). Theo Frank Vogl, một thể chế tham nhũng có thể được xem như một “mô hình lý tưởng” là thể chế trong đó có một “mạng gắn kết”, khi “giới chóp bu sử dụng bọn thuộc hạ để củng cố trật tự ở các cấp thấp hơn đồng thời giúp “giới tinh hoa” nắm giữ quyền lực. Đám thuộc hạ hàng đầu, để đổi lại sự phục vụ của họ, sẽ có thể dễ dàng tiếp cận ngân khố công, cũng như cơ hội đưa vợ con và bằng hữu lên những vị trí cao trong cấu trúc chính phủ hoặc khu vực tập đoàn nhà nước. Các nhóm lãnh đạo còn thiết lập những mạng tham nhũng trong các cấu trúc hành chính hình tháp khắp cơ quan công quyền và quân đội. Trong cấu trúc kiểu này, những kẻ ở thượng tầng sẽ bỏ túi những khoản tiền cao nhất trong khi bọn thấp hơn nhận những khoản trả công tương xứng vị trí của chúng. Thông thường, hàng ngàn viên chức nhà nước, cả dân sự lẫn quân đội, sẽ có tên trong những bảng lương mờ ám, và khi số lượng tham gia ngày càng nhiều thì số tiền phải bị đánh cắp để trả cho họ càng tăng. Tất nhiên chỉ những người tham gia trong cái tháp là có lợi trong khi những người khác trong hầu hết trường hợp đều đối mặt với sự suy giảm dịch vụ công và nghèo đói”.

Trong một hệ thống như vậy, “thượng tôn pháp luật” chỉ là một khái niệm mang tính tượng trưng chủ yếu để mị dân, bởi công lý và luật pháp đã nằm trong tay nhóm cầm quyền hủ hóa. Một cách dễ hiểu, “mạng gắn kết” theo định nghĩa của Frank Vogl thật ra là một hệ thống “mafia chính trị”, thứ từng làm nước Nga trở nên tan nát và sụp đổ toàn diện giai đoạn hậu Gorbachev.

Bất luận thế nào, lịch sử cũng cho thấy dù cái tháp “tham nhũng có hệ thống” được “đổ bê tông” kiên cố như thế nào, không quyền lực nào là vĩnh viễn, không điều ác nào là không trả giá, không sự ăn cướp của nhân dân nào là được phép tồn tại. Hãy nhìn lại những trường hợp “quả báo nhãn tiền” như Marcos hay Suharto. Hãy xem lại hình ảnh thê thảm một ông già “bát tuần” như Hosni Mubarak, sau 30 năm quyền lực, phải nằm trong cái “chuồng sắt” để nghe tòa gõ búa hạch tội, hay những giây phút cuối đời kinh hoàng với cái chết bi thảm sau 42 năm “hét ra lửa” của Muammar Qaddafi…
……….

Bài này tôi đã đăng trên Tuổi Trẻ (1-3-2013) dưới bút danh Nguyễn Cao Trí, trong loạt hồ sơ 5 kỳ về tham nhũng. Post lại để thấy bi kịch tương tự đang xảy ra trên đất nước hoang tàn này như thế nào.

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
FUCH HẬU KHÔN LIỀN * Đồng chồng đồng vợ Phạm Văn Đồng Đông đủ phu thê tát biển đông Thiếu tá Hồ Quang hay không thiếu Quan trên quan dưới một nhà quan * Bộ to ông trưởng khoe hàng bộ bà phó xếp trong hang Nguyễn Tất Thành Cục phu giỏi lái tàu nhanh Nội gia cục phụ chạy quanh hạm cầu tài Chưởng phòng ôn Ké ra oai về nhà đày tớ tay sai chân dọn buồng * Đầu làng hống hách đảng ủy viên Đít xóm huênh hoang đội cũng thiền Tám vố tam vô vồ tạm vỗ Phú Yên Yên Bái bái tế điên * Sừng tê mật gấu địa liền ngà voi vảy trúc mã tiền xuyên tâm liên Hậu sanh sản quái thai truyền Hai năm không tám=2508 hầu quyền Trần Dân Tiên Nguyễn Xuân Fuck hậu thảo điền trang nông trại nghiệp khôn liền Ma Dze In * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

KHI ĐẤT NƯỚC NẰM TRONG TAY MỘT NHÓM THIỂU SỐ

Thời đương chức, Ferdinand Marcos (Tổng thống Philippines suốt 21 năm, từ 1965-1986) cùng vợ (Imelda) có 77 ngôi nhà (trong đó, 45 căn ở nước ngoài), 32 dinh thự nghỉ mát khắp Philippines, hai n


Cái chết của nhà độc tài Qaddafi.

KHI ĐẤT NƯỚC NẰM TRONG TAY MỘT NHÓM THIỂU SỐ

FB Mạnh Kim


Thời đương chức, Ferdinand Marcos (Tổng thống Philippines suốt 21 năm, từ 1965-1986) cùng vợ (Imelda) có 77 ngôi nhà (trong đó, 45 căn ở nước ngoài), 32 dinh thự nghỉ mát khắp Philippines, hai nông trại và nhiều hòn đảo riêng. Em trai Imelda – Bejo – chiếm độc quyền công nghiệp cờ bạc mà lợi nhuận (thời điểm 1982) đạt 250.000 USD/ngày. Em rể Imelda – Herminio Disini – chiếm độc quyền ngành sản xuất đầu lọc thuốc lá. Một người em khác của Imelda – Kokoy – làm chủ công ty điện lực Manila, nắm tập đoàn báo chí Manila Chronicle và cai quản Benguet (mỏ vàng lớn nhất Philippines). Bản thân Ferdinand làm chủ công ty điện thoại PLDT, công ty viễn thông Philcomsat và hệ thống hàng không quốc gia (theo Frank Vogl trong Waging War on Corruption, Marcos đã bỏ túi từ 5-10 tỉ USD trong những năm cầm quyền).

Trường hợp thứ hai là Suharto (nắm quyền Indonesia 31 năm, từ 1967-1998). Khả năng “thu vén” của gia đình Suharto phải nói là thật sự kinh khủng. Dẫn theo Cơ quan đất đai quốc gia (Indonesia) và tạp chí Properti Indonesia, báo Time cho biết Suharto và gia đình ông sở hữu khoảng 3,6 triệu hecta bất động sản tại Indonesia (lớn hơn nước Bỉ), trong đó có 100.000 m2 khu vực văn phòng tại Jakarta và gần 40% tỉnh Đông Timor. Sáu người con của ông giữ cổ phần trong ít nhất 564 công ty nội địa, chưa kể nhiều công ty nước ngoài rải rác từ Mỹ, Uzbekistan, Hà Lan, Nigeria đến Vanuatu. Ngoài khu săn bắn trị giá bốn triệu USD ở New Zealand và chiếc du thuyền trị giá bốn triệu USD cắm ngoài khơi Darwin (Úc), cậu con trai Hutomo Mandala Putra “Tommy” còn giữ 75% trong một sân golf 18 lỗ cùng 22 căn hộ sang trọng tại Ascot (Anh).

Bambang Trihatmodjo, cậu con thứ ba, có một căn nhà tám triệu USD tại Singapore và một căn nữa trị giá 12 triệu USD tại Los Angeles, cách không xa căn chín triệu USD của người anh Sigit Harjoyuanto. Cô con gái đầu lòng Siti Hardiyanti Rukmana “Tutut” sở hữu một chiếc Boeing 747-200, cạnh những chiếc khác của gia đình (gồm một DC-10, một Boeing 737, một Challenger 601 và một BAC-111 – chiếc từng thuộc đội chuyên cơ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II). Tổng tài sản của “đệ nhất tiểu thư” Tutut ước chừng 700 triệu USD, với một căn nhà tại Boston (Mỹ) và một căn nữa ở quảng trường Hyde Park (Anh)…

Ngày nay, mô thức gia đình trị, hay dùng cụm từ “thời thượng” hơn là “con ông cháu cha”, vẫn tiếp tục xảy ra. Foreign Policy (4-9-2012) đã kể ra loạt quốc gia Trung Á đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng này. Đầu tiên là “nhà” Islam Karimov tại Uzbekistan. Theo các bức điện rò rỉ từ Tòa đại sứ Mỹ, “công chúa” Gulnara Karimova (con Tổng thống Karimov, nắm quyền từ 1989 đến nay) đang kiểm soát nhiều lĩnh vực kinh tế quốc gia trong đó có tập đoàn đa ngành Zeromax (nông nghiệp, dệt may, xây dựng, khoáng sản và năng lượng), chưa kể nhà máy đóng chai Coca-Cola, nhà mạng điện thoại… Em gái của Karimova, Lola Karimova-Tillyaeva, cũng là doanh nhân, với công ty Abu Sahiy Nur (chuyên nhập hàng Trung Quốc). Cả hai chị em đều có mặt trong danh sách 300 người giàu nhất Thụy Sĩ năm 2011 (do có nhiều bất động sản tại nước này). Giá trị tài sản của họ là khoảng một tỉ USD (một số nguồn khác nói rằng chỉ riêng Karimova đã có ba tỉ USD!)…

Tương tự, tại Azerbaijan, thời Heydar Aliyev ngồi ghế tổng thống (1993-2003), con trai ông, Ilham, là phó chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia SOCAR. Trước khi chết năm 2003, Heydar đã kịp “sắp xếp nhân sự” để Ilham thay mình tiếp tục đảm nhận “trọng trách” lãnh đạo đất nước. Dù luật Azerbaijan cấm viên chức chính phủ, kể cả tổng thống, được sở hữu doanh nghiệp nhưng loạt điều tra gần đây cho thấy một danh sách dài công ty và bất động sản ở nước ngoài hiện được con cái Ilham đứng tên. Cụ thể, hai con gái, Leyla và Arzu Aliyeva (27 và 23 tuổi, theo thứ tự), hiện “ngồi” trên một mỏ vàng.

Năm 2007, Chính phủ cho phép Tập đoàn khai thác khoáng sản quốc tế Azerbaijan (AIMROC) giữ 70% cổ phần trong một mỏ vàng gần làng Chovdar cũng như năm địa điểm khai thác khác. Chỉ riêng mỏ Chovdar đã có trữ lượng 44 tấn vàng và 164 tấn bạc trị giá 2,5 tỉ USD. AIMROC là một liên doanh trong đó có Globex International (trụ sở tại Anh) chiếm 11% cổ phần (trị giá 200 triệu USD). Có một điều đáng chú ý: Globex được sở hữu bởi ba công ty cổ đông nằm tại Panama mà cả ba đều do chị em Aliyeva ngồi ghế điều hành cấp cao! Ngoài ra, con cái Tổng thống Ilham còn sở hữu loạt bất động sản ở Dubai trị giá 75 triệu USD, trong đó có chín biệt thự tại khu cực sang Palm Jumeirah trị giá 44 triệu USD mà người mua có cùng tên và ngày sinh với cậu con trai… 11 tuổi của Tổng thống Ilham!

Còn tại Kazakhstan, nơi Nursultan Nazarbayev ngồi ghế tổng thống từ năm 1990 đến nay, cô con gái đầu lòng, Dariga, đã trở thành một “đại gia” khét tiếng. Cho đến năm 2010, cùng con trai mình (Nurali), Dariga chiếm đa số cổ phần trong ngân hàng Nurbank. Năm 2012, tờ Forbes xếp Dariga thứ 13 trong danh sách những người giàu nhất Kazakhstan, với 585 triệu USD (Nurali thứ 25 với 190 triệu USD). Trong khi đó, em gái Dariga, Dinara, có mặt trong danh sách tỉ phú của Forbes năm 2011, với 1,3 tỉ USD. Forbes cho biết nguồn tài sản mà Dinara có được là từ hoạt động ngân hàng (vợ chồng Dinara chiếm đa số cổ phần trong Halyk, ngân hàng lớn thứ hai Kazakhstan). Chồng Dinara, Timur Kulibayev, hiện phủ bóng trên nhiều hoạt động kinh tế quốc gia, từ dầu khí đến hỏa xa. Điện tín rò rỉ từ Tòa đại sứ Mỹ thậm chí đánh giá cậu con rể Timur Kulibayev nắm đến… 90% nền kinh tế Kazakhstan!

Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước? Từ nghèo đến mạt! Trong Waging War on Corruption, Frank Vogl cho biết, chỉ với vài năm cầm quyền, Tổng thống Sani Abacha (1993-1998) đã có thể “gửi tiết kiệm” tại các ngân hàng châu Âu với 3-5 tỉ USD. Theo thời giá 2006, số tiền đó tương đương với 2,6-4,3% GDP Nigeria, hay 20,6-34,4% ngân sách chính phủ. Trong bài viết cuối năm 1998, J. Brian Atwood (giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ-USAID) ghi nhận, “băng nhóm” Abacha đã biến Nigeria, đáng lẽ phải trở thành nước giàu nhất nhì châu Phi nhờ tài nguyên dầu, từ một quốc gia với thu nhập bình quân đầu người 800 USD vào thập niên 1980 xuống còn 300 USD.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nhóm thiểu số như vậy cai trị đất nước? Cần phải nói đến những vết sẹo hằn lại trong hệ thống chính trị lẫn xã hội từ cái mà Frank Vogl gọi là “embedded network” (mạng gắn kết). Theo Frank Vogl, một thể chế tham nhũng có thể được xem như một “mô hình lý tưởng” là thể chế trong đó có một “mạng gắn kết”, khi “giới chóp bu sử dụng bọn thuộc hạ để củng cố trật tự ở các cấp thấp hơn đồng thời giúp “giới tinh hoa” nắm giữ quyền lực. Đám thuộc hạ hàng đầu, để đổi lại sự phục vụ của họ, sẽ có thể dễ dàng tiếp cận ngân khố công, cũng như cơ hội đưa vợ con và bằng hữu lên những vị trí cao trong cấu trúc chính phủ hoặc khu vực tập đoàn nhà nước. Các nhóm lãnh đạo còn thiết lập những mạng tham nhũng trong các cấu trúc hành chính hình tháp khắp cơ quan công quyền và quân đội. Trong cấu trúc kiểu này, những kẻ ở thượng tầng sẽ bỏ túi những khoản tiền cao nhất trong khi bọn thấp hơn nhận những khoản trả công tương xứng vị trí của chúng. Thông thường, hàng ngàn viên chức nhà nước, cả dân sự lẫn quân đội, sẽ có tên trong những bảng lương mờ ám, và khi số lượng tham gia ngày càng nhiều thì số tiền phải bị đánh cắp để trả cho họ càng tăng. Tất nhiên chỉ những người tham gia trong cái tháp là có lợi trong khi những người khác trong hầu hết trường hợp đều đối mặt với sự suy giảm dịch vụ công và nghèo đói”.

Trong một hệ thống như vậy, “thượng tôn pháp luật” chỉ là một khái niệm mang tính tượng trưng chủ yếu để mị dân, bởi công lý và luật pháp đã nằm trong tay nhóm cầm quyền hủ hóa. Một cách dễ hiểu, “mạng gắn kết” theo định nghĩa của Frank Vogl thật ra là một hệ thống “mafia chính trị”, thứ từng làm nước Nga trở nên tan nát và sụp đổ toàn diện giai đoạn hậu Gorbachev.

Bất luận thế nào, lịch sử cũng cho thấy dù cái tháp “tham nhũng có hệ thống” được “đổ bê tông” kiên cố như thế nào, không quyền lực nào là vĩnh viễn, không điều ác nào là không trả giá, không sự ăn cướp của nhân dân nào là được phép tồn tại. Hãy nhìn lại những trường hợp “quả báo nhãn tiền” như Marcos hay Suharto. Hãy xem lại hình ảnh thê thảm một ông già “bát tuần” như Hosni Mubarak, sau 30 năm quyền lực, phải nằm trong cái “chuồng sắt” để nghe tòa gõ búa hạch tội, hay những giây phút cuối đời kinh hoàng với cái chết bi thảm sau 42 năm “hét ra lửa” của Muammar Qaddafi…
……….

Bài này tôi đã đăng trên Tuổi Trẻ (1-3-2013) dưới bút danh Nguyễn Cao Trí, trong loạt hồ sơ 5 kỳ về tham nhũng. Post lại để thấy bi kịch tương tự đang xảy ra trên đất nước hoang tàn này như thế nào.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm