Mỗi Ngày Một Chuyện
KHÚC SÔNG RẼ - CAO MỴ NHÂN
KHÚC SÔNG RẼ - CAO MỴ NHÂN
Nhà ông nội tôi ở ngoại thành Hà Nội, từ thành phố về làng ông nội tôi, chỉ
phải qua một cái làng tương đối ...giàu sang, sạch sẽ là Hoàng Mai, rồi thì đến
địa phận làng ông nội tôi, là cả một cánh đồng, cứ xem như rộng bát ngát ...
Giữa cánh đồng, có một con sông nhỏ, so với sông ngòi ở miền Nam, thì nó chỉ là
một con kinh, hay một cái rạch, bề ngang nó chỉ rộng độ 5m là nhiều ...
Nhưng con sông nhỏ đó vẫn có đôi bờ, vẫn có một nhánh rẽ, phía bên phải nếu đi
từ Hà Nội về, không ai gọi khúc rẽ đó là gì, nhưng tôi sau này khi đã tập tành
viết lách, và ngay hồi đó , mới 10 tuổi, tôi đã tự đi tìm khúc sông rẽ để
chơi, tôi đặt cho nó, khúc rẽ đó là ngã ba sông .
Ông nội tôi trưởng thành ở cuối thế kỷ thứ 19, tức tính theo hiện tại, nếu ông
nội còn sống, ông đã gần một thế kỷ rưỡi.
Ông nội tôi sớm bắt kịp thời trang, đầu thế kỷ 20, ông tôi đã thông thạo Pháp
ngữ, đi làm cho tây, thay vì làm thầy đồ dạy chữ nho, hay chữ Hán, nên trong
làng gọi là " thày thông ngôn " .
Tới khi ông nội tôi lên " cụ " , là tôi ở tuổi 10, thành nghe
tiếng " ngã ba sông " tôi vừa thốt, ông nội tôi ngó tôi chăm chú, hỏi
tôi một cách vừa tò mò, vừa lạ lùng : " Con bé Mỵ kia, ai dạy con
nói ngã ba sông đấy hử?".
Tôi ngơ ngác, nào có ai dạy, và xem ông nghiêm mặt chờ câu trả lời, tôi sợ bị
đòn quá ...
Nhưng có ai dạy tôi đâu, tôi tự ngắm nhìn dòng sông lặng lờ, lừ đừ chảy, và tự
nghĩ ra câu nói đó thôi ...
Cũng chẳng ...khó khăn gì, khi dòng sông tách ra một
khúc rẽ, và tôi đã đếm đủ, giống như 3 chiếc đũa chụm một đầu, còn 3 đầu đũa
kia, thì tách ra 3 hướng, vậy tại sao ông nội lại " hừm " , rồi còn
hỏi ai dạy tôi nói vậy nữa .
Bấy giờ ba tôi từ phi trường Gia Lâm về, ông gọi ba tôi lại, nói vầy : "
Này anh Ba ( ngày xưa con cái lớn thì bố mẹ kêu bằng anh, bằng chị ), con
ranh Mỵ nó học đòi ở đâu, ai dạy cho nó, nó biết nói chữ : ngã ba sông , khi
nói về đoạn rẽ qua cánh đồng Văn Điển đấy " .
Ba tôi hỏi tôi là ai chỉ cho tôi ra chơi ở bờ sông Lừ , tới chỗ sông rẽ làm chi
? Có biết chỗ đó toàn Hà bá không hả ? Nói mau đi với ai ? Cho mẹ mìn nó
bắt con đi .
Đi từ ngạc nhiên này, tới ngạc nhiên khác, tôi líu ríu thưa:
Cái Lượm ở xóm Tư nó rủ con, tôi trả lời, nó đi vợt tép bằng một cái lưới nhỏ
xíu .
Cái lưới như thế nào ?
Là một miếng vải mùng, may như cái túi, rồi căng miệng túi ra lấy một cái lạt
tre cuộn thành vòng tròn để lồng vào miệng túi. Xong xuôi cột cái túi đó vào
cái que dài .Cái Lượm mang theo cái rổ xu ( rổ nhỏ xíu ) , đi lưới tép đó ba .
Chưa chi hết, ba tôi đã bắt vòng tay xin lỗi ông là dám đi chơi ngoài bờ sông,
không xin phép để được can ngăn là không được đi, vì sẽ xẩy chân, ngã xuống
sông, Hà bá bắt ...
Rồi phải quỳ suốt buổi thay vì phải ăn đòn, tức là bị đánh bằng roi mây vẫn
treo lủng lẳng ở góc nhà kia . Ông tôi nói tiếng tây với ba tôi, ba tôi cũng nói
tiếng tây với ông tôi, có một câu mà tôi học lỏm thuộc cho tới sau này : "
promenade sentimentale " .
Ông nội tôi làm thông ngôn cho người Pháp thì quen cách nói chung chung vậy,
chứ 2 đứa con gái nhãi ranh như con Lượm với tôi, tình cảm lãng mạn cái gì .
Xét ra, với cái làng ông nội tôi, tôi chỉ có 2 lần đi suốt trên bờ dòng sông
nhỏ đó, là một lần từ Chapa về , ở lại ít lâu, lần thứ hai cũng xem như lần từ
biệt làng và ông nội tôi, để ra thành phố , rồi xuống Hải Phòng mấy năm nữa, là
đi tít tắp mù khơi .
Và cứ mỗi lần đi, là một lần xa thêm ...
Di chuyển nơi này chốn nọ nhanh đến nỗi tôi không kịp hỏi tên ông nội tôi chính
thức một lần nào, vì ở Bắc xưa, con cháu hỏi tên ông bà cha mẹ trực tiếp là
" hỗn " . Con cháu phải có bổn phận tự biết, và phải kín đáo giữ gìn
tên tuổi cho ông bà, đồng thời nói năng kể lể là không được chạm tới tên ông
bà...
Sự kiện nêu trên, tôi đã hơn một lần khai trong lý lịch ở trại tù cải tạo, sau
ngày bên cướp cuộc đánh chiếm miền Nam .
Lý lịch 3 đời kể từ ông bà , cha mẹ, tới mình , ở trong lao lý, rằng tên ông
tôi là : " Cao Văn Ông ".
Ông tôi có 4 con trai, bố tôi là con trai thứ ba, và chú tư cũng làm Công Chánh
như ba tôi, nên ba tôi và chú tư, luôn ở thành phố .
Còn hai bác tôi, chẳng làm gì cả, mà phong lưu suốt năm, nhờ vào cho cấy rẽ tư
điền tư thổ được ông bà cha mẹ chia cho .
Ngoài 4 con trai, ông nội tôi có 2 con gái
bà bác tên Hải Phượng, bà cô tên Hải Âu .
Bác Hải Phượng thì rất hiền, có lẽ chưa lần nào bác ra khỏi làng ông nội tôi.
Còn cô Hải Âu có dịp lên Chapa chơi hằng năm với gia đình bố mẹ tôi
những thủa trước đó, khi chưa có máy bay Pháp rà quanh biên giới hoa đào ở
Chapa.
Kể ra có vẻ rành rọt thế, chứ chuyện đại gia đình ba tôi, thì có lẽ tôi
chỉ sống với bâng khuâng và tưởng tượng nhiều hơn .
Y như xem một cuốn truyện, mà người viết là ba tôi, đã mệnh chung trong thời
gian tôi ở tù cải tạo ...nơi trại tù HT 7590 HT-T20 khi tôi đã hoàn toàn trưởng
thành .
Tất cả những " thành viên " trong gia đình như chị em tôi, thì chả ai
biết được đường về quê nội ...
Và thế là cuốn truyện kết thúc như gió trúc thổi trên đường cái quan, quý vị
nào thích phiêu lưu, nếu tình cờ, đi ngang con sông Lừ bé nhỏ, làng ông nội tôi
tên Sở Thượng, trên một cánh đồng buồn, cuối làng là một đoạn đê sông Hồng,
trên đê có cái miếu nhìn thật u trầm, ma quái, bên gốc cây bàng lá đỏ hắt
hiu ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
KHÚC SÔNG RẼ - CAO MỴ NHÂN
KHÚC SÔNG RẼ - CAO MỴ NHÂN
Nhà ông nội tôi ở ngoại thành Hà Nội, từ thành phố về làng ông nội tôi, chỉ
phải qua một cái làng tương đối ...giàu sang, sạch sẽ là Hoàng Mai, rồi thì đến
địa phận làng ông nội tôi, là cả một cánh đồng, cứ xem như rộng bát ngát ...
Giữa cánh đồng, có một con sông nhỏ, so với sông ngòi ở miền Nam, thì nó chỉ là
một con kinh, hay một cái rạch, bề ngang nó chỉ rộng độ 5m là nhiều ...
Nhưng con sông nhỏ đó vẫn có đôi bờ, vẫn có một nhánh rẽ, phía bên phải nếu đi
từ Hà Nội về, không ai gọi khúc rẽ đó là gì, nhưng tôi sau này khi đã tập tành
viết lách, và ngay hồi đó , mới 10 tuổi, tôi đã tự đi tìm khúc sông rẽ để
chơi, tôi đặt cho nó, khúc rẽ đó là ngã ba sông .
Ông nội tôi trưởng thành ở cuối thế kỷ thứ 19, tức tính theo hiện tại, nếu ông
nội còn sống, ông đã gần một thế kỷ rưỡi.
Ông nội tôi sớm bắt kịp thời trang, đầu thế kỷ 20, ông tôi đã thông thạo Pháp
ngữ, đi làm cho tây, thay vì làm thầy đồ dạy chữ nho, hay chữ Hán, nên trong
làng gọi là " thày thông ngôn " .
Tới khi ông nội tôi lên " cụ " , là tôi ở tuổi 10, thành nghe
tiếng " ngã ba sông " tôi vừa thốt, ông nội tôi ngó tôi chăm chú, hỏi
tôi một cách vừa tò mò, vừa lạ lùng : " Con bé Mỵ kia, ai dạy con
nói ngã ba sông đấy hử?".
Tôi ngơ ngác, nào có ai dạy, và xem ông nghiêm mặt chờ câu trả lời, tôi sợ bị
đòn quá ...
Nhưng có ai dạy tôi đâu, tôi tự ngắm nhìn dòng sông lặng lờ, lừ đừ chảy, và tự
nghĩ ra câu nói đó thôi ...
Cũng chẳng ...khó khăn gì, khi dòng sông tách ra một
khúc rẽ, và tôi đã đếm đủ, giống như 3 chiếc đũa chụm một đầu, còn 3 đầu đũa
kia, thì tách ra 3 hướng, vậy tại sao ông nội lại " hừm " , rồi còn
hỏi ai dạy tôi nói vậy nữa .
Bấy giờ ba tôi từ phi trường Gia Lâm về, ông gọi ba tôi lại, nói vầy : "
Này anh Ba ( ngày xưa con cái lớn thì bố mẹ kêu bằng anh, bằng chị ), con
ranh Mỵ nó học đòi ở đâu, ai dạy cho nó, nó biết nói chữ : ngã ba sông , khi
nói về đoạn rẽ qua cánh đồng Văn Điển đấy " .
Ba tôi hỏi tôi là ai chỉ cho tôi ra chơi ở bờ sông Lừ , tới chỗ sông rẽ làm chi
? Có biết chỗ đó toàn Hà bá không hả ? Nói mau đi với ai ? Cho mẹ mìn nó
bắt con đi .
Đi từ ngạc nhiên này, tới ngạc nhiên khác, tôi líu ríu thưa:
Cái Lượm ở xóm Tư nó rủ con, tôi trả lời, nó đi vợt tép bằng một cái lưới nhỏ
xíu .
Cái lưới như thế nào ?
Là một miếng vải mùng, may như cái túi, rồi căng miệng túi ra lấy một cái lạt
tre cuộn thành vòng tròn để lồng vào miệng túi. Xong xuôi cột cái túi đó vào
cái que dài .Cái Lượm mang theo cái rổ xu ( rổ nhỏ xíu ) , đi lưới tép đó ba .
Chưa chi hết, ba tôi đã bắt vòng tay xin lỗi ông là dám đi chơi ngoài bờ sông,
không xin phép để được can ngăn là không được đi, vì sẽ xẩy chân, ngã xuống
sông, Hà bá bắt ...
Rồi phải quỳ suốt buổi thay vì phải ăn đòn, tức là bị đánh bằng roi mây vẫn
treo lủng lẳng ở góc nhà kia . Ông tôi nói tiếng tây với ba tôi, ba tôi cũng nói
tiếng tây với ông tôi, có một câu mà tôi học lỏm thuộc cho tới sau này : "
promenade sentimentale " .
Ông nội tôi làm thông ngôn cho người Pháp thì quen cách nói chung chung vậy,
chứ 2 đứa con gái nhãi ranh như con Lượm với tôi, tình cảm lãng mạn cái gì .
Xét ra, với cái làng ông nội tôi, tôi chỉ có 2 lần đi suốt trên bờ dòng sông
nhỏ đó, là một lần từ Chapa về , ở lại ít lâu, lần thứ hai cũng xem như lần từ
biệt làng và ông nội tôi, để ra thành phố , rồi xuống Hải Phòng mấy năm nữa, là
đi tít tắp mù khơi .
Và cứ mỗi lần đi, là một lần xa thêm ...
Di chuyển nơi này chốn nọ nhanh đến nỗi tôi không kịp hỏi tên ông nội tôi chính
thức một lần nào, vì ở Bắc xưa, con cháu hỏi tên ông bà cha mẹ trực tiếp là
" hỗn " . Con cháu phải có bổn phận tự biết, và phải kín đáo giữ gìn
tên tuổi cho ông bà, đồng thời nói năng kể lể là không được chạm tới tên ông
bà...
Sự kiện nêu trên, tôi đã hơn một lần khai trong lý lịch ở trại tù cải tạo, sau
ngày bên cướp cuộc đánh chiếm miền Nam .
Lý lịch 3 đời kể từ ông bà , cha mẹ, tới mình , ở trong lao lý, rằng tên ông
tôi là : " Cao Văn Ông ".
Ông tôi có 4 con trai, bố tôi là con trai thứ ba, và chú tư cũng làm Công Chánh
như ba tôi, nên ba tôi và chú tư, luôn ở thành phố .
Còn hai bác tôi, chẳng làm gì cả, mà phong lưu suốt năm, nhờ vào cho cấy rẽ tư
điền tư thổ được ông bà cha mẹ chia cho .
Ngoài 4 con trai, ông nội tôi có 2 con gái
bà bác tên Hải Phượng, bà cô tên Hải Âu .
Bác Hải Phượng thì rất hiền, có lẽ chưa lần nào bác ra khỏi làng ông nội tôi.
Còn cô Hải Âu có dịp lên Chapa chơi hằng năm với gia đình bố mẹ tôi
những thủa trước đó, khi chưa có máy bay Pháp rà quanh biên giới hoa đào ở
Chapa.
Kể ra có vẻ rành rọt thế, chứ chuyện đại gia đình ba tôi, thì có lẽ tôi
chỉ sống với bâng khuâng và tưởng tượng nhiều hơn .
Y như xem một cuốn truyện, mà người viết là ba tôi, đã mệnh chung trong thời
gian tôi ở tù cải tạo ...nơi trại tù HT 7590 HT-T20 khi tôi đã hoàn toàn trưởng
thành .
Tất cả những " thành viên " trong gia đình như chị em tôi, thì chả ai
biết được đường về quê nội ...
Và thế là cuốn truyện kết thúc như gió trúc thổi trên đường cái quan, quý vị
nào thích phiêu lưu, nếu tình cờ, đi ngang con sông Lừ bé nhỏ, làng ông nội tôi
tên Sở Thượng, trên một cánh đồng buồn, cuối làng là một đoạn đê sông Hồng,
trên đê có cái miếu nhìn thật u trầm, ma quái, bên gốc cây bàng lá đỏ hắt
hiu ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)